Top 8 # Xem Nhiều Nhất Công Dụng Vitamin B15 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Vitamin B15 Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng

Tác giả: Quang Thuận

Tên gốc: vitamin B15

Phân nhóm: vitamin nhóm B/nhóm B, C kết hợp

Tên hoạt chất: Vitamin B15 Thương hiệu:vitamin-B15 và Vitamin B15.

Tác dụng Tác dụng của Vitamin B15 là gì?

Vitamin B15 là một sản phẩm có chứa axit D-gluconodimethyl aminoacetic, được lấy từ hạt mai và cám gạo. Vitamin B15 còn có tên axit pangamic, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa công nhận axit pangamic là vitamin.

Mặc dù còn nhiều lo ngại về tính an toàn của vitamin, axit pangamic được sử dụng để:

Tăng cường sức chịu đựng;

Cải thiện quá trình oxy hóa của tim, Não và các cơ quan quan trọng khác;

“Giải độc” cơ thể.

Điều trị nghiện rượu, mệt mỏi;

Chống lại các chất ô nhiễm không khí đô thị;

Kéo dài tuổi thọ của tế bào;

Tăng cường hệ thống miễn dịch; hạ thấp mức cholesterol trong máu;

Hỗ trợ điều chỉnh hormone.

Liều dùng Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Liều dùng vitamin B15 cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo: bạn dùng 1 viên nang 50mg mỗi ngày trước bữa ăn.

Liều khuyến cáo nếu bạn là vận động viên: bạn dùng 100-150mg mỗi ngày để tăng năng lượng, sức dẻo dai và giảm mệt mỏi.

Liều trung bình hằng ngày: bạn dùng 25-50mg mỗi ngày trước bữa ăn.

Liều điều trị: bạn dùng 50-500mg mỗi ngày trước bữa ăn.

Liều dùng vitamin B15 cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Việc sử dụng vitamin B15 có thể nguy hiểm cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đánh giá lợi ích/rủi ro nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng Bạn nên dùng vitamin B15 như thế nào?

Bạn nên uống vitamin B15theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và các hướng trên nhãn thuốc. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều dùng để đảm bảo bạn nhận được kết quả tốt nhất. Bạn không dùng thuốc này với lượng lớn hơn hoặc lâu hơn mức khuyến cáo. Việc sử dụng liều thấp nhất sẽ có hiệu quả trong điều trị tình trạng của bạn.

Nếu trẻ đang dùng thuốc này, bạn hãy báo với bác sĩ nếu trẻ có thay đổi về trọng lượng vì liều sử dụng vitamin B15 dựa trên trọng lượng trẻ em.

Nếu sử dụng thuốc này lâu dài, bạn có thể cần các xét nghiệm y khoa thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin B15?

Khi sử dụng vitamin B15, bạn có nguy cơ bị buồn nôn nhẹ. Vitamin B15 được đánh giá là không an toàn, do một số thành phần có thể gây ung thư.

Thận trọng/Cảnh báo Trước khi dùng vitamin B15, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng vitamin B15, bạn nên báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bị dị ứng với vitamin B15 hoặc bất kỳ thành phần nào trong dạng bào chế của tiratricol bạn sẽ dùng. Kiểm tra nhãn bao bì để biết danh sách các thành phần.

Trước khi sử dụng vitamin B15, bạn nên báo cho bác sĩ và dược sĩ về những loại tiratricol theo toa, vitamin, chất bổ sung dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vitamin B15 trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Khi bạn mắc các bệnh lý về thận, axit pangamic có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và các bệnh lý thận khác hoặc làm cho bệnh thận trầm trọng hơn. Do đó, bạn không nên dùng vitamin B15 cho người bị bệnh thận.

Tương tác thuốc Vitamin B15 có thể tương tác với những thuốc nào?

Vitamin B15 có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc vitamin B15 bao gồm:

Digoxin (Lanoxin®) giúp tim đập mạnh hơn. Một số loại axit pangamic có chứa canxi có thể ảnh hưởng đến tim. Dùng axit pangamic cùng với digoxin (Lanoxin®) có thể làm tăng tác dụng phụ của digoxin (Lanoxin®).

Thuốc trị cao huyết áp (thuốc chẹn kênh canxi) ảnh hưởng đến canxi trong cơ thể. Dùng axit pangamic có chứa canxi sẽ làm giảm hiệu quả của những thuốc này trong việc điều trị huyết áp cao. Một số thuốc trị cao huyết áp bao gồm nifedipine (Adalat®, Procardia®), verapamil (Calan®, Isoptin®, Verelan®), diltiazem (Cardizem®), isradipine (DynaCirc®), felodipine (Plendil®), amlodipine (Norvasc®) và các loại khác.

Thuốc lợi tiểu thiazide. Một số axit pangamic có thể chứa canxi. Một số thuốc lợi tiểu làm tăng lượng canxi trong cơ thể. Việc uống một lượng lớn canxi cùng một số thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng quá nhiều canxi trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về thận. Một số loại thuốc lợi tiểu này bao gồm chlorothiazide (Diuril®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®, Esidrix®), indapamide (Lozol®), metolazone (Zaroxolyn®) và chlorthalidone (Hygroton®).

Vitamin B15 có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin B15?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Bạn nên bảo quản vitamin B15 như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế Vitamin B15 có những dạng và hàm lượng nào?

Vitamin B15 có dạng viên nang và hàm lượng 50mg.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mơ Có Axít Pangamic (Vitamin B15)

Mơ còn có tên gọi: Ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân.

Mơ, một loại trái quý hiếm (được trồng chủ yếu ở miền Bắc) là một quả hạch hình cầu, màu vàng xanh, có nhiều thịt và chỉ có một hạt. Ngoài ra, còn có loại mơ 2 hạt gọi là song mai – loại này rất quý. Việc bào chế mơ để làm thuốc hoặc dùng làm rượu khai vị là cả một quá trình kiên trì, với một khoảng thời gian dài 2, 3 tháng, thậm chí như ngâm rượu phải để hằng năm. Có câu: “Phải qua 9 lần đồ, 9 lần phơi nắng hay sấy khô”. Trong thịt mơ có khoảng 2,5% axít gồm: axít xitríc, axít tactríc, khoảng 27% đường, chủ yếu là đường sac-aroza, một ít đextrin, tinh bột, quexetin, izoquextin, caroten, lycopen, vitaminC, tanin, pectin, metylsalixylat, men peroxydaza và ureaza… Quý hơn, trong dung dịch mơ có axít pangamic là vitamin B15 chiếm tỷ lệ khá cao. Vitamin B15 có tác dụng tốt trong quá trình chuyển hóa oxy, chống sự già nua của tế bào; vitamin B15 còn có tác dụng rất tốt với nhóm bệnh tim mạch, hô hấp, như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và viêm xơ gan trong thời kỳ đầu. Nước quả mơ cho thêm đường là một loại nước giải khát quý, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng nhân hạt mơ, vì trong hạt mơ có chứa axít xyanhydric là một axít độc. Ô mai mơ được dùng chữa ho, long đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, ngậm hoặc uống. Ô mai còn được dùng chữa giun chui ống mật, chai chân, trĩ. Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, nhuận trường với liều 5 – 10ml và có thể chữa nẻ, bôi tóc trơn, bóng… Một số bài thuốc từ mơ Chữa kiết lỵ, khát nước: Ô mai mơ 2 – 3 quả, thêm 300ml nước, đun sôi 15 – 20 phút; dùng uống thay nước trong ngày. Chữa giun chui ống mật: Ô mai mơ 2 quả, thêm 300ml nước, đun sôi 20 phút; cho ít đường vừa ngọt, uống vào tối trước khi đi ngủ. Chữa băng huyết: Ô mai mơ 7 quả đốt tán nhỏ chia 3 lần uống trong ngày, hoặc dùng nước cơm sánh đặc điều thuốc để uống. Mùa hè nóng bức, mỗi gia đình nên có một thẩu, bình ngầm quả mơ chín vàng theo công thức: 1kg mơ tươi cho 1,2kg đường để thời gian 1 năm hoặc hơn, uống mỗi lần 1 cốc nhỏ có đá khoảng 200ml nước mơ đường. Ngày 1 cốc rất tốt cho tiêu hóa, tăng sức đề kháng, phòng chống các bệnh tim mạch, hội chứng lỵ, hô hấp…

Phạm Thành Nghi (sưu tầm)

Công Dụng Của Mỗi Vitamin Nhóm B

Có nhiều loại vitamin thuộc nhóm B, mỗi loại đảm nhận vai trò và chức năng riêng.

* Vitamin B1 (Thiamine)

Vitamin B1 rất cần thiết cho sự trao đổi carbonhydrate, nếu thiếu vitamin này sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để chuyển hóa carbohydrate thành glucose.

Bên cạnh đó, vitamin B1 cũng rất cần thiết cho hệ thần kinh, vì nó giúp thúc đẩy sản xuất acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh). Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B1 nghiêm trọng sẽ dẫn đến một số bệnh suy nhược cơ thể. Ví dụ, bệnh Beriberi (bệnh tê phù) với biểu hiện là thiếu máu, teo cơ, tê liệt và co thắt cơ.

Để hấp thu đủ lượng vitamin B1 cần thiết, bạn nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, gạo lứt, các loại hạt, đậu phộng, cải bó xôi…

Ngoài ra, riboflavin cũng rất hữu ích đối với việc nuôi dưỡng làn da, nếu thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến rối loạn về da, khô da, viêm mũi và miệng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chúng ta nên bổ sung khoảng ít nhất 1,1mg riboflavin mỗi ngày từ các sản phẩm sữa thông dụng.

* Vitamin B3 (Niacin)

Vitamin B3 giúp cho làn da khỏe mạnh, duy trì thần kinh và hệ tiêu hóa ổn định, nếu thiếu vitamin B3 có thể dẫn đến bệnh pellagra – một căn bệnh nghiêm trọng dẫn đến tiêu chảy, viêm da, mất trí nhớ và thậm chí là tử vong.

Vitamin B3 không quá khó tìm kiếm, bởi nó có trong thịt, cá, sữa, trứng, men bia, đậu, khoai tây và đậu phộng. Bạn nên bổ sung khoảng 1,4 mg vitamin B3 mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt hơn.

Thiếu vitamin B5 sẽ khiến cơ thể gặp các triệu chứng như chân tê phù, sưng viêm, mệt mỏi, mất ngủ, thiếu máu, nôn mửa, co thắt cơ bắp và rối loạn da.

Hãy bổ sung khoảng 5 mg vitamin B5 mỗi ngày từ các loại thực phẩm nấm, bông cải xanh, cải bắp, đậu, cá hồi, trứng, cá, men bia, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, lúa mì, đậu phộng, đậu nành, mật đường.

* Vitamin B6 (Pyridoxine)

Thiếu vitamin B6, bạn có thể gặp rối loạn về da, bệnh thần kinh, và mất ngủ. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều vitamin B6 cũng có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh. Tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của mình, bạn sẽ cần từ 1,3 – 1,7 mg pyridoxin để giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và sản xuất các tế bào máu đỏ.

Thực phẩm chứa dồi dào vitamin B6 gồm cá, khoai tây, các loại đậu, quả bơ, chuối, các loại thịt, ngũ cốc, thịt gia cầm.

* Vitamin B9 (Folate)

Các nghiên cứu khoa học cho biết, vitamin B9 rất cần thiết để tổng hợp DNA và hình thành hemoglobin – hợp chất vận chuyển ôxy trong các tế bào hồng cầu. Kết hợp với các axít pantothenic và biotin, vitamin B9 giúp cho nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể diễn ra tốt đẹp hơn, từ đó phòng ngừa trầm cảm và mất trí nhớ.

Vitamin này cũng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai vì nó hỗ trợ sự tăng trưởng của bé và ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh về thần kinh.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 gồm lá xanh đậm, măng tây, củ cải, cá hồi, rau củ, sữa, lúa mì và các loại đậu.

* Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì vỏ bọc dây thần kinh, tổng hợp DNA, sản xuất các tế bào máu đỏ và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Để hấp thụ vitamin B12 một cách tốt nhất, chúng ta phải kích thích dịch vị mucoprotein trong dạ dày tiết ra.

Vitamin B12 có nhiều trong phô mai, trứng, thịt, sữa và sữa chua.

Công Dụng Của Vitamin Nhóm B Gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12

– Vitamin nhóm B là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua những thực phẩm dùng hàng ngày hoặc viên uống. Như nhiều nhóm vitamin khác, vitamin B có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

Có tám loại vitamin B:

– Thiamin (vitamin B1)

– Riboflavin (vitamin B2)

– Niacin (vitamin B3, vitamin PP)

– Axit pantothenic (vitamin B5)

– Pyridoxine (vitamin B6 )

– Biotin (vitamin H, vitamin B7)

– Folate (axit folic, vitamin B9)

– Cyanocobalamin (vitamin B12)

Vitamin B1:

– Nguồn vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn, lòng đỏ trứng, măng tây, ngũ cốc tổng hợp.

Vitamin B2:

– Nhu cầu vitamin B2 hoặc riboflavin cần thiết của cơ thể là 1,3 mg mỗi ngày ở cả nam và nữ.Vitamin B2 giữ cho làn da, tế bào máu và niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh. Theo National Institutes of Health, vitamin B2 có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, đục thủy tinh thể và mụn trứng cá.

– Các nguồn vitamin B2 tự nhiên là các loại hạt, sản phẩm từ sữa, thịt và rau xanh.

Vitamin B3:

– Nguồn cung cấp vitamin B bao gồm các loại đậu, quả hạch, sữa, cá, bánh mì và thịt nạc.

Vitamin B5:

– Vitamin B5 cũng được tìm thấy trong khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa,….

Vitamin B6:

– Vitamin B6 (pyridoxine) cũng giúp cơ thể chuyến hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cung cấp đủ vitamin B6 giúp phát triển não bộ của trẻ.

– Vitamin B6 có trong đậu xanh, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, gan bò, thịt bò xay, ức gà, dưa hấu, khoai tây, rau bina.

Vitamin B7 hay Biotin (Vitamin H):

Vitamin B9:

Vitamin B9 có trong thịt, ngũ cốc nguyên hạt, củ cải tía, các loại quả họ cam chanh, cá, ngũ cốc bổ sung, các loại đậu, các loại rau xanh, gan và thận.

Vitamin B12:

– Vitamin B12 còn có trong trứng, phô mai, sữa, cá, sò, giáp xác, gan, thận, thịt đỏ.

– Ngoài ra các bạn có thể bổ sung bằng Viên uống bổ sung Vitamin tổng hợp Super B-Complex with Electrolytes Kirkland ( Mỹ ).

*** Trong Super B-Complex có đầy đủ các Vitamin B: