Top 8 # Xem Nhiều Nhất Công Dụng Cây Quế Khâu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Công Dụng Của Cây Húng Quế

Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể.

Cây rau húng là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm thực phổ biến trong các món ăn kiểu Ý và châu Á. Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Rau húng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và có mấy giống khác nhau là húng chanh, húng quế… húng quế thường “khỏe” hơn và có thể được trồng như cây lâu năm ở vùng khí hậu ấm hơn. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể.

Có thể kể đến một số công dụng của rau húng quế nói chung như sau:

Chống ung thư

Tốt cho gan

Một số hợp chất trong húng quế ngọt có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lấy 6 hợp chất trong rau húng quế được trích xuất và thử nghiệm khả năng bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa gan. Kết quả là, tất cả các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan.

Ổn định lượng đường trong máu

Kháng khuẩn

Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm – theo một nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh. Trong một nghiên cứu về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân lập từ lá và thân cây húng quế ngọt ngào và thử nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi. Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó, nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Các công dụng khác

Húng chanh vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm cho ra mồ hôi và chữa ho, tức ngực. Bộ phận dùng để chữa bệnh là lá cây.

Húng chanh là loại cỏ sống lâu năm, gốc hóa gỗ, thân mọc đứng có lông cao 30-60 cm. Lá mọc đối, có cuống hình bầu dục, phiến lá dày trông như mọng nước, mép lá khía tai bèo, có lông ở 2 mặt, gân lá nổi rõ. Hoa nhỏ màu tím hồng, mọc thành bông ở ngọn, thân và đầu cành. Quả nhỏ tròn, màu nâu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá cây húng chanh:

– Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi: 15 đến 20 g lá rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống; hoặc cho thêm 12 g gừng (hoặc hành), đổ 200 ml, sắc còn 100 ml để uống và xông cho ra mồ hôi.

– Chữa viêm họng: Một vài lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ, ngậm và nuốt nước.

– Chữa nốt cắn của sâu, rết hay bị dị ứng da do sâu bọ: Dùng 3-5 lá, rửa sạch, nhai nuốt nước, còn bã đắp tại tổn thương hoặc giã dập rồi xoa xát lên tại chỗ.

Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.

Húng quế là gia vị giúp món ăn ngon hơn?

Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sỹ Võ Văn Chi cho biết: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02-0,08%), có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa.

Tinh dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm.

Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.

Theo Đông y, vị cay, mùi thơm, tính ấm của húng quế có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, mát máu, giảm đau.

Đông y xem húng quế là một vị thuốc quý. Vậy loại cây này có những tác dụng chữa bệnh thế nào?

Cành lá húng quế được dùng trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Nó còn dùng để chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm các chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 10-15g cây khô, sắc lấy nước để uống.

Lá tươi giã ra, đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da.

Nếu sau khi sinh, người mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể lấy lá húng quế sắc nước uống, ngày dùng 2 ly. Lá húng quế có tác dụng kích thích tạo sữa rất tốt.

Nếu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn sau ngày làm việc căng thẳng, bạn lấy lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút để uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một ít mật ong.

Hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn nếu chịu khó nhai sống lá húng quế.

Với hoa húng quế, bạn nên thu hoạch, phơi khô để dùng khi cần. Hoa tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cách đơn giản là bạn hãm một ít lá và hoa khô để lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 ly.

Quả húng quế (Fructus Ocimi, thường gọi là hạt é) ăn để trị đau mắt đỏ, mờ đục giác mạc.

Lá, hoa, quả, hạt húng quế kết hợp với nhau là cách tốt nhất để chữa mẩn ngứa, dị ứng. Bạn chỉ cần giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.

Ngoài ra, húng quế còn được nấu nước súc miệng và ngậm để chữa đau răng, sâu răng. Ngày dùng 10-25g lá tươi hoặc khô đều được…

Để tận dụng được khả năng chữa bệnh của húng quế, khi ăn, cần lưu ý gì?

Với những loại rau gia vị, bạn nên ăn sống. Khi chế biến các món như bò xào húng quế, nghêu xào húng quế… bạn nên cho vào khi gần bắc ra khỏi bếp để rau không chín quá, mất hết mùi vị đặc trưng.

Tôi nghe nói trồng xung quanh nhà các loại cây như tỏi, sả, cúc ngải… có tác dụng hạn chế muỗi. Húng quế có ưu điểm này không?

Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một “kẻ thù” của côn trùng. Để đuổi muỗi, bạn có thể trồng húng quế xung quanh nhà.

Nếu trong nhà nhiều muỗi, bạn lấy vài lá húng quế, đốt trên lửa. Mùi hương này sẽ khiến muỗi nhanh chóng rút lui.

Lá húng quế rất thơm và thường được sử dụng như là một gia vị. Khi được sử dụng trong các món ăn nấu chín nó thường được thêm vào khi thức ăn đã gần bắc ra khỏi bếp bởi vì nhiệt độ có thể dễ dàng phá hủy hương vị của nó.

Có rất nhiều loại húng quế, chúng chỉ khác nhau đôi chút về hình dáng bên ngoài và mùi vị. Có thể kể ra, húng quế, húng quế ngọt, húng chanh, húng quế hồi …

4. Húng quế có tác dụng chống viêm, vì thế nó là một thực phẩm lý tưởng cho những người bị bệnh viêm khớp. Dầu húng quế có chứa eugenol giúp ngăn chặn sự hoạt động của 1 loại enzyme trong cơ thể gọi là cyclooxygenase. Loại enzyme này thông thường sẽ gây ra sưng tấy.

5. Là nguồn giàu Beta-caroten dồi dào, điều này giúp bảo vệ tế bào biểu mô (màng của các cấu trúc cơ thể bao gồm rất nhiều mạch máu) khỏi thiệt hại từ các gốc tự do, giúp phòng tránh bệnh viêm khớp và ung thư tối ưu.

6. Là nguồn cung cấp magiê, một khoáng sản được biết đến luôn làm cho các bắp thịt và mạch máu thư giãn, do đó cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ nhịp tim bất thường.

7. Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.

8. Tinh dầu húng quế còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc.

9. Sử dụng tinh dầu húng quế còn rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

10. Trà húng quế được sử dụng để điều trị táo bón, đau bụng, khó tiêu và đầy hơi. Nó có thể cứu trợ tức thì cho chứng đầy bụng và khó tiêu của bạn.

11. Tinh dầu húng quế cũng thường được sử dụng trong việc điều trị cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang.

12. Trong trường hợp bạn bị nôn mửa nhiều bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu húng quế vì nó có thể được sử dụng như một chất chống nôn các trường hợp nôn mửa nhiều.

13. Tinh dầu húng quế cũng được sử dụng như là một liệu pháp có thể làm nguôi đi và giảm căng thẳng cho bệnh đau nửa đầu và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng này khá rõ ràng.

Rau quế vị còn được gọi là hồi nước hay quế đất. Chúng sống nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam.

Đây là loại rau xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt. Ở nước ta, rau quế vị mọc lẫn trong các bãi cỏ dọc sông hồ, ruộng rạch từ Hòa Bình, Quảng Ninh tới Vĩnh Long, Cần Thơ. Rau quế vị dùng tươi sống và là gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Nam bộ.

Vị của rau quế vị luôn để lại ấn tượng đối với người dùng qua món bánh tráng Trảng Bàng, bánh xèo và một số món cuốn khác. Rau quế có vị cay nồng, tính bình. Đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho và các cơn đau.

Rau quế vị còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.

Ở nhiều nước, người ta còn xem rau quế vị như một loại thảo dược phòng được nhiều bệnh. Tại Indonesia, nước sắc từ rau quế vị được dùng để chữa bệnh suy nhược cơ thể.

Với người Philippines, nước rau này được dùng uống phổ biến như nước trà xanh. Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này trị cảm, viêm họng, phổi nóng sinh ho, viêm phế quản, đau dạ dày hay trị mụn.

Ngoài ra, rau quế vị còn được chiết xuất để lấy tinh dầu vì chúng có mùi giống húng quế và hồi.

(ST).

Cây Quế Và Công Dụng Trong Cuộc Sống

Trong y học cổ truyền phương Đông, quế cùng sâm, nhung, phụ được xem là 4 loại thuốc quý chữa được bách bệnh. Một số tác dụng tiêu biểu của cây quế đối với sức khỏe như là: Củng cố hệ tim mạch, tăng cường lưu thông máu giảm đau đầu, chống ung thư …

Cây quế có nhiều công dụng chữa bệnh

Đặc điểm cây quế

Tên khác của quế

Tên danh pháp khoa học của quế là Cinnamomum loureirii Nees. Là cây nhiệt đới thuộc họ long não Lauraceae. Ở Việt Nam, quế còn có các tên gọi khác như là: quế đơn, nhục quế, may quẻ (cách gọi của người Tày), kía (Dao).

Mô tả

Quế là loài cây thân gỗ, cây to cao khoảng 10 – 20m, vỏ bề ngoài xù xì, nứt nẻ, thân phân nhánh, cành màu nâu. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng thành từng cụm rừng bằng hạt hay chiết cành. Lá mọc so le, có phiến dày cứng, màu xám tro. Cụm hoa mọc thành chùy, hoa có màu trắng, khi kết quả có dạng hạch có cạnh.

Khu vực phân bố của cây quế

Trên thế giới, quế sinh trưởng và phát triển tốt ở một số nước châu Á, châu Phi như Indonesia, Xrilanka, Trung Quốc, Việt Nam, Xây Xen và Madagaxca. Tại Việt Nam, có một số vùng trồng quế nổi tiếng trong cả nước như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam… Quế chủ yếu mọc hỗn giao ở những khu rừng nhiệt đới ẩm.

Tính vị

Dược liệu có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ dưỡng, hồi sinh, làm nóng, giảm đau, sát khuẩn, chống nôn, kích thích.

Cách chế biến và thu hái

Phần lớn các bộ phận của cây quế đều có tính dược và được sử dụng để chữa bệnh hiệu quả.

Đối với vỏ quế, thường là sau 5 năm là có thể thu hoặc, nhưng vỏ quế cho chất lượng nhất khi đạt độ tuổi 20-30 năm. Tháng 4-5 hoặc tháng 9-10 là các thời điểm tốt để thu hoạch vỏ quế vì đây là giai đoạn quế làm nhựa nên có thể bóc sạch hết được vỏ. Sau đó vỏ quế được đem về và ngâm trong nước 1 ngày, rửa sạch nhựa rồi xếp lại đựng trong sọt tre kín, dùng lá chuối ủ xung quanh từ 3-7 ngày rối đem phơi khô ở chỗ mát. Vỏ quế cùng lá có thể cất tinh dầu.

Cành quế thì được thu hái vào mùa hè, đem phơi khô. Cành quế đầu nhỏ vót lên được gọi quế tiêm, còn những cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế hay còn gọi là quế thông, khi gọt lớp vỏ thô xù bên ngoài phần lớp trong còn lại gọi là quế tâm. Quế được bóc ở thân, những cành dày to gọi là quế nhục.

Cây quế thu hoạch lấy vỏ cành cành nhỏ

Công dụng của cây quế

Da bị nổi mụn có thể dùng hỗn hợp quế và mật ong để điều trị. Quế cũng có thể sử dụng để tẩy tế bào chết ở môi. Đối với người có tóc gãy rụng nhiều có thể gội đầu bằng hỗn hợp dầu ôliu, mật ong và bột quế để giảm rụng tóc và giúp tóc khỏe hơn. Quế tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng giảm sự tích tụ chất béo trong cơ thể nên rất hữu ích cho người bị béo phì.

Công dụng của cây quế trong đời sống

Ngăn ngừa các vấn đề tim mạch

Quế có khả năng ngăn ngừa máu vón cục nhờ thế giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh hiện tượng nghẽn mạch. Nó cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và axit béo – triglycerids trong máu ngăn ngừa bệnh huyết áp và chứng xơ vữa động mạch. Chất xơ và canxi có trong quế cũng giúp tim khỏe mạnh hơn.

Giảm đau đầu

Ăn nhiều quế giúp loại bỏ tạp chất trong máu giúp máu lưu thông dễ dàng lên máu nhờ đó kích thích não hoạt động hiệu quả hơn.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Hàm lượng tinh dầu cao trong quế giúp giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột, cải thiện chứng ợ hơi, đầy bụng và tiêu chảy.

Chữa cảm lạnh

Quế vị cay hơi ngọt, tính ấm giúp tăng cường lưu thông máu, giữ nhiệt cho cơ thể giúp đả thông kinh mạch, khu trừ khí độc xâm nhập vào cơ thể. Tránh cảm gió, vã mồ hôi, đau nhức xương khớp, đau đầu.

Giảm đau răng ngừa hôi miệng

Nhai một chút vỏ quế sẽ giúp sạch miệng, hơi thở thơm tho. Súc miệng với nước quế cũng có công dụng tương tự. Đắp một ít bột quế ở chỗ răng sâu sẽ giảm bớt tê nhức răng.

Thảo dược cai thuốc lá

Kết hợp với một số thảo dược khác có thể dùng để hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.

Sử dụng làm đồ ăn uống

Quế được dùng để làm gia vị nấu ăn giúp hương vị món ăn độc đáo và hấp dẫn hơn. Các loại đồ uống có pha thêm quế như trà cũng tăng phần kích thích vị giác.

Xua đuổi côn trùng

Tuy mùi hương của quế rất dễ chịu, sảng khoái với con người nhưng với côn trùng thì đây lại là một cực hình. Có thể dùng tinh dầu quế hoặc bột quế để ở những nơi mà muỗi, gián hay xuất hiện để đuổi chúng đi nơi khác.

Làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ

Gỗ quế có mùi thơm đặc trưng giúp tinh thần sảng khoái. Bởi vậy cây quế lâu năm đang dần được ngành công nghiệp gỗ chú ý và đưa vào sản xuất các đồ gỗ thủ công như lọ hoa, hộp tăm, đèn ngủ… vừa mang tính nghệ thuật lại vừa có mùi hương dễ chịu.

Cây quế đem lại những lợi ích kể trên. Nghĩ đến quế là ta nghĩ tới mùi quế đặc trưng thơm rất riêng. Cây quế ở Việt nam ta được trồng và thu hoạch hàng năm với số lượng rất lớn. Tuy nhiên cũng có nhiều loại quế có vị thơm nồng khác nhau mà bạn cần nên biết.

Tác Dụng Của Cây Húng Quế

Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

1. Ngừa bệnh tiểu đường

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường. Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Bảo vệ timHợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.

3. Phòng chống ung thưGiàu chất chống oxy hóa, húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá). Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.

5. Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol – hormon gây stress trong cơ thể. Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.

6. Phân hủy sỏi trong thận

Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận. Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng. Muốn hết khô âm đạo khi quan hệ, hãy làm theo cách sau Cụ ông 82 tuổi chia sẻ cách “chấm dứt” Đờm, Ho, Khó thở vì Hen suyễn

7. Trị đau đầu

Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.

Tác dụng chống oxy hóa của húng quế còn giúp khắc phục những tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc lá.

9. Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc

Lá húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.

Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.

Tìm hiểu thêm tác dụng sức khỏe của hàng nghìn loại cây dễ trồng, dễ sử dụng tại: Tác dụng của cây – chúng tôi

Tác dụng của cây Húng Quế Blog sức khỏe, Tác dụng của cây

Đăng bởi Minh Nhật

Tags: cây húng quế, lợi ích của cây húng quế, tác dụng của cây húng quế

Cây Quế Rừng Đặc Điểm Và 12 Công Dụng Tuyệt Vời!

Quế có một nền tảng rất dài, thú vị; trên thực tế, nhiều người coi nó là một trong những loại gia vị tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người. Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam hiện là một trong số các nước trồng nhiều cây quế nhất thế giới.

Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới Việt Nam có thể nói lịch sử cây quế đã từ rất lâu đời và có giá trị nhất là để xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân đặc biệt là các dân tộc ít người vùng núi phía Bắc.

Cây quế rừng trong tự nhiên

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà cây quế còn là dược liệu quý hiếm có trong tự nhiên. Trong Đông y, quế được mệnh danh là 1 trong 4 loại thuốc quý(sâm, nhung, quế, phụ) chữa bách bệnh. Quế được biết đến nhiều nhất nhờ các công dụng như khu trừ độc tố cơ thể, tốt cho tim mạch và não bộ, tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các sản phẩm về quế thì lại càng đa dạng dễ sử dụng có thể là tinh dầu quế, vỏ quế khô, hay bột quế nguyên chất. Vỏ quế thường dùng làm thuốc, nấu ăn pha chế; bột quế thì làm đẹp, hỗ trợ chữa bệnh; tinh dầu quế giúp thư giãn đầu óc, xua đuổi côn trùng, điều chế nước hoa.

Quế và tinh dầu của quế được xem là một vị thuốc có tác dụng mạnh trong việc kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, tăng hô hấp. Trong Đông y, quế được coi là thảo dược thuộc bậc đại hỏa.

Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh , diện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7 độ C, lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước….. Tất cả điều kiện tự nhiên thuận lợi với bề dày kinh nghiệm trong kĩ thuật canh tác và phát triển cây quế cho nên Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.

Quế là nguồn kinh tế chủ yếu của người dân bao năm nay

Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.

Đặc điểm cây Quế

Cây gỗ, cao 10 – 20m, vỏ thân nhẵn, lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành, quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của quế. Quế được ươm bằng hạt, gieo hạt trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,6 – 0,7m thì bứng đem trồng. Sau 10 năm có thể thu hoạch vỏ, thường thu hoạch vào 2 vụ tháng 4 – 5 và 9 – 10 là khi cây có nhiều nhựa, dễ bóc. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt.

Quế trưởng thành sau khi lấy vỏ

Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng. Ở Việt Nam trong những năm 1935 – 1939 đã xuất khẩu 1000 – 1.500 tấn vỏ quế. Hiện nay con số thống kê chưa có nhưng lượng vỏ quế xuất khẩu có thể lên đến hàng ngàn tấn và lượng tinh dầu có thể vài chục tấn. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%; có vị thơm, cay ngọt rất được ưa chuộng.

Các bộ phận của cây quế có thể sử dụng và tác dụng

Vỏ quế: Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống, dài 25 – 40cm, đường kính 1,5 – 5cm, hoặc là những mảnh vỏ uốn cong rộng 3 – 5cm dày 1-5mm, mặt ngoài màu nâu xám, mặt trong nâu đỏ đến nâu xẫm, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu nâu đỏ ít có sợi. Sau khi đã ngâm nước, mặt cắt ngang thấy rõ một vòng mô cứng màu trắng ngà. Mùi thơm, vị cay ngọt chiếm từ 1-3%, có thể đạt đến 6% tinh dầu. Các cành nhỏ và lá quế đạt 0,14 – 1,04% tinh dầu. (Theo chúng tôi

Cách sử dụng quế

Vỏ quế

Dùng bột hay vỏ quế để làm gia vị cho các món ăn. Tận dụng tính cay nồng của bột quế, vỏ quế mà người ta thêm vào các món ăn. Mục đích là để tăng hương vị thơm ngon hoặc loại bỏ đi các vị tanh từ cá, thịt. Giúp nồi nước dùng trong các món bún, phở thêm phần đậm đà mà không còn chút mùi tanh của thịt

Quế với tính cay nồng của mình được ứng dụng trong pha chế đồ uống, Đặc biệt là các loại đồ uống trong mùa lạnh. Quế giúp cơ thể giữ ấm, tăng hô hấp và tăng cường tuần hoàn máu. Giữa tiết trời se lạnh, một cốc trà quế có thể giúp bạn ấm lên. Có thể pha quế chung với trà gừng để tăng vị thơm ngon.

Lá, cành quế

Cành quế thì được thu hái vào mùa hè, đem phơi khô. Cành quế đầu nhỏ vót lên được gọi quế tiêm, còn những cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế hay còn gọi là quế thông, khi gọt lớp vỏ thô xù bên ngoài phần lớp trong còn lại gọi là quế tâm. Quế được bóc ở thân, những cành dày to gọi là quế nhục.

Cành quế được dùng nhiều để ngâm rượu

Tác dụng dược lý và công dụng của cây quế & tinh dầu quế