Top 10 # Xem Nhiều Nhất Giáo Dục Đại Học Có Lợi Ích Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Giáo Dục Đại Học Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Giáo Dục Đại Học

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

1. Tìm hiểu về giáo dục đại học là gì?

Giáo dục đại học được coi là một trong những nền tảng giáo dục ở mức độ cao. Có thể thấy chúng thường xuyên được thực hiện và diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ. Trong đó còn bao gồm tất cả các hoạt động bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học, và sau đại học. Giáo dục đại học được coi là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Đào tạo các thế hệ trẻ sau này ra đời trở thành những người có ích cho xã hội và đất nước.

Giáo dục đại học cũng đào tạo bậc đại học cho những người có nhu cầu và có đủ khả năng về kiến thức và xã hội. Cùng với những thông tin cơ bản về chương trình đào tạo thì giáo dục đào tạo còn thực hiện đúng vai trò của mình trong việc giảng dạy những tri thức.

Việc làm Công chức – Viên chức

2. Các hình thức của giáo dục đại học

Nhắc đến các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục chúng ta có thể để ý chúng được diễn ra dưới những hình thức khác nhau. Hình thức này được thực hiện từ cuối những bậc trung học, cuối khóa học thành đạt của những bạn đã hoàn thành chương trình phổ thông.

Kể đến những chương trình giáo dục đại học chúng ta còn không thể không nhắc đến những trường đại học và viện đại học và các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trong cả nước. Khi học sinh đã hoàn thành tốt và xuất sắc những thành tích từ những năm tháng trung học, hoàn thành nhiệm vụ trung học phổ thông thì có thể bước vào chương trình giáo dục đại học rồi đấy.

3. Vai trò của giáo dục đại học với nước ta hiện nay

Giáo dục đại học cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của dân trí. Với những sự quan tâm của chính quyền và nhà nước, giáo dục đại học ngày càng phát huy hết vai trò và khả năng của ngành, đào tạo các thế hệ trẻ, các nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước phát triển. Nguồn lực con người là quý báu, vì thế, để phát triển nó chúng ta phải quan tâm và chú trọng đến những yếu tố quan trọng mà nền giáo dục cần thực hiện và mang lại.

Không chỉ trong điều kiện hiện nay, kể cả là những thời kỳ trước kia, khi mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã khẳng định, giáo dục là quan trọng nhất, là yếu tố đầu tiên và cuối cùng có thể thay đổi tri thức của nhân loại. Chính vì thế, trong công cuộc phát triển như hiện nay, con người được sống trong một cuộc sống đầy văn minh và biết tận dụng các cơ hội để phát triển chính là nhờ có giáo dục đại học.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm tại những công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản mà chưa biết gửi hồ sơ xin việc ra sao thì hay tham khảo ngay mẫu CV tiếng Nhật chuẩn download miễn phí trên timviec365.

4. Những điều bạn chưa biết về giáo dục đại học

4.1. Cấu trúc đặc điểm của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam

Trước hết, để hiểu biết và tăng cường các kiến thức về giáo dục đại học là gì chúng ta có thể tìm hiểu thêm về hệ thống giáo dục của Việt Nam. Từ xưa đến nay, hệ thống trong ngành vẫn được phát triển theo quy mô rộng lớn và phát triển theo mức độ từ thấp đến cao.

Dễ dàng nhận biết được trong hệ thống cấu trúc đặc điểm của hệ thống có thể chia thành 8 cấp. Từ đào tạo các bậc giáo dục mầm non những bậc đại học và cuối cùng là các tiến sĩ.

Trong bậc đào tạo của các chương trình đào tạo đại học cũng được định hướng theo hai con đường đó là hướng đi với sự nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng. Trong cấu trúc đặc điểm này có thể nhận biết và hướng nghiệp cho tương lai sau này được ổn định và phát triển hơn rất nhiều.

4.2. Nội dung của chương trình giáo dục đại học

+ Các hoạt động về nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, kết hợp với hoạt động phụng sự xã hội đào tạo của các cơ sở

+ Nội dung về đào tạo giáo dục tổng quát: Trong nội dung này có thể thấy hình thức đào tạo được dựa trên lý thuyết và nội dung dựa trên những vấn đề trừu tượng

+ Giáo dục đại học đa số có sự quan tâm và chú trọng đến các ngành nghề đào tạo con người trong xã hội.

+ Cùng với những nội dung trên thì giáo dục đại học là gì? Nó còn là một trong những nội dung quan trọng về lĩnh vực khoa học, nhân văn, nghệ thuật cùng những kiến thức xã hội. Kết hợp những phương pháp giảng dạy và thực hành, cùng việc đào tạo những nội dung kiến thức về ngành kinh tế, kỹ thuật cùng khoa học công nghệ đào tạo những ngành phát triển của đất nước.

4.3. Lịch sử giáo dục đại học Việt Nam

Dựa trên những kiến thức tìm hiểu được, chúng ta hãy tìm hiểu xem lịch sử giáo dục đại học Việt Nam được hình thành như thế nào. Một chút kiến thức về lịch sử chúng ta sẽ thấy nền giáo dục phát triển như thế nào.

Đi suốt hành trình lịch sử qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, chúng ta cũng thấy được những tiến bộ mới của lịch sử Việt Nam. Trải qua những lịch sử giữ nước và giữ nước hào hùng của cha ông chúng ta, giáo dục đại học của Việt Nam cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhân loại.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những thế hệ cai quản từ các thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, nền giáo dục của nước ra cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, nó vẫn có thể giữ được nét truyền thống quý báu của dân tộc ta.

5. Thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay cũng có những bước chuyển biến tích cực nhất. Trong những giai đoạn hiện nay, nền giáo dục hầu hết cũng được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. Những người hoạt động và làm việc trong ngành giáo dục cũng được đào tạo và nâng cao tay nghề hơn so với những ngành nghề khác trong cuộc sống.

Dựa theo những số lượng và tình hình nghiên cứu, theo tình hình giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, nếu con số thống kê cho thấy, tỷ lệ giáo dục của nước ta không ngừng tăng lên. Dự tính trong những năm trở lại đây, các trường đại học cũng được xây dựng và đội ngũ giảng viên cũng được nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.Vì thế mà chất lượng sinh viên với tiêu chuẩn đầu ra của đội ngũ cử nhân vì thế mà ổn định và đạt chất lượng cao nhất có thể.

Theo ước tính, hiện nay trên địa bàn cả nước có 235 trường đại học và học viện. Một trong những con số tương đối lớn, có thể thấy con số đó còn chưa dừng lại. Hiện nay, nước ta còn có tới 37 viện nghiên cứu khoa học được đào tạo các bậc cử nhân tốt nghiệp với chương trình tiến sĩ và 33 trường cao đẳng sư phạm.

Nếu so với những nghiên cứu thực tế, thì Việt Nam có thể ước tính đến con số lớn hơn thế khá nhiều và cũng đã là một trong những địa điểm thu hút được rất nhiều người về đây học tập và nâng cao trình độ kiến thức. Cùng với sự phát triển như hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những môi trường làm việc và học tập đáng ngưỡng mộ.

Bên cạnh những sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục như hiện nay thì giáo dục đại học của nước ta cũng gặp rất nhiều những bất cập khác nhau.

5.2.1. Đại học tăng về số lượng nhưng lại không tỷ lệ thuận với chất lượng

Những sự thay đổi và bất cập của việc gia tăng về số lượng của những trường đào tạo về giáo dục đại học luôn khiến mọi người phải lo lắng. Các trường đào tạo giáo dục đại học có xu hướng đào tạo sinh viên với chất lượng đâu ra tràn lan và chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn về chuẩn chất lượng đầu ra.

5.2.2. Hệ thống đầu ra không đáp ứng được nhu cầu

Sự bất cập của việc gia tăng quy mô, số lượng của những trường đại học trong cả nước hàng năm với những con số liên tục tăng khiến hệ thống chất lượng đầu ra làm nhiều người phải lo lắng.

Các trường đại học được gây dựng ngày càng nhiều với những quy mô lớn nhưng về yêu cầu lại chưa đáp ứng được những thay đổi trong nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.

Thời gian đào tạo hệ đại học của nước ta thông thường được định hướng trong thời gian từ 3-5 năm và chủ yếu được đào tạo với những hoạt động theo hệ thống về tín chỉ. Nhưng tuy nhiên chương trình học chưa thể đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Những kiến thức đào tạo hầu như chưa đúng và khớp với thực tế. Cần cân nhắc vấn đề này để có được chất lượng đào tạo một cách tốt nhất có thể.

Các sinh viên khi học đại học hầu như phải mất khoảng thời gian lên đến là 1 năm học cho các môn đại cương và có nhiều kiến thức được đào tạo trong môi trường giáo dục đại học hầu như không cần sử dụng và hữu ích nhiều. Cho dù bộ đào tạo đã đưa ra những phương án đổi mới giáo dục đại học nhưng hầu hết nó vẫn chưa được hiệu quả.

Để khắc phục những yếu tố trên, trước hết phải có sự quan tâm của nhà nước và các chính sách hay đường lối đúng đắn cải cách giáo dục ngày càng hiện đại hơn. Chúng ta cũng biết những người đang làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giảng viên tại các trường đại học ngày càng nhiều. Vì thế, việc chọn lựa đào tạo và nâng cao trình độ cũng cần chú ý hơn.

Học Giỏi Môn Giáo Dục Công Dân Có Lợi Ích Gì Cho Xh ?

Giáo viên Trường THPT chuyên ngoại ngữ Sư Phạm (TP.Hà Nội) phân tích đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân, kỳ thi THPT quốc gia 2018, qua đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cho học sinh trong ôn tập, làm bài thi.

Những kiến thức, kĩ năng cần thiết đều có trong đề

Về ý nghĩa của ‘잘’ trong Tiếng Hàn Quốc Đánh giá của các thầy cô Trường THPT chuyên Hùng Vương, đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân năm 2018 bao gồm kiến thức cả lớp 11 và lớp 12. Trong đó có 8 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 và 32 câu hỏi thuộc chương trình lớp 12.Ngữ pháp các bài học ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp

Trung Tâm Sejong Hà Nội Seoul – 하노이 Seoul 세종학당.

Về cấu trúc, đề có 21 câu ở mức độ dễ, cơ bản; 8 câu ở mức độ vận dụng và 11 câu vận dụng cao. Tất cả các câu hỏi trong đề thi đều đảm bảo tính chính xác khoa học và có nội dung nằm ở phần chung của chương trình lớp 11 và 12 hệ THPT hiện hành, không chứa các nội dung giảm tải. Các hình thức liên kết – 연결형

Cách dùng từ (문법과 표현) : Trung Tâm Sejong Hà Nội Seoul – 하노이 Seoul 세종학당.

1. A/V – 다/자/냐/라면서 : Nghe V ~, nghe nói, nghe rủ ~

예 : Ngữ pháp các bài học ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp

마이클 씨가 같이 공원에 가자면서 전화했어요.

Nghe Michael đã gọi điện rủ cùng đi công viên.

내 동생은 누가 자기 옷을 입고 나갔냐면서 화를 냈어요 .

Nghe em trai tôi đã nổi nóng lên hỏi ai đã mặc áo của nó đi ra ngoài.

아무도 안 다쳐서 다행이라면서 기뻐했어요.

Nghe không có ai bị thương nên mọi người vui mừng nói là may mắn quá.

– 한국말을 유창하게 잘한다면서 칭찬해서 기분이 좋았어요.

Nói tiếng Hàn lưu loát nên được khen làm tâm trạng thấy vui

2. V-(으)ㄴ 것이 엊그제 같다 : V giống như mới bắt đầu

– 고등학교를 졸업한 것이 엊그제 같은데 벌써 10년이 지났다.

Tốt nghiệp cấp 3 mới đó mà đã 10 năm rồi.

– 이번 학기를 시작한 것이 엊그제 같은데 내일이 졸업식이군요 .

Khai giảng học kỳ này cứ như là mấy ngày trước vậy mà mai là lễ tốt nghiệp rồi.

– 한국에 처음 와서 당황해하던 것이 엊그제 같은데.

Đến HQ rồi mà nhiều thứ còn bỡ ngỡ giống như mới ngày đầu.

3. 세월이 (쏜살같이) 빨르다(지나가다) : thời gian trôi nhanh như tên bắn

-계절이 바뀌는 걸 보니 세월이 정말 빨르네요.

Nhìn vào sự chuyển mùa đúng là thời gian trôi qua nhanh quá.

– 세월이 쏜살같이 지나갔다. Thời gian qua như nháy mắt.

– 정신없이 일하다 보면 세월이 더 빨리 지나가는 것 같아요 .

Nếu không để ý thì thời gian dường như càng trôi qua nhanh.

4. N(으)로 가득하다 : Đầy N

– 지갑이 동전으로 가득해서 무거워요. Vì tiền xu đầy túi nên nặng quá.

– 부엌이 음식으로 가득한 걸 보니 손님이 오시는 모양이군요.

Thấy đồ ăn đầy trong bếp hình như hôm nay nhà có khách.

– 영화를 보러 갔는데 극장 앞이 사람들로 가득해서 그냥 집으로 돌아왔다 .

Đi coi phim nhưng mà trước rạp chiếu phim đầy người nên đã đi về.

5. A/V-(으)/느냐든지 A/V-(으)/느냐든지 : Hỏi cái này hỏi cái kia

– 한국말이 어러우냐든지 한국말을 왜 배우느냐든지 하는 질문을 많이 받았어요.

Tôi nhận được nhiều câu hỏi như là tiếng Hàn có khó không, tại sao học tiếng Hàn.

– 어머니는 제 여자 친구가 얼굴은 예쁘냐든지 공부는 잘하느냐든지 하는 질문을 하면서 귀찮게 했어요 .

Mẹ làm tôi khó xử khi hỏi bạn gái tôi có đẹp không, có học giỏi không.

** A/V -았/었(느)냐든지 A/V -았/었(느)냐든지

– 결혼은 했느냐든지 왜 안 했느냐든지 하는 질문을 받으면 정말 곤란해요 .

Bị hỏi kết hôn chưa hay tại sao chưa kết hôn thiệt là khó trả lời.

Các câu hỏi trong đề đã được biên soạn đảm bảo đề cập hết các đơn vị kiến thức học sinh cần biết, các kĩ năng học sinh cần có theo yêu cầu của chương trình; được sắp xếp từ dễ đến khó. Với những câu cơ bản, học sinh chỉ cần nắm vững nội dung cơ bản trong sách giáo khoa là làm được. Với những câu có tính phân loại, học sinh cần có tư duy phân tích và vận dụng kiến thức thực tế xã hội thì mới giải quyết được.

Tuy nhiên, câu 116 trong câu dẫn có mâu thuẫn, không tường minh giữa nhân vật A và B.

Trong quá trình học tập, ôn luyện, phải có ý thức xây dựng được thói quen đánh dấu lại các dạng câu hỏi, nội dung còn nhầm lẫn với nhau (như: giữa nội dung và định nghĩa), sau đó tìm từ khóa cho các nội dung để phân biệt.

Trung Tâm Sejong Hà Nội Seoul – 하노이 Seoul 세종학당.Khi làm bào thi học sinh lưu ý: Thi trắc nghiệm không yêu cầu trình bày nội dung như tự luận mà là dựa vào kiến thức của bài nào, phần nào để đưa ra đáp án đúng. Đối với những câu hỏi vận dụng muốn tư duy nhanh để đưa ra phương án giải quyết thì phải bám vào các từ khóa (như: đã thực hiện việc gì?, đúng hay sai?, vi phạm cái gì?, không vi phạm cái gì?…) có ở cuối câu dẫn.

Đặc biệt, cần luôn cẩn thận với các câu có câu dẫn dài, nội dung phức tạp. Hãy đọc kĩ câu dẫn, nội dung từ khóa hỏi gì, đánh dấu đối tượng phù hợp của câu trả lời; kết thúc chọn một phương án đúng có đủ các đối tượng đã đánh dấu. Chú ý kiểm tra kĩ sự phù hợp giữa từ khóa hỏi và đối tượng được chọn.

Hiếu Nguyễn

(giaoducthoidai.vn)

Dịch Vụ Giáo Dục Đại Học Và Cơ Chế Thị Trường

LTS. Ngày 18/4/2005, chính phủ đã ra Nghị quyết số 05/NQ-CP “Về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”. Thực chất đây là những chính sách của Nhà nước về việc huy động tiềm lực của xã hội để sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa nói trên theo “cơ chế cung ứng dịch vụ” trong bối cảnh của cơ chế thị trường. Bài viết này bàn về một số cơ sở kinh tế trong mảng cung ứng dịch vụ giáo dục đại học.

Trong “Kinh tế học” của Samuelson, một Nhà kinh tế học được giải Nobel, khi nói về hàng hóa (HH), ông có đưa ra một ví dụ cổ điển là cây đèn biển để minh họa cho loại ” HH công cộng” (thuần túy). Với cây đèn biển, sự thụ hưởng ánh sáng để đi vào đúng bến của chiếc thuyền này hoàn toàn không loại trừ sự thụ hưởng của chiếc thuyền khác. Ở đây muốn thu phí cũng không thu được, do đó thị trường hay tư nhân sẽ không cung cấp, Nhà nước nhất thiết phải cung cấp dịch vụ này ở dạng “cho không” cho xã hội. Và, cũng vì vậy, ở đây người ta đã đồng nhất “công cộng” với “Nhà nước “ (Public  State). Vậy là, một sản phẩm đi vào quá trình tiêu dùng thông qua việc mua bán hoặc trao đổi kiểu “cho không”, trong CCTT, vẫn được gọi là HH. HH không nhất thiết gắn với việc mua bán hay thương mại. Dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là một HH, còn việc có đem ra “mua bán”, có thu học phí hay hoàn toàn miễn phí lại là việc khác.

Nhưng với dịch vụ GD, khi một em học sinh ngồi trên ghế Nhà trường để thụ hưởng GD, rõ ràng có loại trừ sự thụ hưởng của em khác. Với dịch vụ GD, cũng tương tự như chiếc áo sơmi, ổ bánh mì…, sự tiêu dùng của tôi sẽ loại trừ sự tiêu dùng của bạn, “Kinh tế học” gọi là ” HH cá nhân “. HH cá nhân có thể giao cho thị trường tự do phân tán quyết định sản xuất và cung cấp một cách có hiệu quả. Vậy tại sao ngay ở nhiều nước có truyền thống CCTT vẫn gọi GD là “HH công cộng” (Public good)?

Theo Élie Cohen và Claude Henry, những HH như GD, y tế, văn hóa, v.v… dù “Kinh tế học” gọi là HH cá nhân nhưng vẫn được gọi là “”HH công cộng” vì chúng thỏa mãn hai tiêu chí cơ bản sau: Tiêu chí một là ” tính thiết yếu” của dịch vụ và tiêu chí hai là bị rơi vào “sự hạn chế của CCTT“. Nói riêng về GD, GD là thiết yếu vì nó là nhu cầu cơ bản của con người, là tiền đề cho việc phát triển kinh tế – xã hội và còn để tạo nên mối liên kết xã hội. GD cũng bị rơi vào “sự hạn chế của CCTT” do thị trường không hoàn hảo và thể hiện rõ nét nhất là “tác động ngoại biên” (Externalities) tích cực của GD. “Tác động ngoại biên”, nói nôm na là tác động của một người nào đó gây ra ảnh hưởng (tốt hay xấu) đối với phúc lợi của người khác mà ảnh hưởng này lại không được phản ánh qua giao dịch thị trường. Một SV học ĐH, lợi ích chẳng những cho SV đó mà còn có tác động tốt cho xã hội, năng suất lao động xã hội sẽ cao hơn, sau này có thể đóng thuế thu nhập cho xã hội nhiều hơn, v.v… Nhưng những ảnh hưởng tốt đó lại không được xã hội trả tiền, nghĩa là ở đây, CCTT bị hạn chế, không có tác dụng, do không tính được việc lẽ ra là phải trả tiền này. Như vậy, gọi GD là một “HH công cộng” là không theo cách tiếp cận về mức độ loại trừ nhau trong sử dụng của “Kinh tế học”, mà là để nói về sự thỏa mãn hai tiêu chí nói trên của GD. Và cũng do vậy, ở đây ” công cộng” không có nghĩa là Nhà nước nhất thiết phải cung cấp (hay độc quyền), nghĩa là “công cộng” không đồng nhấtvới “Nhà nước “ (Public ≠ State). (Trong tiếng Việt, xin tạm gọi loại HH này là ” HH công ” để phân biệt với “HH công cộng” như cây đèn biển đã nói ở trên).

Trong thương mại quốc tế người ta thường chia HH thành hai loại: HH vật phẩm và HH dịch vụ, và thường gọi tắt HH vật phẩm là hàng hóa còn HH dịch vụ là dịch vụ. Tuy vậy, hàng hóa cũng như dịch vụ chưa có nghĩa là loại HH nhất thiết phải gắn liền với mua bán hay thương mại. Thuật ngữ “dịch vụ” là để chỉ loại HH có các tính chất: vô hình, sản xuất và tiêu thụ gần như đồng thời, chất lượng biến thiên cao, không thể tồn trữ v.v… (tuy thường vẫn kèm theo vật phẩm). GD là loại HH có đầy đủ những tính chất đó nên được gọi là dịch vụ GD. Nhưng đây còn là loại dịch vụ đặc biệt vì 3 lẽ. Thứ nhất, nó là loại “công” như đã nói ở trên, không như là dịch vụ Nhà hàng, tư vấn, v.v…, nó là “HH khuyến dụng”. Thứ hai, ở đây là GD, GD luôn mang tính nhân văn của GD. Cũng vì vậy, người ta nói dịch vụ GD mới là HH chứ không phải chính GD là HH. Thứ ba, đây là dịch vụ có đặc điểm, một mặt việc sử dụng là có điều kiện (ví dụ, thi vào đỗ mới được học) và mặt khác, là loại có chất lượng biến thiên rất cao và rất khó đánh giá/ kiểm soát, người sử dụng rất dễ bị đánh lừa (Chính vì vậy Trung Quốc không có chủ trương “khoán” trong GD).

Có 3 yếu tố để luận cứ cho xu thế này. Trước hết, khi nền GDĐH chuyển sang nền GD cho số đông, một áp lực ngày càng lớn đã đè lên ngân sách Nhà nước (NSNN). Từ đó, đầu tư từ NSNN tính trên đầu SV đã có xu thế giảm liên tục trong những thập niên vừa qua. Vì vậy, một mặt xã hội yêu cầu ĐH phải được vận hành một cách có hiệu quả hơn, mặt khác, các trường ĐH phải tăng thu từ các nguồn thu khác ngoài NSNN, trong đó có học phí và mở rộng một số hoạt động có tính chất kinh doanh. Thứ hai là ảnh hưởng của trường phái kinh tế học “Tân tự do” (Neo-liberalism). Lập luận tóm tắt của trường phái này là: Xã hội hiện đại rất đa dạng và phức tạp, việc ra-quyết-định và điều khiển tập trung là kém hiệu quả; để có hiệu quả cần phải chuyển việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ xã hội, trong đó có GD, từ chính phủ sang thị trường (Theo đánh giá ở Mỹ, khi “tư thục hóa” các dịch vụ GD thì tiết kiệm được 15-40% chi phí cho GD – Murphy, 1996). Thứ ba là ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa (TCH). TCH thực chất là việc tự do hóa thương mại, tự do di chuyển các luồng vốn và tự do di dân. Và trong thương mại quốc tế, có thương mại dịch vụ GD (đã ước tính được thị trường GD toàn cầu là khoảng 2.000 tỷ Đô la/ năm). Cho dù, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về lý lẽ của trường phái “Tân tự do” cũng như ảnh hưởng của TCH đối với dịch vụ GDĐH, nhiều người vẫn cho rằng, sức ép về thương mại hoá GDĐH đối với các nước đang phát triển là điều gần như không thể tránh khỏi.

Từ trước những năm 70, gần như cả thế giới đều xem GDĐH là một loại “dịch vụ công”. Nhưng với những ảnh hưởng nói trên, trong khoảng vài thập niên vừa qua câu hỏi này như đã thực sự trở thành những cuộc tranh luận rất sôi động trên toàn thế giới. Hội nghị quốc tế về GDĐH của UNESCO và Tuyên bố chung Bologna của Châu Âu Nhà nước phúc lợi gần đây vẫn khẳng định: GDĐH là một “HH công”, trong khi đó, WB, IMF, GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ thuộc WTO) lại xem GDĐH là “HH cá nhân” (private goods). Còn Geoff Scott (2003): “Vừa qua đã có một bước chuyển hướng cơ bản… trong GD: GDĐH không thực sự là một HH công mà là lợi ích cá nhân”.

Thực ra thì GDĐH vẫn luôn, vừa mang lại lợi ích cho cá nhân vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Nhưng, cùng với 3 yếu tố để luận cứ cho xu thế TTH nói trên, trong GDĐH đã xảy ra hai hiện tượng thường được dùng để biện minh cho bước chuyển hướng này. Thứ nhất, khi nền GDĐH còn là “tinh hoa”, phần lớn ĐH có định hướng nghiên cứu, sản phẩm của nó sẽ là những “con người khoa học” chủ yếu đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội v.v… Nhưng khi GDĐH đã là nền GD cho số đông, phần lớn ĐH lại là GD nghề nghiệp, tấm bằng ĐH của từng cá nhân sẽ là “tấm hộ chiếu vào đời”. Đây cũng là đặc điểm của nền GDĐH ở những nước mới phát triển nền GDĐH của nước mình từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Do vậy, GDĐH ngày nay phải được xem, chủ yếu là mang lại lợi ích cá nhân. Thứ hai là sự lan tỏa của mô hình Nhật Bản (J-model – Cumming, 1997). Nhật Bản cho rằng, tỷ lệ NSNN trong GDP của các nước Châu Á rất thấp, khác với Mỹ và đặc biệt là Châu Âu (huy động đến trên 40% GDP vào NSNN), vì vậy Nhà nước chỉ đủ sức cung cấp cho riêng GD tiểu học phổ cập và một số lĩnh vực ưu tiên về khoa học-kỹ thuật ở bậc ĐH; GD trung học và ĐH nói chung chủ yếu phải là trách nhiệm của người học và cộng đồng. Mô hình này đã lan tỏa sang Đài Loan, Hàn Quốc từ những năm 80 và sau đó sang Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia từ đầu những năm 90. Tuy nhiên, nói cho cùng, trong GDĐH ngày nay, vấn đề quan trọng không còn là “công” hay “tư” mà, với cơ sở GDĐH là không vì lợi nhuận hay có một mức độ lợi nhuận nào đó và với người học là bài toán ” chia sẻ chi phí “. Với chi phí cho một SV, Nhà nước sẽ gánh chịu bao nhiêu phần trăm, cộng đồng bao nhiêu và gia đình cũng như người học bao nhiêu.

Mục tiêu xuất phát của TTH GDĐH là làm cho ĐH phải được tổ chức và vận hành một cách hiệu quả hơn và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của phát triển kinh tế-xã hội. Muốn vậy, GDĐH cần phải biết vận dụng những quy luật của CCTTcó lợi cho GD, như phải biết hướng đến thị trường (market-driven) trong quan hệ cung-cầu, phải biết cạnh tranh, phải biết xem xét bài toán hiệu quả, tính toán “lợi ích-chi phí” v.v…

Từ đó, TTH thường có những giải pháp chủ yếu sau đây. Thứ nhất, từng bước giảm bớt sự tham gia trực tiếp của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ GDĐH, như mở rộng ĐH tư thục, hợp đồng giao việc quản lý vận hành một số ĐH công lập cho tư nhân hoặc cộng đồng (Malaysia, Trung Quốc…). Thứ hai, mở rộng sự gắn kết giữa trường ĐH với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, như chương trình đào tạo theo đặt hàng, cho phép lập các công ty dịch vụ hoặc “kinh doanh mạo hiểm” ở các trường ĐH (Trung Quốc, Nhật, Malaysia …), lập trường ĐH trong các Công ty lớn, cho phép các thầy cô giáo làm việc bán thời gian ở các doanh nghiệp vv… Thứ ba là tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập (Indonesia, Thái Lan…) đi kèm với trách nhiệm xã hội và công khai minh bạch, không còn xem thầy cô là công chức. Thứ tư là “doanh nghiệp hóa, tập đoàn hóa” các ĐH quốc gia (Mỹ, Nhật, Malaysia…): quản lý Nhà trường như quản trị ở một doanh nghiệp, hệ thống kế toán giống như ở các công ty, khuyến khích xây dựng “vốn riêng ở trường ĐH công lập” (Endowment fund) như ở Singapore, Malaysia vv… Thứ năm là chủ động tham gia thương mại dịch vụ GDĐH toàn cầu và khai thác tiềm năng GDĐH của các nước phát triển v.v…

VN đã ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA), đã cam kết để Hoa Kỳ tham gia từng bước vào kinh doanh 53 ngành dịch vụ trong số 155 ngành theo phân loại của WTO, trong đó có GDĐH. Và theo lộ trình, từ tháng 12/2004 vừa qua, Hoa Kỳ đã có thể lập liên doanh và từ 12/2008 có thể thành lập chi nhánh ĐH ở VN để cung cấp dịch vụ GDĐH. Khi VN vào WTO, chắc nhiều nước khác cũng sẽ có những quyền tương tự.

GATS là một tổ chức do WTO quản lý. Vì vậy, khi tham gia WTO, mỗi nước cũng phải có một chính sách và một lộ trình thích hợp để từng bước ký kết những điều khoản đối với GATS, trong đó có thương mại dịch vụ GDĐH. Khi đó, một mặt chúng ta có cơ hội để có thể lựa chọn chính sách khai thác tiềm lực GDĐH của nước ngoài để phát triển GDĐH của nước mình, thậm chí có thể xuất khẩu GDĐH nhờ vào GDĐH của nước ngoài như kiểu của Singapore, Malaysia v.v…, có điều kiện học tập qua hợp tác với nước ngoài từ các chương trình liên kết, các chi nhánh ĐH nước ngoài v.v… Đương nhiên, khi đó một khung pháp lý và chính sách mới cũng cần phải được xây dựng như vấn đề công nhận chất lượng đào tạo của ĐH nước ngoài, việc làm của GS nước ngoài, độc quyền của Chính phủ, hệ thống quota v.v… Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn rất lớn, phải cạnh tranh không cân sức với ĐH nước ngoài, chẳng những trong việc tổ chức đào tạo mà còn là chất lượng của nguồn nhân lực đã đựơc đào tạo, so với nguồn nhân lực ở nước ngoài. Và, mất chất xám nữa, xin lưu ý, hiện có trên nửa triệu SV nước ngoài đang du học ở Mỹ, nhưng chỉ có khoảng 1/3 là trở về nước.

Tuy nhiên, TTH dịch vụ GDĐH, có lẽ còn có những ảnh hưởng sâu xa hơn. Trước hết, người ta nói rằng, GDĐH trong quá khứ là một công việc khá “buồn tẻ và dễ chịu” trong một “cuộc chơi” chỉ có 2 người, đó là Nhà nước và ĐH. Nhưng trong “cuộc chơi” mới hiện nay đã có thêm người thứ ba, đó là thị trường. Khi đó, vai trò của chính phủ sẽ giảm bớt, vai trò của thị trường sẽ mạnh hơn và còn đe dọa vấn đề công bằng xã hội (Tất nhiên cũng có ngoại lệ). Tiếp đến, những giá trị và văn hóa của thị trường sẽ xâm nhập vào khuôn viên các trường ĐH, họ sẽ suy nghĩ giống như là những doanh nghiệp hơn là những định chế GD. Cuối cùng là ảnh hưởng của văn hóa, tin cậy thị trường hơn là Nhà nước và làm suy giảm văn hóa bản địa v.v… Hạn chế những mặt trái này của TTH vì vậy luôn là một nhiệm vụ khó khăn của những nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước ta, một nước có nền kinh tế đang còn là nền kinh tế chuyển đổi.

Ở những Nhà nước phúc lợi Châu Âu, cho đến gần đây, gần như không có mấy ĐH tư thục, trừ Bỉ, Hà Lan… và một số ĐH tôn giáo. Ở Mỹ, đến giữa thế kỷ thứ 19, ĐH tư thục chiếm đa số nhưng hiện nay số SV trong ĐH tư thục đã giảm còn dưới 25%. Trong khi đó, ĐH tư thục lại phát triển khá mạnh ở những nước đang phát triển. Ở Châu Á, tỷ lệ SV tư thục trong GDĐH của Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine đã đạt đến con số trên dưới 80% và tỷ lệ này hiện nay ở Indonesia là 60% (2001), Malaysia-38% (2000), v.v… Qua đó, có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây.

Giáo Dục Chính Trị Là Gì? Lợi Ích Mà Giáo Dục Chính Trị Mang Lại

Việc làm Công chức – Viên chức

1. Giáo dục chính trị là gì

Để hiểu thế nào là giáo dục chính trị thì ta sẽ chia ra 2 phần để phân tích, đó là giáo dục và chính trị.

Giáo dục chính trị là gì

Về phần giáo dục chính trị, có tên tiếng Anh chuyên ngành là Political Education, đây được coi là một bộ phận khoa học mang tính chính trị, là bộ phân công tác về tư tưởng của Đảng, nội dung chủ yếu được giáo dục ở đây chủ nghĩa Mác – lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng… nhằm hình thành đến thế giới quan, với những phương pháp luận khóa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin đi cùng với năng lực hoạt động thực tiễn cho các cán bộ theo học, đảng viên và quần chúng nhân dân, đáp ứng được những yêu cầu về xây dựng và phát triển đất nước.

2. Tìm hiểu sâu về giáo dục chính trị

– Khái niệm giáo dục: Theo như trong từ điển Giáo dục học thì giáo dục được định nghĩa theo một cách như sau: “Giáo dục được coi như một là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động để từ đó nhằm truyền thụ bằng tri thức và khái niệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia hoạt động sản xuất và đời sống xã hội”.

Theo TS. Phạm Đình Nghiệp: “Giáo dục là hình thái xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách.

Còn theo quan điểm triết học của TS. Trần Sỹ Phán: “Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của giáo dục tri thức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống của học sinh, sinh viên); mặt khác (và chủ yếu hơn là) thông qua sự tác động này mà làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục”.

Qua các định nghĩa, khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học ta thấy được, giáo dục là một hoạt động của xã hội loài người và nó mang tính tất yếu, bởi thông qua hoạt động này loài người mới có thể tiếp tục tồn tại, cải hoá thế giới và phát triển, hoàn thiện mình trong đời sống xã hội. Giáo dục có nội hàm rất rộng, nên được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức của con người theo một quy củ đã được định sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thành nên nhân cách của con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục.

– Về bản chất: Giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Từ nội hàm và bản chất của giáo dục, ta thấy được, để hình thành nên nhân cách của một con người theo đúng như chuẩn mực xã hội, nhà giáo dục phải có cả một hệ thống các phương diện để giáo dục, chính vì vậy, giáo dục có rất nhiều phương diện hợp thành: Giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thường thức, giáo dục sinh thái, giáo dục về giới… Như vậy, có thể thấy, giáo dục chính trị tư tưởng là một phương diện hợp thành không thể thiếu khi đào tạo giáo dục một con người.

Tìm hiểu sâu về giáo dục chính trị

Có thể thấy, các định nghĩa trên đã tiếp cận chính trị ở những mặt khác nhau, nhưng nhìn chung, các định nghĩa đã nêu lên được bản chất của chính trị là tính giai cấp, mối quan hệ và mục tiêu của các giai cấp, các lực lượng chính trị trong việc giành chính quyền, điều khiển Nhà nước.

Trong lĩnh vực chính trị, cái thúc đẩy hoạt động chính trị làm tăng tính tích cực chính trị, chi phối các quan hệ chính trị, nổi lên thực chất của các quan hệ đó là lợi ích chính trị. Nếu nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển thì lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Lợi ích là nhân tố của quá trình hoạt động thực tiễn xã hội của con người hướng tới một cái gì đó có ý nghĩa đối với họ. Về phạm vi cấp độ chủ thể, thì có lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích tập đoàn, lợi ích quốc gia,… Căn cứ vào lĩnh vực mà lợi ích hướng tới thì có: lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần,…

– Khái niệm tư tưởng: Triết học giản yếu năm 1987 định nghĩa: Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài… mọi tư tưởng đều được rút ra từ khái niệm. Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay xuyên tạc hiện thực… Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1994 cho rằng: Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩa chung của con người đối với hiện thực khách quan, đối với xã hội (nói tổng quát), do đó, có tư tưởng tiến bộ, tư tưởng lạc hậu.

Từ những quan điểm trên cho thấy, cái chung nhất của tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức biểu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp và của xã hội. Đó là ý thức phản ánh xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của mỗi con người, mỗi tập đoàn, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi thời đại nhất định. Sự phản ánh đó có thể đúng và chưa đúng, thậm chí có thể sai. Vì vậy, có tư tưởng tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại.

Do đó, trong xã hội có giai cấp luôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng để truyền bá tư tưởng của giai cấp mình nhằm mục đích tập hợp quần chúng giác ngộ họ theo quan điểm tư tưởng của giai cấp mình, tạo nên sức mạnh hành động giành thắng lợi trong đấu tranh giai cấp.

Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị tư tưởng chủ yếu là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ tư tưởng: Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của giai cấp bị trị. Vậy, hệ tư tưởng là quá trình phát triển của tư tưởng xã hội được các nhà tư tưởng của các giai cấp khái quát hóa, hệ thống hóa tư tưởng của giai cấp mình thành lý luận và học thuyết chính trị – xã hội, là cơ sở để vạch ra cương lĩnh, đường lối cũng như các chủ trương, chính sách của các giai cấp; đồng thời nó còn là vũ khí lý luận sắc bén để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng của giai cấp đối lập. Trong đó, mỗi cá nhân, con người, trong mỗi thời đại nhất định có một bộ phận tự nhận thức nhưng phần lớn do giáo dục truyền bá phổ biến của chủ thể hệ tư tưởng.

Qua tìm hiểu những khái niệm trên, ta thấy, thuật ngữ chính trị tư tưởng là từ ghép chính trị và tư tưởng được sử dụng ở đây như một bổ ngữ của công tác giáo dục nhằm phân biệt rõ nội dung của giáo dục.

Về bản chất của giáo dục chính trị tư tưởng là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của một Đảng, một giai cấp, một tổ chức vào quần chúng, nhằm giác ngộ nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính trị, để quy tụ, tập hợp quần chúng tham gia vào quá trình đấu tranh giành và bảo vệ, thực thi quyền lực chính trị, đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích.

3. Học giáo dục chính trị ra làm gì

Sau khi các cử nhân đã hoàn thành học xong chương trình giáo dục chính trị, thì sau khi ra trường, sẽ tham gia giảng dạy tốt được các môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ Thông trên cả nước, cao hơn nữa thì có thể trở thành giảng viên, giảng dạy các môn khoa học Mác – Lê Nin, Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Tư tuongr Hồ Chí Minh ở trên các trường Đại học, Cao Đẳng, các trường trính trị ở địa phương, gióa viên chính trị các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, làm cán bộ ở các lĩnh vực chính trị và xã hội.

Học giáo dục chính trị ra làm gì

Có thể thấy rằng ngành học giáo dục chính trị là một ngành học khá thu hút hiện nay, bởi nó có được sự quan tâm của các bạn trẻ. Không những thế, cơ hội việc làm của ngành giáo dục chính trị rất đa dạng và tạo ra cho người theo nghề nhiều cơ hội việc làm, phát triển bản thân và có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc khác nhau. Vậy nên các bạn trẻ có ý định cho nghề nghiệp tương lai của mình, thì chọn giáo dục chính trị là một lựa chọn khá phù hợp và đúng đắn.