Top 4 # Xem Nhiều Nhất Đặc Điểm Ngôn Ngữ Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết

Ngôn ngữ là phương tiện được sử dụng trong giao tiếp, là đặc trưng cho một xã hội, đất nước. Đa phần rất nhiều người, kể cả người lớn tuổi cũng bị nhầm lẫn giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Vậy đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có gì khác nhau?

Đặc điểm của ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói là gì?

Ngôn ngữ nói được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, được thay phiên trao đổi giữa hành động nói và nghe giữ hai người. Ngôn ngữ nói được thể hiện bằng âm thanh kèm theo các hành động từ khẩu hình đến tay, chân,…

Các đặc trưng trong ngôn ngữ nói

Đa dạng về từ ngữ

Ngôn ngữ nói rất đa dạng về cách sử dụng từ. Các từ sử dụng có thể tự tạo ra từ một nhóm cá thể nào đó dần trở thành trào lưu. Đặc biệt ở giới trẻ hiện nay, có rất nhiều các cụm từ mới lạ mà chưa bao giờ xuất hiện từ trước đến nay.

Các từ ngữ ở đia phương như hổm rày, chi mô,… Ngoài ra, còn có các tiếng lóng như ảo tung chảo, củ (chỉ tiền bạc), nổ banh xác (chỉ người hay nói những sự việc không thành có),…

Có các cử chỉ kèm theo

Văn nói cũng được biểu lộ bởi các cử chỉ đi kèm như quơ tay diễn giải khi đang nói một vấn đề gì đó. Nhăn mặt tỏ ra khó chịu về cái gì, gãi đầu khi không hiểu một sự việc gì,… Nói chung là nó biểu bộc lộ các thói quen hay cảm xúc của người nói.

Cường độ âm

Giọng nói rất quan trọng trong văn nói. Nó cũng biểu lộ cảm xúc đến người nghe. Ví dụ một chất giọng trầm ấm hay kiểu giọng thánh thót. Có thể là kiểu giọng chua ngoa, đanh đá,… cũng được miêu tả về chất giọng.

Các câu không đúng ngữ pháp

Trong văn nói, các câu không có đầu đuôi, thiếu chủ từ, thiếu động từ là chuyện rất bình thường. Một câu có thể sử dụng nhiều tính từ, hay động từ miễn là người nghe hiểu. Có các câu trùng lặp từ ngữ, lặp đi lặp lại nhiều lần một từ,… Ví dụ câu thiếu chủ ngữ như:”Qua lần thi rớt cho bạn biết sai để sửa.” Hoặc một câu dùng từ sai:”Để tao phôn cho bọn thằng Mạnh, nó sao lâu quá chưa tới.”

Đặc điểm ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết là gì?

Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết, được nhận thức qua thị giác. Chữ viết có thể là bảng chữ cái anpha hay các ký tự đặc biệt khác tùy vào ngôn ngữ quốc gia. Văn viết không có sự thể hiện bằng cử chỉ như văn nói.

Các đặc trưng trong ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết được chọn lọc có khoa học

Văn viết được chọn lọc, nghiên cứu từ ngữ rõ ràng, tỉ mỉ so với văn nói. Ngoài ra, văn viết còn được chia ra thành rất nhiều loại văn phong ở các lĩnh vực khác nhau. Từ thanh điệu đến từ ngữ, đều được thể hiện theo một quy tắc nhất định.

Văn viết không biểu lộ cảm xúc như quơ tay, nhăn mặt như văn nói mà thể hiện ở ngôn từ, các ký tự như chấm, phẩy,… Ngoài ra cường độ mạnh nhẹ của văn viết cũng được thể hiện bằng ý nghĩa của từ, ngữ pháp của câu.

Phải đúng cấu trúc câu

Một câu trong văn viết phải đúng ngữ pháp. Phải có đầy đủ các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc. Ngoài ra, các cụm ngữ pháp cũng phải được đi kèm với nhau và hai vế trong một câu phải logic về ý nghĩa. Các cụm liên từ như và, hoặc,… phải sử dụng đúng cách.

Phải có dấu câu

Các dấu câu bắt buộc phải có để ngăn cách cũng như kết thúc câu. Câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi. Các loại dấu ba chấm được sử dụng trong liệt kê, dấu hai chấm hay dấu chấm phẩy hay ngoặc kép cũng có quy tắc sử dụng,… Dấu câu cần đặt đúng chỗ để ngăn cách hợp lý. Nó là một trong các phương pháp giúp câu có nhịp điệu hay hơn.

Sử dụng từ ngữ chuẩn xác

Không được sử dụng từ địa phương hay các từ trong văn nói dành cho văn viết. Ví dụ như câu sau: “Chị sử dụng kem nghệ để chăm sóc da mặt.” là văn viết. Nếu như thay từ “sử dụng” thành từ “xài” sẽ ra văn nói. Có trường hợp biểu thị câu nói của ai đó thì có các quy tắc riêng trong văn viết.

Quy tắc dùng văn nói trong văn viết

Trong văn nói, bạn phải phân biệt được khi nào là văn nói và khi nào là đọc một văn bản. Khi bạn thuyết trình nhìn vào tài liệu để đọc thì đó là lúc bạn dùng lời nói để miêu tả văn viết.

Trong văn viết cách để thể hiện một câu nói thường được sử dụng dấu ngoặc kép. Nếu sử dụng các từ ngữ và cách viết bừa bãi thì đó là sai cú pháp. Bạn không thể dùng từ trong văn nói dành cho văn viết.

Cách thứ nhất là sử dụng dấu hai chấm sau đó cho đoạn văn nói vào giữa dấu ngoặc kép. Cách thứ hai, bạn xuống dòng gạch đầu dòng. Các câu nói khác nhau thì phải xuống dòng với một gạch đầu dòng mới.

Phương pháp luyện viết không bị sai

Trước khi viết hay, bạn phải luyện viết cho đúng. Viết đúng là phải biết cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp chính xác.

– Xác định được các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,…

– Dùng từ ngữ chính xác dành cho văn viết. Để luyện được điều này bạn cần có một cuốn từ điển tiếng việt. Hãy đọc nó càng nhiều càng tốt.

– Tập viết câu ngắn trước khi viết câu dài. Hãy cố gắng viết câu ngắn và đủ các thành phần. Sau đó thêm các thành phần khác vào cho câu dài ra như trạng từ, liên từ,…

– Làm bài tập xây dựng câu để cho quen dần với cách viết đúng.

– Đọc nhiều sach chính là cách tốt nhất để luyên viết và có thêm nhiều vốn từ vựng.

Đặc điểm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói luôn được rất nhiều người quan tâm. Vì bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như địa phương sinh sống hay mạng xã hội nên rất nhiều người bị sai lỗi này. Hãy chú ý đến từng câu từ bạn viết để tránh bị sai văn phong.

Ngôn Ngữ Java Là Gì? Đặc Trưng Của Java

Ngôn ngữ Java là gì? Đặc trưng của Java

Java là gì?

Java là một ngôn ngữ lập trình và nền tảng tính toán được phân phối lần đầu tiên bởi Sun Microsystems vào năm 1995. Rất nhiều ứng dụng, trang web đều được viết bằng Java. Java nhanh, bảo mật và đáng tin cậy.

Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP).

Về tốc độ:

Trước đây, Java chạy chậm hơn những ngôn ngữ dịch thẳng ra mã máy như C và C++, nhưng sau này nhờ công nghệ “biên dịch tại chỗ” – Just in time compilation, khoảng cách này đã được thu hẹp, và trong một số trường hợp đặc biệt Java có thể chạy nhanh hơn.

Java chạy nhanh hơn những ngôn ngữ thông dịch như Python, Perl, PHP gấp nhiều lần.

Về quản lý bộ nhớ:

Trong Java, hiện tượng rò rỉ bộ nhớ hầu như không xảy ra do bộ nhớ được quản lý bởi Java Virtual Machine (JVM) bằng cách tự động “dọn dẹp rác”. Người lập trình không phải quan tâm đến việc cấp phát và xóa bộ nhớ như C, C++. Tuy nhiên khi sử dụng những tài nguyên mạng, file IO, database (nằm ngoài kiểm soát của JVM) mà người lập trình không đóng các kết nối thì rò rỉ dữ liệu vẫn có thể xảy ra.

Về cú pháp:

Cú pháp Java được vay mượn nhiều từ C & C++ nhưng có cú pháp hướng đối tượng đơn giản hơn và ít tính năng xử lý cấp thấp hơn. Do đó việc viết một chương trình bằng Java dễ hơn, đơn giản hơn, đỡ tốn công sửa lỗi hơn.

Ngôn ngữ Java là gì? Đặc trưng của Java

Các đặc trưng của Java

Hướng đối tượng

Mọi thực thể trong chương trình đều là một đối tượng (1 class xác định)

Các biến, hàm đều nằm trong một class nào đó

Đơn giản

Loại bỏ con trỏ

Loại bỏ lệnh goto

Không cho phép đa kế thừa (chuyển sang sử dụng interface)

Độc lập phần cứng và hệ điều hành

Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi (runtime environment) chạy.

Do đó một chương trình viết bằng Java có thể chạy trên nhiều thiết bị, nhiều hệ điều hành khác nhau.

Mạnh mẽ

Quá trình cấp phát, giải phóng bộ nhớ được thực hiện tự động.

Yêu cầu chặt chẽ khi khai báo dữ liệu, ép kiểu dữ liệu.

Tự động phát hiện lỗi lúc biên dịch.

Không sử dụng con trỏ hoặc các phép toán con trỏ.

Bảo mật

Phân tán

Java hỗ trợ lập trình cho các hệ thống phân tán như client-server, RMI… bằng Java web, UDP, TCP…

Đa luồng

Java hỗ trợ lập trình đa luồng (multithreading); việc đồng bộ dữ liệu trong lập trình đa luồng cũng khá đơn giản.

Ngôn ngữ Java là gì? Đặc trưng của Java

References:

C++ vs. Python vs. Perl vs. PHP performance benchmark (2016)

https://vi.wikipedia.org/wiki/Java…

https://www.java.com/en/download/faq/whatis_java.xml

Lý Luận Văn Học: Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thơ

Trong dòng chảy của văn học, mỗi loại hình nghệ thuật lại có những đặc trưng khu biệt với những loại hình nghệ thuật khác, đó chính là những yếu tố cơ bản cốt lõi để phân định các loại thể trong văn chương. Thơ là một loại hình đặc biệt, được xếp trong sự phân khu của các phương thức trữ tình và là một trong những thể loại xuất hiện sớm nhất. Một cách khoa học mà nói, đặc điểm giúp phân biệt thơ và các thể loại văn chương khác một cách rõ ràng nhất đó là ngôn ngữ thơ.

Nói một cách cụ thể thì với bản chất và thiên chức riêng, thơ là sự thể hiện của tính hàm súc, giàu tính nhạc và giàu tính họa

Tính chất này xuất phát từ một lẽ “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ” nên ngôn ngữ thơ biểu hiện cao độ tính hàm súc. Tính hàm súc là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ.

So với nhiều thể loại khác thơ thường có dung lượng khiêm tốn hơn. Để phản ánh thế giới hiện thực muôn màu, thế giới tình cảm phức tạp của con người ngôn ngữ thơ phải thực sự hàm súc, là kết quả của sự chắt lọc công phu của người nghệ sĩ, Maiacopxki từng nhận đinh: “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ”

Một cách rõ ràng, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ là lời ít ý nhiều, lời hết mà ý chưa cạn, nói như Lưu Trọng Lư, “một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Tính hàm súc được người nghệ sĩ tạo ra theo nhiều cách riêng. Đó có thể là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh – “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, cái gian manh của Sở Khanh – “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”, cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến – “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”.

Nói cách khác, hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh… tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Trong thơ Trung đại, tính hàm súc thường đến từ thủ pháp chấm phá, gợi tả. Nguyễn Du phác nên một bức tranh mùa xuân tươi sáng và đầy sức sống không cần nhiều hơn hai chi tiết: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Theo lẽ đó, thơ không có chỗ đứng cho hư từ mà chỉ có thực từ, trong thơ, ý phải tỏa vào lời, lời phải đỡ với ý, ý phải sâu nhưng lời cũng phải chặt. Một điều đáng nói là, tính hàm súc thường chỉ xuất hiện trong mực thước văn học truyền thống bởi tính chặt chẽ và quy phạm của từ ngữ, đến giai đoạn văn học đương đại, đặc điểm này bị đe dọa bởi sự dài dòng và nông cạn của một số tác giả. Nó đặt ra yêu cầu về sự cân bằng giữa truyền thống và hiện đại giữa hai thuộc tính này.

Giàu tính nhạc

Từ xa xưa, cổ nhân đã cho rằng: “thi chung hữu họa, thi chung hữu nhạc”, thơ là tiếng nói trữ tình của người làm thơ, nó mang trong mình cái nhạc tính từ khi sinh ra. Bởi thế mà “Ly khia với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” (Tam Ích). Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể lọai nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc.

Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh… Đặc điểm này của ngôn ngữ thơ xuất phát từ tính chất giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu của tiếng Việt. Về nhịp điệu của thơ, nó tạo nên tính nhạc nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng – trắc , về vần (nguyên âm và phụ âm). Nói về vai trò của nhịp điệu trong thơ, Maiacovki từng khẳng định: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ”. Theo GS. Hà Minh Đức : “Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp lại đều đặn của âm thanh nào đó trong thơ”.

Nhịp điệu phụ thuộc nhiều vào trạng thái cảm xúc, nhanh hay chậm.Vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vần thơ trở nên xuất sắc. “Hôm qua đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me thức dậy Em vấn đầu soi gương” (Đi chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp)

Bên cạnh nhịp, vần là một yếu tố quan trọng tạo nên tính nhạc trong thơ, là yếu tố truyền thống và mặc định cho thể loại. Vần là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo chỗ dựa cho nhạc tính. Có nhiều cách phân loại, song chủ yếu vẫn là theo vị trí, bao gồm vần chân và vần lưng. Vần chân phổ biến nhất là trong thơ Đường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần tại cuối mỗi câu 1,2,4: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Ngoài ra, ở thơ Mới và thơ đương đại, quy luật hiệp vần thường không còn bị bó buộc theo quy tắc trên mà theo trật tự riêng, không gieo vần mà ngỡ như có vần (“Màu thời gian” – Đoàn Phú Tứ, “Lí ngựa ô” – Phạm Ngọc Cảnh,..)

Song song với với cách hiệp vần, việc kiến tao âm điệu cũng là cách để tác phâm trữ tình trở nên giàu nhạc tính hơn. Nó trở thành cầu nối giữa thơ và người đọc, bắc nhip đưa người đọc vào thế giới màu nhiệm của thơ ca : “Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông”

Âm điêu trong ngôn ngữ thơ được tạo nên nhờ thanh âm bằng – trắc, là sự sắp xếp có chủ ý của tác giả. Không chỉ là gieo vần và âm điệu, cách ngắt nhịp cũng góp phần tao nhạc tính đáng kể cho mỗi câu thơ. “Thuở còn thơ/ ngày hai buổi/ đến trường Yêu quê hương /qua từng trang sách nhỏ “Ai bảo/ chăn trâu/ là khổ” Tôi mơ màng/ nghe chim hót/ trên cao” (Quê hương- Giang Nam)

Giàu tính họa

Leonardo De Vinci cho rằng: “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm”. Còn Sóng Hồng nhận định: “Thơ là thơ nhung đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca là tính họa hay còn gọi là tính hình tượng.

Đó là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh. Nói cách khác, ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh… có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc.

Hình ảnh là đơn vị nhỏ nhất diễn tả cảm xúc của nhà thơ. Nhà thơ nói bằng hình ảnh chứ không nói bằng khái niệm. Thơ bao giờ cũng tồn tại với một hệ thống hình ảnh luôn luôn được làm mới. Tính họa của ngôn ngữ thơ nằm trong chuỗi những sáng tạo hình ảnh mang vẻ đẹp trực quan, sinh động.

Hình ảnh trong thơ được tạo nên bởi nhiều phương thức khác nhau: Ẩn dụ (“Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ/ Mà vạn vật là muôn đá nam châm” – Xuân Diệu), nhân cách hóa (“Đàn cò áo trắng, khiêng nắng qua sông” – Xuân Diệu); Góc độ các kiểu tư duy – hình ảnh bằng thị giác (“Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm” – Lưu Quang Vũ), hình ảnh của thính giác (“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non” – Tự tình, Hồ Xuân Hương), hình ảnh hiển thị bằng cảm giác hoặc siêu cảm giác (“Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi hóa dại khờ” – Hàn Mặc Tử).

Có những hình ảnh đẹp đẽ, hài hòa,thơ mộng,mềm mại, nhưng cũng có những hình ảnh khắc khổ, gớm ghiếc…, mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của thi nhân. Ngôn ngữ mang tính hình tượng phải hợp lí, tránh khiên cưỡng, gò ép, áp đặt. Nó là kết quả của khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của người nghệ sĩ.

Không những quan sát và diễn tả, nhà thơ phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mĩ- đây chính là sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ truyện cũng như ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật khác. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái hiện sinh động và gợi lên một cách trực quan những cái vô hình, những cái mỏng manh mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được.

Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã từng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoài niệm: “Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngắt Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh” ( Màu thời gian) Thơ là tiếng nói của tình cảm và chiều sâu của thế giới nội tâm, “là một loại thể có bản chất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú” (GS. Hà Minh Đức). Do đó, thơ luôn mang những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, giúp khu biệt nó với các loại hình khác một cách rõ ràng.

Nói một cách hệ thống, ngôn ngữ thơ mang những đặc điểm về tính hàm súc, tính nhạc, tính họa là đều là sự bắt nguồn từ những đặc điểm riêng của tiếng Việt và thể loại trữ tình. Với những tính chất riêng biệt đó, thơ luôn đem đến những tầng nghĩa sâu sắc ẩn sau lớp bề mặt ngôn từ đầy tính thẩm mĩ, đặt ra những vấn đề nghiêm túc và có chiều sâu trong quá trình sáng tác cũng như tiếp nhận thế giới thơ trong văn học.

7 Đặc Điểm Nổi Bật Của Ngôn Ngữ Lập Trình Java

7 đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình Java

Java là một công nghệ xây dựng các ứng dụng phần mềm có vị trí rất lớn trong những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21.

Java là gì?

Java là một công nghệ xây dựng các ứng dụng phần mềm có vị trí rất lớn trong những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21. Nó được coi là công nghệ mang tính cách mạng và khả thi nhất trong việc tạo ra các ứng dụng có khả năng chạy thống nhất trên nhiều nền tảng mag chỉ cần biên dịch một lần.

1. Máy ảo Java (JVM – Java Virtual Machine)

Tất cả các chương trình muốn thực thi được thì phải được biên dịch ra mã máy. Mã máy của từng kiến trúc CPU của mỗi máy tính là khác nhau (tập lệnh mã máy của CPU Intel, CPU Solarix, CPU Macintosh … là khác nhau), vì vậy trước đây một chương trình sau khi được biên dịch xong chỉ có thể chạy được trên một kiến trúc CPU cụ thể nào đó. Đối với CPU Intel chúng ta có thể chạy các hệ điều hành như Microsoft Windows, Unix,Linux, OS/2, …

Chương trình thực thi được trên Windows được biên dịch dưới dạng file có đuôi .EXE còn trên Linux thì được biên dịch dưới dạng file có đuôi .ELF, vì vậy trước đây một chương trình chạy được trên Windows muốn chạy được trên hệ điều hành khác như Linux chẳng hạn thì phải chỉnh sửa và biên dịch lại.

Ngôn ngữ lập trình Java ra đời, nhờ vào máy ảo Java mà khó khăn nêu trên đã được khắc phục. Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ được biên dịch ra mã của máy ảo java (mã java bytecode). Sau đó máy ảo Java chịu trách nhiệm chuyển mã java bytecode thành mã máy tương ứng.Sun Microsystem chịu trách nhiệm phát triển các máy ảo Java chạy trên các hệ điều hành trên các kiến trúc CPU khác nhau.

2. Thông dịch

Java là một ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa thông dịch. Chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có đuôi *.java đầu tiên được biên dịch thành tập tin có đuôi *.class và sau đó sẽ được trình thông dịch thông dịch thành mã máy.

3. Độc lập nền

Một chương trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau (Windows, Unix, Linux, …) với điều kiện ở đó có cài đặt máy ảo java (Java Virtual Machine).

5. Đa nhiệm – đa luồng (MultiTasking – Multithreading)

Java hỗ trợ lập trình đa nhiệm, đa luồng cho phép nhiều tiến trình, tiểu trình có thể chạy song song cùng một thời điểm và tương tác với nhau.

6. Khả chuyển (portable)

Chương trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java chỉ cần chạy được trên máy ảo Java là có thể chạy được trên bất kỳ máy tính, hệ điều hành nào có máy ảo Java. “Viết một lần, chạy mọi nơi” (Write Once, Run Anywhere).

7. Hỗ trợ mạnh cho việc phát triển ứng dụng

Công nghệ Java phát triển mạnh mẽ nhờ vào “đại gia Sun Microsystem” cung cấp nhiều công cụ, thư viện lập trình phong phú hỗ trợ cho việc phát triển nhiều loại hình ứng dụng khác nhau cụ thể như:

– J2SE (Java 2 Standard Edition) hỗ trợ phát triển những ứng dụng đơn, ứng dụng client-server.

– J2EE (Java 2 Enterprise Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng thương mại.

– J2ME (Java 2 Micro Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động, không dây,…

Có thể nói rằng sự ra đời của Java đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin. Cuộc cách mạng này kéo theo một loạt những thay đổi: các ứng dụng dần được thay thế bằng Java, các thế hệ máy tính sử dụng những vi mạch có khả năng hỗ trợ Java,… Làm quen với Java sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những công nghệ mới nhất của Công Nghệ Thông Tin.

Với những chia sẻ trên bạn còn chờ gì nữa mà không thử khám phá ngôn ngữ lập trình đăc biệt này. Nếu bạn muốn trở thành một Java developer chuyên nghiệp, hãy tham gia khóa học kinh nghiệm lập trình Java tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình. Chúng tôi sẽ giúp bạn thành thạo và thành công.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới cho học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Khóa học Java tại Stanford -Dạy kinh nghiệm thực tế với từng khóa học cụ thể: cho desktop(J2SE), webform(J2EE) hoặc MobileApp(J2ME) được chia thành 3 level chính sau:

– Java for Base: dành cho các học viên chưa có kiến thức hoặc chưa nắm chắc kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java .

– Java for Developer: dành cho các học viên đã nắm chắc kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java và muốn học nâng cao để trở thành lập trình viên java hoặc tự phát triển ứng dụng của mình.– Java for Advanced: dành cho các học viên đã nắm chắc kiến thức nâng cao dành cho lập trình viên về phát triển web applications trên ngôn ngữ lập trình Java.

Khóa học cung cấp cho học viên kiến thức nền tảng, tổng thể và cần thiết về lập trình Java, giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như: Netbean, Jdeveloper, Eclipse, Visual SVN… Đồng thời làm chủ các công nghệ như: Servlet, JSP, JDBC, JSF, Spring, Hibernate, SOA, XML, Web services.Phát triển các ứng dụng Winform (J2SE), Webform(J2EE) và MobileApp(J2ME).

Nhằm cung cấp đội ngũ lập trình viên có tay nghề cao và trở thành những kỹ sư phần mềm, Stanford luôn mong muốn mang lại cho các bạn một không gian đào tạo tốt nhất, thực sự tạo được niềm hăng say cho các bạn trên con đường chinh phục đỉnh cao công nghệ thông tin.

Stanford liên tục tổ chức các kỳ tuyển sinh theo 2 hạn tuyển sinh trong tháng, mốc 1: Từ ngày 1 – 15 hàng tháng và mốc 2: Từ ngày 16 – 30 hàng tháng.

Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 – 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết.

Sưu tầm và Tổng hợpNhật Lệ ( Stanford – Nâng tầm tri thức )