Top 7 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Ttl Của Flash Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Gn, Ttl, Hss Trên Đèn Flash Máy Ảnh Có Nghĩa Là Gì?

Sử dụng đèn flash sao cho hiệu quả nhất là một trong những kỹ thuật khó nhất trong nhiếp ảnh. Trừ một số máy ảnh DSLR chuyên nghiệp ra thì trên hầu hết các máy ảnh DSLR đều được trang bị tích hợp sẵn đèn flash trên thân máy hay còn gọi nó là flash cốc. Việc trang bị sẵn flash trên thân máy tỏ ra khá hiệu quả thế nhưng trong một số trường hợp nhất định thì đèn flash cốc tích hợp trên thân máy không thể đáp ứng được hết những gì mà nhiếp ảnh gia cần.

Và để khắc phục nhược điểm này của flash cốc thì trên thân máy ảnh DSLR có chốt để gắn thêm flash ngoài bạn có thể dễ dàng mua thêm đèn flash rời để lắp vào. Tuy nhiên, trên thị trường hiện tại có rất rất nhiều loại flash với nhiều mức giá bán cũng như nhiều tính năng khác nhau. Ví dụ đèn flash có trang bị một số tính năng như: GN 60, có hỗi trợ TTL, HSS… vậy TTL, HSS có nghĩa là cl gì? Hay vì sao đèn flash có GN60 lại đắt tiền hơn đèn flash GN58…

GN, TTL, HSS trên flash có nghĩa là gì?

GN có nghĩa là gì?

GN là viết tắt của từ “Guide Number”, là một thông số để cho biết khoảng cách tối đa từ flash đến chủ thể mà đèn flash có thể cung cấp ánh sáng cho ảnh đủ sáng khi flash để ở công suất lớn nhất. Có nghĩa là, nếu giá trị GN này càng cao thì nó cho thấy cự ly phủ sáng của ánh đèn flash càng xa, công suất của flash càng mạnh.

Công thức tính GN: GN = khẩu độ x khoảng cách

Lưu ý: GN thường được đo ở độ nhạy sáng ISO ở mức tối ưu nhất (thường là ISO = 100) và trong môi trường ánh sáng tốt nhất.

TTL có nghĩa là gì?

TTL là viết tắt của cụm từ “Through The Lens”, khi bạn thấy trên đèn có ký hiệu này có nghĩa là đèn flash đó có tích hợp cảm biến đo sáng TTL, đèn flash nó sẽ tương tác trực tiếp với máy ảnh thông qua lens tự động đo sáng các kiểu từ đó quyết định công suất đèn là bao nhiêu và khoảng cách zoom đèn thế nào cho phù hợp. Mọi thứ đều tự động nên nhiếp ảnh gia chỉ cần chiếu đèn flash vào đối tượng và bấm máy mà không cần phải hiệu chỉnh gì thêm các thông số của flash theo cách thủ công nữa.

Tính năng này rất cần thiết cho những bạn chuyên chụp ảnh sự kiện, chụp ảnh tiệc cưới…

HSS có nghĩa là gì?

Là viết tắt của từ High-Speed Sync, tính năng này cho phép flash đồng bộ với máy ảnh và có thể đánh đèn flash chụp ở tốc cao, tốc độ màn trập có thể lên đến 1/4000 -1/8000 tùy theo máy có hỗi trợ hay không. Thường ứng dụng trong những trường hợp cần tốc độ màn trập đóng nhanh như chụp showbiz, chụp thể thao ban tối chuyển động nhanh, chụp trong môi trường ánh sáng chói chang cần tăng tối đa tốc độ màn trập để giảm sáng…

For Canon, for Nikon hay for Sony có nghĩa là gì?

Thêm một điểm bạn cần chú ý nữa trước khi chọn mua flash là trên máy ảnh DSLR nào cũng có hỗi trợ chốt để gắn thêm flash rời. Tuy vậy, mỗi hãng sản xuất máy ảnh lại có một kết cấu đấu nối flash rời khác nhau. Ví dụ “For Canon” là flash dành cho máy ảnh Canon nên nếu bạn đang dùng máy ảnh gì thì hãy nhớ chọn flash dành cho hãng máy ảnh đó.

Cách chọn mua đèn flash – Video by 50mm Vietnam

Những đèn flash giá tầm 2 triệu mà bạn nên mua

Bạn là người nhiều tiền có thể trang bị cho mình những đèn flash chính hãng đắt tiền mấy chục triệu thì quá tuyệt vời rồi nhưng nếu bạn là người có đam mê nhiếp ảnh nhưng với nguồn kinh tế hạn hẹp thì chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số mẫu flash của các hãng thứ ba giá tầm trên dưới 2 triệu đồng mà bạn nên mua:

* GODOX TT685: GN 60 (m ISO 100), TTL, HSS to 1/8000, * YongNuo Speedlite YN-685: GN 60 (m ISO 100), TTL, HSS to 1/8000 * YongNuo Speedlite YN-568EX II: GN 58 (m ISO 100), TTL, HSS to 1/8000

Phòng Chức Năng Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Phòng Chức Năng

Việc làm Hành chính – Văn phòng

1. Khái niệm Phòng chức năng là gì?

Trong tiếng anh phòng chức năng được dịch là Line Department, đây là chỉ những tổ chức bao gồm nhiều cán bộ, nhân viên kinh doanh, kỹ thuật,…được phân công riêng biệt vào các phòng ban theo chuyên môn, phân công theo chuyên môn hóa hoặc sẽ phân công theo các chức năng quản trị.

Phòng chức năng xuất hiện ở nhiều công ty, doanh nghiệp, bệnh viện,…mang các chức năng chuyên biệt ở từng bộ phận, công ty riêng. Ví dụ: phòng chức năng trong bệnh viện có các phòng như phòng cấp cứu, phòng hồi sức, phòng khám bệnh,…

Phòng chức năng có nhiệm vụ chung là giúp cấp trên để chuẩn bị các quyết định, theo dõi các phòng ban, cập nhập tình hình các xưởng sản xuất, đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện công việc kịp thời,… Trách nhiệm của phòng chức năng nói chung là khá nhiều yêu cầu, vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải liên kết hỗ trợ với các phòng khác để công việc diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra thì phòng chức năng không có quyền hạn để chỉ huy hay điều động các phòng ban khác trong công ty, doanh nghiệp khi chưa có sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo. Một doanh nghiệp có thể có nhiều phòng ban, nhất là với các doanh nghiệp tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh. Việc tự chủ kinh doanh, tự chủ cơ chế quản lý, cơ chế kinh tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp giúp các công ty, doanh nghiệp tự do và chủ động hơn trong việc tự tổ chức cơ cấu phòng ban chức năng phù hợp với doanh nghiệp hay công ty của mình.

2. Các loại phòng chức năng trong doanh nghiệp

Thông thường trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban lại có một loại chức năng cùng nhiệm vụ khác nhau, tùy vào văn hóa doanh nghiệp cũng như hình thức kinh doanh thì sẽ có những chức năng và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những tên gọi chức danh cho một số phòng ban chức năng cơ bản của mô hình doanh nghiệp. Một số phòng chức năng cơ bản trong doanh nghiệp gồm:

Phòng hành chính sẽ tham dự vào các hoạt động hành chính của công ty, doanh nghiệp như:

– Tổ chức tham mưu về phòng ban, nhân sự theo mô hình để phù hợp với văn hóa và hình thức kinh doanh cũng như mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng và phát triển nhân lực, lên kế hoạch phỏng vấn nhân sự.

– Lưu trữ, bàn giao, các hợp đồng, giấy tờ quan trọng.

– Phòng hành chính sẽ kiêm chức năng đón tiếp, nhiều doanh nghiệp thì lễ tân sẽ làm việc trong phòng hành chính luôn để đón tiếp khách hàng, đối tác của công ty, doanh nghiệp.

– Các tài sản của công ty sẽ do phòng hành chính kiểm soát, mua bán, sửa chữa cũng như bảo dưỡng các tài sản cố định.

2.2. Phòn g kinh doanh

Đây là bộ phận, phòng chức năng mà hầu hết các doanh nghiệp đều có, phòng kinh doanh là phòng mang lại kinh tế chủ lực cho doanh nghiệp. Vì vậy phòng kinh doanh sẽ có những chức năng như:

– Tổ chức chiến lược. tham mưu với lãnh đạo về đường hướng phát triển của doanh nghiệp để đẩy mạnh nền tảng kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Kế hoạch phát triển của công ty sẽ do phòng kinh doanh xây dựng và sẽ có mục tiêu, chiến lược để phát triển rõ ràng, theo thời gian, có kế hoạch nhất định.

– Đảm bảo sự vận hành giữa các bộ phận có sự thống nhất bằng việc giám sát cũng như kiểm tra chất lượng công việc của bộ phận khác.

– Quyền hạn và trách nghiệm nghiên cứu cũng như đề xuất các chiến lược kinh doanh với cấp trên.

– Chọn lựa, tham mưu với cấp trên về đối tác để chọn lựa đối tác phù hợp nhất, nhằm lựa chọn đối tác để liên kết phù hợp.

– Dựa vào tình hình kinh doanh để lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc thuận lợi hơn.

– Báo cáo về tình hình kinh doanh, tiến độ thực hiện chiến lược, kế hoạch của bộ phận để có những phương án thay thế và hoàn thiện hơn.

– Nghiên cứu về đối thủ, về thị trường phát triển của doanh nghiệp, nghiên cứu đường hướng phát triển phù hợp.

Phòng kinh doanh cũng là một trong những phòng chức năng trong doanh nghiệp, đây là phòng gần như quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

Đây là phòng có thể được coi là cầm tài sản của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán có chức năng riêng biệt với các phòng ban khác. Chức năng của phòng kế toán gồm:

– Nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó xây dựng hệ thống kế toán phù hợp, cách làm việc sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

– Đóng thuế, theo dõi, cập nhập nội dung liên tục đến các loại chính sách nhằm đáp ứng đúng theo quy định pháp luật.

– Kiểm soát sát sao các dòng tiền, đầu vào cũng như đầu ra tiền của công ty.

– Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho cấp trên, thông báo về nguồn tiền, các khoản chi tiêu cũng như tình hình lỗ, lại của doanh nghiệp.

– Tham mưu với cấp trên để thay đổi tích cực tình hình tài chính của công ty.

– Giải quyết lương, chế độ cho nhân viên. Các chế độ như thai sản, ốm đau, các loại thưởng,…

– Quản lý công nợ, doanh thu, tài sản lưu động cũng như tài sản cố định, hàng tồn,…

Vì tính chất đặc trưng của phòng kế toán, mà nhân viên trong phòng kế toán thường sẽ phải chịu áp lực cao từ công việc. Công việc trong phòng kế toán cần rõ ràng, chính sách và có sổ sách kèm theo.

Ở một số công ty hoặc doanh nghiệp nhỏ không có văn phòng to hoặc sẽ mở chi nhánh nhưng không đủ nhân lực nên lựa chọn hình thức văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện thông thường sẽ có nhân viên trực và đón tiếp khi có khách đến.

Chức năng của văn phòng đại diện là:

– Đón tiếp khách hàng đến văn phòng.

– Nghiên cứu thị trường cũng như sự phát triển cho doanh nghiệp tại nơi đặt văn phòng đại diện.

– Thực hiên, hỗ trợ, giải quyết các hợp đồng đã ký và giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

– Xây dựng, phát triển, quảng bá, truyền tải phủ rộng thương hiệu của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng nhân sự cho văn phòng đại diện sao cho hợp lý với công việc của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện thường có cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong những văn phòng trong doanh nghiệp.

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

3. Các bước tổ chức hình thành phòng chức năng

Công tác tổ chức để hình thành lên các phòng chức năng cho doanh nghiệp cần sự chuyên nghiệp, chuyên môn cao và phải được tiến hành theo quy trình các bước nhất định. Các bước để tổ chức hình thành phòng chức năng gồm:

Việc phân tích sự phù hợp, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận hết sức quan trọng. Dựa vào bước đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp hình thành được các công việc cụ thể, phân công công việc cho từng bộ phận, đúng chức năng.

Việc lập sơ đồ tổ chức doanh nghiệp sẽ nhằm mục đích mô hình hóa mối quan hệ giữa các phòng chức năng trong doanh nghiệp với nhau, giữa các phòng chức năng với giám đốc, phó giám đốc.

Việc lập sơ đồ tổ chức còn có nhiệm vụ là ghi rõ chức năng mà mỗi phòng ban cần phụ trách thực hiện để tránh trường hợp sai nhiệm vụ, chồng chéo dẫm đạp lên hoặc không có bộ phận nào nhận nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm.

Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên của mỗi phòng ban để thiết chặt quản lý, giảm thiểu chi phí không hữu ích. Công việc sẽ bao gồm tính toán, xác định chính xác cán bộ số lượng mỗi phòng ban, hoạch định kế hoạch tuyển dụng để cân bằng nhân sự giữa các phòng ban.

Việc tính toán chính xác số lượng công nhân viên mỗi phòng chức năng giúp cho mỗi bộ phận sẽ vừa đủ nhân lực để hoàn thành công việc một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo mỗi phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi phòng ban, giảm bớt tỉ lệ nhân viên quản trị, chi phí quản lý cũng sẽ được giảm tới tối đa.

Máu Là Gì? Chức Năng Của Máu

Tổng quan về máu

Máu là gì?

Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu chuyên chở O2 và CO2 trao đổi giữa phế nang và các tổ chức tế bào; vận chuyển đường, các axit amin, các axit béo, các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào. Máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận, phổi, tuyến mồ hôi…

Máu có các kháng thể, kháng độc tố… tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể. Máu mang các hormone, các loại khí O2 và CO2, các chất điện giải khác nhau như Ca++, K+, Na+… để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể.

Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng làm cho các phần khác nhau trong cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ tương đương như nhau.

Lượng máu ở người trưởng thành

Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng… Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 – 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày.

Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy… lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

Cấu tạo và chức năng của máu là gì?

Máu gồm hai phần chính: các tế bào máu và huyết tương

Các tế bào máu

Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic (CO2) từ các mô tới phổi để đào thải. Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng: có loại làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các “vật lạ”, có loại làm nhiệm vụ “nhớ” để nếu lần sau “vật lạ” này xâm nhập sẽ bị phát hiện và nhanh chóng cơ thể sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng, có loại tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể…

Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. Ngoài việc lưu hành trong máu là chính, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.

Tiểu cầu của máu là gì?

Chúng là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

Huyết tương

Huyết tương của máu là gì? Đó là phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men… Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương “đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Sự có mặt của những thành phần kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương sẽ quyết định sự khác nhau hay giống nhau giữa các cá thể, nên sẽ quy định nhóm máu tương ứng./.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Giáo trình “Sinh lý học y khoa tập 1” – bộ môn Sinh lý học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo trình “Sinh lý học y khoa tập 1” – bộ môn Sinh lý, Sinh lý bệnh & Miễn dịch, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện, NXB Y học, 2013

Chức Năng Moonphase Là Gì

Chắc hẳn các bạn đã từng trông thấy những mẫu đồng hồ có chức năng Moonphase với một chấm tròn hay vòng cung thể hiện hình trăng sao rất đẹp mắt, rất thơ mộng của những thương hiệu xa xỉ nổi tiếng và bạn muốn sở hữu chúng. Vậy chức năng moonphase của đồng hồ là gì? Có tác dụng gì? Có đáng để sở hữu không? Cách sử dụng như thế nào? Trong bài viết này Tân Tân sẽ trả lời các câu hỏi đó.

Moonphase là gì?

Moonphase dịch tiếng Việt nghĩa là Pha Mặt Trăng hoặc Pha của Mặt Trăng, là sự xuất hiện của phần bề mặt được chiếu sáng ở Mặt Trăng khi được quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất.

Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trăng với hướng ánh sáng nhận từ Mặt Trời mà ta sẽ có được các pha trăng tròn, pha trăng khuyết hay nửa vầng trăng.

Các pha Mặt Trăng được chia ra làm 8 loại pha và được đặt tên để phân biệt theo thứ tự sau:

1. Tuần trăng mới ( người ta hay gọi là trăng sóc): ko có trăng 2. Trăng lưỡi liềm đầu tháng (trăng non) 3. Trăng bán nguyệt đầu tháng ( trăng thượng tuần): lúc này là trăng lên, nhìn thấy 50% vào buổi chiều và đầu tối 4. Trăng khuyết đầu tháng 5. Trăng đầy: hay trăng tròn, lúc này thì trăng lên đỉnh, nằm chính giữa cửa sổ của moonphase. Trăng đầy là vào ngày 16 AL chứ không phải là ngày 15 như nhiều người nghĩ. Điều này cũng đúng với thực tế, các bạn sẽ thấy ngày 16 trăng lúc nào cũng tròn và to hơn so với trăng của ngày 15. Căn cứ vào đây sẽ giúp các bạn chỉnh đồng hồ cho đúng 6. Trăng khuyết cuối tháng 7. Trăng bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ tuần): lúc này thì trăng xuống, nhìn thấy 50% vào cuối ban đêm và buổi sáng. 8. Trăng lưỡi liềm cuối tháng. ( trăng tàn)

Thời gian Mặt Trăng xoay đúng một vòng Trái Đất và kết thúc 8 chu kì pha mặt trăng mất trung bình khoảng 29,53 ngày (29 ngày 12 giờ 44 phút)

Đồng hồ có chức năng Moonphase là gì? Đồng hồ Moonphase hoạt động như thế nào?

Khác biệt hoàn toàn với chức năng Sun and Moon (hay còn gọi Sunrise, Sunset) bao gồm hiển thị cả Mặt trăng và mặt Trời để báo giờ sáng hay tối. Đồng hồ có chức năng Moonphase là dòng đồng hồ chỉ hiển thị các pha chu kỳ trăng để mô phỏng các pha trăng tròn hay khuyết của mỗi ngày trong tháng,

Như ta đã biết thì Mặt Trăng sẽ mất khoảng 29 ngày 12 giờ 44 phút hoàn thành chu kì xoay quanh Trái Đất, nên lịch moonphase sẽ chỉ nhảy trăng qua môt ít đúng một lần mỗi ngày vào tầm từ 5h-7h tối, cho đến khi hết 29,53 ngày thì trăng trên lịch moonhphase trở lại chu kì ban đầu,

Đối với chức năng moonphase thì ở đồng hồ pin sẽ có bộ tính riêng rất chình xác cho chức năng này, nhưng còn ở đồng hồ cơ thì để đồng bộ giữa giờ 24h cùng lịch ngày 30 với lịch trăng là ta sẽ sử dụng loại bánh xe lịch với 59 răng (số 59 lấy từ công thức 2×29,5 ngày, mỗi ngày bánh xe lịch tăng sẽ nhảy qua 2 răng) gắn riêng với một cơ cấu bánh răng giờ để đảm bảo hoạt động chính xác tách biệt giữa lịch dương và lịch âm.

Dĩ nhiên bánh xe lịch 59 răng của đồng hồ cơ sẽ không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối đến con số 29,53 ngày mà sẽ có sai số khoảng mức 0,03 mỗi ngày nên cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số hãng chuyên tạo tác đồng hồ xa xỉ lừng danh như Patek Philippe hoặc A. Lange & Söhne đã phát triển bánh xe lịch 59 răng lên thành 135 răng, giúp gia tăng độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 122 năm.

Và ngoài ra cũng phải kể đến nghệ nhân chế tác đồng hồ độc lập Andreas Strehler đã phát triển kĩ thuật chế tác đặc biêt để tạo ra chiếc đồng hồ mang tên Lune Exacte, đạt kỷ lục với độ chính xác của chức năng moonphase lên đến 2 triệu năm.

Có bao nhiêu kiểu hiển thị Moonphase trên đồng hồ tất cả?

Có rất nhiều cách hiển thị chức năng moonphase cho đồng hồ tùy thuộc vào sự sáng tạo và tính lãng mạn của các nghệ nhân đồng hồ.

Nhưng tựu chung các thiết kế này se xoay quanh hai dạng thiết kế là Phase of the moon (hiển thị một hình tròn với các vạch che khuyết tượng trưng cho các pha mặt trăng) và dạng Moonrise, moonset (hiển thị cũng giống như Sun & Moon nhưng sẽ chỉ hiển thị mặt trăng với các pha chu kì của Mặt Trăng nhờ vào hai vành che khuyết khi trăng lên, trăng xuống ở hai bên để mô phỏng pha mặt trăng).

Một số mẫu đồng hồ sẽ có sơn phủ dạ quang lên phần Trăng sao của lịch Moonphase để tăng tính thẩm mỹ cho đồng hồ…

Và ngoài chức năng moonphase riêng biệt, ta còn có một cơ chế đồng hồ sẽ bao gồm luôn cả chức năng moonphase được gọi là cơ chế lịch hoàn thiện (Complete (Full) Calendar) với đầy đủ các tính năng là: Thứ-Ngày-Tháng-Lịch Trăng.

Một số mẫu đồng hồ moonphase có thiết kế độc đáo

Đồng hồ Richard Lang Terraluna L096.1 của Lange & Söhne – với máy đồng hồ có cấu tạo phức tạp và có tính thẩm mỹ vô cùng cao. Chức năng đồng hồ chu kỳ mặt trăng của nó chỉ phải điều chỉnh lại sau 1058 năm. Lúc này mặt trăng cũng hoàn thành vòng quay của nó quanh trái đất và xoay 1 lần mỗi ngày.

Đồng hồ Christiaan Van Der Klaauw với chiếc đồng hồ Real Moon, chiếc đồng hồ có biểu tượng mặt trăng 3D và phải hơn 11.000 năm mới phải có một ngày đặt lại giờ. Đó cũng là chiếc đồng hồ với chức năng giờ chu kỳ mặt trăng 3D chính xác nhất trên thế giới được kết hợp trong cùng một chiếc đồng hồ cơ.

Ngoài ra, cũng có dạng đồng hồ phân biệt moonphase của Bắc bán cầu với moonphase của Nam bán cầu.

Người dân ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ nhìn thấy hình dạng của mặt trăng khác nhau trong cùng thời điểm. Bán cầu Nam sẽ nhìn thấy “nửa dưới” của mặt trăng ở”phần nhìn thấy” của mặt trăng từ trái đất . Ví dụ, trong kỳ trăng khuyết chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trăng có hình chữ “D” từ phía bắc bán cầu trong khi ở Nam bán cầu mặttrăng có hình dạng chữ “C”. Chỉ khi đến kỳ trăng tròn và kỳ trăng non thì hình dạnh của mặt trăng mà chúng ta thấy ở cả hai nửa bán cầu là như nhau.

Hầu hết đồng hồ theo chu kỳ mặt trăng đều hiển thị hình dạng mặt trăng như là chúng ta thấy ở phía Bắc bán cầu. Tuy nhiên, một số nhà chế tác đồng hồ đã tạo ra những mẫu đồng hồ với hình dạng nhìn thấy ở phí Nam bán cầu hoặc thậm chí hiển thị chu kỳ mặt trăng được nhìn thấy ở cả hai phía bán cầu – như thương hiệu Arnold&Son với chiếc đồng hồ HM Double Hemisphere Perpetual Moon.

Tại sao nhiều người lại thích mua đồng hồ có chúc năng Moonphase? Đồng hồ có chức năng Moonphase có thực sự đáng để sở hữu?

“Đừng lấy trăng kia ra thề thốt bởi vầng trăng thay đổi không ngừng và em sợ tình yêu của chàng như trăng kia cũng sẽ đổi thay” – đây là lời thoại của Juliet trong tác phẩm Romeo và Juliet của đại văn hào Shakespears.

Qua lời thổ lộ của nàng, bạn có thể thấy rằng sức hấp dẫn của mặt trăng lên trí tưởng tượng của chúng ta cũng như lực hấp dẫn của nó lên thủy triều vậy.

Ngoài việc gợi những liên tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật chế tác đồng hồ và ngành thiên văn, sự tác động của mặt trăng lên mặt số của đồng hồ còn tạo nên một vẻ rất nên thơ mang đầy tính hình tượng và sự lãng mạn cho thiết kế đồng hồ.

Những chiếc đồng hồ moonphase như còn là một tuyên bố đầy trữ tình về phong cách thi vị thông qua sự kết nối tinh tế giữa thời gian và không gian, khi ẩn bên dưới mặt đồng hồ là các cỗ máy vận hành phức tạp và tinh vi, có thể hoạt động ăn khớp và chính xác hoàn toàn với chu kỳ của mặt trăng.

Vì thế, đối với những nhà đam mê đồng hồ, việc một chiếc đồng hồ có chức năng moonphase là một điều cực kì thú vị bởi chúng luôn có một nét hấp dẫn rất riêng cả về kĩ thuật bộ máy lẫn thiết kế vẻ ngoài mà không một dòng đồng hồ khác có thể sánh được, mặc dù đây cũng là chức năng không được nhiều dùng đánh giá cao về tính thiết thực.

Loại lịch thứ ngày tháng mà cả thế giới đang sử dụng phổ biến hiện nay là lịch dương, một loại lịch có cách tính ngày dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời, nên những mẫu đồng hồ có hiển thị thứ, ngày, tháng theo lịch dương sẽ mang lại tính thực tế và hữu dụng cho người đeo đồng hồ hơn.

Hơn nữa, đặc biệt là những mẫu đồng hồ cơ có chức năng moonphase sẽ rất khó thiết lập và mất nhiều thời gian điều chinh cho đúng, cũng như cần phải đeo hằng ngày hoặc phải đầu tư một hộp xoay đồng hồ để chức năng này có thể hoạt động chính xác và ổn định mà không cần phải mất vài phút điều chỉnh lại mỗi khi sử dụng.

Thực sự, nếu bạn cần sử dụng chức năng moonphase trong cuôc sống vì một nguyên do nào đó thì bạn nên chọn mua đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng để mang lại tính chính xác và sự ổn định lâu dài cho chức năng này.

Bạn có thực sự cần thông tin mỗi ngày về chu kì trăng? Nếu có thì bạn có thể sở hữu và nhớ rằng đồng hồ pin hoặc đồng hồ năng lượng ánh sáng mang lại độ chính xác cao hơn, ổn định hơn và dễ sử dụng chức năng moonphase hơn so với đồng hồ tự động.

Bạn có phải là người đam mê đồng hồ cơ, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về cách sử dụng, cũng như có điều kiện kinh tế tốt để bảo dưỡng và duy trì lâu dài đồng hồ cơ chức năng moonphase? Nếu có, thì bạn có thể sở hữu và cần đeo đồng hồ có chức năng này mỗi ngày. Nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định mỗi khi không sử dụng.

Sử dụng và duy tri đồng hồ có chức năng Moonphase như thế nào?

Có rất nhiều cách chỉnh lịch Moonphase tùy theo cách thiết kế riêng của từng thương hiệu.

Mẫu mã có thể có cơ chế chỉnh quickset (là cơ chế điều chỉnh lịch đổi trục tiếp bằng núm vặn hoặc bằng nút ấn) hay no-quickset (phải xoay núm chinh thu công cho các kim giờ và kim phút qua một mốc giờ nhất định, như góc giờ 12 giờ đêm, thì lịch trăng mới nhảy) rất khác nhau nên cách tốt nhất là bạn nên đọc và làm theo hướng dẫn chinh trong sổ hướng dẫn kèm theo khi mua.

Nhưng tựu chung khi chinh lịch moonphase thì ta cần lưu ý:

_ Tránh chỉnh lịch moonhase khi đồng hồ đang trong tầm từ 5h – 7h tối vì khi đó các bánh răng lịch trăng của đồng hồ đang tự động chuyển lịch. Nếu cố chỉnh thủ công thì sẽ làm các bánh răng cọ sát gây mòn thậm chí gẫy răng của bánh.

_ Nên đợi tới những ngày không trăng, hoặc ngày trăng tròn để có thể cập nhật chính xác nhất chu kì trăng cho đồng hồ.

Nếu sử dụng loại đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì đeo đồng hồ mỗi ngày, nếu không thì bạn phải đầu tư hộp xoay đồng hồ để bảo trữ cho chúc năng moonphase hoạt động lâu dài và ổn định để không mất thời gian điều chỉnh lại mỗi khi không sử dụng trong thời gian dài.

Đồng thời, với đồng hồ cơ có chức năng moonphase thì cứ khoảng 2,5 năm là chức năng moon phase sẽ nhảy sai trăng một ngày và bạn cần phải chỉnh lại chu kì trăng đồng hồ.

Một số mẫu đồng hồ chức năng Moonphase hot tại Tân Tân 2020

THÔNG TIN LIÊN HỆ Showroom Citizen, Bulova (1000+ mẫu): 285 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành, Q.1, HCMShowroom đồng hồ Thụy Sĩ (1500+ mẫu): 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMTrung tâm sửa chữa đồng hồ Thụy Sĩ & Citizen chính hãng: 109 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, HCMHotline: 1800 9027Tư vấn mua hàng 24/7: 098 3831 547Mở cửa: Từ 8h30 – 21h30 mỗi ngày