Top 12 # Xem Nhiều Nhất Giới Thiệu Về Cấu Tạo Chiếc Xe Đạp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Giới Thiệu Về Chiếc Xe Đạp

Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu về chiếc xe đạp gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giới thiệu về chiếc xe đạp mẫu 1

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đã cho ra đời nhiều loại phương tiện giúp việc đi lại, di chuyển của con người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong số đó, phương tiện gần gũi nhất mà hầu như bất cứ ai cũng có đó là chiếc xe đạp.

Xe đạp có nguồn gốc từ châu u. Qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có được chiếc xe đạp hoàn chỉnh như ngày hôm nay. Xe đạp bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ 20. Từ đó đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Cấu tạo của xe đạp gồm 3 phần chính là hệ thống điều khiển, hệ thống chuyển động và hệ thống chuyên chở. Hệ thống điều khiển gồm có ghi đông và phanh xe. Ghi đông có hình dáng đặc biệt giống như số 3. Ghi đông vừa là tay lái vừa giúp chúng ta giữ vững thăng bằng. Nhờ có ghi đông, chúng ta có thể điều khiển xe quẹo trái, quẹo phải theo ý muốn. Phanh xe có nhiệm vụ làm cho xe đi chậm lại hay dừng hẳn nếu cần thiết. Hệ thống chuyển động gồm có khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ líp, ổ bi, đĩa, bánh xe. Khung xe như xương sống của xe, thường làm bằng kim loại. Khi ngồi trên yên xe, chúng ta đặt hai chân vào bàn đạp, tác dụng một lực vào bàn đạp. Bàn đạp quay làm cho bánh xe di chuyển. Đường kính của đĩa răng cưa lớn hơn ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ hàng phía trước và giá đèo hàng phía sau. Yên xe là chỗ ngồi của người lái xe, có thể điều khiển tùy vào chiều cao mỗi người. Giỏ hàng và giá đèo hàng có thể chuyên chở một khối lượng từ 3-10 kg. Bên cạnh đó còn có một số bộ phận phụ như hệ thống chắn bùn, chuông xe và đèn tín hiệu đặc biệt hữu ích khi di chuyển vào ban đêm.

Với nhu cầu của con người hiện đại, người ta đã sản xuất ra những chiếc xe đạp chuyên dụng. Có xe đạp bốn bánh cho trẻ con, xe dùng để di chuyển hàng ngày, xe đạp thể thao, xe leo núi… Để chiếc xe đạp sử dụng được lâu bền hơn, chúng ta cần vệ sinh, lau chùi cho xe, tránh đi vào đường nhiều ổ voi, ổ gà.

Dù trong tương lai nhiều phương tiện hiện đại có ra đời đi chăng nữa thì xe đạp vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết, đồng hành cùng con người trên những chặng đường. Xe đạp tuy có giản dị nhưng vai trò của nó trong đời sống không thể nào thay thế được.

Giới thiệu về chiếc xe đạp mẫu 2

Xe đạp gần gũi quen thuộc và là phương tiện giao thông cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… thuận tiện cho việc di chuyển trong quãng đường ngắn.

Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, dây xích, đĩa ổ líp,…. Khi đi người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay dễ dàng. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước. Một số bộ phận phụ như cắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, bộ phận chắn xích, chuông,…

Xe đạp phương tiện giao thông tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực nhỏ nhưng đi được một đoạn đường dài. Đi xe đạp cũng giúp vận động cơ thể tốt cho sức khỏe.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc xe đạp cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc sống hiện đại chiếc xe đạp đang dần bị thay thế nhưng trong tương lai người dân sẽ sử dụng xe đạp lại nhiều để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, xe đạp vẫn mãi là phương tiện di chuyển an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng nhất.

Giới thiệu về chiếc xe đạp mẫu 3

Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Những cuộc cách mạng khoa học đã từng bước nâng đời sống con người lên tầm cao mới. Một trong những phát minh vĩ đại không thể không nhắc tới của toàn nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện quen thuộc trong giao thông.

Chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt năm 1817 bởi Baron von. Chiếc xe này phải dùng đến lực của hai bàn chân chứ không có bánh như ngày nay. Bánh xe ở đằng trước rất to có tác dụng giúp việc dừng lại dễ dàng hơn. Đến năm 1879, một người nước Anh đã sáng tạo ra xích để truyền lực cho bánh sau giúp xe lăn bánh. Năm 1885, J.K.Sartley cải tiến hai bánh xe cùng kích cỡ và thêm khung xe thép. Năm 1887 John Boyd Dunlop tiếp tục cải tiến bánh xe bằng cách thêm ống hơi cho cao su vào bánh để xe chạy êm hơn. Sau đó, người ta còn khiến cho bánh xe có thể tháo lắp linh hoạt. Năm 1920 xe đạp sử dụng hợp kim nhẹ, xe nhẹ đi đáng kể. Qua thời gian, người ta dần cải tiến xe đạp và cho ra nhiều chức năng, lợi thế hơn. Hiện nay xe đạp có mặt trên thị trường với đa dạng mẫu mã, mục đích sử dụng và kích thước như: xe thiết kế cho phụ nữ, đàn ông, trẻ con, xe đua, xe leo núi…

Xe đạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Quan trọng là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Khi đi, ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động theo kéo dây xích làm ổ líp và bánh sau chuyển động, tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn và nhiều răng cưa. Ổ líp chuyển động 2 vòng thì đĩa mới chuyển động một vòng. Bánh xe hình tròn, có nhiều thanh sắt được ghép chụm lại ở tâm bánh gọi là vành. Đường kính bánh xe được thiết kế tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng nhưng lớn gấp nhiều lần ổ líp. Ban đầu, bánh xe chỉ làm bằng gỗ, khi chạy xe bị xóc. Dần dần người ta dùng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe giảm xóc.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay đủ 180 độ trái phái, có ổ bi, nhờ vậy xe được lái đi theo ý muốn dễ dàng. Phanh xe gồm tay phanh, dây phanh lắp ở hai đầu tay cầm, điều khiển tốc độ nhanh chậm. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp người lái giữ thăng bằng.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe thường bọc da, là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, kích thước đa dạng. Cũng có chiếc xe lắp bộ phận này ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn, chuông báo ở tay cầm để xin đường, đèn lắp ở bánh xe. Khi trời tối, đạp xe tạo ra nhiệt, nhiệt chuyển hóa thành điện năng làm đèn sáng có tác dụng soi đường. Xe đạp có thể lắp giỏi hoặc không. Giỏ xe được làm bằng nhiều chất liệu, màu sắc phong phú dùng đựng hoặc tăng vẻ đẹp cho xe.

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội nói về ý chí nghị lực của con người

Giới Thiệu Về Động Cơ Xe Đạp Điện

Xe đạp điện có cấu tạo khá giống xe đạp truyền thống nhưng được lắp thêm các bộ phận tích điện, bộ điều khiển và có động cơ để chạy. Các bộ phận chính của xe đạp điện vẫn là ắc quy xe đạp điện, bộ điều khiển tay ga, điều tốc và động cơ xe.

Động cơ xe đạp điện thường có 2 loại là động cơ có chổi than và không chổi than. Đối với động cơ có chổi than là động cơ xuất hiện ở thời điểm ban đầu, đây là động cơ phổ biến, chạy rất khỏe cùng thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Rất nhiều dòng xe đạp điện hiện nay vẫn sử dụng loại động cơ này.

Tuy mang sức mạnh và đơn giản nhưng hiện nay loại động cơ có chổi than không được ưa chuộng và thường được thay bằng động cơ không chổi than. Tuy nhiên loại động cơ này có nhược điểm là khá tiêu tốn điện năng. Xe đạp điện vốn hạn chế về quãng đường và khả năng tích điện nay lại sử dụng loại động cơ tốn điện năng thì sẽ khiến dòng xe này có quãng đường đi ngắn hơn. Nhưng cứ và tháng lại phải thay chổi than một lần vì chổi bị mòn khiến cho người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng. Do đó nhà sản xuất phải cải tiến và sử dụng một loại động cơ không chổi than.

Động cơ không chổi than hiện nay được sử dụng nhiều. Nếu bạn thấy động cơ nằm ở bánh xe luôn thì đó là động cơ không có chổi than. Loại động cơ này là hoạt động bền bỉ mà không cần phải tác động hay thay thế bất cứ thứ gì. Nhưng loại động cơ này cũng có giá cao hơn và có mạch điện phức tạp hơn. Trong động cơ không chổi than sẽ có 3 cuộn dây cùng 3 cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha. Loại động cơ này chạy ít hao điện nhưng khi phải sữa chữa cũng phức tạp hơn 1 chút.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0902 221 418

Bàn luận

Thuyết Minh Về Chiếc Xe Đạp

Chiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được nhập vào nước ta khoảng đầu thế kỉ XX. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người, cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… rất thuận lợi cho việc đi lại.

Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.

Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi, người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích (sên), làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy, ổ líp quay một vòng thì bánh xe lăn được một quãng dài. Ổ líp quay sẽ làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng (gác-ba-ga) lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước (gác-đờ-bu), có bộ phận chắn xích che phía trên sợi dây xích, có đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp gần chỗ tay cầm để xin đường lúc cần thiết.

Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một hộc sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong có lực đàn hồi, xe chạy êm hẳn.

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ nhưng đi được một đoạn dường dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ thể có ích như hoạt động thể thao, thể dục.

Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chiếc xe đạp đã cùng dân công thồ hàng phục vụ cho bộ đội đánh thắng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp lại cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, chiếc xe đạp là phương tiện đi lại rất thuận lợi cho nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là các bạn học sinh ngày ngày đến trường học tập.

Hiện nay, ở các thành phố lớn, số lượng xe máy quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển công nghệ ngày một tiên tiến hơn, ngày càng có rất nhiều những phương tiện để giúp cho việc đi lại của chúng ta. Đó là xe máy xe đạp ô tô và cả máy bay nữa. Thế nhưng đối với rất nhiều người hiện nay thì một chiếc xe đạp để có thể đi lại cũng không thể thiếu được. Chiếc xe đạp đã trỉa qua một thời gian khá dài nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị của nó đối với tất cả mọi người.

Vậy chiếc xe đạp được bắt nguồn từ đâu? Xe đạp thì rất nhiều người biết nhưng nếu hỏi nó được bắt nguồn từ đâu thì không mấy ai hiểu rõ. Chiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được du nhập đến nước ta vào đầu khoảng thế kỉ hai mươi. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người cấu tạo đơn giản dễ điều khiển và rất thuận lợi cho chúng ta trong việc đi lại. Nó đã gắn liền với con người rất nhiều từ những năm tháng kháng chiến nhưng bây giờ xe đạp không còn phổ biến ở những thành phố lớn nữa. Nó đã bị nhấn chìm bởi các thiết bị hiện đại các phát minh mới hơn so với xe đạp.

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa sô xe đạp chuyển động nhờ vào lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ luật bảo toàn mô men quán tính. Xe đạp được coi là phương tiện thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người thấp được sử dụng là phương tiện giao thông chính. Ở nhiều nước phương tây thì xe đạp không được sử dụng nhiều trong việc đi lại nhưng nó lại được sử dụng cho các hoạt động vui chơi thể thao hay đi dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp được khuyến khích ở rất nhiều nước bởi nó rất hợp với môi trường. Phương tiện này cũng rất thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp mà các loại phương tiện khác không thể nào vào được như các phố cổ có kiến trúc xưa kia.

Cấu tạo của xe đạp gồ có hệ thống điều khiển và chuyên chở. Hệ thống xe gồm khung xe bàn đạp trục ở giữa dây xích đĩa ổ líp hai trục ổ bi và hai bánh trước sao. Khi đi người ta ngồi lên trên yên xe tay cầm gi đông chân đạp bàn đạp cho trục xe chuyển động đĩa chuyển động kéo theo dây xích cũng chuyển động làm quay ổ líp và bánh sau tạo lực cho xe chuyển động đẩy xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn so với ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi so với răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng rồi thì ổ líp đã chuyển động được hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động là bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 750mm, gấp mười lần so với đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay được một vòng thì bánh xe lăn được một quãng đường dài. Ổ líp sẽ quay làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm gi đông có hai tay cầm có thể quau qua trái và qua phải dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh trước đi theo ý muốn. Gi đông vừa là tay lái vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh gồm thắng phanh bóp phanh càng mạnh thì sức ép xuống càng nhanh khiến cho má phanh ép vào hai bên bánh xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chuyển động chậm lại hoặc đứng hẳn khi cần thiết. Nhờ có bộ phận phanh mà người đi xe có thể đi nhanh hoặc đi chậm khi cần thiết tùy vào từng trường hợp. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe bộ phận đèo hàng hoặc chở giỏ hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi cua người đi xe tùy vào từng chiều cao của mỗi người mà yên xe được chỉnh cao thấp khác nhau. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên dựa trên trục bánh xe sau có thể chở được cả hàng tạ, giỏ đựng hàng được gắn thêm phía đầu xe dựa trên trục bánh trước.

Hiện nay ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều khiến cho ách tắc giao thông lại gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là một phương tiện cá nhân không thể thiếu vừa sạch sẽ lại tiện lợi.

Giới Thiệu Cấu Tạo Xe Ba Bánh Chất Lượng

Rate this post

Trên thị trường xe lôi chở hàng hiện nay đang khá sôi động. Nó đang xuất hiện cả những dòng xe đạt chuẩn bộ giao thông lẫn những dòng xe tự chế – không được đánh giá về chất lượng. Khiến người tiêu dùng có một phần hoang mang. Không biết mình chọn mua xe đó đã chuẩn chưa. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cấu tạo xe ba bánh quy chuẩn nhất.

Mong rằng, với những thông tin này bạn sẽ tự lựa chọn cho mình được chiếc xe phù hợp. Có thể đăng ký tại mọi cơ quan pháp luật, lưu thông không sợ bị tịch thu….

Và hơn thế nữa. Với những dòng xe này, người dùng còn rất linh hoạt trong nhiều ngành nghề. Đáp ứng tốt hầu hết mọi nhu cầu ở mức độ mà xe 3 bánh có thể làm được.

Cấu tạo xe ba bánh quy chuẩn

Để tạo ra một chiếc xe lôi ba bánh vững chắc thì chiếc xe cần phải có các bộ phận cơ bản như:

+ Động cơ của xe

+ Khung xe

+ Trục truyền động cát đăng

+ Gầm xe

+ Hệ thống bánh lái

+ Dàn điện

+ Bộ phận cơ khí (thùng xe – mui xe…)

+ Dàn số lùi cải tiến

+ Két làm mát cho động cơ

+ Các phụ kiện khác gồm: Đèn chiếu sáng, hệ thống phanh, giảm sóc, ben nâng hạ thủy lực….

Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết từng bộ phận trong cấu tạo xe ba bánh quy chuẩn được bộ giao thông vận tải phê duyệt và cấp phép. Nhưng trước tiên, Hoàng Tâm xin giới thiệu qua về bảng thông số của dòng xe lôi ba bánh chở hàng quy chuẩn nhất.

Thông số kỹ thuật xe ba bánh chở hàng T&T FUSHIDA

Trọng lượng bản thân 680kg Dài x rộng x cao     (của xe)Dài x rộng x cao        (của thùng )

Dài x rộng x cao     ( của nhíp )

3.300mm x 1.300mm x 1.600mm1.800mm x 1.300mm x 500mm( có thể đóng thùng theo yêu cầu với nhiều quy cách khác nhau)

850mm x 70mm x 7mm

Khoảng cách trục bánh xe 2.300mm Độ cao yên 900mm Khoảng cách gầm so với mặt đất 200mm Dung tích bình xăng 12 lít Kích cỡ lốp trước/ sau Trước: 450-12, Sau 500-12 Phuộc trước Lò xo trụ, giảm chấn thủy lực bằng 4 cây Phuộc sau (gầm Ống lồng, giảm chấn thủy lực Cầu Cầu chuyển động 2 bánh sau có số phụ leo dốc, đèo, Loại động cơ  Yinxiang hoặc Loncin 5A ( loại 1 loại tốt nhất): xăng 4 kỳ, 1 xy-lanh, làm mát bằngquạt gió, két nước Dung tích xy-lanh 125cc – 175c – 200cc – 250cc Dung tích nhớt máy 1,4lít khi rã máy / 1,2 lít khi thay nhớt Dung tích dầu thủy lực 7 lít Hộp số ( tiến –lùi) Cơ khí, 5 số tròn Hệ thống khởi động Điện/ Đạp Hệ thống đánh lửa  CDI Ben thủy lực ( đối với xe có ben ) Nâng 2000kg Tải trọng  2 tấn

Động cơ xe 3 bánh

Động cơ của xe ba bánh được coi là trái tim của xe. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với chiếc xe. Hiện nay, chúng thường được dùng với 3 nhóm động cơ khác nhau gồm:

Động cơ đầu kéo chạy diesel

Động cơ mô tô chạy xăng có tản nhiệt bằng nước và gió

Bình ắc quy điện (động cơ điện)

a/ Động cơ đầu kéo

Thông dụng nhất là sử dụng sản phẩm của hãng Dong Feng. Nó thường được dùng để sản xuất – lắp ráp xe công nông ba bánh. Phục vụ cho đầu kéo tải nặng trong các công trình xây dựng, các khu sản xuất nông sản lớn…. Ít được sử dụng để di chuyển trên đường giao thông công cộng.

b/ Động cơ đốt trong chạy xăng

Cực kỳ thông dụng, nhiều phiên bản lựa chọn. Đây là mẫu động cơ chiếm đến 80% trong sản xuất xe 3 gác chở hàng hiện tại.

Thông thường sản phẩm này được Hoàng Tâm và những cơ sở lắp ráp – phân phối xe 3 bánh chọn lựa là những mẫu từ hãng Loncin và Yaxiang. Hai thương hiệu Trung Quốc nội địa chuyên dụng cho xe kéo tải 3 bánh. Có hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng + quạt và gió trời.

Hệ thống động cơ được sản xuất bằng chất liệu gang máy độ bền cao. Cho phép hoạt động chịu nóng giãn nở rất tốt. Đảm bảo khả năng vận hành nhiều ngày liên tục không cần ngừng nghỉ.

Chúng thường được lựa chọn ở các loại dung tích: 125cc – 150cc – 175cc – 200cc – 250cc. Còn các loại động cơ dung tích lớn hơn thì sẽ nhận đơn đặt hàng.

Động cơ mà được sử dụng chủ yếu nhất vẫn là động cơ 175cc của AAA  (Yaxiang) và động cơ 150cc của Loncin. Bởi nó phù hợp với loại bằng A1 mà hiện tại ai cũng đã có để lưu thông.

Chủ yếu hoạt động dạng côn tay.

c/ Động cơ điện

Là sự mắc nối tiếp các bình ắc quy. Có khả năng tái nạp điện nhiều lần. Giúp đảm bảo công suất cho việc hoạt động của xe cũng như kéo tải. Tùy vào từng mục đích của người sử dụng mà chúng ta chọn lựa lượng ắc quy mắc nối tiếp sao cho phù hợp.

Các thương hiệu ắc quy được lựa chọn chủ yếu là Đồng Nai, Pinaco…

Bộ số cải tiến kèm số lùi (số re)

Đây là bộ phận lắp ngoài được cải tiến. Giúp cho động cơ xe vẫn hoạt động theo chu kỳ tiến. Nhưng dẫn động ngược để đi lùi. Trong cấu tạo xe ba bánh. Bộ số lùi rất quan trọng, nó mở ra một cách vận hành xe mới khác hoàn toàn so với những loại xe ba gác trước kia từng xuất hiện.

Bộ số lùi hay còn gọi là số re. Bao gồm 2 cấp độ lùi chậm và lùi nhanh. Đảm bảo cho việc thực hiện các thao tác lùi an toàn. Hỗ trợ tạo đà khi kéo tải nặng cần đi giật ngược.

Trục cát đăng

Bộ phận trục cát đăng được chế tạo từ kim loại đặc. Với dáng vẻ tròn dài. Bộ phận trục cát răng được thiết kế với 2 đầu và có khớp được hoạt động một cách linh hoạt. Một đầu nối với đuôi chuột của bộ số lùi. Đầu còn lại được gắn vào hệ bánh răng vi sai ở cầu sau. Giúp dẫn động trực tiếp từ động cơ ra hệ thống bánh sau để xe di chuyển.

Khi số bộ số lùi không cài số. Nó sẽ hoạt động truyền vòng tua của động cơ theo chiều tiến. Dẫn động thông qua trục cát đăng đến bộ vi sai cầu sau. Bộ vi sai với hệ thống bánh răng hệ mặt trời. Giúp cho việc đổi hướng từ chạy dọc sang truyền lực ngang về 2 bánh sau. Từ đó tạo đà cho xe di chuyển tịnh tiến.

Còn khi bộ số re cài số. Bánh răng của số re sẽ đảo hướng. Khiến toàn bộ quy trình xoay tròn của trục cát đăng thay đổi. Khiến xe di chuyển ngược lại dễ dang.

Bộ vi sai có chức năng chuyển hướng và di chuyển. Nó gồm rất nhiều những bánh răng có những kích thước đa dạng khác nhau. Được gắn chặt chẽ với nhau theo nhiều hướng. Điều này cho phép các bộ phận ở một độ nghiêng.

Cầu sau

Bộ phận cầu sau của xe ba gác chở hàng gồm có 2 trục truyền chuyển động cho 2 bánh và phần vỏ ngầm. Ở tại vị trí đó được gắn với hệ thống của bộ phận đĩa phanh nằm ở bộ phận của vành của bánh xe sau của xe lôi.

Bộ phận cầu sau cũng được gắn với khu xe lôi bằng với lá nhíp hoặc với bộ phận lò xo với lực đệm. Điều này sẽ hỗ trợ cho bộ phận của cầu sau nhún đều khi gặp địa hình hiểm trở. Có thể giúp cho lái xe giữ được an toàn trong quá trình vận hành.

Bộ giảm sóc trước

Bộ phận giảm sóc nói chung hay bộ phận giảm sóc trước của xe ba gác nói riêng. Đều được coi là bộ phận đóng vai trò quan trọng của xe. Bộ phận giảm sóc của xe sẽ giúp cho bạn chở hàng hóa nhẹ nhàng hơn. Mỗi khi gặp phải những con đường gập ghềnh.

Mỗi khi gặp phải địa hình hiểm trở, hoặc khi chở hàng với trọng tải nặng. Thì bộ phận giảm sóc trước luôn tạo ra một độ nhún giúp cho xe có thể chịu được tải nặng hơn.

Thông thường bộ phận giảm sóc trước của xe 3 bánh thường được thiết kế dạng đôi loại lớn. Giúp cho xe giảm chấn tốt nhất. Đồng thời hỗ trợ cho xe giảm sóc bằng dầu bên trong và lò xo bên ngoài.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng bộ phận giảm sóc trước nó sẽ giảm dần chức năng làm việc. Chính vì vậy nên bạn cần phải thay thế một bộ giảm sóc mới cho chiếc xe ba bánh của bạn. Hoặc có thể bảo dưỡng nó định kì bằng cách tra dầu mỡ cho chiếc xe.

Bộ giảm sóc sau

Hệ thống ben thủy lực nâng thùng của xe lôi ba bánh chở hàng. Là một bộ hệ thống được dùng để điều khiển bộ phận xi lanh của tầng thủy lực nâng thùng của xe 3 bánh. Những loại xe lôi được thiết kế ben thủy lực nâng thùng này thường được sử dụng để chở những loại nguyên vật liệu xây dựng.

Trong quá trình làm việc thùng sẽ được nâng lên để đổ các vật chứa trong thùng xuống. Tiết kiệm được đáng kể cho thời gian bốc dỡ hàng. Cũng như có thể tiết kiệm được sức lao động.

Tùy vào nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ thiết kế việc nâng thùng theo một hướng dọc hoặc theo hướng vuông góc khác nhau.

Hệ thống điện + đề nổ + đèn chiếu sáng

trong cấu tạo của một chiếc xe xe lôi ba bánh chở hàng không thể thiếu được hệ thống điện, đề nổ và đèn chiếu sáng. Bởi nếu không có bộ phận đề nổ thì chiếc xe của bạn cũng không thể vận hành được.

Hệ thống điện cũng như đèn chiếu sáng của xe sẽ giúp cho bạn có thể lái xe một cách an toàn. Nhất là trường hợp bạn lái xe vào khoảng thời gian ban đêm. Thì bộ phận này sẽ giúp cho bạn tiếp nhận được ánh sáng tránh những chướng ngại vật xung quanh.

Thùng xe

Thông thường bộ phận thùng xe của chiếc xe 3 bánh thường được thiết kế qua bàn tay lành nghề của các thợ gia công trong nước. Thông thường bộ phận thùng xe sẽ được làm theo yêu cầu của khách hàng. Bởi mỗi khách hàng đều có những mục đích khác nhau trong quá trình sử dụng.

Thùng của xe thường được mạ bằng một lớp kẽm tĩnh điện, phun sơn tĩnh điện thùng inox, vv…v. Có thể là chất liệu mà khách yêu cầu.

Trên thị trường có những loại thùng xe phổ biến:

+  Loại thùng xe ba bánh chở nguyên vật liệu nhỏ

+  Loại xe thùng xe lôi chở hàng chở những nguyên vật liệu có trọng tải nặng như : sắt, thép, xi măng, gạch..v…vvv

+ Loại thùng xe chuyên chở các loại thùng nước có đóng bình

+ Thùng xe có mái che để chở học sinh

+ Thùng xe không có mái xe

Những lưu ý trong khi chọn xe theo cấu tạo quy chuẩn

Khi nhìn vào cấu tạo xe ba bánh kể trên. Bạn nên tìm hiểu và biết những bộ phận nào là cố định và bộ phận nào bạn được thay đổi. Bởi có nhiều khách hàng đến với chúng tôi được tư vấn các bộ phận linh hoạt để phù hợp với mục đích sử dụng. Nhưng lại sợ không đăng ký – đăng kiểm được.

Do vậy bạn hãy lưu ý những điều sau:

Các bộ phận cố định

Đây là toàn bộ những phần mà không thể thay đổi được ngay từ trước, trong và sau khi thiết kế + lắp ráp xe ba gác cho bạn:

+ Động cơ

+ Khung sườn

+ Cầu trục

Các bộ phận linh hoạt

+ Hệ thống đèn + điện

+ Giảm sóc

+ Thùng + cabin (thực ra phần này khá quan trọng. Nên bạn nên coi nó là phần cố định để lựa chọn thiết kế ngay từ đầu. Tránh lãng phí lượng tiền lớn khi thay đổi).

Điều tốt nhất. Bạn nên quan tâm về phần động cơ, khung sườn. Còn những phần như ngoại hình, hãy nên nghe theo tư vấn của nhà lắp ráp. Hoặc chọn theo mẫu tiêu chuẩn phổ thông nhất. Để sau này cần thay thế linh kiện, cải tiến xe khác đi được dễ dàng.

Hãy lựa chọn một đơn vị lắp ráp uy tín, đạt tiêu chuẩn nhất cho mình.

Mọi chi tiết cần tư vấn thêm về cấu tạo xe ba bánh. Quý khách có thể gọi bất kỳ lúc nào cho chúng tôi để được giải đáp.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoàng Tâm

Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe lôi, xe 3 bánh T&T FUSHIDA

Add1: Xóm 8 – Xuân Kiên – Xuân Trường – Nam Định

Add2: KCN Vĩnh Lộc, Nguyễn Thị Tú, Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

Add3: KCN Bình Chiểu, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Zalo/Hotline: 0974.924.330 / 0945.472.683 Gặp Mr Tuyến

Email: xebabanhchohang@gmail.com

Website: http://xebabanhchohang.com/ Website: https://xebabanhchohang.vn/ Website: https://www.facebook.com/xebabanhchohang

Phương thức đặt hàng: Quý khách có thể đến trực tiếp cơ sở sản xuất của chúng tôi để xem xe và đặt hàng xe trực tiếp tại công ty chúng tôi hoặc quý khách ở xa có thể đặt cọc chuyển khoản qua ngân hàng theo số tài khoản

Số tài khoản: 3205205156394

Tên tài khoản: Mai Văn Tuyến

Tại: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank- Chi nhánh Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định

Với tư cách là nhà sản xuất, lắp ráp dòng sản phẩm xe ba banh T&T FUSHIDA. Với kinh nghiệm sẵn có của mình chúng tôi hiểu rằng uy tín, chất lượng về sản phẩm và dịch vụ là tiền đề tạo sự thành công. Nhận thức được điều đó, Công ty chúng tôi đã hoàn thiện kênh bán hàng và tư vấn giới thiệu sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành, sửa chữa với phương châm: Phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng, hiệu quả.

Chúng tôi đã và sẽ làm hài lòng và tạo được lòng tin cho khách hàng khi mua xe của công ty chúng tôi.