Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 hay còn được biết đến với tên gọi cobalamin là một trong tám vitamin nhóm B, tan trong nước. Vitamin B12 có nhiều vai trò trong cơ thể mà nổi bật nhất là hỗ trợ chức năng bình thường của các tế bào thần kinh và cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA.
Đây là một vitamin vô cùng cần thiết với cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất. Trong tự nhiên, vitamin B12 có thể tìm thấy trong một số loại động vật nhưng cũng có thể được thêm vào một số loại thực phẩm nhất định và có sẵn dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Vitamin B12 có trong các thực phẩm nào?
Về cơ bản, cơ thể có thể có đủ lượng vitamin B12 cần thiết thông qua chế độ ăn. Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm động vật, bao gồm cá, thịt, thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm sữa.
Các thực phẩm tăng cường vitamin B12 khác nhau về công thức, vì vậy điều quan trọng là phải đọc nhãn Thông tin dinh dưỡng trên các sản phẩm để xác định loại và hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung có trong đó.
Các thực phẩm nổi tiếng với lượng vitamin B12 dồi dào là: gan, cá ngừ, cá hồi, thịt gà, trứng, sữa, sữa chua, phô-mát, thịt nguội, ngao, ngũ cốc ăn sáng,…
Tác dụng của vitamin B12 với cơ thể
Giúp hình thành tế bào hồng cầu và phòng chống thiếu máu
Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn sản xuất các tế bào hồng cầu. Nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm sự hình thành tế bào hồng cầu và ngăn chúng phát triển đúng cách.
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Vitamin B12 rất quan trong khoảng thời gian mang thai của thai phụ.
Các nghiên cứu cho thấy não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ mức B12 từ người mẹ để phát triển đúng cách.
Thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, thiếu vitamin B12 ở mẹ có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có mức vitamin B12 thấp hơn 250mg/dL có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp ba lần so với những người có mức độ phù hợp (400 mg/dL). Đối với phụ nữ bị thiếu vitamin B12 ở mức dưới 150mg/dL, nguy cơ này trở nên cao gấp năm lần.
Hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương
Duy trì mức vitamin B12 đầy đủ có thể hỗ trợ sức khỏe xương của bạn.
Một nghiên cứu ở hơn 2.500 người trưởng thành cho thấy những người bị thiếu vitamin B12 cũng có mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường.
Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Một nghiên cứu với 5.000 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên kết luận rằng bổ sung vitamin B12, cùng với axit folic và vitamin B6, có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm
Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa serotonin, một chất chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng. Do đó, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến giảm sản xuất serotonin, có thể gây ra tâm trạng chán nản.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các chất bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở những người thiếu vitamin này. Một nghiên cứu ở những người bị trầm cảm và có mức vitamin B12 thấp cho thấy những người dùng cả thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 có các triệu chứng trầm cảm được cải thiện hơn khi so với những người được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần.
Có lợi cho hệ thần kinh thông qua cơ chế ngăn chặn mất các tế bào thần kinh
Bằng cách ngăn chặn sự tiêu biến các tế bào thần kinh, vitamin B12 hỗ trợ giảm teo não và một số vấn đề thần kinh khác.
Một nghiên cứu ở những người mắc chứng mất trí ở giai đoạn đầu cho thấy rằng sự kết hợp của vitamin B12 và axit béo omega-3 làm chậm sự suy giảm thần kinh.
Tăng năng lượng
Dù bản thân vitamin B12 không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, yếu cơ của cơ thể.
Vitamin B12 cũng giúp giảm thiếu máu, từ đó duy trì sức bền cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giữ da, tóc, móng khỏe mạnh
Thông qua cơ chế sản xuất tế bào, vitamin B12 giúp giữ cho da, tóc và móng khỏe mạnh. Trên thực tế, nồng độ vitamin B12 thấp có thể gây ra các triệu chứng da liễu khác nhau, bao gồm tăng sắc tố, đổi màu móng, thay đổi tóc, bạch biến (mất màu da ở các mảng) và viêm miệng góc cạnh (viêm và nứt góc miệng).
Liều dùng khuyến cáo vitamin B12
Lượng khuyến cáo (RDA) của vitamin B12 với các đối tượng khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi như sau:
Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: 0,5 mcg
Trẻ 1 – 3 tuổi: 0,9 mcg
Trẻ 4 – 8 tuổi: 1,2 mcg
Trẻ 9 – 13 tuổi: 1,8 mcg
Trên 14 tuổi: 2,4 mcg
Phụ nữ đang mang thai: 2,6 mcg
Phụ nữ đang cho con bú: 2,8 mcg
Triệu chứng thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 được đặc trưng bởi thiếu máu megaloblastic, mệt mỏi, yếu, táo bón, chán ăn và giảm cân.
Những thay đổi về thần kinh, như tê và ngứa ran ở tay và chân, cũng có thể xảy ra.
Trong giai đoạn trứng nước của thai kỳ, các dấu hiệu thiếu vitamin B12 bao gồm không phát triển mạnh, rối loạn vận động, chậm phát triển và thiếu máu megaloblastic.
Một lượng lớn axit folic có thể che dấu tác hại của thiếu vitamin B12 bằng cách điều trị thiếu máu megaloblastic do thiếu vitamin B12 nhưng không khắc phục tổn thương thần kinh cũng xảy ra.
Những đối tượng dễ bị thiếu vitamin B12
Người cao tuổi. Ở người già, lượng axit hydrochloric trong dạ dày giảm dẫn đến giảm hấp thu vitamin B12.
Người thiếu máu ác tính. Những người bị thiếu máu ác tính không thể hấp thụ vitamin B12 đúng cách trong đường tiêu hóa.
Người bị rối loạn tiêu hóa. Những người bị rối loạn dạ dày và ruột non, như bệnh Celiac và bệnh Crohn, có thể không thể hấp thụ đủ vitamin B12 từ thực phẩm để duy trì hoạt động cơ thể khỏe mạnh.
Người đã phẫu thuật đường tiêu hóa chẳng hạn như phẫu thuật giảm cân hoặc phẫu thuật để loại bỏ tất cả hoặc một phần của dạ dày, thường dẫn đến mất các tế bào tiết ra axit hydrochloric và yếu tố nội tại. Điều này làm giảm lượng vitamin B12, đặc biệt là vitamin B12 liên kết với thực phẩm mà cơ thể giải phóng và hấp thụ. Phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng xa cũng có thể dẫn đến việc không thể hấp thụ vitamin B12.
Người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, ăn chay, đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Vitamin B12 trong thực phẩm đa phần tồn tại ở động vật nên những người theo chế độ ăn kiêng, chay có thể không cung cấp đủ lượng vitamin B12 cơ thể cần.
Tác dụng phụ của vitamin B12
Viện Y học (IOM) của Viện Hàn làm Quốc gia Hoa Kỳ không xác định mức UL (mức dung nạp tối đa cho một ngày mà không gây hại cho sức khỏe) cho vitamin B12 vì khả năng độc tính thấp.
Cloramphenicol là một loại kháng sinh kìm khuẩn, chúng có thể can thiệp vào phản ứng của hồng cầu với vitamin B12 bổ sung ở một số bệnh nhân.
Thuốc ức chế bơm proton, như omeprazole và lansoprazole, được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và bệnh loét dạ dày tá tràng. Những loại thuốc này có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm bằng cách làm chậm quá trình giải phóng axit dạ dày vào dạ dày
Thuốc đối kháng thụ thể histamine H2 được sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày, bao gồm cimetidine , famotidine và ranitidine, có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm bằng cách làm chậm quá trình giải phóng axit hydrochloric vào dạ dày.
Metformin, một tác nhân hạ đường huyết được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12, thông qua sự thay đổi trong khả năng di chuyển của ruột làm tăng sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc thay đổi sự hấp thu phụ thuộc canxi của các tế bào ileal của vitamin B12.