Top 8 # Xem Nhiều Nhất Du Du Co Cong Dung Gi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Những Công Dụng Từ Trái Đu Đủ Nhung Cong Dung Tu Trai Du Du Doc

Đu đủ là loại quả chứa rất nhiều vitamin A đồng thời có rất nhiều công dụng hữu ích. Đu đủ chín hay sống đều có công dụng riêng và đều có thể dùng trong ẩm thực. Đu đủ sống chế biến món ăn rất ngon, còn đu đủ chín thì làm món tráng miệng, nước ép, sinh tố… Là …

là loại quả chứa rất nhiều vitamin A đồng thời có rất nhiều công dụng hữu ích. Đu đủ chín hay sống đều có công dụng riêng và đều có thể dùng trong ẩm thực. Đu đủ sống chế biến món ăn rất ngon, còn đu đủ chín thì làm món tráng miệng, nước ép, sinh tố…

Là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đu đủ để lại vị giòn, ngọt mát đến khó quên. Không những vậy, sự thay đổi hay đa đạng về màu sắc luôn làm cho loại quả này nổi bật trong thế giới hoa quả.

Có khả năng chống ung thư

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong trái đu đủ có chứa chất chống ung thư và giúp ngăn ngừa sỏi mật. Cho nên, bạn hãy “năng” ăn đu đủ với mục đích phòng ngừa ung thư.

Tác dụng giảm cân

Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 32kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình.

Thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường

Đu đủ tuy có vị ngọt, nhưng các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.

Điều trị các vết chai và mụn cóc

Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.

Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin.

Khắc phục chứng rối loạn “nguyệt san”

Rối loạn nguyên san là căn bệnh không hiếm xảy ra với các bạn gái. Không nhất thiết phải dùng đến các loại thuốc mới có thể chữa trị. Chỉ đơn giản hãy thường xuyên ăn lá còn xanh của cây đu đủ cũng có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, có thể uống nước siro chế biến từ cây lô hội (nha đam) cũng đem lại ích lợi tương tự.

Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ

Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.

Điều trị vết loét trên da

Để làm lành các vết loét trên da, bạn hãy trộn một chút bơ với nước đu đủ và bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Liều thuốc hạ huyết áp

Bởi lẽ trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn kali chính vì thế đu đủ được xem là phương thuốc cực kỳ hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp cao và cũng giúp cho tinh thần bạn luôn thăng bằng và thoải mái. Vì thế, bạn đừng quên ăn đu đủ thường xuyên.

Phòng tránh bệnh tim mạch

Hàng “tá” các công trình nghiên cứu đã cho hay, dưỡng chất có trong đu đủ có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hoá của cholesterol (Cholesterl chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến tim mạch khi bị oxy hoá). Đây cũng là bằng chứng cho thấy đu đủ có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giúp sáng mắt

Bạn (đặc biệt là người già) nên ăn khoảng 3 phần đủ đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hoá cũng như suy giảm thị lực

Rất tốt cho da

Khỏi cần xài các loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn hãy tự chế ra các loại mặt na với trái đu đủ. Hiệu quả thật tuyệt vời mà nhất là không gây kích ứng cho da.

Bạn có thể kết hợp đu đủ với một số loại nguyên liệu khác để tạo mặt nạ như sữa tươi, sữa chua hoặc chỉ đơn giản là nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.

Nguyên Tắc Và Nội Dung Lập Quy Hoạch Du Lịch

Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch:

– Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

– Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

– Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.

– Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Nội dung quy hoạch về du lịch:

– Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.

– Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

– Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.

– Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

– Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.

– Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.

– Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hay khó khăn gì thì hãy liên hệ với Luật Gia Phát theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 098.1214.789

Email:  ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp!

Uong Nuoc Yen Co Tac Dung, Tac Dung Cua Nuoc Yen, Nuoc Yen Sao

Nước yến sào được chiết xuất từ tổ yến nguyên chất chứa nhiều thành phần dưỡng chất an toàn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy uống nước yến có tác dụng gì?

Được chiết xuất 100% từ tổ yến nguyên chất nên nước yến sào chứa đầy đủ 31 nguyên tố vi lượng cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.

– Thành phần Acid amin: Theo Nhà nghiên cứu Yến sào, TS Nguyễn Quang Phách, trong yến sào có đến khoảng 18 loại Acid amin khác nhau, nhiều loại quý hiếm như Aspartic, Threonine, Serine, Acid Glutamic, Proline, Glycine, Histidine, Arginine, Cystine, Sialic, Leucine, Alananine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrocine, Phenilalanine,…

– Thành phần khoáng chất: PTS Ngô Thị Kim và TS Nguyễn Quang Phách cũng đã công nhận yến sào chứa đến 31 nguyên tố khoáng chất qua phương pháp huỳnh quang tia X. Theo đó, tổ yến chứa nhiều Canxi và Sắt, Mangan, kẽm cũng là các nguyên tố có tỷ lệ cao. Crom, Selen xuất hiện trong thành phần yến sào giúp hỗ trợ nhiều vấn đề của cơ thể.

Ngoài 02 thành phần chủ chốt trên, yến sào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm khác như các Vitamin, Protein,… Tiếp thu những thành phần này, nước yến sào là thức uống dinh dưỡng tốt cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của người sử dụng.

– Bồi bổ, tăng cường sức khỏe: Từ các công trình nghiên cứu về thành phần yến sào, nước yến sào đảm bảo khả năng chăm sóc, bồi bổ sức khỏe. Nước yến chứa rất nhiều dưỡng chất với hàm lượng protein cao (45-55%) có khả năng giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người, qua đó nâng cao tuổi thọ hiệu quả.

– Ổn định hệ tiêu hóa: TS Nguyễn Quang Phách công nhận trong thành phần yến sào và nước yến sào chứa hàm lượng khoáng chất Mangan và kẽm, rất tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu của người sử dụng. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa 2,09 % thành phần acid amin giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất ở đường ruột. Qua đó nước yến sào có tác dụng giúp ăn ngon miệng tăng hấp thụ dinh dưỡng, rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và trường hợp rối loạn tiêu hóa.

– Tăng cường trí não: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng công nhận hàm lượng Acid amin, khoáng chất trong yến sào, đặc biệt là các khoáng chất Crom, Selen rất tốt cho não bộ. Nhờ thành phần này, nước yến sào có khả năng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm Stress và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, thành phầnacid amin Phenylalanine có khả năng làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh giúp bồi bổ não, tăng cường trí nhớ. Rất tốt cho người già hay quên, người làm việc trí óc, trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

– Tăng cường sinh lý: Chứa 11,4% chất L-Arginine nước yến sào có tác dụng rất tốt cho nam giới giúp tăng cường hoạt động sinh lý, điều hào chức năng tình dục, tăng cường tình dục cho cả nam và nữ giới.

– Chống lão hóa, làm đẹp da: PGS. TS Nguyễn Thị Lâm chỉ ra, yến sào có hiệu quả rất tốt với sắc đẹp phụ nữ. Trong yến chứa nhiều Threonine được biết đến là hoạt chất có tác dụng hình thành Elastine và Collagen hỗ trợ giảm lão hóa, duy trì làn da và vóc dáng cân đối. Ngoài ra, trong nước yến sào chứa hàm lượng cao collagen làm đẹp da, phục hồi các cơ, các mô và da giúp cho da bạn mịn màng đàn hồi, làm da hồng đẹp tự nhiên. Do đó, yến sào có khả năng làm chậm quá trình lão mang lại nét đẹp thanh xuân cho chị em phụ nữ.

2. Uống nước yến nhiều có tốt không?

Như đã nói ở trên thì nước yến rất tốt và phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng. Sử dụng nước yến cũng như yến sào thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa, hạn chế nhiều bệnh tật.

3. Uống nước yến có mập không?

Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng quý và đặc biệt là chứa lượng đường tự nhiên không béo vì thế uống nước yến sẽ không làm tăng cân, đây chính là loại thức uống lý tưởng cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng.

4. Bà bầu uống nước yến có tốt không?

Với thành phần dinh dưỡng phong phú nước yến được coi là thực phẩm bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Đây là gia đoạn mẹ bầu thường bị nghén, buồn nôn và mệt mỏi vì vậy uống nước yến khi mang thai sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, làm giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu của thai phụ. Bên cạnh đó nước yến rất dễ uống lại có cách sử dụng tiện lợi là uống trực tiếp vì thế mẹ bầu nên sử dụng trong suốt thai kỳ và duy trì dùng sau khi sinh để hồi phục sức khỏe. Với tác dụng chống lão hóa và làm đẹp da, nước yến còn nhanh chóng giúp mẹ lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng.

5. Cho trẻ em uống nước yến có tốt không?

Nước yến với tác dụng bồi bổ cao và tăng cường trí não vì thế rất có lợi cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực. Đặc biệt tốt với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ tuổi vị thành niên, học sinh trong giai đoạn thi cử, học tập áp lực…

Trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng với liều lượng nhỏ .

6. Cao huyết áp có uống nước yến được không?

Đối với người cao huyết áp, kiểm soát khẩu phần ăn là điều hết sức quan trọng. Việc sử dụng nước yến cho người cao huyết áp sẽ rất tốt vì thành phần chất đạm cùng các các axit amin trong yến mang đến tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp. Vì vậy người bệnh cao huyết áp sử dụng nước yến cũng như sản phẩm yến sào để chăm sóc sức khỏe là giải pháp hoàn toàn thông minh.

7. Uống nước yến khi nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì dùng yến vào thời điểm đói bụng (lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng) sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.

Cong Dung Cua Kho Qua Rung (Muop Dang Rung) By Ngan Truyen

by Ngan Truyen Web Designer

Khổ qua rừng còn được gọi là mướp đắng rừng, là thực vật thuộc họ bầu bí mọc hoang dại ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean… Công dụng của khổ qua rừng (mướp đắng rừng) với sức khỏe rất tốt nên người Việt đã trồng chúng như một loại rau quả tự nhiên, phục vụ bữa ăn bình thường và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

1. Tác dụng của khổ qua rừng trong đời sống hằng ngày

Không phải ngẫu nhiên mà một loại thực vật từ rừng được đưa về trồng trong nhà vườn, bởi chỉ có những thực phẩm mang lại công dụng tốt thì mới được ưu ái như vậy. Khổ qua rừng là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. So với hàm lượng dưỡng chất và tác dụng ngăn ngừa, điều trị bệnh thì rõ ràng khổ qua rừng nằm ở một “đẳng cấp cao” hơn hoàn toàn với khổ qua bình thường (đã qua lai tạo và trồng phổ biến). Một số công dụng của khổ qua rừng như sau:

a. Công dụng của quả khổ qua rừng trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, khổ qua rừng được sử dụng rất phổ biến và ngày càng được yêu thích, vượt hẳn khổ qua bình thường được trồng đại trà trên khắp mọi miền Việt Nam. Vốn dĩ là thực vật dinh dưỡng, nên khổ qua rừng có thể được dùng như một loại thực phẩm hoa quả bình thường.

Bạn có thể chế biến khổ qua rừng thành các món ăn hấp dẫn như xào chung với trứng, làm khổ qua nhồi thịt, canh khổ qua giò heo, nước ép/ sinh tố khổ qua rừng… Nhờ vị đắng tự nhiên thanh mát và nhiều nước, lại cứng giòn “gai góc” nên khi ăn khổ qua rừng, cảm giác sẽ ngon miệng hơn nhiều so với mướp đắng thông thường (nhiều người gọi là khổ qua mỡ, gai to tròn, mập mạp).

Đối với sức khỏe, khổ qua rừng cũng mang đến rất nhiều công dụng. Không chỉ là ngăn ngừa, phòng bệnh, trong một số trường hợp thực phẩm này còn có thể điều trị chữa lành những căn bệnh nguy hiểm với tác dụng dược lý tương đương thuốc Đông y.

Nhiều người vẫn hay thắc mắc ăn khổ qua rừng có tác dụng gì?

Các chứng như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, mất ngủ, nóng trong người, men gan – mỡ máu cao, gút, trĩ, vẩy nến, đau bụng, nhiễm nấm da, sốt… đều có thể được chữa khỏi nếu bạn biết cách sử dụng khổ qua rừng đúng chỉ dẫn (có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc đặc trị, và áp dụng lối sống lành mạnh).

Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, cách dùng khổ qua rừng có thể sẽ khác nhau. Có trường hợp có thể dùng cả dây, lá, rễ, hoa quả của khổ qua rừng để điều trị hoặc chỉ một số bộ phận trong số ấy. Công dụng chữa bệnh của khổ qua rừng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như:

2. Các nghiên cứu khoa học về tác dụng của khổ qua rừng trên thế giới:

Để đánh giá tác dụng dược lý của khổ qua rừng và công dụng thực tế của loài thực vật này đối với từng loại bệnh, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều chương trình nghiên cứu. Một số công trình quan trọng đạt kết quả khả quan có thể kể đến:

a. Nghiên cứu về tác dụng trị bệnh tiểu đường của khổ qua rừng:

+ Nghiên cứu năm 1962 (Lolitkar và Rao), 1981 (Visarata và Ungsurungsie) trên thỏ bị tiểu đường cho thấy, khổ qua có thể giúp hạ đường huyết và làm tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin.

+ Nghiên cứu tại Đức, Trung Quốc, Australia cho kết quả khổ qua rừng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, vì trong chúng có chứa 4 hợp chất kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu.

+ Nghiên cứu trên người và động vật tại nhiều quốc gia khác cho thấy, khi tiêm dịch chiết mướp đắng vào bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sau 30 phút lượng đường trong máu giảm rõ rệt khoảng 21.5%, và giảm đến 28% sau 4-12 tiếng so với hàm lượng đường cơ sở trong máu.

+ Thử nghiệm với người tiểu đường tuýp 2 cũng cho thấy kết quả tương tự. Cụ thể có 2 trường hợp, người uống trà khổ qua rừng nấu sôi (100g mướp đắng + 200ml nấu sôi cạn còn 100ml) sau 21 ngày giảm được 54% lượng đường và nồng độ HbA1c từ 8,37 giảm còn 6,95. Trường hợp thứ 2 uống 5g bột khổ qua sấy khô (ngày 3 lần), sau thời gian tương đương giảm được 25% lượng đường.

b. Các nghiên cứu khác về công dụng của cây khổ qua rừng trong y học:

– Theo nghiên cứu vào năm 1999 và 2004 trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mướp đắng có dịch tiết có khả năng ức chế sự xâm nhập tế bào virus HIV (và các chủng loại virus khác).

– Cũng theo nhiều nghiên cứu vào năm 2001 và 2009, trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế các men gây ra bệnh vẩy nến, ung thư tế bào, bệnh bạch cầu. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn sở hữu một số loại protein đặc biệt, có tác dụng chống khối u…

3. Có nên ăn khổ qua rừng thường xuyên?

Hiện tại Việt Nam, khổ qua rừng đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc, góp mặt thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để sử dụng khổ qua rừng đạt được hiệu quả tích cực với sức khỏe, người dùng cần tuân theo theo một số nguyên tắc nhất định trong điều trị bệnh.

Điều quan trọng nhất để khai thác tốt các lợi ích của khổ qua rừng chính là sử dụng có liều lượng, có phương pháp. Chẳng hạn, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3-5g mướp đắng khô để nấu nước uống trị bệnh tiểu đường, hoặc một tuần nấu khổ qua rừng 3 lần thành món ăn với đa dạng hình thức chế biến.

Trên thực tế trong liệu trình điều trị, khổ qua rừng là một thực phẩm cho tốt cho người bệnh nên sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng khổ qua như một thực phẩm chăm sóc sức khỏe, bạn nên dùng thỉnh thoảng cách ngày, để không bị ngán và không bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể do quá lạm dụng.

4. Những ai nên dùng & không nên dùng khổ qua rừng?

Khổ qua rừng rất tốt và được mệnh danh là bài thuốc quý của tự nhiên với nhiều công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chống chỉ định với một số đối tượng nhất định. Nếu bạn thuộc nhóm không nên sử dụng, tốt nhất hãy kiêng ăn/ uống khổ qua rừng. Cụ thể:

– Những người không nên dùng:

+ Phụ nữ mang thai và sau sinh không nên ăn khổ qua rừng

+ Người hay bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên, cơ thể nhạy cảm

+ Người bị hạ huyết áp

+ Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh (tỳ vị hư hàn)

+ Người có bệnh về thận

– Những người nên dùng khổ qua rừng:

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, người đang có nguy cơ bị tiểu đường

+ Người bệnh cao huyết áp, tim mạch

+ Người béo phì, muốn giảm cân

+ Người bị mỡ máu, cholesterol cao

+ Người bệnh tăng men gan

+ Người bị bệnh gút, bệnh đau nhức xương khớp

+ Người thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi

+ Người muốn cải thiện da, tóc, chăm sóc cơ thể…

Công dụng của khổ qua rừng đối với các người bệnh trên đã được nhiều tạp chí y học nhắc đến và công nhận. Tuy nhiên, dù bạn thuộc đối tượng nên dùng, thì khi sử dụng cũng phải cân nhắc đến liều lượng vì nếu lạm dụng, khổ qua rừng có thể sẽ là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng như: đau đầu, tiêu chảy, giảm ham muốn tình dục…

5. Các cách sử dụng khổ qua rừng phát huy công dụng:

Nấu các món ăn từ khổ qua rừng:

Khổ qua rừng chế biến thành món ăn siêu ngon, vì ăn giòn hơn so với khổ qua bình thường (dù có vị đắng). Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt, hoặc dùng thực phẩm này để chữa bệnh, hãy cố gắng chế biến các món ăn từ khổ qua rừng với đầy đủ hương vị phong phú.

Một số món rất hấp dẫn theo phong cách ẩm thực Việt ví dụ như: khổ qua rừng dồn thịt, lẩu khổ qua cá thác lác, lòng gà xào mướp đắng, mướp đắng xào trứng, gỏi mướp đắng tôm thịt…

Khi nấu các món từ khổ qua rừng, bạn nên chú ý đến các nguyên liệu và gia vị đi kèm, vì một số bệnh sẽ kiêng một số thứ.

Làm trà khổ qua rừng thanh mát:

Công dụng của dây và trái khổ qua rừng phơi khô rất tốt với sức khỏe, nếu muốn dùng thường xuyên thực phẩm này bằng phương pháp nhanh gọn thay vì nấu nướng, bạn có thể làm thành trà để dành uống thường xuyên.

Cách làm trà khổ qua rừng gợi ý như sau:

– Rửa sạch 1 kg khổ qua rừng, để cho ráo nước. – Thái mướp đắng thành từng lát mỏng dày khoảng 1.5 – 2mm (có thể bỏ hạt hoặc để nguyên hạt) – Xếp các lát mướp đắng lên khay sạch, phơi 1 đến 2 nắng, canh theo nhiệt độ ngoài trời. Để mướp đắng không bị vướng bụi bẩn, bạn nên che một tấm màn mỏng lên trên và nhớ lật trở khoảng 1-2 lần trong quá trình phơi.

– Khổ qua rừng khô lấy sao vàng trong chảo cho đến khi các lát chuyển sang màu nâu nhẹ là được. Để khổ qua nguội, sau đó cho vào hộp thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 tháng.

– Khi dùng, bạn lấy vài lát mướp đắng hãm trong ấm trà nóng và uống 1-2 ly mỗi ngày. Có thể thêm đá, mật ong hoặc cỏ ngọt tự nhiên để tăng hương vị.

Ngoài trái khổ qua rừng, bạn cũng có thể tận dụng tất cả các bộ phận khác của cây để làm trà như rễ, dây, lá…

Nhiều người không ăn được khổ qua rừng vì vị rất đắng (ngay cả khi đã pha thành trà, thêm mật ong…). Chính vì thế, họ thường chấp nhận bỏ qua phương án sử dụng khổ qua rừng như một bài thuốc quý chữa bệnh. Đây thực sự là điều đáng tiếc, nhưng hiện tại bạn hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng, vì ngày nay khổ qua rừng đã được bào chế thành dạng viên nang/ viên hoàn rất tiện dụng.

Khi sử dụng các sản phẩm viên uống từ khổ qua rừng, bạn không cần phải lo về vấn đề hương vị, bởi chúng hoàn toàn không đắng, chỉ thoang thoảng chút mùi thảo dược nhẹ nhàng. Trên thị trường hiện có khá nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm dạng này, nhưng nếu chọn để sử dụng bạn nên cân nhắc tìm nhà sản xuất/ cung cấp uy tín.

Bạn có thể tận dụng công dụng của khổ qua rừng qua các dòng sản phẩm thương hiệu Mudaru.

Nguồn: http://thucphamchonguoibenh.com/cong-dung-cua-kho-qua-rung-muop-dang-rung/

Sponsor Ads

124 connections, 1 recommendations, 397 honor points. Joined APSense since, March 9th, 2016, From California, United States.

Created on Oct 25th 2017 07:04. Viewed 232 times.

Comments