Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Gan Ggt Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Ggt Trong Kiểm Tra Chức Năng Gan Có Ý Nghĩa Gì?

05-05-2017 – Lượt xem:944

GGT là gì?

GGT là một enzym hầu hết gắn ở màng tế bào, có tác dụng tạo ra các isopeptid của glutamat với các amino acid tự do khác, giải phóng dipeptid cysteinyl-glycin từ glutathion (GSH). Vai trò chủ yếu của enzym này là để vận chuyển amino acid qua màng.

GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên GGT chỉ hoạt động đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. GGT hoạt động ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.

Xét nghiệm GGT trong kiểm tra chức năng gan

Mục đích của xét nghiệm GGT:

♦ Chẩn đoán và theo dõi bệnh gan mật, hiện tại nó là enzym nhạy nhất trong việc chỉ ra các bệnh về gan.

♦ Kết luận chính xác độ ALP quan sát được là do bệnh xương hoặc hoặc do sự xuất hiện của các bệnh gan mật.

♦ GGT có thể được sử dụng để kiểm tra việc lạm dụng rượu, theo dõi việc sử dụng rượu và hoặc lạm dụng ở những người đang điều trị bệnh nghiện rượu hoặc viêm gan do rượu.

Xét nghiệm máu kiểm tra GGT

GGT trong kiểm tra chức năng gan

Gamma-glutamyltransferase (GGT) chủ yếu có trong tế bào thận, gan và tụy. Một lượng nhỏ có mặt trong các mô khác. GGT thực hiện chức năng trong cơ thể như là một phân tử vận chuyển, giúp di chuyển các phân tử khác xung quanh cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa các chất độc.

Gan của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất protein trong cơ thể và lọc chất độc, giúp cơ thể bạn xử lý chất béo. Bác sĩ có thể yêu cầu thử nghiệm GGT nếu họ nghi ngờ gan của bạn bị hỏng hoặc nếu bạn đang gặp phải các bệnh về gan.

GGT giúp phát hiện các bệnh lí gan mật

GGT nhạy hơn alkaline phosphatase (ALP), leucine aminopeptidase, aspartate transaminase và alanine aminotransferase trong việc phát hiện vàng da tắc nghẽn, viêm tắc đường mật và viêm túi mật.

Chỉ số GGT thế nào là bình thường?

Ở người bình thường chỉ số GGT dao động ở mức 6-61UI/L. Trong hầu hết các nghiên cứu nam và nữ bình đằng nhau về chỉ số GGT. Nếu GGT vượt qua con số 80 thì chứng tỏ bạn đang gặp phải các vấn đề về gan.

Sự gia tăng hoạt động của gamma-glutamyltransferase (GGT) được thấy ở bất kỳ và tất cả các dạng bệnh gan nào. Giá trị GGT gia tăng cũng có thể là minh chứng chỉ ra chứng xơ gan do cồn hoặc những người nghiện rượu nặng. GGT cao nhất trong các trường hợp tắc nghẽn mật , đạt mức cao hơn từ 5 đến 30 lần bình thường.

Hoạt tính của gamma-glutamyltransferase (GGT) có thể làm tăng bởi các loại thuốc như phenytoin và phenoarbital,do đó sự gia tăng GGT không nên được coi là dấu hiệu chỉ ra các bệnh về gan cho đến khi ngưng sử dụng thuốc. Sự gia tăng GGT có thể được thấy rõ sau khi cơ thể tiêu hóa các thức uống có cồn.

Nếu còn thắc mắc gì, bạn đọc có thể liên hệ trưc tiếp với các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong theo những cách sau để được tư vấn tận tình nhất.

Xét Nghiệm Chức Năng Gan Sgpt, Sgot, Ggt Tại Đà Nẵng.

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành gồm các định lượng thông số ALT, AST, GGT:

– Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.

– Gamma-glutamyltransferase (GGT):GGT là một enzym trong máu, nồng độ GGT bình thường vào khoảng 3-60 U/L. Nếu nồng độ GGT cao hơn bình thường cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan:

Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh, chứ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần. Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng… Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.

Xét nghiệm chức năng gan ở Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan với chi phí chỉ 70.000vnđ, bên cạnh đó phòng khám còn có các gói xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao như xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm ADN, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Với phương châm phục vụ : UY TÍN – TẬN TÂM – CHẤT LƯỢNG, phòng khám hi vọng sẽ là nơi được quý khách đặt niềm tin và an tâm khi đến đây.

Địa chỉ: 97 Cao Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 091.555.1519 để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

8 loại trái cây cải thiện chức năng gan:

Vai Trò Của Gan Là Gì? Chức Năng Chính Của Gan Trong Cơ Thể?

Một trong những nhiệm vụ chính của gan là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan biến chế và chuyển hóa thành nhiều thể loại sau đó được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, proid) diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra mạnh mẽ nhất.

Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ và tăng phân giải glycogen để nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng thợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.

Chuyển hóa protid: Protein được dự trữ ở gan dưới nhiều protein enzyme và một số protein chức n0ăng, các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu sau đó cung cấp cho các tế bào khác của cơ thể. Với protein thì gan được xem là trung tâm chuyển hóa chất quan trọng đồng thời là kho dự trữ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng của cơ thể.

Gan được xem như một lá chắn có tác dụng chuyển hóa, ngăn ngừa các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, gan sẽ thực hiện chức năng xử lý và đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Khi gan bị chai, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.

Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.

Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng: các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.

Trong cơ thể, mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật vừa có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, vừa giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây nên trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì vậy, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Dự trữ các vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như : vitamin A, D, E ..

Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường .

Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.

Dự trữ máu: Gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam hoa không gắn chặt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ giãn và giãn to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.

Ngoài ra, gan còn có vai trò trong điều hòa đường huyết, tham gia một số chức năng khác của cơ thể như chức năng đông máu, chống đông máu và chức năng tạo máu,…

Với việc đảm nhiệm nhiều vai trò như vây, gan rõ ràng là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Sau khi tìm hiểu về những vai trò của gan, chúng ta cần thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ để gan được khỏe mạnh.

Please follow and like us:

Chức Năng Của Gan Đối Với Cơ Thể Của Con Người Là Gì?

Cấu tạo và chức năng của gan là một kiến thức mà bất kỳ ai cũng nên nắm rõ bởi gan như một nhà máy thu nhỏ trong cơ thể chúng ta. Gan đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hiểu rõ được chức năng của gan chúng ta sẽ thấy cơ thể mình là một điều vô cùng kỳ diệu, mỗi bộ phận đều đóng một vai trò quan trọng để đem đến một sức khỏe toàn diện cho chính chúng ta. Nhưng để có một lá khỏe mạnh thì chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về gan qua bài viết sau đây để chúng ta có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn mỗi ngày.

1. Gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể con người, nằm ở góc phần tư trên bên phải vùng bụng, có hình dáng như nửa quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải, nặng khoảng 1,4 kg ở người trưởng thành, được bao bọc xung quanh bởi các mô xơ liên kết. Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao.

Chức năng của gan rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Một chức năng của gan khác là sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất lớn nhất trong cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể.

2. Cấu tạo của gan trong cơ thể

2.1. Cấu tạo chính của gan

Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi người mà gan có sức nặng từ 1.100 đến 1.800 gram. Gan ở nữ giới sẽ nhỏ hơn gan ở nam giới. Gan nằm ở vị trí dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi hoành cách mô (diaphragm). Theo nghiên cứu, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lober): thùy phải và thùy trái; dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng này nối liền gan với hoành cách mô và thành bụng trước. Tuy nhiên, sự phân chia này không tương ứng với cơ cấu của lá gan. Ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 khúc (segment) dựa vào những phân phối của mạch máu.

Gan được bao bọc xung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson’s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu của cơ thể.

Tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác. Khi gan bị tổn thương thường không gây ra một triệu chứng nào cả; vì thế, chúng ta thường phải thực hiện kiểm tra mỗi năm để biết được tình trạng của gan. Tuy nhiên, khi gan bị ” sưng phồng” gây ra những cơn đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới. Đây là một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi lá gan ” sưng lớn” vì bị suy tim bên phải. Gan được che chở và bảo vệ bởi xương sườn, nếu trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong bụng như tụy, lá lách,…

2.2. Cơ quan duy nhất tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau cùng một lúc

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa. Máu từ trái tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột non, ruột già, cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng.

Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Chính vì thế mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng và nhanh chóng.

3. Chức năng của gan

Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Chức năng của gan gồm ngoại tiết và nội tiết; vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng. Chức năng của gan đóng vai trò quan trọng lớn trong cơ thể con người.

3.1. Chức năng của gan – chuyển hóa

Chuyển hóa là một trong các chức năng của gan. Sự chuyển hóa các chất cơ bản trong cơ thể như glucid, lipid,protid,… thường diễn ra ở nhiều cơ quan tổ chức khác nhau trong cơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ và thường xuyên.

3.1.1. Chuyển hóa glucid

Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.

3.1.2. Chuyển hóa lipid

Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng hợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tế bào và cơ quan khắp cơ thể.

3.1.3. Chuyển hóa protein

Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi được phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

3.2. Chức năng dự trữ của gan

Dự trữ cũng là một trong các chức năng của gan. Bao gồm: dự trữ vitamin, dự trữ sắt và máu,…

Dự trữ các vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết của mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như : vitamin A, vitamin D, vitamin E ..

Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 1-2 năm ở điều kiện bình thường. Đặc biệt cơ thể rất ít khi thiếu B12.

Dự trữ sắt: Chất sắt được lưu trữ ở gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.

Dự trữ máu: Lượng máu chứa trong gan bình thường khá lớn (khoảng 600 – 700 ml). Khi áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên như truyền dịch hoặc sau bữa ăn, uống nhiều nước…. Gan có thể phình ra để chứa thêm khoảng 200 – 400 ml. Ngược lại, khi cơ thể chúng ta hoạt động hoặc khi lượng máu giảm, gan sẽ co lại, đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.

3.3. Chức năng của gan – chống độc

Chức năng của gan còn gồm ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa; đồng thời, làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên trước khi được luân chuyển đến các cơ quan khác. Vì vậy, gan là cơ quan được xem như một lá chắn của cơ thể.

Tạo mật là một trong những chức năng của gan. Mật được sản xuất liên tục từ tế bào ở gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn của chúng ta. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

4. Những tác nhân và thực phẩm có hại cho gan

4.1. Tác nhân có hại cho gan

Không ăn sáng và nhịn ăn: khi nhịn ăn, gan không có đủ năng lượng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc…

Uống rượu bia, hút thuốc lá: Khi uống rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu vào gan, tổng hợp thành chất độc với các tế bào gan. Gan phải sản sinh chất để chuyển hóa và đào thải ra ngoài; nhưng nếu cứ tiếp tục trong một thời gian dài thì gan sẽ giảm sút và gây ra những bệnh như viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

Ăn nhiều thực phẩm có chứa độc tố và chất bảo quản trong thời gian dài sẽ giảm sút chức năng hoạt động của gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Thức khuya: Khi ngủ máu về gan hỗ trợ gan thực hiện chức năng thải độc cho cơ thể. Nên khi bạn thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, gan không được hồi phục và làm việc được.

4.2. Các thực phẩm gây hại cho gan

Một số thực phẩm gây hại cho gan, làm ảnh hưởng chức năng của gan:

Thức ăn nhanh: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, nhiều chất béo và đường hóa học gây hại nghiêm trọng cho gan.

Muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nên hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích…

Chất ngọt nhân tạo: Khi cơ thể nạp quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể; đặc biệt là gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

5. Những lưu ý để bảo vệ gan

Nếu muốn có một lá gan khỏe mạnh hãy thực hiện những việc sau đây:

Ăn uống đầy đủ, vệ sinh, cân đối dinh dưỡng; hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, không ăn thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc, nấm mốc.

Thận trọng khi dùng thuốc; cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào vào cơ thể.

Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá.

Tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc và không thức khuya.

Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm.