Top 10 # Xem Nhiều Nhất Đặc Điểm U Lành Tính Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Phân Biệt U Lành Tính Và U Ác Tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Không phải mọi khối u đều là ung thư. Có những khối u không phải là ung thư và cũng có loại ung thư không có u. Những khối u không phải ung thư thường là u lành như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ mỡ dưới da. Những ung thư không có u như các bệnh ung thư máu. Việc phân biệt giữa bướu lành tính và bướu ác tính cần có thầy thuốc chuyên khoa và phải kết hợp nhiều phương pháp như khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, các xét nghiệm máu và đặc biệt là mô bệnh học.

1. Khối u ác tính là gì?

Khối u trong bệnh ung thư còn gọi là các khối u ác tính, không chỉ lớn lên về kích thước mà còn tạo thành các rễ cắm vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Người ta gọi đây là tính chất xâm lấn của ung thư. Hình ảnh con cua với càng, chân bám rộng xung quanh mô tả tính chất này đã trở thành biểu tượng của bệnh ung thư.

Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối mà chúng ta có thể nhìn (trực tiếp hoặc qua các phương tiện) hoặc sờ thấy được mà chúng ta vẫn gọi là khối u. Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng tạo thành khối u. Các bệnh bạch cầu thường không tạo khối u vì các tế bào máu ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu.

Các tế bào bị ung thư còn gọi là các tế bào ác tính có khả năng tách ra khỏi khối u ban đầu, trôi dạt đến các nơi khác trong cơ thể, sinh sôi tiếp ở đó tựa như ong tách khỏi đàn và đến nơi khác tạo một tổ ong mới. Tính chất này gọi là di căn.

2. Khối u lành tính là gì?

Nếu các tế bào của khối u không phải là ung thư thì khối u đó là lành tính. Khối u lành tính có tính chất không xâm lấn các mô gần đó hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Một khối u lành tính ít đáng lo ngại trừ khi nó chèn ép vào các mô, dây thần kinh hoặc mạch máu gần đó và gây tổn thương. Ví dụ u xơ trong u xơ tử cung hoặc lipomas là ví dụ điển hình của khối u lành tính.

Các khối u lành tính có thể cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật do chúng có thể phát triển rất lớn và nặng. Trong một số trường hợp, khối u lành tính có thể gây nguy hiểm, như khi có khối u trong não và tập trung trong không gian kín của hộp sọ. Ngoài ra, các khối u lành tính có thể chèn ép vào các cơ quan quan trọng hoặc chặn hoạt động của cơ quan đó. Một số loại khối u lành tính như polyp ruột được coi là tiền ung thư và được loại bỏ để ngăn chặn chúng trở thành ác tính. Các khối u lành tính thường không tái phát sau khi loại bỏ, nhưng nếu có thì chúng thường tái phát ở cùng một nơi.

3. Phân biệt u lành tính và u ác tính

3.1 Đặc điểm của khối u lành tính

Các tế bào có xu hướng không lan rộng

Hầu hết tăng trưởng chậm

Không xâm lấn mô gần đó

Không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể

Có ranh giới rõ ràng

Dưới kính hiển vi, hình dạng, nhiễm sắc thể và ADN của các tế bào có vẻ bình thường

Không tiết ra hormone hoặc các chất khác (một ngoại lệ: pheochromocytomas của tuyến thượng thận)

Có thể không cần điều trị nếu không đe dọa sức khỏe

Không có khả năng tái phát nếu được loại bỏ hoặc yêu cầu điều trị thêm như xạ trị hoặc hóa trị

3.2 Đặc điểm của khối u ác tính

Các tế bào có thể lây lan

Thường phát triển khá nhanh

Thường xâm lấn các mô khỏe mạnh gần đó

Có thể lây lan qua hệ thống máu hoặc bạch huyết

Có thể tái phát sau khi xóa, đôi khi ở các cơ quan khác

Các tế bào có nhiễm sắc thể và ADN bất thường được đặc trưng bởi các hạt nhân lớn, tối; có thể có hình dạng bất thường

Có thể tiết ra các chất gây mệt mỏi và giảm cân (hội chứng paraneoplastic)

Có thể cần điều trị tích cực, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và thuốc trị liệu miễn dịch

4. Khối u lành tính có thể biến ác tính?

Một số loại khối u lành tính rất hiếm khi chuyển thành khối u ác tính, ví dụ polyp adenomatous (adenomas) trong đại tràng có nguy cơ chuyển thành ung thư cao. Đó là lý do tại sao polyp lành tính được loại bỏ trong quá trình nội soi. Loại bỏ chúng là một cách để ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Không phải lúc nào cũng rõ ràng liệu khối u đó là lành tính hay ác tính, và bác sĩ của bạn có thể sử dụng một số yếu tố khác nhau để chẩn đoán. Ngoài ra, có thể sinh thiết tìm thấy các tế bào tiền ung thư hoặc bỏ lỡ khu vực mà các tế bào ung thư, trong trường hợp này, những gì được cho là lành tính có thể trở thành ác tính.

Do đó, người bệnh cần đến khám bệnh tại các cơ sở uy tín có các trang thiết bị hiện đại để phát hiện bệnh kịp thời và không bị bỏ sót bất kỳ cơ quan có thể phát triển thành ung thư. Điển hình đó là khoa Nội tổng hợp và khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đây là địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng thân thiết đã tin tưởng bệnh viện Vinmec trong việc khám và phát hiện phân loại khối u sớm như khám nội tiết để phát hiện các khối u tại tuyến giáp, tuyến yên.., để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị và chăm sóc kịp thời, chính xác. Với đội ngũ y bác sĩ danh tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong phát hiện và điều trị thành công nhiều ca bệnh có khối u từ đơn giản đến phức tạp đã mang lại niềm hạnh phúc và sức khỏe cho đại đa số người bệnh.

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Đăng Mịch có trên 42 năm làm nghề y, có thế mạnh trong các lĩnh vực chuyên khoa về Gan – Thận – Bệnh lý miễn dịch… Hiện tại, bác sĩ đang là Cố vấn chuyên môn Nội tổng quát khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nhận Diện U Vòm Họng Lành Tính

Các khối u lành tính ở vòm họng rất đa dạng bao gồm u xơ, u nhú, u mạch máu, u hỗn hợp…U lành tính phát triển chậm và thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên có một số loại u lành tính nếu không phát hiện sớm cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Khối u lành tính là những khối u hình thành do sự phát triển quá mức của tế bào, có thể hình thành ở bất kỳ đâu. U lành tính thường có những đặc điểm phát triển chậm, ranh giới rõ, không di căn, thường không nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều trị khỏi.

Những khối u lành tính ở vòm họng:

1.1 U xơ vòm mũi họng

Đây là một bệnh lý phổ biến ở tuổi dậy thì, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 15 – 25. U xơ vòm mũi họng là một khối u lành tính nhưng có khả năng lan rất rộng, phá hủy xương mạnh, làm suy giảm sức khỏe và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu là ngạt tắc một bên mũi ngày càng tăng kèm chảy mũi nhầy, bên tắc mũi có thể chảy máu đỏ tươi, tần suất chảy máu tăng dần, giai đoạn sau khối u tăng lên gây chèn ép các cơ quan lân cận, gây ù tai nghe kém, nhức đầu…

1.2 Viêm họng hạt

Đây là một trong những dạng viêm họng mạn tính thường gặp nhất. Viêm họng hạt thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm họng cấp. Dấu hiệu đặc trưng bao gồm ngứa họng, nuốt vướng, vòm họng nổi cục dưới dạng các hạt li ti màu đỏ hoặc hồng…

1.3 U nhú vòm họng

Thường là khối sùi mềm, nhiều múi có thể xuất hiện ở lưỡi gà hay ở amidan. U nhú gây ra triệu chứng ngứa họng, vướng họng ảnh hưởng tới ăn và nuốt.

1.4 U mạch máu

Là khối u bẩm sinh, hay gặp ở trẻ gái hơn, u có màu đỏ tím, mắt thường gồ ghề và dễ gây chảy máu.

1.5 Polyp amidan

Cách Nhận Biết U Hạch Lành Tính Hay Ác Tính?

Trong cơ thể con người, ngoài hệ tuần hoàn động – tĩnh mạch, còn có hệ thống tuần hoàn bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết (thường gọi tắt là hạch).

Các hạch là một thành phần của hệ tạo huyết, có hai chức năng chính:

Trực tiếp giam giữ và tiêu diệt vi trùng, virus, các tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Gián tiếp tiêu diệt vi trùng, virus, các tế bào lạ và tạo ra quá trình miễn dịch cho cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể.

Hạch được phân bố gần như khắp cơ thể, từ trong các phủ tạng, ổ bụng cho đến các phần mềm dưới da. Khi các hạch nằm nông dưới da to ra, chúng ta có thể sờ nắn được vì hạch thường có hình dạng tròn như hòn bi hoặc dẹt như hạt đậu. Thông thường, các hạch vùng cổ, vùng bẹn và vùng nách dễ sờ thấy hơn.

Hạch thường to lên do các nguyên nhân sau:

Viêm hoặc nhiễm trùng do một loại virus hay vi trùng nào đó

Hạch xuất hiện khi có tình trạng nhiễm trùng tại cơ quan lân cận, và sau đó mất đi khi ổ nhiễm trùng được giải quyết. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hạch không tiêu biến mà trở nên xơ hóa, hơi cứng hơn so với ban đầu nhưng không còn đau vì không còn triệu chứng cấp tính.

Bệnh lý ác tính (ung thư)

Nếu xảy ra trường hợp hạch tăng kích thước hoặc xuất hiện thêm nhiều hạch mới, không di động mà dính lại với nhau thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Bởi đó có thể là hạch ác tính – dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ung thư hạch nguyên phát: ung thư xuất phát từ các tế bào lympho trong hạch, còn gọi là bệnh lymphoma.

Ung thư di căn hạch: tế bào ung thư từ cơ quan khác di chuyển đến, xâm nhập và phát triển trong hạch.

Khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào các đặc tính của các khối u hạch để dự đoán bản chất của chúng.

Hạch lành tính thường có kích thước nhỏ hơn 1 cm. Trong trường hợp lao hạch, kích thước của hạch có thể lớn hơn.

Hạch ác tính: Hạch càng ngày càng có kích thước lớn hơn.

Hạch lành tính: Thường chỉ có vài hạch nhỏ ở một vùng cơ thể. Với bệnh nhân bị lao hạch, có thể có nhiều hạch ở cổ.

Càng có nhiều hạch ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể càng nghi ngờ ác tính.

Ranh giới giữa khối hạch với các cấu trúc xung quanh chúng

Hạch lành tính: Hạch có ranh giới rất rõ ràng, di động với mô xung quanh. Bệnh nhân thường cảm nhận được hạch “chạy” dưới các ngón tay khi sờ vào.

Hạch ác tính: Khi còn nhỏ, ranh giới của hạch với mô xung quanh rất rõ ràng, hạch cũng rất di động. Tuy nhiên, khi hạch phát triển, ranh giới sẽ không còn rõ ràng, hạch dính cứng do chúng xâm nhiễm mô xung quanh.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc u hạch lành tính, hạch thường mềm, đặc biệt trong trường hợp lao, ở cổ bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều hạch với mật độ khác nhau. Thậm chí có thể có những hạch bị hoại tử và vỡ mủ ra da.

U hạch ác tính thường có mật độ rất chắc, đôi khi rất cứng.

Sự phát triển của khối u theo thời gian

U lành tính: Trừ lao, các hạch viêm hoặc nhiễm trùng không đặc hiệu thường ít khi phát triển to thêm cũng như tăng thêm về số lượng. Bệnh nhân thường phát hiện hạch đã có từ lâu và không phát triển thêm theo thời gian.

Ở u hạch ác tính, hạch chắn chắn sẽ phát triển thêm về cả số lượng cũng như kích thước nếu bệnh nhân không được điều trị.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng các triệu chứng đau nhức tại khối hạch và các triệu chứng toàn thân như sốt, sút cân,… không phải là tiêu chuẩn để phân biệt u hạch lành tính hay ác tính. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ là thông tin để giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bản chất của khối u hạch cũng như nguyên nhân gây nổi hạch. Do đó, khi bị nổi hạch, bệnh nhân nên đề phòng, theo dõi sát sao sự phát triển của khối hạch và mô tả đầy đủ với bác sĩ khi đi khám bệnh. Đó là điều quan trọng, cần thiết giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.

Khối U Ác Tính Khác Khối U Lành Như Thế Nào?

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính.

Bình thường mỗi tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/ tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Nếu một tế bào già chết đi, một tế bào non ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành.

Nếu quá trình đột biến còn kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào non cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy vỏ khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu chui vào các mạch máu mới hoặc mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.

1.1 Khối u lành tính là gì?

Nếu các tế bào trong khối u là tế bào bình thường, nó được coi là lành tính. Khối u này sẽ không xâm nhập các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn). Khối u lành tính cũng không có gì đáng ngại trừ khi nó bấm vào các mô lân cận, dây thần kinh hoặc mạch máu và gây tổn thương, đặc biệt nếu như u lành xuất hiện ở các vị trí như não và ảnh hưởng đến cấu trúc trong hộp sọ. Nó có thể bấm vào các cơ quan quan trọng.

Khối u lành tính đôi khi có thể phát triển rất lớn, và cần loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, khối u này thường có ranh giới rõ ràng nên dễ loại bỏ triệt để, ít tái phát. Trong một số trường hợp, u có thể tái phát, nhưng chỉ tái phát tại vị trí ban đầu.

Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính. Đó chính là lý do vì sao cần loại bỏ trong quá trình nội soi để ngăn chặn nó tiến triển thành ung thư.

1.2 Khối u ác tính là gì?

Khối u ác tính (ung thư), có tốc độ phát triển rất nhanh, và có khả năng xâm nhập, lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan xa (di căn) thông qua hệ thống máu và hạch bạch huyết. Ung thư có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm vú, ruột, phổi, cơ quan sinh sản, máu và da. Vì khối u ác tính có thể lây lan nhanh chóng nên điều trị triệt để rất khó khăn, tỷ lệ tái phát cao nếu như phát hiện muộn. Không những vậy, điều trị nếu không kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khối u ác tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 sau bệnh tim mạch, trên toàn thế giới.

Khối u ác tính thường cứng (như đá), có bờ không đều, thường cố định chặt vào da, và khi chúng ta tác động lực vào thì nó vẫn không di chuyển. Ngược lại, khối u lành tính sờ vào thường mềm, bờ đều, khi tác động vào thì nó di chuyển.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể tự mình phân biệt u lành và u ác một cách chính xác vì vậy khi phát hiện thấy khối u ở dưới da dù ở bất kỳ vị trí nào như vú, cổ, nách,… chúng ta cần đến các bệnh viện ung bướu để kiểm tra bằng các kỹ thuật hiện đại để xác định chính xác, và từ đó có thể điều trị nếu cần thiết.

Điểm khác nhau cơ bản giữa u lành và u ác:

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác định khối u chính xác như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính… nhưng để xác định chính xác xem tế bào ung thư hay tế bào lành tính thì cần sinh thiết hay sử dụng phương pháp hóa mô miễn dịch.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị áp dụng và thực hiện hóa mô miễn dịch với trang bị máy hiện đại để thực hiện kỹ thuật hóa mô miễn dịch thế hệ mới nhất- máy nhuộm hóa mô miễn dịch tự động Bench Mark XT, máy hiện đại, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ cho tiên lượng và định hướng điều trị cho hầu hết các loại ung bướu. Bệnh viện còn có đầy đủ các dấu ấn miễn dịch và đặc biệt có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật được thực hiện trực tiếp bởi PGS.TS Trịnh Tuấn Dũng – Phó khoa xét nghiệm, trưởng đơn nguyên giải phẫu bệnh, mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

XEM THÊM: