Top 11 # Xem Nhiều Nhất Lợi Ích Cá Nhân Nghĩa Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Số Định Danh Cá Nhân Là Gì?

Em có nghe về việc sắp tới thay thế sổ hộ khẩu bằng số định danh, nhưng em vẫn chưa biết số định danh là gì? và thủ tục cấp số định danh cá nhân như thế nào? Anh/Chị tư vấn giúp em với ạ.

Người gửi: Bạn Loan (Hòa Bình).

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn luật của Công ty Khánh An. Với câu hỏi của Bạn, Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật căn cước công dân năm 2014;

– Nghị định số 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật căn cước công dân.

2. Số định danh cá nhân là gì?

Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

– Về cấu trúc: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

– Số định danh cá nhân được cấp cho công dân từ khi làm Giấy khai sinh đến khi khai tử. Khi Công dân đủ tuổi làm thẻ căn cước công dân (Từ đủ 14 tuổi) , số định danh cá nhân sẽ trở thành số thẻ căn cước công dân.

– Đối với người đã khai sinh nhưng chưa có số định danh cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền sẽ lấy số thẻ căn cước công dân làm số định danh.

3. Thủ tục cấp số định danh cá nhân

– Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký Khai sinh:

Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Nơi đăng ký khai sinh;

+ Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định trên cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

– Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú:

Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin sau:

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Nơi đăng ký khai sinh;

+ Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp;

+ Nơi thường trú;

+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Số Định Danh Cá Nhân Là Gì? Cấu Trúc Của Số Định Danh Cá Nhân?

Điều 12 Luật Căn cước công dân quy định:

“1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác”.

Như vậy, có thể hiểu số định danh cá nhân là dãy số được cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Công dân được kê khai trực tuyến khi cấp lại thẻ căn cước công dân

Cấu trúc số định danh cá nhân

Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân quy định: “Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên”.

Theo quy định trên, mã định danh cá nhân là dãy số gồm 12 số tự nhiên. Trong đó, 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là dãy số ngẫu nhiên.

Các mã số trong số định danh cá nhân được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân. Cụ thể là:

a) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh là dãy số gồm 03 chữ số (được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA)

b) Mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh là dãy số gồm 03 chữ số ( được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA).

c) Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

d) Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân

Các mã số trong số định danh cá nhân được bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Việt kiều có được cấp căn cước công dân không?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Cá Nhân Là Gì ? Hiểu Thế Nào Về Khái Niệm Cá Nhân Theo Quy Định Pháp Luật

1. Khái niệm cá nhân được hiểu như thế nào ?

Cá nhân là con người cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và tồn tại trong một tập thể hoặc trong một cộng đồng xã hội.

Cá nhân là chủ thể phổ biến của các giao dịch dân sự. Khi tham gia giao dịch dân sự cá nhân phải là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự muốn tham gia giao dịch dân sự phải thông qua hành vì của người đại diện hợp pháp mới có giá trị pháp lí.

Trong pháp luật dân sự, cá nhân – với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự – là công dân Việt Nam, người nước ngoài có quốc tịch hoặc không có quốc tịch.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý cá nhân được xem như một thực thể, một chủ thể của quan hệ pháp luật.

Dưới góc độ xã hội, theo trang wikipedia thì: Cá nhân (tiếng Anh: person) là một sinh vật (cơ thể sống), ví dụ như con người, có các năng lực và thuộc tính tạo thành nhân vị tính (personhood). Khái niệm nhân vị tính được các tác giả định nghĩa khác nhau trong các chuyên ngành và các nền văn hóa khác nhau theo không gian và thời gian.

Ngoài vấn đề nhân vị tính về việc khi nào thì một sinh vật được tính là một cá nhân, thì còn có các vấn đề khác về bản sắc cá nhân (personal identity) và tự ngã (bản thân, self). Cả hai khái niệm này đều nói về thứ mà làm cho bất cứ một cá nhân cụ thể nào là cá nhân đó chứ không phải là cá nhân khác, và nói về thứ làm cho một cá nhân tại một thời điểm sẽ chính là cá nhân đó tại thời điểm khác (trong tương lai hay trong quá khứ) dù cho có bất cứ thay đổi nào xảy ra.

2. So sánh khái niệm cá nhân, pháp nhân và tổ chức?

Khái niệm cá nhân: Như phân tích ở trên thì cá nhân là một thực thể sống được đánh dấu bằng sự kiện sinh ra (đăng ký khai sinh) và kết thúc bằng sự kiện chế đi (đăng ký khai tử. Việc hình thành nên cá nhân do nhu cầu tự nhiên (sinh con, đẻ cái), ít nhiều không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người (trừ trường hợp bị cưỡng bức, ép buộc), pháp luật các quốc gia thường nghiêm cấm, trừng trị việc hình thành cá nhân theo cách phi tự nhiên (VD: Nhân bản con người…);

Đặc tính cá nhân: Mỗi một cá nhân có những đặc tính riêng biệt, không trùng lặp và có khả năng phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác như: Vân tay, nhóm máu, họ tên, nguyên quán, trình độ học vấn, ưu nhược điểm trong tính cách, mức độ ảnh hưởng tới cộng đồng. Mỗi cá nhân có những đặc điểm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản riêng biệt. Giá trị cá nhân là yếu tố cốt lõi để hình thành giá trị con người, yếu tố sinh học (khả năng nhân thức, điều kiển hành vi) là điểm tạo ra giá trị pháp lý (tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật).

Khái niệm pháp nhân thì theo quy định tại điều 74, bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, pháp nhân được hình thành theo ý chí chủ quan của con người và phải đáp ứng được các điều kiện quy định trong bộ luật dân sự và các văn bản luật chuyên ngành cụ thể cho từng lĩnh vực riêng biệt. Mục đích của các pháp nhân được thành lập thường hướng đến các quan hệ tài sản. Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh hoặc phương trâm kinh doanh là dấu hiệu nhận biết quan trọng của pháp nhân. Quyết định thành lập được đăng ký hợp pháp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là căn cứ quan trọng hình thành pháp nhân và tư cách chủ thể của pháp nhân trong các quan hệ pháp luật.

Khái niệm tổ chức được hiểu đơn giản là khi thiếu 1 trong 4 yếu tố để hình thành pháp nhân thì thường được gọi là tổ chức. Tổ chức cũng được phân loại thành nhiều dạng khác nhau căn cứ vào mục đích thành lập. Ví dụ: Tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, tổ chức đoàn viên … Mục đích của tổ chức thường hướng đến những quan hệ phi tài sản.

Cá nhân (thuế thu nhập cá nhân) và pháp nhân (thuế thu nhập doanh nghiệp) phải nộp thuế, còn tổ chức thì thường không phải chịu thuế hoặc không phải là đối tượng chính để thu thuế.

Khi tham gia các quan hệ pháp luật thì căn cứ xác lập quan hệ pháp luật của cá nhân là chữ ký (điểm chỉ), còn đối với pháp nhân thì thường sử dụng con dấu hoặc các yếu tố khác theo quy định của pháp luật để thể hiện ý chí của mình.

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

4. năng lực đan sự của cá nhân quy định như thế nào?

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 20. Người thành niên

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

5. cá nhân không tự thực hiện được giao dịch trong trường hợp nào?

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Vib Là Ngân Hàng Gì? Vib Internet Banking Cá Nhân Mang Lại Lợi Ích Gì Cho Khách Hàng?

VIB là tên gọi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam. VIB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Ngân hàng VIB thành lập ngày 18/9/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên. VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trung tâm và lấy chất lượng dịch vụ, giải pháp sáng tạo làm kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, vốn điều lệ đã tăng gấp 157 lần so với ngày đầu thành lập, đạt 7.834 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 139 nghìn tỷ đồng. VIB hiện có hơn 5.372 cán bộ nhân viên, tăng gấp 234 lần so với thời gian đầu. Có thể nói, sau hơn 20 năm thành lập, VIB đã đạt được những bước phát triển vượt bậc.

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

Tên Viết tắt: Ngân hàng Quốc Tế

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt tiếng Anh: VIB

Ngày thành lập: 18/9/1996

Trụ sở chính: Tầng 1, 2 Tòa nhà Sailing Tower – 111A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Mã Swift code: VNIBVNVX

Hotline: 1800 8180

Website: http://vib.com.vn/

Số Fax: 0246 276 0069

Email: vib@vib.com.vn

Hiện nay, ngân hàng VIB cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng đến khách hàng như sau:

Sản phẩm gửi tiết kiệm ngân hàng VIB

Các gói gửi tiết kiệm của ngân hàng VIB như sau:

Các gói gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn với phương thức linh hoạt và thủ tục nhanh chóng, giúp sinh lời khoản tiền gửi của bạn hiệu quả nhất.

Sản phẩm thẻ VIB

Các loại thẻ của ngân hàng VIB bao gồm thẻ trả trước, thẻ ghi nợ nội địa (thẻ thanh toán và ATM).

Thẻ tín dụng VIB:

Thẻ tín dụng VIB Premier Boundless

Thẻ tín dụng VIB Zero Interest Rate

Thẻ tín dụng VIB Happy Drive

Thẻ tín dụng VIB Travel Élite

Thẻ tín dụng VIB Cash Back

Thẻ tín dụng VIB Rewards Unlimited

Thẻ tín dụng VIB Financial Free

Thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán toàn cầu VIB Platinum

Thẻ thanh toán toàn cầu VIB Classic

Thẻ thanh toán nội địa VIB Values (ATM)

Sản phẩm tín dụng ngân hàng VIB

Các sản phẩm tín dụng ngân hàng VIB khá đa dạng bao gồm các nhu cầu: Vay mua nhà, vay mua xe, vay xây sửa nhà, vay tiêu dùng luôn được đáp ứng nhanh chóng với lãi suất hấp dẫn.

Các dịch vụ khác

Thanh toán: hóa đơn tiền điện, cước điện thoại và chuyển khoản liên ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng, doanh nghiệp siêu nhỏ và cho vay cá nhân kinh doanh với thủ tục đơn giản và lãi suất cạnh tranh.

Trả lương, sản phẩm freedom, sản phẩm hợp tác ngân hàng bảo hiểm, bảo lãnh cá nhân trong nước và các dịch vụ thanh toán hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng.

Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Quản lý dòng tiền với dịch vụ tài khoản, quản lý dòng tiền, tiền gửi có kỳ hạn, trả lương qua tài khoản.

Hoạt động bao thanh toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngoại hối với các gói sản phẩm giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn và giao dịch hoán đổi.

Dịch vụ thu ngân sách Nhà Nước, dịch vụ thu hộ hóa đơn tiền điện tại khu vực chúng tôi

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến với công nghệ bảo mật tiên tiến nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài khoản của khách hàng.

Mức lãi suất ngân hàng VIB tháng 3/ 2020 được công bố như sau:

Lãi suất các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng hiện là 0,8%/năm. Tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng đang có mức lãi suất 5%/năm.

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm với các kỳ hạn từ 6 – 8 tháng nhận mức lãi suất là 7,2%/năm khi gửi tại quầy và 7,3%/năm khi gửi online không kể số tiền gửi là bao nhiêu.

Khi số tiền gửi dưới 100 triệu đồng với kỳ hạn từ 9 – 11 tháng, khách hàng được hưởng lãi suất 7%/năm khi gửi tại quầy hoặc 7,1%/năm khi gửi trực tuyến. Khi gửi trên 100 triệu thì khách hàng sẽ hưởng lãi suất 7,3%/năm tại quầy và 7,4%/năm khi gửi online.

Với khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên, lãi suất các kỳ hạn gửi từ 15 – 36 tháng được niêm yết là 7,6%/năm. Hiện tại, đây là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất áp dụng tại VIB trong tháng 3/2020.

Đặc biệt, với gói tiết kiệm kỳ hạn 12 và 13 tháng, khách hàng được nhận lãi suất 7,59%/năm khi gửi ít nhất 10 triệu đồng.

Với tiền gửi không kỳ hạn thì số tiền khác nhau sẽ hưởng lãi suất ngân hàng VIB khác nhau, cao nhất sẽ là 0,5%/năm khi số dư từ 5 tỷ đồng trở lên. Nếu khách hàng tất toán trước hạn, lãi suất nhận được sẽ chỉ còn là 0,1%/năm.

VIB Internet banking (thường gọi là Internet banking VIB) là một trong những dịch vụ ngân hàng điện tử của VIB cung cấp nhiều tiện ích giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, với nhiều tính năng rất ưu đãi như miễn phí chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng VIB.

Những lợi ích mà VIB Internet Banking cá nhân mang lại cho khách hàng:

Miễn phí chuyển tiền trong hệ thống: ngân hàng VIB cung cấp tiện ích chuyển tiền qua tài khoản khác thuộc ngân hàng VIB là miễn phí và phí chuyển tiền qua ngân hàng khác ngoài VIB là 0.02%.

Tiết kiệm thời gian: Các giao dịch chuyển tiền hay thanh toán được thực hiện tại mọi thời điểm giúp người dùng tiết kiệm thời gian và giúp cho vòng luân chuyển tiền của người dùng trở nên nhanh hơn.

Chuyển tiền an toàn: Hệ thống bảo mật của VIB rất cao, áp dụng công nghệ mã hoá tiên tiến SSL 256-bits mã hóa toàn bộ các thông tin của khách hàng giúp cho tài khoản của người dùng luôn trong trạng thái an toàn.

Ứng dụng điện thoại chuyên nghiệp: VIB ra mắt ứng dụng điện thoại MyVIB giúp khách hàng có thể quản lý, truy cập tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn,… trên điện thoại một cách dễ dàng hơn.

Hiện nay khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đăng ký dịch vụ Internet Bank tại VIB, gồm:

Cách 1: Đăng ký tại các chi nhánh, phòng giao dịch của VIB

Khách hàng mang theo chứng minh nhân dân đến văn phòng giao dịch hoặc chi nhánh của ngân hàng VIB tại địa phương và yêu cầu giao dịch viên hỗ trợ đăng ký dịch vụ internet banking. Lưu ý khi đi nhớ mang điện thoại cá nhân để nhân viên kích hoạt dịch vụ cho các bạn.

Bước 1: Truy cập https://ib.vib.com.vn để đăng ký, nếu đã có sẵn thì các bạn chọn có tài khoản và đăng nhập tài khoản của mình vào. Còn nếu chưa thì nhấn vào “Đăng ký ngân hàng điện tử” và tiến hành những bước tiếp theo.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân và số điện thoại. Sau khi điền xong nhấn vào bắt đầu.

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và nơi định cư của mình vào, sau đó nhấn tiếp tục.

Bước 4: Chọn thành phố – quận – huyện nơi sinh sống sau đó nhấn tiếp tục.

Bước 5: Nhập mã OTP mà ngân hàng đã gửi vào điện thoại của bạn để xác nhận. Sau khi xác nhận xong là hoàn thành thủ tục đăng ký.