Top 4 # Xem Nhiều Nhất Công Thức Phần Cấu Tạo Từ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Từ Và Cấu Tạo Từ (Phần Đầu)

1. Vấn đề định nghĩa từ

1.a. Mỗi chúng ta, đã tiếp thu và nhận ra cái gọi là từ thông qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ.

Cái khó là ở chỗ phải nên ra một định nghĩa có tính lí thuyết về từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Chẳng hạn:

Từ là một tổ hợp âm có nghĩa chăng? Từ là một tổ hợp các âm phản ánh khái niệm chăng? Từ là một đơn vị tiềm tàng khả năng trở thành câu chăng? Từ là một kí hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm chăng?…

Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ, do chính bản thân từ trong các ngôn ngữ, không phải trường hợp nào cũng như nhau. Chúng có thể khác về:

– Kích thước vật chất

– Loại nội dung được biểu thị và các biểu thị

– Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc

– Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị, câu…

– Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói

Xét hai từ hợp tác xã và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ, ta sẽ thấy:

Từ thứ nhất có kích thước vật chất lớn hơn nhiều so với từ thứ hai; và cấu trúc nội tại của nói cũng phức tạp hơn nhiều.

Từ thứ nhất biểu thị một khái niệm, có khả năng hoạt động độc lập trong câu, làm được chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ… trong câu; còn từ thứ hai lại không biểu thị khái niệm, không có được năng lực để thể hiện những chức phận như từ thứ nhất…

1.b. Vì những lẽ đó, không hiếm nhà ngôn ngữ học (kể cả F. de Saussure, S. Bally, G. Glison…) đã chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu thừa nhận khái niệm này thì họ cũng lảng tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức.

Lại có nhà nghiên cứu xuất phát từ một lĩnh vực cụ thể nào đó, đã đưa ra những định nghĩa từng mặt một như từ âm vị học, từ ngữ pháp học, từ chính tả, từ từ điển …

Dù sao, từ vẫn là đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ; và chính nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ; bởi vì, đối với mỗi chúng ta, nói như ý của E.Sapir thì việc nhận thức từ như là cái gì đấy hiện thực về mặt tâm lí, chẳng có khó khăn gì đáng kể.

1.c. Mong muốn của các nhà ngôn ngữ học đưa ra một định nghĩa chung, khái quát, đầy đủ về từ cho tất cả mọi ngôn ngữ, tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa đạt được và có lẽ sẽ không thể đạt được. Chúng ta có thể đồng tình với L.Serba khi ông cho rằng từ trong ngôn ngữ khác nhau, sẽ khác nhau…, và không thể có được một khái niệm về từ nói chung.

Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. Quan niệm này gần với quan niệm của B.Golovin trong cuốn sách “Dẫn luận ngôn ngữ học” của ông. Nó cũng có nhiều nét gần với quan niệm của L.Bloomfield, coi từ là một ” hình thái tự do nhỏ nhất “. Có nghĩa rằng từ là một hình thái nhỏ nhất có thể xuất hiện độc lập được.

1.d. Ngay cả những quan điểm như thế, sự thực cũng không phải là áp dụng được cho tất cả mọi ngôn ngữ và tất cả mọi kiểu từ. Chẳng hạn từ nếu vừa nói bên trên cũng như từ và, với, thì, ư… trong tiếng Việt; từ and, up, in, of … của tiếng Anh không thoả mãn được điều kiện “tái hiện tự do” trình bày trong quan niệm này.

Gặp những trường hợp như vậy (trường hợp của những cái mà ta vẫn gọi là từ hư) người ta phải có những biện luận riêng.

– Trước hết, tất cả chúng đề có nghĩa của mình ở dạng này hay dạng khác, thể hiện bằng cách này hay cách khác.

– Thứ hai, khả năng “tái hiện tự do” của chúng được thể hiện “một cách không tích cực”. Cần nhớ là trong ngôn ngữ, chỉ có những đơn vị cùng cấp độ thì mới trực tiếp kết hợp với nhau. Xét hai câu bình thường trong tiếng Việt và tiếng Anh.

– Em sống với bố và mẹ

– He will leave here after lunch at two o’clock

Ở đây, em, bố, mẹ, sống, he, leave, here, lunch, two, c’clock chắc chắn là các các từ. Vậy thì với, và, will, after, at cũng phải là từ.

– Thứ ba, không hiếm từ hư trong một số ngôn ngữ đã được chứng minh là có nguồn gốc từ từ thực. Sự hao mòn ngữ nghĩa cùng với sự biến đối về chức năng của chúng đã xẩy ra. Tuy vậy, không vì thế mà tư cách từ của chúng bị xoá đi. Ví dụ: trong tiếng Hindu: me (trong) < madhya (khoảng giữa); ke arth (để, vì) < artha (mục đích) của Sanskrit… trong tiếng Hausa: bisan (trên) < bisa (đỉnh, chóp); gaban (trước) < gaba (ngực)… trong tiếng Việt: của < của (danh từ); phải < phải (động từ); bị < bị (động từ)…

Việc xét tư cách từ cho những trường hợp như: nhà lá, áo len, đêm trắng, chó mực, cao hổ cốt … trong tiếng Việt còn phức tạp hơn nhiều. Trong các ngôn ngữ khác cũng không phải là không có tình hình tương tự.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm tòi những tiêu chí cơ bản, phổ biến để nhận diện từ (như: tính định hình hoàn chỉnh, tính thành ngữ, do A.Smirnitskij đưa ra chẳng hạn) nhưng khi đi vào từng ngôn ngữ cụ thể, người ta vẫn phải đưa ra hàng loạt tiêu chí khác nữa, có thể cụ thể hơn, khả dĩ sát hợp với thực tế từng ngôn ngữ hơn, và thậm chí có cả những biện luận riêng.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 136-138.

Các Phương Thức Cấu Tạo Từ Mới

Các từ mới không phải là những từ được tạo ra một cách lẻ tẻ, rời rạc, ngẫu nhiên mà thường được tạo ra theo những khuôn mẫu cấu tạo nhất định và làm thành những hệ thống hay kiểu từ có chung đặc điểm cấu trúc và nghĩa. Đó chính là các hệ thống cấu tạo từ hay kiểu cấu tạo từ

1. Hệ thống cấu tạo từ (kiểu cấu tạo từ)

Hệ thống cấu tạo từ là tập hợp những từ có chung một khuôn hình cấu tạo (ví dụ: có chung một kiểu phụ tố, tính chất của căn tố giống nhau) và ý nghĩa cấu tạo giống nhau. Chẳng hạn, các từ worker (người lao động, công nhân), writer (người viết, nhà văn), singer (người hát, ca sĩ), reader (người đọc, độc giả) của tiếng Anh làm thành một hệ thống cấu tạo từ, vì chúng có chung một kiểu phụ tố (ở đây là hậu tố -er), tính chất của căn tố trong các từ này giống nhau (đó là căn tố động từ) và ý nghĩa cấu tạo của chúng giống nhau (người thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó). Tuy nhiên, do sự phát triển của ngôn ngữ nói chung và của vốn từ vựng nói riêng, các hệ thống cấu tạo từ có thể bị phân hoá. Một số từ trong hệ thống cấu tạo từ bị mất nghĩa ban đầu và nhận thêm nghĩa mới hoặc ý nghĩa cấu tạo đã khác đi. Do đó trong các hệ thống cấu tạo từ, ta có thể phân biệt những kiểu nhỏ hơn, dựa trên cơ sở ý nghĩa cấu tạo. Chẳng hạn, trong kiểu ‘phó + danh từ’ trong tiếng Việt, ta có thể phân biệt ít nhất ba kiểu nhỏ, chẳng hạn:

Phó giám đốc / Phó giáo sư / Phó mộcPhó hiệu trưởng / Phó tiến sĩ / Phó nề

Trong các kiểu cấu tạo từ, ta còn nhận thấy rằng, có những kiểu bao gồm nhiều từ thuộc loại và có cấu trúc hình vị giống nhau, chẳng hạn như kiểu ‘căn tố động từ + phụ tố -er’ trong tiếng Anh hay kiểu ‘nhà + danh từ’ trong tiếng Việt. Đó là những kiểu cấu tạo từ đều đặn. Thường thì những kiểu này có tính sinh sản cao, tức là được sử dụng nhiều để tạo ra từ mới và hiện vẫn còn được sử dụng. Bên cạnh đó, có những kiểu chỉ bao gồm rất ít từ hoặc thậm chí chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, như trường hợp kiểu ‘danh từ + hấu’ trong tiếng Việt; nó chỉ gồm có một từ thuộc loại là dưa hấu. Kiểu này không có tính sinh sản và hiện nay không còn được sử dụng để tạo thêm từ mới.

2. Các phương thức cấu tạo từ

Trước hết cần phải nói rằng, tất cả các từ trong ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào đấy. Song, đối với những từ gốc có cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ, ta không thể giải thích được lý do cấu tạo của chúng, do đó không thể nói đến phương thức cấu tạo của chúng. Các từ gốc nguyên cấp đều là những từ được cấu tạo bằng một hình vị cấu tạo từ nên thường được gọi là từ đơn. Như vậy, các từ đơn là những từ không thể giải thích được về mặt cấu tạo, trừ một số từ tượng thanh và tượng hình. Mỗi từ đơn là một đơn vị duy nhất trong ngôn ngữ, xét về cách cấu tạo, và về cơ bản mang tính võ đoán. Chính vì vậy, khi nói đến các phương thức cấu tạo từ, người ta chỉ đề cập đến những cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra những từ có thể giải thích được về mặt cấu tạo (tức là các từ tạo). Những từ được tạo ra theo cách đó thường mang tính hệ thống: Chúng tập hợp thành những nhóm có chung một kiểu cấu tạo. Do vậy:

Phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ.

Các kiểu cấu tạo từ trong các ngôn ngữ có thể được mô tả ở những cấp độ khác nhau, và do đó số lượng các phương thức cấu tạo từ có thể rất lớn, song xét ở cấp độ chung nhất, có thể nêu ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu sau đây:

Ghép là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – ví dụ: trong tiếng Việt: trong tiếng Anh: trong tiếng Pháp: từ ghép. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ, mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), vinaigre (giấm), sous-marin (tàu ngầm), manpower (nhân lực),

Trong số các loại từ tạo thì từ ghép thường gây nên sự nghi ngờ và bất đồng ý kiến, vì rằng chúng dễ bị nhầm lẫn với cụm từ tự do. Vì vậy, người ta phải đưa ra các tiêu chuẩn nhận diện từ ghép. Ngoài các tiêu chuẩn áp dụng đối với các từ nói chung là:

– Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh.

– Có cấu trúc hình thức chặt chẽ, nghĩa là không thể bỏ đi một hình vị (từ tố) mà nghĩa của từ vẫn được giữ nguyên, hoặc không thể chêm các thành phần khác vào giữa hình vị hay chêm các thành phần phụ cho từng hình vị riêng lẻ,

còn có thể nêu thêm hai tiêu chuẩn sau đây:

– Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối ( liên tố) giữa các căn tố, ví dụ: hình vị nối -o- trong zvuk/ o/operator (người thu thanh) của tiếng Nga, hay speed/ o/meter (đồng hồ tốc độ) của tiếng Anh.

– Phải có sự biến âm (gọi là biến âm sandhi), nghĩa là các hình vị được ghép với nhau bị thay đổi hình thức ngữ âm, ví dụ: nguyên âm ‘e mũi’ của hình vị vin (rượu vang) biến thành [i] khi có được kết hợp với aigre (chua) thành vinaigre (giấm) trong tiếng Pháp, hay nguyên âm [o] của hình vị po trong từ potomu (vì vậy) trong tiếng Nga được phát âm ngắn hơn bình thường, do trọng âm của từ ghép này rơi vào âm tiết cuối.

Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là ‘ từ láy‘. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, sành sạch trong tiếng Việt. Phương thức láy là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v… Trong nhiều ngôn ngữ, phương thức này chỉ được sử dụng rất hạn chế, và điều quan trọng là ở đó, các kiểu cấu tạo láy không có tính sinh sản, do đó thường chỉ gồm một từ duy nhất thuộc loại, chứ không bao gồm nhiều từ thuộc loại như trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong tiếng Anh hay ‘ chut-chut‘ (xuýt nữa) trong tiếng Nga. Hơn nữa, nhiều khi các từ láy ở những ngôn ngữ này lại có quan hệ với hiện tượng tượng thanh hay tượng hình, ví dụ như murmur (rì rầm) hay zigzag (ngoằn ngoèo) trong tiếng Anh, và do đó, thực ra chúng không phải là những từ tạo mà là từ gốc.

Ngoài ra, láy còn là phương thức để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ: ‘ rénrén‘ trong tiếng Trung và ‘ người người‘ trong tiếng Việt không phải là từ mới mà là dạng số nhiều của từ ‘ rén‘ và ‘ người ‘. Bởi vậy, khi xác định phương thức láy cần phân biệt các dạng láy và từ láy, cũng như từ láy nguyên cấp (từ gốc) và từ láy thứ cấp – tức từ mới được tạo ra theo phương thức láy.

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 23:33 23/11/2012 Số lượt xem: 524

Đối Chiếu Từ Vựng – Bình Diện Cấu Tạo Hình Thức

Lê Đình Tư

1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ

– Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố.

– Căn tố: là hình vị cơ bản, là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập, vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ: time-less.

– Phụ tố: là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.

Trong các ngôn ngữ biến hình, người ta phân biệt hình vị từ vựng- ngữ pháp (hoặc hình vị từ vựng) và hình vị ngữ pháp, nhưng trong các ngôn ngữ không biến hình, chỉ có hình vị từ vựng-ngữ pháp mà không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu của ngôn ngữ học châu Âu.

Các phụ tố trong các ngôn ngữ thường được chia thành:

*Tiền tố: là phụ tố hình vị đứng trước căn tố. Ví dụ: in-famous (t. Anh). * Hậu tố: là hình vị đứng sau căn tố. Ví dụ: happi-ness (t. Anh). * Trung tố: là hình vị được đặt xem vào giữa căn tố. Ví dụ: l-b-eun (= tốc độ)) được tạo ra từ leun (= nhanh) (t. Khơme). * Liên tố : là hình vị dùng để nối các căn tố với nhau, ví dụ: speed-o-meter trong tiếng Anh hay zieml-e-kop (t. Nga). * Bao tố: còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối. Loại hình vị này xuất hiện chủ yếu ở một số ngôn ngữ của thổ dân châu Mĩ, nhưng thời gian gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng bao tố được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: roz-płakać-się (= khóc òa) (t. Ba Lan). * biến tố: là những hình vị thường đứng sau căn tố và phụ tố để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp như: giống, số, cách, ngôi… Ví dụ: rek-a (t. Nga).

2. Những sự khác biệt về cấu tạo hình vị của từ trong các ngôn ngữ

– Các ngôn ngữ có sự khác biệt về cách sử dụng các phụ tố cấu tạo từ. Ví dụ: Các ngôn ngữ biến hình dùng các phụ tố để tạo từ mới nhưng tiếng Việt thường dùng cách ghép từ để tạo từ mới.

– Vị trí của các phụ tố trong các ngôn ngữ có thể rất khác nhau. Ví dụ: t. Việt: tính ích kỉ/ t. Anh: selfishness

– Trong các ngôn ngữ, các hình vị có thể khác nhau về mức độ sản sinh: tính sản sinh của các hình vị ở ngôn ngữ này cao nhưng ở ngôn ngữ kia lại thấp. Ví dụ: Hình vị ‘máy’ để tạo các danh từ trong tiếng Việt có tính sản sinh rất cao: máy nổ, máy gặt, máy tiện…, nhưng trong nhiều ngôn ngữ hình vị tương đương đều có khả năng sản sinh ít hơn tiếng Việt.

– Các ngôn ngữ còn khác nhau về các phương thức cấu tạo từ. Sự khác nhau thường thể hiện ở hai mặt: * Số lượng các phương thức, ví dụ: Trong tiếng Việt có phương thức láy để tạo từ mới nhưng một số ngôn ngữ không dùng phương thức này; * Mức độ ưa chuộng các phương thức cấu tạo từ, ví dụ: tiếng Việt ưa chuộng phương thức ghép và phương thức láy, còn các ngôn ngữ Ấn-Âu thì ưa chuộng phương thức phụ gia và phương thức ghép.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bài Tập Viết Công Thức Cấu Tạo Của Các Phân Tử

BÀI TẬP VIẾT CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA CÁC PHÂN TỬ

Hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim là hợp chất có lk CHT ( h/c cộng hóa trị)

Giải thích: Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất

Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp nc

Biểu diễn các e lớp nc và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu ng/tửà Công thức electron

Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngangà Công thức cấu tạo

(CT e) (CTCT)

cặp e chung lk đơn

H + H H ¾ Cl

(CT e) (CTCT)

Sau khi hình thành các liên kết cộng hóa trị, N (chứ không phải O) sẽ cho 1 cặp electron đến nguyên tử O thứ ba (đang thiếu 2e để đạt cấu hình khí trơ) hình thành liên kết cho – nhận .

– Cấu tạo phân tử và biểu diễn với liên kết cho nhận là để phù hợp với quy tắc bát tử.

– Với nguyên tử cho cặp electron có 3 lớp trở lên, có thể có hóa trị lớn hơn 4 nên còn biểu diễn bằng liên kết cộng hóa trị.

Ví dụ 2. Cách biểu diễn sau nêu được hóa trị của S và Cl và cũng chứng tỏ rằng quy tắc bát tử chỉ đúng với một số trường hợp mà thôi.

H 2SO 4 S có hóa trị là 6

HClO 4 Cl có hóa trị 7

Ví dụ 3. công thức electron và công thức cấu tạo các ion đa nguyên tử sau: CO 32-, HCO 3–

Ví dụ 4. Viết công thức cấu tạo các chất sau:

Ví dụ 5. R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R nhỏ hơn 34.

2. X là hợp chất khí của R với hiđro, Y là oxit của R có chứa 50% oxi về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X và Y.

1. Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.

Số oxi hóa cao nhất của R trong oxit là +m nên ở lớp ngoài cùng nguyên tử R có m electron.

Số oxi hóa trong hợp chất của R với hiđro là -n nên để đạt được cấu hình 8 electron bão hòa của khí hiếm, lớp ngoài cùng nguyên tử R cần nhận thêm n electron.

Ta có: m + n = 8. Mặt khác, theo bài ra: +m + 2(-n) = +2 m – 2n = 2.

Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.

Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.

2. Trong hợp chất X, S có số oxi hóa thấp nhất nên X có công thức là H 2 S.

Gọi công thức oxit Y là SO n.

Do %S = 50% nên = n = 2. Công thức của Y là SO 2.

Ví dụ 6. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H 2. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H 2. Biết các khí đo ở đktc.

Xác định công thức của oxit. Cho biết số oxi hóa và hóa trị của kim loại trong oxit.

(mol): a ay ax

Ta có: a(Mx + 16y) = 8 và ay = 0,15. Như vậy Max = 5,6.

(mol): ax 0,5nax

Ta có: 0,5nax = 0,1 hay nax = 0,2.

Lập tỉ lệ: . Vậy M = 28n.

Ta lập bảng sau:

Vậy kim loại M là Fe.

Số oxi hóa của sắt trong oxit là +3, hóa trị của sắt là III.