Top 5 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Công Cộng Là Gì Cho Ví Dụ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cross Selling Là Gì? Ví Dụ Thực Tiễn Và Lợi Ích Cho Doanh Nghiệp

Cross selling là gì? 

“Anh/ chị có muốn dùng thêm khoai tây chiên không ạ?” – Đây là câu nói chắc hẳn các bạn đã quá quen khi mua hàng ở những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald, KFC, Lotteria,… Thực tế, câu nói quen thuộc này không hề đơn giản chỉ là lời hỏi thăm của nhân viên bán hàng, ẩn sau đó là cả một kĩ thuật bán hàng đỉnh cao được áp dụng rộng rãi, nhất là những nhà bán lẻ trong ngành công nghiệp FMCG, nhằm đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Đó chính là kĩ thuật Cross selling: Bán chéo. 

Ví dụ thực tiễn của Cross Selling 

Một ngày bạn đi từ nhà đến chỗ làm, hay lang thang trên mạng xã hội, bạn sẽ không ít lần gặp phải những banner, poster giới thiệu sản phẩm của cửa hàng, bao gồm các combo đồ ăn thức uống với vô vàn cách thức kết hợp. 

Trong ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, kĩ thuật cross selling được xem là một thứ vũ khí lợi hại giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ: Khi thực khách vừa chọn xong món bò bít tết kiểu Mỹ làm bữa ăn chính trong một khung cảnh lãng mạn, nhân viên tư vấn sẽ khéo léo thuyết phục khách mua thêm một chai (ly) rượu vang để dùng kèm. Hoặc trong khách sạn, khi khách vừa đặt phòng xong, tư vấn viên sẽ mời chào thêm những dịch vụ đi kèm có tại khách sạn, khi khách check-out sẽ được mời mua thêm hàng lưu niệm,… Bằng một cách tinh tế, những tư vấn viên được huấn luyện để có thể mời chào mà không gây bất cứ phiền toái nào cho khách hàng. 

Hay trong ngành dịch vụ tài chính, bạn đến một ngân hàng và hỏi cho một khoản vay. Sau khi kiểm tra các khoản thế chấp, tư vấn viên sẽ khéo léo bán chéo cho khách hàng một hạn mức tín dụng cá nhân dựa trên tài sản thế chấp của bạn hoặc giới thiệu đến bạn một gói bảo hiểm phù hợp với tình trạng sức khoẻ và nhu cầu tài chính của bản thân. 

Phân biệt Up-selling và Cross selling 

Up-selling: Bán hàng gia tăng – Là kĩ thuật người bán thuyết phục người mua lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn so với mức người mua đang có nhu cầu. Vậy điểm khác biệt giữa Cross selling và Up selling là gì? Nói ngắn gọn, Up-selling là bạn bán theo hàng dọc, với một mặt hàng, bạn sử dụng kĩ thuật này để mới chào các gói sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao hơn so với ban đầu. Còn Cross selling là bán theo hàng ngang, khi người bán giới thiệu, tích hợp nhiều sản phẩm/ dịch vụ bổ trợ để mời chào khách hàng. 

Ứng dụng Cross selling thành công trong thương mại điện tử (TMĐT) 

Gợi ý bán kèm với sản phẩm chính

35% doanh số bán hàng của Amazon đến từ việc bán chéo. Các sàn TMĐT sử dụng kĩ thuật này bằng cách gợi ý một cách thông minh các sản phẩm phụ với các chức năng bổ trợ. Ví dụ, khi vào trang Tiki xem mua máy ảnh, kéo xuống dưới bạn sẽ được gợi ý mua kèm thẻ nhớ hay túi đựng máy ảnh. 

Tạo nhiều ưu đãi

Nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng trên các sàn TMĐT, bạn sẽ liên tục được tặng các phiếu quà tặng hoặc phiếu giảm giá cho những đơn hàng đạt hoặc vượt quá một ngưỡng giá trị nhất định nào đó, hoặc có thể đổi sang loại điểm thưởng, coupon cho những lần dùng tiếp theo. 

Combo sản phẩm

Các sản phẩm có tính năng bổ sung cho nhau được gộp chung thành một gói sản phẩm với mức giá hấp dẫn sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được lợi nhiều hơn và đưa ra quyết định mua hàng. 

Giao hàng miễn phí

Người tiêu dùng Việt Nam rất quan trọng về những ưu đãi đi kèm so với sản phẩm/ dịch vụ chính, nên những gì “Miễn phí” luôn khiến người mua sắm hào hứng và kích thích mua hàng nhiều hơn để được ưu đãi. Một ví dụ điển hình là các trang giao đồ ăn online như Now, họ thường xuyên ưu đãi freeship nếu tổng giá trị đơn hàng đạt trên 40,000 VND.

Lợi ích của cross selling cho doanh nghiệp 

Tăng doanh số – lợi nhuận 

Với bất kì mô hình kinh doanh nào, doanh thu và lợi nhuận cao luôn là cái đích cuối cùng, vì vậy, cross selling có thể là một trợ thủ đắc lực, đặc biệt trong các ngành dịch vụ, thương mại. Khi khách hàng chấp nhận “xuống tiền” mua nhiều hơn, cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ kiếm được nhiều hơn. Việc sử dụng cross selling và thúc đẩy khách hàng chi tiêu không phát sinh nhiều chi phí mà mang lại hiệu quả cao 

Tăng trải nghiệm và phát triển lòng trung thành của khách hàng 

Trong thực tế, việc cross selling hay up-selling không chỉ đơn thuần là bán hàng một cách không kiểm soát. Điều này liên hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu nhu cầu và khả năng chi tiêu của khách để có thể gợi ý một cách chính xác hơn. Điều này thể hiện rằng bạn đang quan tâm đến khách hơn, và họ sẽ trở nên gắn kết với doanh nghiệp hơn nhiều, từ đó trở thành một khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 

Tăng ROI 

Chi phí để tiếp cận một khách hàng mới là lớn hơn nhiều so với duy trì một khách hàng cũ, vì thế, kĩ thuật cross selling cho phép bạn tăng doanh thu nhanh chóng mà không cần phải đầu tư quá nhiều.  

Tăng giá trị trọn đời của khách hàng 

Khi giá trị trung bình một lần chi tiêu của khách đã tăng, và họ đã trở thành một khách hàng trung thành với sản phẩm của bạn thì giá trị trọn đời của họ cũng sẽ tăng theo. 

Cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng 

Bằng cách cung cấp đầy đủ hoặc nhiều hơn những gì họ cần, bạn có thể đã đánh phủ được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Điều này giúp khách hàng không phải mạo hiểm để tìm đến một doanh nghiệp khác cho những nhu cầu phát sinh sau này. 

Nguyên tắc của Cross selling 

Niềm tin

Niềm tin với khách hàng được tạo dựng nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua việc giao tiếp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng dự đoán được mong muốn của họ khi đã hiểu được khách hàng của mình. Vì thế, chủ động giao tiếp và tìm kiếm thông tin về nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng thành công kĩ thuật này. 

Theo dõi hành trình khách hàng 

Đảm bảo rằng bạn xuất hiện đúng nơi, đúng thời điểm và đúng nhu cầu của khách hàng. Sử dụng một phần mềm CRM là một giải pháp tuyệt vời để có thể tương tác trực tiếp với khách hàng xuyên suốt quá trình mua hàng. 

(Theo dõi quá trình mua hàng của khách để áp dụng kĩ thuật)

Linh hoạt trong công việc bán hàng 

Khi đã hiểu rõ khách hàng cần gì, hãy cố gắng tư vấn cho họ một giải pháp tốt nhất, không nên cố gắng bán một sản phẩm mà hãy tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng bằng cách giới thiệu các sản phẩm khác của doanh nghiệp. 

Chiến lược Cross selling 

Có một sự chuẩn bị tốt về mặt sản phẩm và nhân viên tư vấn 

Trước khi đề cập hay hỏi về nhu cầu thêm của khách hàng, hay đảm bảo rằng bạn hiểu rõ và có đầy đủ thông tin, hình ảnh sản phẩm. 

Đối với các cửa hàng bán lẻ, sắp xếp các mặt hàng phù hợp 

Đặt những sản phẩm bổ sung với giá rẻ tại khu vực tính tiền hoặc cạnh các sản phẩm đang bán chạy có giá mắc hơn. 

(Cách sắp xếp kệ hàng tại Circle K – Kĩ thuật cross selling)

Tận dụng xu hướng “mua theo” 

Đây là kĩ thuật cross selling dựa trên khách hàng, không dựa trên sản phẩm. Một sản phẩm được nhiều người tin dùng luôn sẽ được gợi ý như “Sản phẩm đang được bán chạy nhất”, hay “ Bạn của bạn cũng đang xem mặt hàng này”, nhằm đánh vào lòng tin của khách hàng 

Đề xuất ưu đãi và combo 

Cách này được sử dụng nhiều khi ra mắt sản phẩm mới, thường sẽ được đi kèm với một ưu đãi. Ví dụ bạn đang điều hành một quán cafe và cho ra mắt sản phẩm bánh ăn kèm, bạn có thể tạo ra một combo đính kèm với sản phẩm mới, như vậy có thể thu hút được khách hàng hơn. 

Nhìn chung, Cross selling không phải là một kĩ thuật mới trong bán hàng, nhưng để áp dụng nó một cách bài bản và mang lại hiệu quả cao thì bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của Cross selling và có một chiến lược nghiên cứu về khách hàng và sản phẩm của mình. 

Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Là Gì? Cho Ví Dụ?

Làm thế nào để xác định đúng các thành phần trong câu là thắc mắc chung của khá nhiều các bạn học sinh, phụ huynh quan tâm khi hướng dẫn con làm bài tập tiếng Việt lớp 4. Lamsao.vn sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và chia sẻ bí kíp xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ là gì rất dễ hiểu trong bài viết này!

Khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì?

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là kiến thức môn tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh cần nắm vững. Dạng bài tập này xuất hiện xuyên suốt từ các bài kiểm tra, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ và trong cả đề thi học sinh giỏi. Vậy nên để đạt được điểm cao, nắm chắc kiến thức này là điều rất cần thiết mà các bạn học sinh và bậc phụ huynh nên hướng dẫn con. 

Chủ ngữ là gì? Ví dụ về chủ ngữ

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất & là thành phần chính trong câu chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. Thông thường, chủ ngữ thường do các danh từ, đại từ  đảm nhiệm, một số trường hợp khác do động từ & tính từ (thuật từ). 

Vị ngữ là gì? Ví dụ vị ngữ

Vị ngữ là bộ phận chính trong câu dùng để nêu rõ hoạt động, đặc điểm, bản chất, tính chất, trạng thái.. của người, sự vật đã được nhắc đến trong câu.

Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ có là là một từ, một cụm từ hoặc có khi là một cụm chủ vị. 

Ví dụ: Mẹ tôi đi chợ… 

Trạng ngữ là gì? Ví dụ minh họa

Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu đảm nhiệm vai trò bổ sung xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. Vậy nên, trạng ngữ thường là các từ chỉ địa điểm, nơi chốn, thời gian, phương tiện, cách thức nhằm bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm trong câu. Chúng được chia thành các loại như sau: 

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Bổ nghĩa nơi chốn diễn ra sự việc được nhắc đến

Trạng ngữ chỉ thời gian: Xác định, làm rõ thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu. 

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:  Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. 

Trạng ngữ chỉ mục đích: Làm rõ mục đích xảy ra sự việc, hiện tượng của câu. 

Trạng ngữ chỉ phương tiện: Nói lên cách thức, phương tiện diễn ra sự việc trong câu nhắc đến. 

Trạng ngữ cũng có thể là một từ, một cụm từ hoặc có thể là cụm chủ vị. 

Ví dụ: Sáng mai, tôi không phải đi học.

Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi. 

Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi (Vị ngữ) trả lời cho câu hỏi Linh là ai. 

Cách nhận biết trạng ngữ: Để xác định đúng trạng ngữ chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?. Đồng thời trạng ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu sẽ được ngăn cách qua dấu phẩy, và có thêm từ nối nếu ở giữa câu. 

Ví dụ: Ngày mai, lớp tôi đi du lịch. Ngày mai (trạng ngữ) trả lời cho câu hỏi khi nào? 

4.7

/

5

(

20

bình chọn

)

Câu Đặc Biệt Là Gì, Câu Rút Gọn Là Gì? Nêu Ví Dụ

Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các em học sinh về thuật ngữ câu rút gọn và câu đặc biệt là gì? Tác dụng kiểu câu này trong giao tiếp và các ví dụ về kiểu câu trên. Các em quan tâm hãy xem bên dưới để nắm kiến thức của bài học về kiểu câu này.

Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

Tác dụng câu đặc biệt là gì

Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

– Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.

Ví dụ về câu đặc biệt

Đặt các câu đặc biệt:

– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).

– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).

– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).

– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).

Viết đoạn văn ngắn có dùng câu đặc biệt

Thời gian trôi qua nhanh quá, mới mà tôi đã rời xa ngôi trường tiểu học đã một năm. Ôi nhớ lắm! buổi đầu tiên đi đến trường bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến tôi rụt rè, sợ sệt khi phải đối mặt với những điều xa lạ. Rồi ngay mai đây tôi phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu việc học tại một nơi mới. Tôi tin mình sẽ làm được.

“Ôi nhớ lắm!” là câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó là cảm xúc nhớ nhung, bồi hồi khi nhớ về buổi đầu tiên đến trường.

Câu rút gọn là gì

Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.

– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

Tác dụng câu rút gọn

Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:

– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.

– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

– 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.

Phân biệt giữa câu đặc biệt & câu rút gọn

Rất nhiều học sinh nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.

– Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

– Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

– Lại gió ! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.

– Đi học không ?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”

Cấu Trúc Be Due To Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập

The next meeting is due to be held in one month. (Buổi họp tiếp theo sẽ chuẩn bị được tổ chức trong 1 tháng nữa.)

Their second baby is due in December.(Đứa con thứ 2 của họ được mong chờ ra đời vào tháng 12)

Trong một vài ví dụ trên có một số câu sau due có to nhưng bản chất to ở đây không phải đi kèm với due mà to đang xuất hiện với vai trò trong động từ nguyên mẫu có to.

Trường hợp hai: be due to mang nghĩa là một từ chỉ nguyên do.

The decrease in temperature is due to the tropical storm. (Sự giảm nhiệt độ là do áp thấp nhiệt đới.)

The team’s success was due to all the members’ effort.(Chiến thắng của cả đội là vì sự cố gắng của tất cả các thành viên.)

My late arrival was due to the fact that my bike broke down on the way.(Sự chậm trễ của tôi là vì xe đạp tôi hỏng trên đường.)

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

2. Cách sử dụng be due to trong tiếng Anh

Be due to được sử dụng theo hai cách chính tương ứng với hai trường hợp đã được đề cập đến phía trên.

Cấu trúc be due to thứ nhất

Cấu trúc này sẽ được sử dụng khi người nói muốn nói về một hành động sắp xảy ra hoặc một hành động được mong chờ.

Cấu trúc be due to thứ hai

Bài 1: Chọn Because, Because of, Due hoặc Due to để câu chính xác nhất

Bài 2: Luyện tập viết lại câu sau sử dụng cấu trúc Due to

I couldn’t hear what you say. The music is too loud here.

John lost his phone yesterday. He can’t contact us.

My mother is having a meeting right now. She doesn’t cook dinner tonight.

The ties have problems. We should take the car to the garage.

Bring your raincoat. It will rain this afternoon.

I couldn’t hear what you say due to the loud music.

John can’t contact us due to the fact that he lost his phone yesterday.

My mother doesn’t cook dinner tonight due to the fact that she’s having a meeting right now.

We should take the car to the garage due to its ties’ problems.

Due to the fact that it will rain this afternoon, bring your raincoat.

Comments