Top 12 # Xem Nhiều Nhất Đặc Điểm Este Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Phản Ứng Este Hóa Và Cách Giải Bài Toán Este Hóa

Phản ứng este hóa là gì?

– Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Trong điều kiện đó, đồng thời xảy ra phản ứng thủy phân este trong môi trường axit, tạo ra axit và ancol ban đầu. Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este trong axit là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.

Phương trình tổng quát của phản ứng este hóa :

Nếu axit cacboxylic và ancol tham gia phản ứng đều thuộc loại đơn chức (hay gặp) thì phản ứng có phương trình dạng:

VD:

C2H5OH +CH3COOH ⇌ (H+, to) H2O + CH3COOC2H5

CH3OH + CH3COOH ⇌ (H+, to) CH3COOCH3 + H2O

Dạng bài tìm hiệu suất phản ứng este hóa

VD: Trộn 20 ml cồn etylic 92o với 300 ml axit axetic 1M thu được hỗn hợp X. Cho H2SO4 đặc vào X rồi đun nóng, sau một thời gian thu được 21,12 gam este. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hiệu suất phản ứng este hoá là ?

Giải

Ban đầu số mol ancol nhiều hơn số mol axit suy ra ancol dư, hiệu suất phản ứng tính theo axit.

Theo (1) số mol axit và ancol tham gia phản ứng là 0,24 mol. Vậy hiệu suất phản ứng là :

H = 0,24/0,3 x 100 = 80%.

Bài toán tính khối lượng este

VD: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác với 5,75 gam CH3CH2OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phan ung este hoa đều bằng 80%). Giá trị của m là?

Giải

Vì số mol hai axit bằng nhau nên

Do vậy tính sản phẩm theo số mol axit

Vậy meste = 0,1(8 + 44 + 29) x 80/100 = 6,48 (gam).

Một số bài tập áp dụng :

Bài 1 Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào ?

A. CH3COOH + C6H5OH (xt, to).

B. CH3OH + C6H5COOH (xt, to).

C. (CH3CO)2O + C6H5OH (xt, to).

D. CH3OH + (C6H5CO)2O (xt, to).

Bài 2: Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?

A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.

B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.

C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.

D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.

Bài 3: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là

A. 22,80 B. 34,20 C. 27,36 D. 18,24

Bài 4: X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất este hóa đều đạt 80%). Giá trị m là

A. 40,48 gam.

B. 23,4 gam.

C. 48,8 gam

D. 25,92 gam.

Bài 5: khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hiệu suất phản ứng este hoá là :

A. 75%. B. 80%. C. 85%. D. Kết quả khác.

Bài 6: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đun nóng, thu được 41,25 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:

A. 62,50%. B. 50,00% C. 40,00% D. 31,25%.

Bài 7: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đun nóng, thu được 41,25 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:

A. 62,50%. B. 50,00%. C. 40,00%. D. 31,25%.

Bài 8: Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp đó thu được 23,4 g H2O. Tìm thành phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp đầu và hiệu suất của phản ứng este hoá.

A. 53,5% C2H5OH; 46,5% CH3COOH và H = 80%

B. 55,3% C2H5OH; 44,7% CH3COOH và H = 80%

C. 60,0% C2H5OH; 40,0% CH3COOH và H = 75%

D. 45,0% C2H5OH; 55,0% CH3COOH và H = 60%

Bài 9: Chia A g axit axetic làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 được trung hòa vừa đủ bằng 0,5 lít dd NaOH 0,4M;

Phần 2 thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m g este. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%, giá trị của m là

A. 16,7.

B. 17,6.

C. 18,6.

D. 16,8.

Điều Chế Este Và Ứng Dụng Của Este

Bài viết sẽ giới thiệu với các em cách điều chế este và ứng dụng của este. Qua đó, giúp các em nắm được các phương pháp điều chế este của ancol, este của phenol, este không no… cũng như các ứng dụng quan trọng của este trong đời sống.

Bài 3: Điều chế este và ứng dụng của este I. Điều chế este:

– Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi lưu ancol và axit hữu cơ , có H 2SO 4 đặc làm xúc tác.

RCOOH + R’OH RCOOR’ + H 2 O

– Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để tăng hiệu suất phản ứng thuận:

+ Tăng nồng độ chất tham gia

+ Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H 2SO 4 đặc để hút nước. H 2SO 4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.

– Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.

3. Điều chế một số este không no:

RCOOH + HC(equiv)CH (overset{t^{o},xt}{rightarrow}) RCOOCH=CH 2

II. Ứng dụng của este:

* Các este có ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

– Làm dung môi. VD: butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp.

– Sản xuất nhiều chất quan trọng như: poli(metyl acrylat) và poli(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ; poli(vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thủy phân thành poli(vinyl ancol) dùng làm keo dán.

– Một số este của axit phtalic được dùng là chất hóa dẻo, dược phẩm…

– Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm…

Ví dụ: Isoamyl axetat: CH 3COOCH 2CH 2(CH 3) 2: mùi chuối, dùng trong thực phẩm

Geranyl axetat: CH 3COOC 10H 17: mùi hoa hồng, dùng trong mĩ phẩm…

III. Bài tập áp dụng:

Câu 1: Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là:

A. Đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H 2SO 4 đặc xúc tác.

B. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa.

C. Cho anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với ancol.

D. Thực hiện phản ứng khử.

Câu 2: Trong phản ứng este hoá giữa ancol và một axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi:

A. Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.

B. Giảm nồng độ ancol hay axit hữu cơ.

C. Dùng chất hút nước hay tách nước. Chưng cất ngay để tách este.

D. Cả 2 biện pháp A, C

Câu 3: Đối với phản ứng este hoá, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng?

(1) Nhiệt độ (2) Bản chất các chất phản ứng

(3) Nồng độ các chất phản ứng (4) Chất xúc tác

A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1) (3) (4) D. (1) (2) (3) (4)

Câu 4: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat?

A.Đun hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.

B.Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit nitric đặc.

C.Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.

D.Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.

Câu 5: Để điều chế phenyl axetat có thể dùng phản ứng nào sau đây?

Câu 6: Dầu chuối được dùng trong thực phẩm là este có tên:

Isoamyl axetat C. Etyl butyrat

Metyl fomat D. Geranyl axetat

Câu 7: Khi nói về ứng dụng của este, phát biểu nào sau đây là đúng:

Một số este có mùi thơm được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.

Este được dùng làm dung môi do có khả năng tan tốt trong nước.

Poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất hóa dẻo và dược phẩm.

Isoamyl axetat là este có mùi hoa hồng, được ứng dụng trong công nghiệp mĩ phẩm.

Câu 8: Este được dùng làm dung môi là do:

Este thường có mùi thơm dễ chịu.

Este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử.

Este có nhiệt độ sôi thấp.

Este là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

Câu 9: Đặc điểm của phản ứng este hóa là:

A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.

B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H 2SO 4 đậm đặc xúc tác.

C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H 2SO 4 đậm đặc xúc tác.

D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H 2SO 4 loãng xúc tác.

Câu 10: Thuỷ tinh hữu cơ có thể được điều chế từ monome nào sau đây?

A. Axit acrylic B. Metyl metacrylat C. Axit metacrylic D. Etilen

Phản Ứng Este Hóa Là Gì? Chuyên Đề Hiệu Suất Phản Ứng Este Hóa

Nếu axit cacboxylic và ancol tham gia phản ứng đều thuộc loại đơn chức (hay gặp) thì phản ứng có phương trình dạng:

Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có (H_{2}SO_{4}) đặc làm xúc tác. Trong điều kiện đó, đồng thời xảy ra phản ứng thủy phân este trong môi trường axit, tạo ra axit và ancol ban đầu. Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este trong axit là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.

(H_{2}SO_{4}) đặc trong phản ứng này ngoài vai trò là xúc tác của phản ứng còn làm nhiệm vụ hút nước.

(R(COOH)_{x} + R'(OH)_{t} rightleftharpoons Ry(COO)_{xy}R’_{x} + xyH_{2}O) (xúc tác (H_{2}SO_{4}, t^{circ}))

Đề bài cho số liệu của chất tham gia phản ứng, yêu cầu đi tìm các chất tạo thành (sản phẩm).

Công thức tính: H% = (frac{m_{tt}}{m_{lt}}.100)

hoặc H% = (frac{n_{pu}}{m_{bd}}.100)

Luôn luôn lấy số liệu của sản phẩm để tính cho bài toán

Nếu bài toán cho hiệu suất thì sau khi tính toán chỉ cần nhân với hiệu suất suy ra kết quả cần tìm.

Lưu ý:

Nếu bài toán đã cho hiệu suất thì sau khi tính toán xong chỉ cần chia kết quả cho hiệu suất suy ra kết quả cần tìm

Khi đề bài cho chất tham gia ban đầu có chứa bao nhiêu phần trăm tạp chất (Rightarrow) lượng chất tham gia thực tế = lượng chất cho trong đề.(100 – % tạp chất.

Đề bài cho sự hao hụt trong quá trình phản ứng/sản xuất thì lượng chất thực tế phản ứng = lượng chất trong đề bài.(100% – % hao hụt).

Hiệu suất tính theo chất dư ít hơn.

Khi đề bài cho quá trình gồm n giai đoạn, mỗi giai đoạn có hiệu suất (H_{1},H_{2},…,H_{n},…) thì hiệu suất của toàn quá trình là (H = H_{1}.H_{2}….H_{n})

Đề bài cho số liệu sản phẩm, yêu cầu tính khối lượng các chất tham gia phản ứng

Công thức tính: H% = = (frac{m_{tt}}{m_{lt}}.100)

Phản ứng xà phòng hóa là quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat.

Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng 1 chiều, nhưng phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Hiệu suất phản ứng (Hleq 1), H = 1: phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Phương trình tổng quát

(RCOOH + R’OH rightleftharpoons RCOOH + H_{2}O) (xúc tác (H_{2}SO_{4}, t^{circ}))

Hiệu suất phản ứng este hóa

Phản ứng xà phòng hóa este

(R_{y}(COO)_{xy}R’_{x} + xyNaOH rightarrow y(COONA)_{x} + R'(OH)_{y})

(m_{chat, ran , sau, phan , ung} = m_{muoi} + m_{kiem du})

Bài tập phản ứng este hóa và phương pháp giải

Phương pháp tính hằng số cân bằng

(K_{C} = frac{left [ RCOOR’ right ]left [ H_{2}O right ]}{left [ RCOOH right ]left [ R’OH right ]} = frac{frac{x}{V} . frac{x}{V}}{frac{a-x}{V}.frac{b-x}{V}} = frac{x^2}{(a-x)(b-x)})

Ví dụ 1: Cho biết hằng số cân bằng của phản ứng este hóa: (R-COOH + R’OH rightleftharpoons R-COOR’ + H_{2}O); có (K_{C} = 4). Nếu cho hỗn hợp cùng số mol axit và ancol tác dụng với nhau thì khi phản ứng este hóa đạt tới trạng thái cân bằng thì có bao nhiêu phần trăm ancol và axit đã bị este hóa?

(left [ R_{1} COOR_{2} right ] = left [ H_{2}O right ] = x)

(left [ R_{1} COOH right ] = left [ R_{2}OH right ] = a – x)

(K_{C} = frac{left [ R_{1}COOR_{2} right ].left [ H_{2}O right ]}{left [ R_{1}COOH right ].left [ R_{2}OH right ]} = frac{x^2}{(a – x)^2} = 4)

(Rightarrow x = 2(a – x) Leftrightarrow 3x = 2a Rightarrow frac{x}{a} = frac{2}{3} = 0,667)

Vậy khi phản ứng este hóa đạt tới trạng thái cân bằng thì có 66,67% ancol và axit đã bị este hóa.

Nếu (ageq b Rightarrow H = frac{x}{b}.100 Rightarrow x = frac{H.b}{100};, b = frac{100.x}{H})

Nếu (a < b Rightarrow H = frac{x}{a}.100 Rightarrow x = frac{H.a}{100};, a = frac{100.x}{H})

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: (m_{ancol} + m_{axit} = m_{este} + m_{nuoc})

Hiệu suất phản ứng este hóa (H = frac{m_{este, TT}}{m_{este, LT}}.100)%

(n_{glixerol} = 0,1, mol)

(n_{axit, axetic} = 1, mol)

Thực tế: (m_{este} = 17,44g)

Hiệu suất: H% = (frac{17,44}{21,8}.100 = 80)%

Tác giả: Việt Phương

Đặc Điểm Thơ Lục Bát

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT

Khi bạn đọc truyện, mở đầu mỗi chương hồi là một cặp lục bát, bạn có cảm thấy tác giả ngầu không?

Đọc truyện thơ Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Lưu Bình – Dương Lễ, Tống Trân Cúc Hoa, bạn có cảm thấy cảm xúc dâng trào không?

Hãy tập làm thơ lục bát để viết truyện vừa ngầu mà tâm hồn lại thêm rộng mở.

Ứng dụng thơ lục bát:

– Thường thấy trong ca dao, tục ngữ, truyện thơ (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

– Có khả năng diễn đạt phong phú về mặt tu từ.

– Thuận lợi trong diễn đạt nội dung trầm tĩnh, thong thả, chậm rãi, thích hợp truyện thơ, thơ trữ tình…

Luật thơ lục bát:

Luật thơ thể hiện ở cặp câu lục bát (gồm một câu sáu tiếng (câu lục) và một câu tám tiếng (câu bát)). Cần nắm rõ vần luật và thanh luật trong thể thơ này.

Vần luật:

– Tiếng thứ sáu của hai câu lục bát trong một cặp phải vần với nhau.

– Nếu cặp câu thơ lục bát phát triển thành nhiều cặp, tiếng thứ tám của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo.

Thanh luật:

– Thanh bằng: thanh huyền và thanh ngang. Thanh trắc: các thanh còn lại.

– Luật phối thanh:

Tiếng

1

2

3

4

5

6

7

8

Câu 6

  _  

  B    

  _  

  T    

  _  

B (V)

Câu 8

  _  

  B    

  _  

  T    

  _  

B (V)

  _  

B (V)

Giải thích các kí hiệu:

B: thanh bằng;

T: thanh trắc;

V: vần;

__: dùng thanh bằng hay thanh trắc đều được.

– Tiếng thứ sáu của câu 8 là thanh ngang (thanh bổng, âm vực cao) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (thanh trầm, âm vực thấp) và ngược lại.

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là (trầm) ghét nhau (bổng).

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau (bổng) đớn lòng (trầm).

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Lưu ý: trong thơ đôi khi xuất hiện những tình huống không tuân theo luật thơ, cốt để giữ cho cái ý truyền đạt được sâu sắc.

(Bài viết được tham khảo và biên soạn từ sách “Dạy – học tập làm thơ ở Trung học Cơ Sở” – Phạm Minh Diệu – NXB Giáo dục – 2008)