Những tác dụng tuyệt vời của lá tía tô
Tía tô tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, còn gọi họ Húng hay Bạc hà. Tía tô còn được gọi là é tía, xích tô hay tử tô bởi cây có màu đỏ tía đặc trưng.
Lá tía tô chứa nhiều chất xơ, vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu có tính sát khuẩn và kháng khuẩn cao. Tác dụng vào 3 kinh là phế, tâm, tỳ, không có độc tính nên được dùng rất phổ biến. Có thể dùng được tất cả các phần trên cây: lá dùng để ăn hay uống, hạt làm trà giúp hạ khí, thân và cành dùng làm thuốc an thai.
Lá tía tô chữa và phòng ngừa cảm mạo
Đây được xem là công dụng tốt nhất và được nhiều người biết đến nhất của tía tô. Dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc giải cảm, trị ho, nhức đầu và hạ sốt bằng lá tía tô:
Nấu cháo: nấu cháo bằng gạo trắng, thái nhỏ lá tía tô tươi và lá hành rồi trộn vào cháo mới nấu xong. Ăn nóng để người đổ mồ hôi, làm thông thoáng các lỗ chân lông giúp cơ thể thoát nhiệt, hạ sốt, giải cảm.
Xông người: dùng lá tía tô kết hợp cùng nhiều loại lá thơm khác như lá sả, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu… để nấu nước xông toàn thân. Sau khi nước nguội thì dùng để tắm luôn.
Uống nước lá tía tô tươi: thường dùng cho người lớn tuổi. Lấy 1 nắm lá tía tô tươi giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để uống, sau đó nên trùm chăn và nằm nghỉ. Khi thức dậy bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn rất nhiều.
Uống nước lá tía tô nấu lên: dùng 1 nắm lá tía tô, vỏ khô của 1 quả quýt, 3 lát gừng nấu sôi, để nguội rồi uống. Thích hợp với trường hợp bị cảm kèm theo triệu trứng nôn, đau bụng.
Dùng lá tía tô tươi giã ra và đắp trực tiếp lên chỗ khớp bị viêm đau. Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau sẽ làm giảm cơn đau cho người bệnh nhanh chóng.
Nấu nước lá tía tô uống thường xuyên giúp lợi tiểu, hỗ trợ thải acid uric nhanh và giảm các triệu chứng sưng đau.
Nhờ tanin trong tinh dầu tía tô có tính kháng viêm, sát khuẩn hỗ trợ làm mau lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày và làm giảm sự gia tăng acid trong dày, giảm nhanh cơn đau. Nếu dùng nước sắc uống thường xuyên sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh rất tốt.
Chữa các chứng mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay
Dùng lá tía tô tươi giã ra lấy nước bôi trực tiếp lên chỗ nổi mề đay. Để khô rồi bôi tiếp, làm vài lần sẽ khỏi. Có thể nấu nước lá đặc và tắm.
Các tinh dầu trong lá tía tô kháng khuẩn rất tốt nên sẽ giúp bạn đánh bay những nốt mụn trứng cá, mụn bọc hay mụn đầu đen cứng đầu. Cách làm:
Dùng lá 50g lá tía tô tươi và 1 ít muối trắng giã nhỏ hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước. Rửa sạch mặt, dùng bông gòn thấm nước lá bôi đều lên mặt, chú ý bôi nhiều tại vị trí có mụn. Sau 30 phút rửa mặt sạch bằng nước ấm. Nên làm thường xuyên, 3 lần/tuần để có kết quả trị mụn tốt nhất.
Nấu nước lá tía tô để rửa mặt hàng ngày cũng giúp da mặt sạch mụn, hạn chế nhờn và khô da.
Với loại mụn này bạn cần kiên trì hơn trị mụn trứng cá thông thường. Cách làm cũng tương tự như với trị mụn trứng cá. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì bạn nên dùng cây kim đã được sát trùng nhể nhẹ đầu và xung quanh chân của nốt mụn rồi bôi nước lá lên sẽ tốt hơn.
Chuẩn bị 100g lá tía tô tươi và 1 chút muối, có thể cho thêm lá sả, hương nhu nếu muốn. Cho vào 1 ấm nhỏ đun sôi. Bạn để nguội một chút để tránh bị bỏng, sau đó đưa mặt gần chậu nước lá và xông.
Cho tới thời điểm này, không có thông tin nào khẳng định xông mặt bằng lá tía tô làm trắng da và trị mụn. Tuy nhiên cách làm này lại có tác dụng làm sạch da mặt, thoáng các lỗ chân lông và hương thơm của tinh dầu sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần.
Khác với xông mặt bằng lá tía tô, tắm trắng bằng lá tía tô yêu cầu bạn tiếp xúc trực tiếp với nước lá và chà xát da, loại bỏ da chết. Nước lá tía tô có tinh dầu giúp da kháng khuẩn, làm sạch và hỗ trợ tái tạo da, hạn chế lão hóa da nhờ thành phần tanin. Vitamin C sẽ giúp da mịn màng và trắng sáng dần nếu tắm thường xuyên.
4. Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Bạn thắc mắc ăn nhiều lá tía tô có tốt không? Như đã biết, lá tía tô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy không có độc tính nhưng lại có dược tính nên cần thận trọng khi sử dụng thường xuyên.
Tác dụng của lá tía tô với bà bầu
Các thầy thuốc khuyến cáo không nên lạm dụng tác dụng của tía tô, đặc biệt với các bà bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng uống lá tía tô trước khi sinh sẽ chuyển dạ nhanh và dễ sinh con nhưng thực tế thì vấn đề này chưa được kiểm chứng.
Tuy nhiên tác dụng của lá tía tô với bà bầu được các bác sỹ và rất nhiều người công nhận khi dùng đúng lúc, đúng liều lượng. Lá tía tô hỗ trợ giải cảm, hạ sốt, giảm sưng đau, phù nề do mang thai, giảm các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén…
Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng
Việc này được các y bác sỹ khuyến khích bởi lá tía tô có tác dụng giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc gây ra hiệu quả nhờ tính giải độc của lá tía tô. Nên ăn trước ngày đi tiêm 1 ngày là tốt nhất.
Các bà mẹ đang cho con bú có thể ăn khoảng 10 lá trước ngày cho bé đi tiêm 1 ngày. Bé sẽ hấp thụ qua sữa mẹ để hạn chế trường hợp tiêm về bị nóng sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm.