Top 11 # Xem Nhiều Nhất Lấy Ví Dụ Chứng Minh Lợi Ích Của Lưỡng Cư Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Điệp Ngữ Là Gì? Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ Điệp Ngữ

Trong thơ ca, văn chương muốn làm nổi bật nội dung và nghệ thuật cần các biện pháp tu từ, trong đó điệp ngữ thường xuyên sử dụng. Vậy điệp ngữ là gì, tác dụng, cách sử dụng như thế nào, các dẫn chứng điệp ngữ trong một số ví dụ và các tác phẩm văn học. Tất cả kiến thức sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ ” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ ” Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ ” Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

” Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

Điệp ngữ trong thơ ca và phân tích

+ ” Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

– Trong khổ thơ trên cụm từ “không có kính” lặp lại 2 lần trong cùng câu thơ thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh vào sự thiếu thốn phương tiện vận chuyển – chiếc ô tô.

Câu thơ cuối từ “nhìn” lặp 3 lần nhấn mạnh hành động chủ thể nhắc tới – người lái xe.

Với việc sử dụng phép điệp trong hai câu thơ đầu và cuối tạo sự liền mạch, mở đầu và kết thúc cho khổ thơ.Phép điệp thứ nhất “không có kính” cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt thiếu thốn, vất vả thì phép điệp thứ hai hành động “nhìn” lại cho thấy lạc quan, yêu đời như không có chuyện gì và rất thờ ơ với sự thiếu thốn đó.

+ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

– Khổ thơ điệp từ “đâu” và “ta” lặp lại 4 lần trong đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”.

Việc sử dụng phép lặp này có tác dụng liệt kê các việc “hổ” đã làm tạo thành một thời oanh liệt của quá khứ. Dụng ý nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ dĩ vãng đã qua, thời vàng son chúa tể sơn lâm nay đã không còn.

Điệp ngữ biện pháp tu từ đi sâu vào văn chương, thơ ca làm sống dậy tình cảm của chủ thể trữ tình. Hiểu được dụng ý nghệ thuật mà mỗi phép tu từ mang lại chúng ta mới hiểu hết được những cái hay và ý nghĩa tác giả gửi gắm.

Qua bài viết này giúp hiểu được khái niệm điệp ngữ là gì, tác dụng, cách dùng hiệu quả. Đặc biệt là khi chúng ta vận dụng vào viết văn hay phân tích một tác phẩm nghệ thuật.

Should Be Able To Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Cụ Thể

Trong tiếng Anh, be able to có nghĩa tương đồng với can đó là “có thể”.

Trong khi “can” thường dùng với các khả năng của cá nhân “sinh ra đã có” như I can see, I can sing,… thì “Be able to” thường đi với các khả năng ta cần luyện tập và cố gắng hơn.

Dạng phủ định của be able to

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

“Should be able to là gì?” Nếu dịch nghĩa một cách rời rạc theo nghĩa của từng từ thì rất nhiều bạn sẽ đoán rằng cụm từ này có nghĩa là “nên có thể”, hay “nên có khả năng” (do should là có nghĩa là nên). Nhưng không, should be able to có nghĩa là “có khả năng làm gì”, “sẽ có thể làm gì”.

Sau khi biết should be able to là gì thì các bạn chắc đã phần nào đoán được cách dùng của nó rồi đúng không.

Should be able to có thể thay thế cho be able to;

Should be able to có thể thay thế cho can;

Should be able to dùng để diễn tả suy nghĩ, phỏng đoán của ai đó về một sự việc nào đó (giống probably, might be, maybe,…)

Lưu ý: động từ “be” theo sau should luôn ở dạng nguyên thể không chia theo thì hay chủ ngữ.

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

4. Bài tập về cấu trúc should be able to

Viết lại những câu sau từ tiếng Việt sang tiếng Anh bằng cách sử dụng should be able to.

Bố mẹ tôi sẽ có thể trở về nhà bất cứ lúc nào.

Chị gái tôi có khả năng trở thành một bác sĩ tại một bệnh viện nổi tiếng.

Anh ấy sẽ có thể trở nên vĩ đại nhờ sự giáo dục tuyệt vời của bố mẹ anh ta.

Cô bé có khả năng sẽ là một diễn viên tài năng trong tương lai.

Tôi nghĩ cô ấy sẽ có thể đồng ý lời cầu hôn của anh. Hãy thử xem nào!

Ngôi là này có thể phát triển thành một vùng đất sầm uất.

Chúng tôi tin rằng anh ấy có thể mua một căn nhà trước tuổi 25.

Cô ấy có khả năng hoàn thành công việc trước 6h tối

Anh ấy có khả năng giải quyết vấn đề đó một cách ổn thỏa.

Bình ga có khả năng phát nổ.

My parents should be able to return home at any time.

My sister should be able to become a doctor at a famous hospital.

He should be able to become great thanks to the great upbringing of his parents.

She should be able to be a talented actress in the future.

I think she should be able to accept your proposal. Let’s try it!

This throne should be able to be developed into a busy land.

We believe he should be able to buy a house before his age of 25.

She should be able to finish work before 6 p.m.

He should be able to solve that problem satisfactorily.

Gas cylinders should be able to explode.

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Comments

Tất Cả Các Hàm Trong Excel Và Ví Dụ Minh Họa

a/ Các hàm excel cơ bản và ví dụ thông dụng trong kế toán

Hàm sum

Hàm sum (hàm tính tổng) là một hàm mà bất kì ai cũng sẽ biết khi mới nhập môn excel. Đây là hàm tính tổng các số lại với nhau. Hàm có cú pháp là “=sum(giá trị 1, giá trị 2,…)”. Khi bắt đầu 1 hàm hay 1 phép tính bất kì nào, bạn phải để dấu bằng (=) phía trước thì phép tính.

Ví dụ như muốn tính tổng từ A1 tới B5 ta làm như sau: =sum(A1:B5) là ra kết quả.

Bạn cũng có thể làm từng số kiểu như vầy: =sum (A1,A2,A3,A4,A5,B2,B3) cũng ra kết quả tương tự.

Những hàm cơ bản kiểu giống hàm sum này thì bạn có thể áp dụng cả 2 cách trên. Nhưng để thuận tiện trong việc tính toán, cải thiện tốc độ nên nhiều người chọn làm cách 1. Vậy mình sẽ giới thiệu cách 1 cho bạn!

Hàm Count

Cú pháp hàm như sau: = Count(vùng giá trị cần đếm). Ví dụ mình muốn đếm từ vùng A1 đến B6 có bao nhiêu ô có chứa chữ số thì dùng công thức =Count(A1:B6).

Kết quả như trong hình. Bạn thấy đó, dù trong vùng giá trị có kí tự “a” nhưng vẫn không được tính. Vì hàm Count chỉ tính giá trị chữ số mà thôi.

Hàm Counta

Hàm Countblank

Hàm Countblank cũng là hàm đếm nhưng hàm này đếm ô trống. Nó chỉ đếm mỗi ô trống thôi. Cấu trúc nó cũng như hàm Count.

Hàm Average

Hàm Average là hàm tính trung bình các số. Đây là hàm này được dùng rất nhiều trong việc tính trung bình điểm số học sinh trong các trường học. Cú pháp của hàm này là =Avarage(giá trị 1, giá trị 2,….).

Ví dụ nếu bạn muốn tính trung bình cho một học sinh với số điểm các môn thì từ B2 tới E2. Thì bạn làm như sau: =Average(B2:E2).

Hàm Min

Hàm Min cũng là một trong các hàm cơ bản trong Excel vì hàm này rất đơn giản. Nhiệm vụ của nó là lấy giá trị nhỏ nhất trong vùng giá trị mà bạn chọn. Nếu có yêu cầu tìm giá trị nhỏ nhất, chắc chắn hàm này chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Cú pháp của hàm là: =Min(vùng giá trị). Ví dụ nếu như bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất từ vùng B1 đến B7 thì cú pháp sẽ là =Min(B2:B7).

Bạn có thể thấy trong các giá trị trong vùng giá trị trên, kết quả sẽ cho ra con số nhỏ nhất.

Hàm Max

Cú pháp của hàm là: =Max(vùng giá trị). Ví dụ như nếu bạn muốn tìm giá trị lớn nhất từ vùng B2 đến B7 thì cú pháp sẽ là =Max(B2:B7).

Kết quả cho ra giá trị lớn nhất trong vùng giá trị như trong hình trên.

Hàm Subtotal

Hàm Subtotal là hàm tổng quát của các hàm trên. Nhưng có một vấn đề là phải chọn số cấu trúc nên ít khi được nhiều người dạy. Nhưng hàm Subtotal này lại được ứng dụng nhiều trong văn phòng vì tính tiện lợi của nó. Trong kế toán, hàm này dùng để tính tổng phát sinh trong kì hay tính tổng tiền tồn cuối ngày.

Trước tiên là cấu trúc của hàm: =Subtotal(số cấu trúc tính toán, vùng tính toán).

Với số cấu trúc tính toán, bạn có thể tham khảo bảng sau để rõ về nó:

Hàm Subtotal khác gì hàm Sum?

Việc dùng hàm Subtotal có thể dùng cả hàm Sum lẫn hàm Count, CountA, Average,… tức là nó bao gồm nhiều hàm chứ không như hàm Sum chỉ dùng để tính tổng. Bảng trên đã cho bạn thấy rõ sự khác nhau của 2 hàm này.

Lưu ý

b/ Tổng hợp các hàm excel nâng cao và ví dụ

Hàm Sumif

Hàm Sumif là hàm tính tổng nhưng là tính tổng có điều kiện kèm theo. Nếu có yêu cầu tính tổng mà đi kèm với một điều kiện nào đó. Nhưng chỉ có một điều kiện thôi thì bạn sử dụng hàm sumif này. Đây là một trong các hàm excel nâng cao được dùng nhiều nhất

Cú pháp của hàm này như sau: =Sumif(phạm vi điều kiện, điều kiện, vùng tính tổng). Trong trường hợp phạm vi điều kiện và vùng tính tổng trùng nhau thì cú pháp nó sẽ đơn giản hơn là =Sumif(phạm vi điều kiện, điều kiện).

Hàm Subtotal này không tính các vùng tính toán mà người dùng chọn lồng nhau. Những vùng lồng nhau hoặc đã tính rồi thì hàm sẽ bỏ qua.

Khi có các giá trị ẩn bởi lệnh Filter, hàm này sẽ không tính dữ liệu đó.

Hàm chỉ tính theo chiều dọc không tính theo chiều ngang nên bạn nhớ lưu ý.

Còn nếu vùng điều kiện của bạn không trùng với vùng tính thì mình làm như sau. Ví dụ bạn có một hóa đơn tiền thức ăn cho chó mèo gà vịt và bạn muốn tính hóa đơn thức ăn của chó thì bạn sẽ làm thế này. Phạm vi điều kiện chính là vùng chó mèo gà vịt từ cột A2 đến A7, điều kiện mình muốn tính đó là chỉ tính thức ăn của chó thôi và vùng tính tổng là lượng tiền mà các động vật đã ăn từ cột B2 đến B7. Vậy cú pháp sẽ là =Sumif(A2:A7,”chó”,B2:B7).

Hàm Sumifs

Hàm Sumifs cũng gần giống như hàm Sumif là một hàm tính tổng có điều kiện. Nhưng Sumifs là làm tính tổng nhiều điều kiện, khác với sumif chỉ tính tổng một điều kiện mà thôi. Đây cũng là một trong các hàm nâng cao trong excel được dùng khá nhiều.

Như các bạn thấy kết quả sẽ ra như trong hình trên.

Hàm Sumproduct

Hàm Sumproduct là hàm đơn giản. Nó chỉ là hàm tính tổng các sản phẩm của bạn mà thôi. Cú pháp của hàm là =Sumproduct(Vùng muốn nhân và tính tổng, vùng đối số muốn nhân và tính tổng 1, vùng đối số muốn nhân và tính tổng 2,….). Để hiểu hàm này hơn mình nghĩ nên lấy ví dụ để nói cho bạn mới rõ được.

Hàm Countif

Hàm Countifs

Hàm Countifs là hàm đếm với nhiều điều kiện. Cũng giống như sumifs, hàm này cũng có thể đếm với nhiều điều kiện khác nhau. Cú pháp của hàm là =Countifs(Vùng cần đếm 1, điều kiện 1, vùng cần đếm 2, điều kiện 2,…).

Một lưu ý mà bạn cần quan tâm đó là số ô ở ô mà bạn muốn đếm (ở ví dụ này là ô Thành Tiền) phải trùng với số ô ở điều kiện kèm theo ( mà ở đây là ô Số lượng), tức là trùng 7 ô. Là các điều kiện không nhất thiết phải trùng kế bên nhau như mình đã cho ví dụ nha.

Cấu trúc các hàm trong Excel (2010) về ngày tháng năm giờ phút giây

Cấu trúc các hàm trong Excel dạng này khá đơn giản nhưng lại dễ sai. Trước khi làm phần này các bạn cần chú ý những điều sau:

Ở phần Short day, Long day, short time và long time bạn có thể chỉnh lại theo ý mình. Riêng mình thì mình thích chọn kiểu dd/mm/yyyy hoặc chọn mặc định như trong hình cũng được. Vì như vậy sẽ thuận tay hơn.

Hàm Year, Month và Day

Ba hàm này đều có chung một cú pháp là =Year(ngày tháng năm), =Month(ngày tháng năm) hay =Day(ngày tháng năm). Những hàm nay cơ bản là dùng để tách lấy ngày, tháng hoặc năm ra từ trong một chuỗi ngày tháng năm mà thôi.

Ví dụ như trong ô của mình có chứa ngày tháng là 4/11/2018. Tức là ngày 11 tháng 4 năm 2018 (vì phần short time mình chọn kiểu M/d/YYYY) thì khi dùng 3 hàm trên mình tách ra được ngày tháng năm như hình bên dưới.

Thực đơn giản phải không nào!

Hàm Date

Nếu điền ngày tháng, các bạn hãy dùng dấu “/” hoặc dấu “-” để phân biệt ngày tháng năm.

Nếu điền thời gian thì bạn hãy sử dụng dấu “:”.

Vẫn là mình có thời gian là 4/11/2018 là ngày 11 tháng 4 năm 2018. Giờ mình muốn thêm 5 ngày 4 tháng và 2 năm nữa vào giá trị hiện tại kia thì mình dùng hàm Date. Và mình sẽ làm với cú pháp là =DATE(YEAR(B2)+2,MONTH(B2)+4,DAY(B2)+5).Tác dụng của nó thế thôi!

Hàm Days360

Hàm Days360 là hàm lấy số ngày giữa 2 mốc thời gian với nhau. Cấu trúc của hàm cũng đơn giản =Days360(mốc thời gian 1, mốc thời gian 2).

Ví dụ nếu bạn muốn đếm số ngày từ 4/11/2018 đến 5/20/2018 thì bạn làm cú pháp sau: =DAYS360(B2,B3).

Hàm Hour, Minute và Second

Để có kết quả trả về là giờ, phút hoặc giây, bạn có thể dùng hàm Hour, Minute hoặc Second. Cấu trúc 3 hàm này tương tự như nhau là =Hour(thời gian), Minute(thời gian) và Second(thời gian).

Hàm Time

Hàm Time nó tựa tựa như hàm Date vậy. Dùng để thêm giờ phút giây cho mốc thời gian ban đầu. Cú pháp của nó là =Time(giờ,phút,giây).

Ví dụ như vẫn mốc thời gian là 5 giờ 15 phút 59 giây ta muốn thêm vào đó 2 giờ 30 phút và 21 giây thì dùng cú pháp sau: =TIME(HOUR(B2)+2,MINUTE(B2)+30,SECOND(B2)+21).

Tổng hợp tất cả các hàm trong Excel mang tính logic và ví dụ

Hàm If

Các bạn thấy đó, nếu mình để 65 thì theo cú pháp này kết quả sẽ đưa ra là “Ốm” vì nó nhỏ hơn 70 kí.

Hàm If lồng nhau

Hàm IF tuy được dùng nhiều nhưng ít khi nó đi một mình như ví dụ trên cả mà thường là sẽ những chuỗi các hàm IF lồng nhau tạo nên một sự logic nhất định.

Hàm Or

Hàm And

Ví dụ minh họa đơn giản bạn có thể xem hình là hiểu!

Hàm Left

Là hàm giúp lấy chuỗi ký tự từ bên trái. Đơn giản là tách chuỗi văn bản ra và lấy kí tự theo yêu cầu từ trái qua phải thôi. Cú pháp của hàm này là =LEFT(chuỗi kí tự, số kí tự cần lấy từ trái qua).

Ví dụ nếu mình có chuỗi ký tự là “smile” và muốn lấy 3 ký tự “smi” thì cú pháp sẽ là =LEFT(A1,3) như hình sau:

Hàm Mid

Hàm Mid lấy ký tự ở giữa chuổi nên có cú pháp phức tạp hơn chút nhưng cũng đơn giản. Cú pháp =MID(chuỗi ký tự, vị trí bắt đầu lấy kí tự, số kí tự cần lấy).

Cũng với ví dụ là từ smile nếu muốn lấy chữ mil thì bạn dùng cú pháp sau: =MID(A1,2,3).

Hàm Right

Hàm Right cũng giống hàm Left nhưng nó lấy kí tự từ phía bên phải. Cú pháp cũng nó cũng tương tự như là hàm Left: =RIGHT(chuỗi kí tự, số kí tự cần lấy từ phải qua).

Cũng ví dụ với chữ smile mình muốn mấy chữ le thì làm như sau: =RIGHT(A1,2).

Cách nối chuỗi không dùng hàm

Các hàm Excel nâng cao về trích dẫn và tham chiếu

Hàm Hlookup

Hàm Hlookup là hàm giúp bạn dễ dàng tham chiếu và tìm kiếm theo các “dòng của các cột.” Nếu thỏa mãn điều kiện thì nó sẽ trả kết quả về. Vì là hàm excel nâng cao nên khá là khó xài.

Cú pháp của nó là =Hlookup(giá trị cần tìm ở hàng thứ 1, bảng tra để tham chiếu và trích dẫn dữ liệu, số hàng trong bảng mà bạn muốn lấy kết quả trả về, chọn giá trị đúng (TRUE) hoặc gần đúng (FALSE)).

Hàm Vlookup

Hàm Vlookup là cũng giống như hàm Hlookup, là một hàm excel nâng cao có chức năng gần tương tự. Đây là hàm giúp bạn dễ dàng tham chiếu và tìm kiếm theo các “cột theo các dòng”. Nếu thỏa mãn điều kiện thì nó sẽ trả kết quả về.

Cú pháp của nó là =Vlookup(giá trị cần tìm ở hàng thứ 1, bảng tra để tham chiếu và trích dẫn dữ liệu, số cột trong bảng mà bạn muốn lấy kết quả trả về, chọn giá trị đúng (TRUE) hoặc gần đúng (FALSE)).

Cũng sẽ lấy ví dụ như ở Hlookup nhưng lúc này bảng tham chiếu thay đổi từ dòng sang cột. Để tham chiếu và trích dẫn các giá trị về ta làm cú pháp như sau: =VLOOKUP(A2,$G$4:$H$6,2,TRUE).

Hàm Match

Ví dụ cho hàm này cũng đơn giản. Bạn có giá trị là con chó và bạn muốn tra trong bảng tham chiếu nó nằm ở số mấy thì cú pháp nó sẽ là =MATCH(A2,H4:H6,0).

Như các bạn thấy, giá trị trong bảng với chó là 1 vì mình để nó ở đầu bảng tham chiếu mà.

Hàm Index

Hàm Index này lấy giá trị trong phạm vi 2 chiều bằng cách lấy vị trí số hàng và cột để đem về một giá trị tương ứng với hàng và cột đó. Về cơ bản hàm này giống Vlookup nhưng nó có thể đa dạng và linh động hơn hàm Vlookup rất nhiều.

Như trong hình ta thấy có nhiều loài động vật và mình muốn lấy con vịt ra trong bảng tham chiếu đó. Vịt trong bảng bị giới hạn bởi ô đỏ mình bôi thì nó nằm ở dòng 2 và cột 2, nên mình sẽ lấy nó với cú pháp =INDEX(D3:E5,2,2). Thật đơn giản phải không nào.

Hàm Match kết hợp với hàm Index

Nhưng trước tiên mình muốn các bạn biết về một hàm nữa, đó là hàm Value. Hàm này có tác dụng chuyển chữ thành số. Ví dụ sau nếu không làm hàm này chắc chắn bạn sẽ bị báo lỗi, đặc biệt là phiên bản Excel 2010 trở đi.

Hàm Value

Ví dụ

Bây giờ chúng ta thấy ta có cột mã hàng từ A2 đến A5. Bảng màu đỏ là bảng tham chiếu mã hàng với đơn hàng. Các số 0,1,2 là những số thứ 3 ở cột mã hàng màu cam. Và bây giờ chúng ta phải lấy đơn giá từ bảng màu đỏ tương ứng với bảng màu cam.

Với hàm Index(bảng tham chiếu, dòng, cột) thì bảng tham chiếu ta lấy ô màu nâu. Dòng và cột thì trích từ bảng màu cam đưa xuống bằng cú pháp Match.

Sử dụng các cú pháp

Để trích dẫn dòng ta phải dùng hàm Match như sau: =MATCH(LEFT(A2,2),$C$9:$C$11,0).

Để trích dẫn cột ta phải dùng hàm Match như sau: = MATCH(VALUE(MID(A2,3,1)),$D$8:$F$8,0). Như các bạn thấy, mình phải dùng hàm Value để chuyển kí tự thứ 3 trong bảng màu cam mà cụ thể là ô A2 từ kí tự “1” sang số “1”.

Sau khi đã biết cách lấy dòng và cột ta được cú pháp lồng nhau của 2 hàm: =INDEX($D$9:$F$11,MATCH(LEFT(A2,2),$C$9:$C$11,0),MATCH(VALUE(MID(A2,3,1)),$D$8:$F$8,0)).

Và kết quả ra 40. Bạn nhìn vào cũng thấy đúng phải không nè!

Chứng Minh: Lợi Ích Của Việc Đọc Sách

Chứng minh: Lợi ích của việc đọc sách – bài văn hay lớp 7.

Trong cuộc sống, ta học được rất nhiều qua vô tuyến, đài báo, sách vở… Những thứ ấy đều rất quan trọng, nhưng sách là đồ vật cần thiết mà vô cùng có ích với ta. Sách là chìa khóa vàng mở cửa lâu đài chứa đựng vô vàn điều kì diệu.

Không chỉ cho ta tri thức sách còn truyền lại cho ta bao kinh nghiệm trong học tập, trong cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Những cuốn sách về tục ngữ, ca dao chính là túi khôn của nhân dân ta, đúc rút bao kinh nghiệm của cha ông trong dân gian từ việc nhìn trời, nhìn các con vật mà dự báo thời tiết đến những kinh nghiệm trồng trọt quý báu. Từ cách ăn mặc, nói năng, hành xử cho văn hóa, việc học tập thì phải học mọi nơi mọi lúc ở tất cả mọi người đến cách đối xử với những người xung quanh. Đọc sách ta có thể áp dụng những lời khuyên hay những kinh nghiệm quý báu ấy trong cuộc sống thì sẽ dễ dàng tránh được nhiều phiền toái, trở thành người có văn hóa và sẽ sớm gặt gái được thành công.

Sách còn bồi đắp cho con người những tình cảm tốt đẹp để ta hoàn thiện nhân cách. Đọc sách, ta bắt gặp những con người, những cảnh ngộ vô cùng đáng thương: như cô Tấm dịu dàng, nết na phải chịu nhiều oan ức, vất vả, nàng Lọ Lem xinh đẹp phải chịu hành hạ tàn nhẫn của bà mẹ kế và co em gái chảnh chọe trong chuyện cổ tích. Như lão Hạc vì chịu sức ép của thế lực phong kiến mà bán con chó mình yêu quý đi rồi kết thúc cuộc đời mình một cách đau đớn, hay chị Dậu bị bóc lột nặng nề dưới bàn tay nặng nề dưới bàn tay của bọn quan lại hèn nhát mà phải bán con gái đi để chuộc chồng, thật đáng thương làm sao!

Đến với sách ta càng thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và yêu những người thân trong gia đình, Qua những bài ca dao lục bát tinh tế, những tình cảm ấy càng ngày càng được trau dồi nhiều hơn, điển hình là tác phẩm ” cảnh khuya” hay ” Rằm tháng riêng” của Hồ Chí Minh. Ngôn từ và nhịp điệu của bài thơ đã thêu dệt lên một bức tranh xao xuyến lòng người và vô cùng ấm áp bởi tình cảm của con người. Những văn bản như ” Mẹ tôi” hay ” Cuộc chia tay của những con búp bê” đã cho ta hiểu thêm về những tình cảm thiêng liêng trong gia đình khiến ta phải nhìn lại bản thân và yêu quý những người thân yêu hơn.

Vậy, sách là nơi để ta thanh lọc tâm hồn, tìm lại bản thân sau bao ngày lạc lối và gặp được nguồn sáng dẫn dắt trên đường đời. Ngoài ra, qua những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao châm biếm hay các tác phẩm hiện đại mang tính phê phán còn khiến ta biết ghét thói ích kỷ, tầm thường độc ác mà hướng tới những cái tốt đẹp hơn. Sách đã bồi đắp tâm hồn ta thêm phong phú, thanh lọc tình cảm của ta, thật hiếm có loại công cụ hay phương tiện nào có ích như vậy.

Không những thế, sách con giúp ta thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Những câu chuyện cười là thang thuốc bổ ích để ta lấy lại vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Hay những cuốn sách tô màu giúp ta thư giãn đầu óc, thỏa sức sáng tạo, thả hồn vào những hình thù sinh động và muôn ngàn sắc màu rực rỡ. Sau giờ học hay lao động, c hỉ cần dành vài phút cho những cuốn sách, ta sẽ như được tiếp thêm năng lượng, sẵn sàng cho một cuộc sống năng động và ngày mới.

Như vậy, sách có vô vàn lợi ích đối với cuộc sống con người. Không có tri thức, không có những tình cảm quý báu nếu không có sách, sách chính là người bạn tốt của chúng ta. Vì thế , thay vì vùi đầu vào những trò chơi điện tử vô bổ, hãy dành thời gian đến với sách – kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy tác dụng của kho tàng ấy.

Từ khóa tìm kiếm:

Văn chứng minh, lợi ích của việc đọc sách, chứng minh lợi ích của việc đọc sách, chung minh loi ich cua viec doc sach.