Top 10 # Xem Nhiều Nhất Công Dụng Của Lá Khoai Môn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Công Dụng Của Củ Khoai Môn, Lá Khoai Môn Và Cách Dùng Làm Thuốc

Cơm no tức bụng, thấy môn cũng thèm” ( 1)

Không chỉ vậy, bên cạnh giá trị và vị trí trong ẩm thực (nhất là trong các món kiểm, cà ri, chè, canh kèn dừa…), khoai môn còn có công dụng làm thuốc mà dân gian đã khéo ghi nhận nó qua lời khen:

” Khoai môn nấu với cá tràu

Húp chưa khỏi cổ, gật đầu khen ngon” ( 1)

Thật vậy, củ khoai môn nấu canh với cá tràu (tức cá lóc, cá quả) theo y học cổ truyền còn có tác dụng điều hòa nội tạng, bồi bổ hư tổn, hư lao yếu sức (2). Không chỉ thế, củ khoai môn và cả lá khoai môn là những vị thuốc nam được dùng trong nhiều món ăn và bài thuốc điều trị bệnh rất hữu hiệu.

Khoai môn (hay củ môn) là tên gọi phổ biến ở Nam Bộ của loài cây thân củ phân nhánh có tên khoa học là Colocasia esculenta, thuộc họ Ráy: Araceae ( 3). Ở miền Bắc, giống khoai môn cho củ to, ít củ con vẫn được gọi là khoai môn nhưng giống khoai môn cho ra củ nhỏ, nhiều củ con được phân biệt và gọi là khoai sọ.

Lá khoai môn có các cuốn lá dài (bẹ) và phiến lá to, hình tim, mép lá lượn sóng và cả hai mặt đều nhẵn bóng, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới. Hoa khoai môn màu lục nhạt hoặc vàng nhạt, cụm hoa (cả hoa đực và cái) mọc ở kẽ lá thành bông mo.

Củ khoai môn có lớp vỏ xù xì, màu nâu đất với những vân sẹo ngang và chứa nhiều tinh bột bên trong (nếu khoai trồng ở vùng ngập nước thì phần củ dễ bị sượng). Cây hầu như được nhân giống bằng thân nhánh (củ con).

Công dụng của củ khoai môn

Thành phần dinh dưỡng: Khoai môn là loại củ nhiều năng lượng (142 kcal/ 100 g củ nấu chín), chứa nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể như: đường, chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin B1, B2, B3, B5, B6. B9, C, D, E, Can xi, Phot pho, Ma giê, Ka li, Man gan, Kẽm… ( 5).

Theo y học cổ truyền: Khoai môn có vị ngọt, cay, tính bình, được dùng nấu canh với rau rút, cua đồng giúp dễ ngủ và giảm mỏi mệt. Bên cạnh đó, Hải thượng y tông tâm lĩnh còn ghi nhận công dụng của khoai môn như sau:

” Vu Tử giống Môn vẫn gọi khoai (Khoai môn)

Tính bình, không độc, hoạt và cay Khoan trường, khai vị, trừ phiền nhiệt

Giải khát chữa Lâm lâu, động thai.” (6)

Ngoài ra, có thể kể đến một số công dụng điều trị bệnh của khoai môn như:

Mẩn ngứa: củ khoai môn tươi gọt vỏ, thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm (2).

Ghẻ: củ khoai môn tươi giã nát, trộn với dầu dừa và đắp lên (4).

Rắn cắn, ong đốt: chọn củ khoai môn tươi, loại to, gọt vỏ, giã nát và đắp lên (2).

Mụn nhọt, đầu đinh: lấy thịt củ khoai môn và giấm (liều lượng bằng nhau) luộc chín, nghiền nát và đắp lên (2).

Công dụng của hoa và lá khoai môn

Hoa khoai môn: Hoa khoai môn có vị cay, tính bình, có tác dụng chỉ thống, chỉ huyết, được dùng điều trị chứng nôn ra máu bằng cách nấu hoa khoai môn (khoảng 15 – 20 g) với thịt lợn để ăn (2).

Lá khoai môn: Lá và bẹ lá khoai môn vị cay, tính bình, có tác dụng chỉ tả, tiêu thũng độc. Do đó, lá khoai môn được dùng trong trường hợp rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt bằng cách giã nát và đắp (4). Bên cạnh đó, nước sắc từ lá khoai môn (khoảng 20 – 30 g) còn giúp giảm triệu chứng tâm phiền ở phụ nữ có thai và thai động không yên (2).

Lá khoai môn, lá đắng hầm xương hoặc hầm da trâu, da bò khô là một món ăn ngon, mang đậm nét ẩm thực miền Tây Bắc. Món ăn này có vị rất đặc trưng: Vị đăng đắng của lá đắng, vị thơm của da trâu, vị mát của lá môn sẽ là một trải nghiệm khó quên với những ai đã từng nếm thử.

Củ khoai môn không ăn sống được vì có độc và gây ngứa, khi nấu chín thì an toàn. Khi dùng củ khoai môn phải rửa sạch, khoét bỏ những phần bị hỏng và những chỗ mọc mầm. Không nên gọt vỏ khoai quá dày để tránh làm mất các chất dinh dưỡng ở sát lớp vỏ.

Một số người có da mẫn cảm sẽ thấy ngứa khi gọt vỏ khoai (cách khắc phục: rửa tay bằng nước giấm, nếu cần xắt nhỏ thì đợi củ khoai ráo nước rồi mới xắt).

Khoai môn, https://cadao.me/the/khoai-mon/, ngày truy cập: 28/06/2019.

Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 80.

Khoai môn, https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_m%C3%B4n, ngày truy cập: 28/06/2019.

Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 308.

Taro, https://en.wikipedia.org/wiki/Taro, ngày truy cập: 28/06/2019.

Lê Hữu Trác, Hải thượng y tông tâm lĩnh, tập 3,4, NXB Y học, Hà Nội, 2014, trang 517.

Lá Khoai Môn: Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Công Dụng

Lá khoai môn có màu xanh lá cây, và bổ dưỡng tương tự như rau bina, thường được trồng ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong lá có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin A, folate và canxi, cũng như các chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật.

1.Lá khoai môn là gì?

Lá khoai môn là loại lá có hình trái tim, thuộc cây khoai môn (Colocasia esculenta), thường được trồng ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Mặc dù cây khoai môn được biết đến nhiều nhất với phần rễ cây chứa tinh bột có thể làm thức ăn, tuy nhiên lá của loại cây này cũng được sử dụng như một loại thực phẩm chính trong nhiều món ăn khác nhau. Hơn thế nữa, lá khoai môn nấu chín có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của lá khoai môn

Lá khoai môn là một loại rau xanh có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều kali, folate, vitamin A và C. Với hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, lá khoai môn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho một chế độ ăn uống cân bằng.

Một chén lá khoai môn nấu chín (145 gram) sẽ cung cấp:

2. Các lợi ích tiềm năng của lá khoai môn

Do lá khoai môn rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, vì vậy chúng có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng về sức khỏe. Cụ thể là:

Lá khoai môn có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm đáng kể các phân tử có hại cho cơ thể, đặc biệt là các gốc tự do. Các gốc tự do khi không được kiểm soát có thể thúc đẩy các triệu chứng viêm trong cơ thể, và gây ra một số tình trạng nguy hiểm khác, chẳng hạn như ung thư, rối loạn tự miễn và bệnh tim.

Bên cạnh đó, lá khoai môn cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin C và polyphenol, hai hợp chất chống oxy hóa phổ biến nhất.

Do vậy, việc tiêu thụ thường xuyên lá khoai môn nấu chín sẽ giúp làm giảm các gốc tự do trong cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.

Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu

Lá khoai môn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng và có thể sử dụng linh hoạt với bất kỳ chế độ ăn uống nào.

Do hàm lượng carb và chất béo thấp, cho nên chúng rất ít calo. Đây cũng là lý do vì sao lá khoai môn lại trở thành một loại thực phẩm tuyệt vời, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một chén lá khoai môn (145 gram) nấu chín sẽ cung cấp 3 gram chất xơ. Bên cạnh đó, loại lá này có hàm lượng nước cao, với 92,4% được tạo thành từ nước. Với hàm lượng chất xơ và nước cao trong lá khoai môn sẽ giúp cơ thể kiểm soát cân nặng bằng cách thúc đẩy cảm giác nhanh no trong bữa ăn, từ đó khiến bạn ăn ít hơn. Như vậy, có thể thấy lá khoai môn khá bổ dưỡng, và ít calo. Bạn hoàn toàn có thể thay thế các món ăn có hàm lượng calo cao hơn bằng loại lá này để đạt được một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Lá khoai môn thuộc nhóm rau lá xanh đậm, giống như các loại rau khác như rau bina, cải xoăn và củ cải Thụy Sĩ. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 cho biết, ăn nhiều rau lá xanh đậm sẽ làm giảm 15,8% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp một lượng lớn nitrat, giúp cải thiện sức khỏe huyết áp của cơ thể.

Vì vậy, bổ sung lá khoai môn như một phần của chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày sẽ bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, và dẻo dai.

Khi tiêu thụ lá khoai môn dưới dạng thô, bạn nên cẩn trọng với thành phần độc tính của chúng. Nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Lá khoai môn có chứa hàm lượng oxalate cao, đây là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Một số người có nguy cơ bị sỏi thận cần phải tránh các loại thực phẩm có chứa oxalate, vì chất này có thể góp phần hình thành nên sỏi thận.

Trong khi nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa oxalate, chẳng hạn như rau bina, đậu, các sản phẩm từ đậu nành và củ cải đường, tuy nhiên lượng oxalate thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên chúng không có khả năng gây ra bất kỳ tác dụng phụ độc hại nào.

Ngoài ra, lá khoai môn non thường chứa nhiều oxalate hơn lá già, mặc dù chúng đều có độc khi còn sống. Một số người khi xử lý lá thô có thể gặp phải cảm giác ngứa ngáy ở tay, vì vậy khi chế biến, bạn nên đeo găng tay bảo vệ.

Để khử hoạt tính độc của oxalate trong lá khoai môn, chúng phải được nấu chín cho đến khi lá mềm ra. Quá trình này chỉ mất khoảng vài phút khi đun sôi hoặc 30 phút đến một giờ khi nướng. Một phương pháp khác để loại bỏ oxalate có hại từ lá khoai môn là ngâm chúng trong nước khoảng 30 phút và để qua đêm.

Khi đã xử lý được độc tính từ oxalate, lá khoai môn là an toàn để sử dụng cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị sỏi thận nên tránh hoàn toàn lá khoai môn do hàm lượng oxalate cao.

3. Các cách chế biến lá khoai môn

Thông thường, lá khoai môn được tiêu thụ chủ yếu bởi các nền văn hóa trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngày nay, loại lá này đã có mặt trên thị trường toàn thế giới.

Mỗi một khu vực, hoặc vùng miền sẽ có các công thức chế biến lá khoai môn khác nhau. Khi nấu chín, lá khoai môn có hương vị nhẹ, thoang thoảng mùi hạt dẻ. Do đó, chúng được sử dụng như một phần của các món ăn nhằm tối đa hóa hương vị của chúng.

Ở Hawaii, lá khoai môn được gọi là lá Luau. Người dân ở đây thường sử dụng chúng để chế biến thành một món ăn nổi tiếng, có tên là Lau Lau, phần lá khoai môn sẽ dùng để gói cá và thịt heo hấp.

Tại một số khu vực ở Ấn Độ, lá khoai môn được sử dụng để làm một món ăn gọi là alu wadi, trong đó lá được phủ trong một hỗn hợp gia vị, cuộn lại và hấp trong vòng 15- 20 phút.

Ở Philippines, lá khoai môn được nấu cùng với nước cốt dừa và gia vị thơm để tạo ra một món ăn có tên là Laing.

Ngoài ra, bạn có thể thêm lá khoai môn vào súp, món hầm và thịt hầm, biến chúng trở thành một loại rau đa năng.

Cuối cùng, lá khoai môn có thể được nấu và ăn đơn giản tương tự như các loại rau lá xanh khác, chẳng hạn như rau bina và cải xoăn, tuy nhiên điều quan trọng là phải nấu chín chúng đủ để giảm hàm lượng oxalate.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tác Dụng Của Khoai Môn

Củ khoai môn

Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin nhiều hơn cả rau xanh và hoa quả.

Ngoài khả năng chữa và ngăn ngừa các căn bệnh như bệnh thận, tim mạch, khớp, u hạch, tiểu đường…, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.

Khoai môn là món ăn bổ dưỡng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Khoai môn chứa nhiều vitamin rất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, E, B6. Ngoài vitamin, chất xơ… khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Về đặc điểm sinh thái cũng như phẩm chất củ của mỗi loại giống khoai môn khác nhau đều khác nhau. Đấy là sự đa dạng có tính di truyền trong loài khoai môn ở nước ta.

Không nhiều người Việt biết được rằng các bộ phận của cây khoai môn đều ăn được và còn là những vị thuốc quý trong Y học cổ truyền dân tộc.

Lá, bẹ lá, thân củ khoai môn đều là thức ăn thường dùng cho người và gia súc. Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây gấp 1,5 lần. Tinh bột của khoai môn có kích thước nhỏ nhất so với các hạt tinh bột của các loại ngũ cốc, khoai củ khác. Chính vì thế, khi khoai môn đã được nấu chín hay hầm nhừ qua quá trình chế biến, nó là một thực phẩm giàu năng lượng và dễ tiêu hóa. Khoai môn không ăn sống được như khoai lang. Ăn khoai môn sống sẽ gây ngứa. Thành phần dinh dưỡng của khoai môn có đầy đủ đạm, đường, chất béo, chất khoáng (Fe, Ca, P…), vitamin (giàu vitamin B) và các chất xơ. Emzym tiêu hóa như amylose chiếm tới 14 – 19%. Đạm của khoai môn có 17 acid amin, trong đó có 7 acid amin cần thiết cho con người, tỷ lệ đạt 89,8 mg/100g với rất nhiều acid glutamic và acid aspartic, ít các acid amin chứa lưu huỳnh. Củ khoai môn là nguyên liệu chính của các món ăn ngon và bổ dưỡng khi phối hợp với các loại thực phẩm tươi sống khác. Bột khoai môn dùng để làm bánh, kẹo… được nhiều người ưa chuộng. Bẹ và lá khoai môn được đem muối dưa chua, nấu canh giấm với cá đồng, ốc, thịt, hải sản… và cũng là thức ăn thay rau xanh nuôi heo, gà, vịt…

Toàn bộ cây khoai môn có vai trò của các vị thuốc chữa bệnh. Dịch ép từ bẹ và lá khoai môn có tác dụng cầm máu, trị tiêu chảy, tiêu thũng độc. Lá khoai môn và thịt củ cà rốt, mỗi vị 30g, cùng vài nhánh tỏi, sắc nước uống để cầm tiêu chảy. Để chữa rắn cắn, mụn nhọt, ong đốt, lở chốc, lấy lá khoai môn tươi rửa sạch, giã nát đắp lên. Cũng 30g lá khoai môn phối hợp với một vài vị thuốc nam khác sắc uống chữa tâm hư phiền nhiệt ở phụ nữ có thai. Chữa bệnh nổi mề đay bằng món canh sườn non heo nấu bẹ lá khoai môn. Chữa bệnh ho ra máu bằng canh hoa khoai môn nấu thịt heo nạc. Củ khoai môn không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý khá lạ. Khi bị mẩn ngứa, thái củ khoai môn đã cạo vỏ rửa sạch thành những miếng nhỏ, đun sôi lấy nước tắm sẽ hết. Trẻ bị chốc đầu có mủ, lấy củ khoai môn to xay nhuyễn đắp cho trẻ. Bị nhọt đầu đinh, luộc chín khoai môn với giấm, nghiền nát đắp tại chỗ. Khoai môn nấu canh cá lóc, cá diếc là món ăn – bài thuốc dân gian chữa chân âm hư tổn, hạ khí đầy, điều hòa nội tạng. Khoai môn nấu rau rút, cua đồng là một món canh ngon có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, tịnh thần, giúp người ta dễ ngủ, sảng khoái, đỡ mỏi mệt.

Tác dụng của củ khoai môn

2. Tốt cho người tiểu đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, đối với những người bị bệnh đái tháo đường thường được khuyên là nên chọn các món ăn ít tinh bột và hạn chế tiêu thụ đường, thế nhưng khoai môn lại là sự lựa chọn rất tốt cho họ. Nếu được sự tư vấn sử dụng đúng liều lượng thì người bị bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết khi ăn khoai môn. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A vốn rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.

3. Tốt cho người bệnh thận

Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên kiêng ăn nhiều các chất béo, đường, đạm vì nó khiến cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây đau tức, khó thở. Trong khi đó, khoai môn lại có hàm lượng chất béo, đường, đạm rất ít nhưng thành phần calorie cung cấp năng lượng lại khá cao nên sẽ rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận. Khẩu phần ăn của người mắc bệnh thận trung bình một bữa nên ăn từ 200-300g khoai môn.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai môn rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ một chén khoai môn luộc 132 g sẽ cung cấp 7 g chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón ăn khoai môn thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt.

5. Tốt cho người ăn kiêng

Những người đang ăn kiêng nên bổ sung thêm khoai môn vào khẩu phần ăn hàng ngày vì loại củ này không cung cấp chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân khá hiệu quả.

6. Điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu

Một bát nhỏ khoai môn có chứa khoảng 40mg chất magie. Đây là chất cần thiết cho sức khỏe của xương và chức năng của hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch. Nó cũng giúp huyết áp trong máu bình thường, đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Một người mỗi ngày cần khoảng 310 mg magie.

Các bài thuốc chữa bệnh từ khoai môn

1. Chữa bệnh viêm khớp, u hạch

Khoai môn kết hợp cá quả tươi, rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh viêm khớp, u hạch. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, chóng liền sẹo.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ khoai môn

2. Hoạt huyết tiêu viêm

Khoai sọ 120g, hành sống 3 củ giã nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím.

3. Chữa tiêu chảy, lỵ

Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.

4. Chữa mụn nhọt đầu đinh

Củ khoai sọ và giấm, liều lượng bằng nhau. Luộc chín sau đó nghiền nát để đắp.

5. Chữa rắn cắn, ong đốt

Lấy lá tươi giã nát đắp.

6. Chữa mề đay

Bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể kết hợp nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn.

7. Thông hầu họng kháng độc, dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng

Khoai sọ 6 – 12g, củ khởi (rễ kỷ tử) 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong, uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.

Cách chọn và ăn khoai môn đúng cách

– Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.

– Không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.

– Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.

– Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khi ăn nên chọn những củ có kích thước vừa. Bổ ra, bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

10 Tác Dụng Của Khoai Môn

Cây khoai môn là một trong những loại cây trồng gắn bó với con người, gần gũi trong những bữa cơm đời thường từ ngày xưa cho đến tận ngày nay. Cây khoai môn rất dễ trồng, cho năng suất vụ cao và giá trị kinh tế ổn định.

Không những thế, cây khoai môn còn chứa hàm lượng chất dinh rất dồi dào, dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như khoai môn sấy giòn, canh khoai môn, bánh khoai môn, chè khoai môn…

Thường xuyên bổ sung khoai môn vào chế độ ăn hằng ngày giúp bạn và gia đình ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.

1. Tìm hiểu đặc điểm của cây khoai môn

Khoai môn là giống cây thân thảo, chiều cao từ 1 – 2m, rễ mọc dưới đất, hệ thống rễ cây sơ có đặc điểm là tiến hóa thành củ và ăn được.

Củ khoai môn thường mọc thành chùm, trong đó có cả củ cái và các củ con. Củ cái rất nặng, trung bình khoảng 1,5 – 2kg. Củ con nhỏ hơn và chứa nhiều tinh bột. Có nhiều giống khoai môn ở nước ta hiện nay nhưng phổ biến nhất vẫn là giống khoai môn tím. Bên cạnh giống khoai môn tím còn có giống khoai môn tàu được trồng khá nhiều.

Khoai môn có khả năng sinh trường rất tốt, dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc. Chúng mọc hoang ở nhiều nơi, trong vườn tược mát mẻ hay bờ kênh, bờ ao, bờ ruộng đều có. Thân cây khoai môn thon, mảnh, xốp và mọng nước. Lá hình trái tim, phiến to bản, màu xanh đẹp mắt.

Lưu ý: Nhiều người bị nhầm lẫn giữa khoai môn và khoai sọ. Đây là 2 giống khoai khác nhau mặc dù về hình dáng có vài điểm tương đồng. Một số mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn nhận biết 2 giống khoai này. Củ khoai môn to, tròn và hơi thuôn dài, bên trong màu trắng đục và xen kẽ và đường vân màu tím. Trong khi đó khoai sọ lại nhỏ củ, tròn trịa và bên trong màu trắng.

Khoai môn là nguyên liệu trong nhiều món ăn mặn ngọt ngon. Bạn có thể dùng khoai môn để nấu chè, làm bánh, sên mứt hay kết hợp với xương heo nấu món canh hầm thơm ngon và lại siêu bổ dưỡng. Bên cạnh đó, khoai môn cũng góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

2. Khoai môn có tốt không? Tác dụng của khoai môn

Khoai môn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, thường xuyên ăn khoai môn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật.

Thành phần trong khoai môn có chứa polyphenol – đây là hợp chất phức tạp có nguồn gốc từ thực vật, đồng thời cũng là những chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa và hình thành các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó trong khoai môn cũng tìm thấy Quercetin – polyphenol chính. Đây cũng là thành phần quan trọng trong táo, hành và trà. Quercetin giống như một chất hóa học có khả năng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra Quercetin còn có đặc tính chống lại và ngăn chặn quá trình oxy hóa, hỗ trợ apoptotic phòng ngừa sự gia tăng của các tế bào ung thư ở các giai đoạn khác nhau.

Theo một thí nghiệm được tiến hành trong ống nghiệm, kết quả cho thấy các chất dinh dưỡng có trong khoai môn có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của một số loại tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Theo kết quả phân tích, khoai môn có hàm lượng chất xơ cao. Lượng chất xơ dồi dào này không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn cải thiện hệ tiêu hóa.

Cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón và hội chứng ruột kích thích thường gặp. Không những vậy, chất xơ còn khiến bạn có cảm giác no lâu, hạn chế những cơn thèm ăn trong ngày, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, ăn thường xuyên những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim hay tiểu đường nguy hiểm. Khoai môn được biết đến là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Đây là loại thực phẩm khuyên dùng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Khoai môn có công dụng hỗ trợ quá trình cân bằng lượng đường huyết. Ngoài ra còn có tác dụng giảm và kiểm soát triglyceride và lipid. Nhờ vậy giúp đưa chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể về ngưỡng an toàn và giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, trong khoai môn chứa hàm lượng vitamin, canxi, photpho, riboflavin và niacin dồi dào giúp duy trì thể trạng sức khỏe tốt.

Thành phần khoai môn rất giàu chất xơ và tinh bột tốt. Theo lời khuyên của các bác sĩ, thường xuyên bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp phòng chống bệnh tim mạch và động mạch vành rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất xơ cũng là thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm LDL – một loại cholesterol xấu.

Trong khoai môn có nhiều tinh bột kháng – yếu tố có lợi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó có tác dụng giảm phản ứng insulinemia, đồng thời cũng giúp tăng độ nhạy của insulin toàn cơ thể và giảm tích tụ chất béo xấu.Các tinh bột kháng này còn có tác dụng lưu thông máu, giúp máu không bị tắc nghẽn. từ đó bảo vệ sức khỏe trái tim bạn.

Các loại thực phẩm chứa tinh bột trong đó có khoai môn đóng vai trò thiết yếu giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khoai môn có nhiều lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe bởi thành phần giàu các dưỡng chất tự nhiên có tác dụng nổi bật trong việc chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hạ đường huyết và kháng khuẩn.

Bên cạnh đó có hợp chất có hoạt tính sinh học có trong khoai môn như phenolic, glycoalkaloids, saponin, axit phytic và protein rất có lợi cho cơ thể. Trong đó, chất chống oxy hóa có khả năng phá hủy và ngăn chặn hình thành các gốc tự do trong cơ thể và những tổn thương nguy hại đến tế bào.

Khoai môn không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn rất tốt cho da. Thành phần trong khoai môn chứa nhiều vitamin A, vitamin E và chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho da mặt sáng khỏe, mịn màng nhờ vào khả năng trẻ hóa các tế bào yếu và xóa mờ nếp nhăn, nám và tàn nhang trên da.

Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong khoai môn tác động đến quá trình truyền tín hiệu nội bảo, chịu trách nhiệm cho những tổn thương da. Nhờ vậy chống lại quá trình hình thành của các gốc tự do, bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ môi trường và ngăn chặn hình thành nếp nhăn trên da.

Khoai môn rất giàu tinh bột kháng. Loại tinh bột này giống như một chất nền kích thích quá trình lên men và sản xuất các axit béo. Do đó nó rất có lợi cho sức khỏe của bạn.

Bên cạnh đó khoai môn còn giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giúp máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn. Khoai môn giúp giảm phản ứng đường huyết và insulin sau bữa ăn, đồng thời cải thiện mức độ insulin ở cơ thể.

Nhờ đó các mạch máu được tự do hoạt động, lưu thông nhịp nhàng và hạn chế tình trạng tắc nghẽn nguy hiểm.

Như đã nói ở trên, trong khoai môn có chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ đối với cơ thể, đặc biệt là quá trình giảm cân có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn. Do đó nó tốt cho quá trình giảm cân của bạn.

Thành phần trong khoai môn không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa. Các chất chống oxy hóa có khả năng sửa chữa và thay thế các tế bào bị hư hỏng, chống lại các tác động xấu từ môi trường, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể giúp bạn duy trì vẻ đẹp thanh xuân lâu hơn.

Thành phần trong khoai môn có chứa hàm lượng lớn vitamin E và magie. Đây đều là những chất có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất và duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.

Magie giúp cải thiện tốc độ hoạt động, dáng đi, hiệu suất nhảy và sức mạnh cầm nắm. Trong khi đó vitamin E không chỉ giúp cấp ẩm cho da mà còn điều trị các chứng mỏi cơ và tính chất co bóp, giúp bạn cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Không những vậy, hàm lượng carbohydrate cao có trong khoai môn giúp phục hồi lại thể trạng cơ bắp và bù đắp năng lượng tiêu hao trong ngày.

3. Khoai môn và một số thông tin có thể bạn chưa biết

Những ai nên ăn khoai môn

Khoai môn là loại thực phẩm cần thiết với mọi lứa tuổi để cơ thể luôn có nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều khoai môn sẽ gây ra khả năng tiêu thụ oxalate, làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận ở những người cơ địa nhạy cảm với khoai môn.

Khoai môn chứa nhựa dính vào người sẽ gây ngứa, nặng hơn là gây dị ứng và phá hủy các chất dinh dưỡng. Do đó khi chế biến khoai môn bạn phải làm sạch và nấu chín kỹ.

Những ai không nên ăn khoai môn

Không thể phủ nhận tác dụng của khoai môn với sức khỏe con người. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng nên và không nên ăn khoai môn.

Nhờ hàm lượng magie dồi dào nên phụ nữ mang thai ăn khoai môn sẽ giúp giảm hiện tượng chuột rút ở chân.

Người bị đái tháo phải hạn chế tinh bột và đường trong bữa ăn nhưng với khoai môn có thể thoải mái hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Lời kết

Khoai môn là thực phẩm bổ dưỡng mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên nên có kế hoạch ăn uống hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.