Top 11 # Xem Nhiều Nhất Đơn Vị Cấu Tạo Của Từ Hán Việt Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Từ Hán Việt

( Dùng cho GV tham khảo để phân biệt với từ thuần Việt)

A) Đặc điểm cấu tạo vần của từ Hán Việt :

– Trong từ HV không có chữ nào mang vần: ắt, ấc, âng, ên, iêng, iếc, ít, uốt, uôn, ưt, ươt, ươn.

– Từ HV chỉ có chữ mang vần:

+ ắc ( nam bắc, đắc lực, nghi hoặc,…);

+ ất ( nhất trí, tất yếu, bất tử, chủ nhật, tổn thất, sự thật,…);

+ ân ( ân nhân, chân thực, nhân dân, quân đội, kiên nhẫn,…)

+ ênh ( bệnh viện, pháp lệnh,…)

+ iết ( khúc triết, hào kiệt, oan nghiệt,…)

+ ich ( lợi ích, du kích, khuyến khích,…)

+ inh ( binh sĩ, bình định, kinh đô, huynh đệ, quang minh,…)

+ uông ( cuồng loạn, tình huống,…)

+ ưc ( chức vụ, đức độ, năng lực,…)

+ ương ( cương lĩnh, cường quốc,…)

– Chỉ trong từ HV, vần iêt mới đi với âm đệm (viết là uyết: quyết, quyệt, tuyết, huyệt,…)

– Từ HV có vần in chỉ có trong chữ tín (nghĩa là tin) (VD: tín đồ, tín cử, tín nhiệm, tín phiếu) và chữ thìn ( tuổi thìn).

– Từ HV mang vần ơn rất hiếm, chỉ có vài tiếng : sơn (núi), đơn (một mình) và chữ đơn trong đơn từ, thực đơn.

B) Mẹo tr / ch :

– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt. Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.

Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).

– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr : trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).

C) Mẹo d / gi / r :

– Phụ âm r không bao giờ xuất hiện trong một từ HV.

– Các chữ HV mang dấu ngã (~) và dấu nặng (.) đều viết d ( dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên, hấp dẫn, dĩ nhiên, dũng cảm).

– Các chữ HV mang dấu sắc (/) và hỏi (?) đều viết gi ( giả định, giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, tam giác, biên giới)

– Các chữ HV có phụ âm đầu viết là gi khi đứng sau nó là nguyên âm a, mang dấu huyền () và dấu ngang ( Gia đình, giai cấp, giang sơn). (Ngoại lệ có: ca dao, danh dự).

– Chữ HV mang dấu huyền hoặc dấu ngang, âm chính không phải là nguyên âm a (mà là một nguyên âm khác) thì phải viết với d ( dân gian, tuổi dần, di truyền, dinh dưỡng, do thám).

Nêu Cấu Tạo Của Từ Hán Việt?Nêu Cấu Tạo Của Từ Láy?Nêu Cấu Tạo Của

– Khái niệm: từ láy là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩaVí dụ: Từ “bảnh bao” là từ láy có âm đầu “b” giống nhau, trong đó có từ “bảnh” là có nghĩa, còn từ “bao” là từ không có nghĩa.- Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận+ Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…+ Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Có hai loại từ láy bộ phận là láy âm và láy vầnVí dụ:+ Từ láy âm: chậm chạp, chần chừ, mếu máo đều là từ láy có âm đầu giống nhau+ Từ láy vần: liêu xiêu, bỡ ngỡ, bứt dứt đều là từ láy có vần giống nhau

– Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.Ví dụ: tiếng “bàn” và “ghế” đều có quan hệ với nhau về nghĩa là đều chỉ loại đồ dùng và đikèm với nhau nên tạo thành từ ghép là “bàn ghế”- Phân loại từ ghép:+) Từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép phân loại): Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.Ví dụ: từ “hoa hồng” có tiếng chính là “hoa”, tiếng phụ là tiếng “hồng” bổ sung cho tiếng chính. Nghĩa của từ “hoa hồng” hẹp hơn nghĩa của từ “hoa”+) Từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép tổng hợp): Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.Ví dụ: từ “nhà cửa” có tiếng “nhà” và tiếng “cửa” bình đẳng về mặt ngữ pháp, nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên tiếng “nhà cửa”+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

Bài Học: Từ Hán Việt

Nội dung

I – ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT Đọc bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi: 1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không? 2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì? – thiên niên kỉ, thiên lí mã – (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long. Ghi nhớ – Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. – Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. – Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. II – TỪ GHÉP HÁN VIỆT 1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập? 2. a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không? b) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này, trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại? Ghi nhớ – Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. – Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt: + Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. + Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

III – LUYỆN TẬP 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau: hoa(1): hoa quả, hương hoa hoa(2): hoa mĩ, hoa lệ phi(1): phi công, phi đội phi(2): phi pháp, phi nghĩa phi(3): cung phi, vương phi tham(1): tham vọng, tham lam tham(2): tham gia, tham chiến gia(1): gia chủ, gia súc gia(2): gia vị, gia tăng 2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà). Mẫu: quốc; quốc gia, cường quốc,… 3. Xếp các từ ghép hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp: a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau; b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. 4. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Đọc bài thơ chữ Hánvà trả lời câu hỏi:1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì?- thiên niên kỉ, thiên lí mã- (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài), giang san (trong bài) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?2. a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?b) Các từ thiên thư (trong bài), thạch mã (trong bài), tái phạm (trong bài) thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này, trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:hoa(1): hoa quả, hương hoahoa(2): hoa mĩ, hoa lệphi(1): phi công, phi độiphi(2): phi pháp, phi nghĩaphi(3): cung phi, vương phitham(1): tham vọng, tham lamtham(2): tham gia, tham chiếngia(1): gia chủ, gia súcgia(2): gia vị, gia tăng2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài).Mẫu: quốc; quốc gia, cường quốc,…3. Xếp các từ ghép hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp:a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.4. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Soạn Bài Từ Hán Việt (Ngắn Gọn)

Câu 1. Các tiếng nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là:

– Nạm: phương Nam

– quốc: nước

– sơn: núi

– hà: sông

Từ nam có thể dùng độc lập còn quốc, sơn, hà không dùng được.

Câu 2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ là một nghìn.

Thiên trong thiên đo là dời, di dời.

II. Từ ghép Hán Việt:

Câu 1. Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san là từ ghép đẳng lập vì:

Sơn hà: núi + sông

Xâm phạm: chiếm + lấn

Giang san: sông + núi

Câu 2.

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau giống trật tự trong từ ghép thuần Việt.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước ngược so với trật tự từ ghép thuân Việt.

III. LUYỆN TẬP: Câu 1. Phân biệt nghĩa:

Hoa 1: chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín.

Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy, đẹp đẽ.

Phi 1: bay

Phi 2: trái với lẽ phải, pháp luật

Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu

Tham 1: ham muốn

Tham 2: tham dự vào.

Gia 1: nhà

Gia 2: thêm vào.

Câu 2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại.

– quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc lộ…

– sơn: sơn hà, giang sơn…

– cư: cư trú, an cư, định cư…

– bại: thất bại, chiến bại, bại vong…

Câu 3.

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Câu 4.

– 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc, quốc kì, tân binh, đại lộ.

– 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.

chúng tôi