Top 6 # Xem Nhiều Nhất Chức Năng Dac Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Phòng Chức Năng Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng Phòng Chức Năng

Việc làm Hành chính – Văn phòng

1. Khái niệm Phòng chức năng là gì?

Trong tiếng anh phòng chức năng được dịch là Line Department, đây là chỉ những tổ chức bao gồm nhiều cán bộ, nhân viên kinh doanh, kỹ thuật,…được phân công riêng biệt vào các phòng ban theo chuyên môn, phân công theo chuyên môn hóa hoặc sẽ phân công theo các chức năng quản trị.

Phòng chức năng xuất hiện ở nhiều công ty, doanh nghiệp, bệnh viện,…mang các chức năng chuyên biệt ở từng bộ phận, công ty riêng. Ví dụ: phòng chức năng trong bệnh viện có các phòng như phòng cấp cứu, phòng hồi sức, phòng khám bệnh,…

Phòng chức năng có nhiệm vụ chung là giúp cấp trên để chuẩn bị các quyết định, theo dõi các phòng ban, cập nhập tình hình các xưởng sản xuất, đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện công việc kịp thời,… Trách nhiệm của phòng chức năng nói chung là khá nhiều yêu cầu, vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải liên kết hỗ trợ với các phòng khác để công việc diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra thì phòng chức năng không có quyền hạn để chỉ huy hay điều động các phòng ban khác trong công ty, doanh nghiệp khi chưa có sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo. Một doanh nghiệp có thể có nhiều phòng ban, nhất là với các doanh nghiệp tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh. Việc tự chủ kinh doanh, tự chủ cơ chế quản lý, cơ chế kinh tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp giúp các công ty, doanh nghiệp tự do và chủ động hơn trong việc tự tổ chức cơ cấu phòng ban chức năng phù hợp với doanh nghiệp hay công ty của mình.

2. Các loại phòng chức năng trong doanh nghiệp

Thông thường trong doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban lại có một loại chức năng cùng nhiệm vụ khác nhau, tùy vào văn hóa doanh nghiệp cũng như hình thức kinh doanh thì sẽ có những chức năng và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những tên gọi chức danh cho một số phòng ban chức năng cơ bản của mô hình doanh nghiệp. Một số phòng chức năng cơ bản trong doanh nghiệp gồm:

Phòng hành chính sẽ tham dự vào các hoạt động hành chính của công ty, doanh nghiệp như:

– Tổ chức tham mưu về phòng ban, nhân sự theo mô hình để phù hợp với văn hóa và hình thức kinh doanh cũng như mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng và phát triển nhân lực, lên kế hoạch phỏng vấn nhân sự.

– Lưu trữ, bàn giao, các hợp đồng, giấy tờ quan trọng.

– Phòng hành chính sẽ kiêm chức năng đón tiếp, nhiều doanh nghiệp thì lễ tân sẽ làm việc trong phòng hành chính luôn để đón tiếp khách hàng, đối tác của công ty, doanh nghiệp.

– Các tài sản của công ty sẽ do phòng hành chính kiểm soát, mua bán, sửa chữa cũng như bảo dưỡng các tài sản cố định.

2.2. Phòn g kinh doanh

Đây là bộ phận, phòng chức năng mà hầu hết các doanh nghiệp đều có, phòng kinh doanh là phòng mang lại kinh tế chủ lực cho doanh nghiệp. Vì vậy phòng kinh doanh sẽ có những chức năng như:

– Tổ chức chiến lược. tham mưu với lãnh đạo về đường hướng phát triển của doanh nghiệp để đẩy mạnh nền tảng kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Kế hoạch phát triển của công ty sẽ do phòng kinh doanh xây dựng và sẽ có mục tiêu, chiến lược để phát triển rõ ràng, theo thời gian, có kế hoạch nhất định.

– Đảm bảo sự vận hành giữa các bộ phận có sự thống nhất bằng việc giám sát cũng như kiểm tra chất lượng công việc của bộ phận khác.

– Quyền hạn và trách nghiệm nghiên cứu cũng như đề xuất các chiến lược kinh doanh với cấp trên.

– Chọn lựa, tham mưu với cấp trên về đối tác để chọn lựa đối tác phù hợp nhất, nhằm lựa chọn đối tác để liên kết phù hợp.

– Dựa vào tình hình kinh doanh để lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc thuận lợi hơn.

– Báo cáo về tình hình kinh doanh, tiến độ thực hiện chiến lược, kế hoạch của bộ phận để có những phương án thay thế và hoàn thiện hơn.

– Nghiên cứu về đối thủ, về thị trường phát triển của doanh nghiệp, nghiên cứu đường hướng phát triển phù hợp.

Phòng kinh doanh cũng là một trong những phòng chức năng trong doanh nghiệp, đây là phòng gần như quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

Đây là phòng có thể được coi là cầm tài sản của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán có chức năng riêng biệt với các phòng ban khác. Chức năng của phòng kế toán gồm:

– Nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó xây dựng hệ thống kế toán phù hợp, cách làm việc sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

– Đóng thuế, theo dõi, cập nhập nội dung liên tục đến các loại chính sách nhằm đáp ứng đúng theo quy định pháp luật.

– Kiểm soát sát sao các dòng tiền, đầu vào cũng như đầu ra tiền của công ty.

– Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho cấp trên, thông báo về nguồn tiền, các khoản chi tiêu cũng như tình hình lỗ, lại của doanh nghiệp.

– Tham mưu với cấp trên để thay đổi tích cực tình hình tài chính của công ty.

– Giải quyết lương, chế độ cho nhân viên. Các chế độ như thai sản, ốm đau, các loại thưởng,…

– Quản lý công nợ, doanh thu, tài sản lưu động cũng như tài sản cố định, hàng tồn,…

Vì tính chất đặc trưng của phòng kế toán, mà nhân viên trong phòng kế toán thường sẽ phải chịu áp lực cao từ công việc. Công việc trong phòng kế toán cần rõ ràng, chính sách và có sổ sách kèm theo.

Ở một số công ty hoặc doanh nghiệp nhỏ không có văn phòng to hoặc sẽ mở chi nhánh nhưng không đủ nhân lực nên lựa chọn hình thức văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện thông thường sẽ có nhân viên trực và đón tiếp khi có khách đến.

Chức năng của văn phòng đại diện là:

– Đón tiếp khách hàng đến văn phòng.

– Nghiên cứu thị trường cũng như sự phát triển cho doanh nghiệp tại nơi đặt văn phòng đại diện.

– Thực hiên, hỗ trợ, giải quyết các hợp đồng đã ký và giải quyết vấn đề còn tồn đọng.

– Xây dựng, phát triển, quảng bá, truyền tải phủ rộng thương hiệu của doanh nghiệp.

– Tuyển dụng nhân sự cho văn phòng đại diện sao cho hợp lý với công việc của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện thường có cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong những văn phòng trong doanh nghiệp.

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

3. Các bước tổ chức hình thành phòng chức năng

Công tác tổ chức để hình thành lên các phòng chức năng cho doanh nghiệp cần sự chuyên nghiệp, chuyên môn cao và phải được tiến hành theo quy trình các bước nhất định. Các bước để tổ chức hình thành phòng chức năng gồm:

Việc phân tích sự phù hợp, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận hết sức quan trọng. Dựa vào bước đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp hình thành được các công việc cụ thể, phân công công việc cho từng bộ phận, đúng chức năng.

Việc lập sơ đồ tổ chức doanh nghiệp sẽ nhằm mục đích mô hình hóa mối quan hệ giữa các phòng chức năng trong doanh nghiệp với nhau, giữa các phòng chức năng với giám đốc, phó giám đốc.

Việc lập sơ đồ tổ chức còn có nhiệm vụ là ghi rõ chức năng mà mỗi phòng ban cần phụ trách thực hiện để tránh trường hợp sai nhiệm vụ, chồng chéo dẫm đạp lên hoặc không có bộ phận nào nhận nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm.

Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên của mỗi phòng ban để thiết chặt quản lý, giảm thiểu chi phí không hữu ích. Công việc sẽ bao gồm tính toán, xác định chính xác cán bộ số lượng mỗi phòng ban, hoạch định kế hoạch tuyển dụng để cân bằng nhân sự giữa các phòng ban.

Việc tính toán chính xác số lượng công nhân viên mỗi phòng chức năng giúp cho mỗi bộ phận sẽ vừa đủ nhân lực để hoàn thành công việc một cách khoa học và hiệu quả, đảm bảo mỗi phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi phòng ban, giảm bớt tỉ lệ nhân viên quản trị, chi phí quản lý cũng sẽ được giảm tới tối đa.

Dac Là Gì Và Công Dụng Của Nó

Một bộ DAC hoàn chỉnh được sử dụng để thay thế các máy chơi nhạc phổ biến trước đây như đầu CD, máy quay đĩa than, băng đĩa cối… với độ thuận tiện về mặt lưu trữ, quản lý áp đảo. Tuy nhiên, DAC không chỉ tồn tại dưới dạng một thiết bị chuyên biệt (stand alone DAC), mà còn được tích hợp sẵn vào các thiết bị chơi nhạc kỹ thuật số như máy nghe nhạc, máy tính, TV hay điện thoại… dưới dạng chip DAC chuyên trách xử lý tín hiệu âm thanh. Qua đó, một số máy nghe nhạc cao cấp như Astell & Kern AK100 với phần mềm tiên tiến và ngõ xuất Lineout có thể sử dụng như DAC cho cả hệ thống lớn.

Khi không đi kèm amply, một mình DAC gần như không thể khiến loa hay tai nghe phát ra nhạc. Do do vậy, trong thời gian gần đây, nhiều nhà sản xuất DAC chuyên nghiệp có xu hướng tích hợp cả mạch amply, preamp hoặc headamp cho DAC. Song đây thường chỉ là lựa chọn gọn gàng, chứ không mang tính tối ưu về chất lượng.

Đặc trưng của DAC đơn thuần là không đi kèm nút điều chỉnh âm lượng

Khi quan tâm đến chất lượng trình diễn của DAC, người ta thường quan tâm đầu tiên đến chip DAC, thường được coi là trái tim của hệ thống. Chip DAC sẽ nắm vai trò quyết định liệu có thể giải mã được độ phân giải tối đa của tín hiệu gồm sampling rate (Số lần lấy mẫu) và bit depth (Dung lượng 1 mẫu), độ chính xác, cùng nhiều tính năng khác. Song chất lượng tổng thể của DAC phụ thuộc không kém vào mạch đi kèm. Vậy nên, dù tích hợp chip DAC cao cấp cũng chưa chắc trình diễn đắng cấp hi-fi.

Giá trị của một bộ DAC hoàn chỉnh dựa trên nhiều yếu tố. Đầu tiên và quan trọng nhất luôn là khả năng trình diễn chính xác. Song các tính năng đi kèm như cổng kết nối, màn hình hiển thị hay thiết kế, vật liệu cũng chi phối đáng kể. Ngoài ra, nhiều người cũng quan tâm đến yếu tố thương hiệu và phương thức sản xuất. Những bộ DAC dạng DIY thường có hiệu năng cao so với giá bán, song điện năng lại không tính toán cẩn thận, cũng tiềm ẩn nguy cơ cho cả hệ thống.

JM

Phục Hồi Chức Năng Là Gì?

Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

Ví dụ: một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường (bất thường mắc phải) làm giảm khả năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down…

Hình 2.1. Dị tật bàn chân khoèo (trái), thiếu hụt tay (phải).

Giảm khả năng là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên.

Ví dụ: người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển. Trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học. Trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói. Người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.

Ngày 17/06/2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12, theo đó: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Trong đó người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên.

Đối chiếu với định nghĩa người khuyết tật của Luật Người khuyết tật Việt Nam thì người tàn tật là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

Một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng nhưng họ vẫn có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật.

– Phân loại theo tổn thương về cấu trúc:

+ Khuyết tật do rối loạn tâm thần, bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần, trẻ em bị bại não.

+ Khuyết tật về thể chất bao gồm:

. Khuyết tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt.

. Khuyết tật do rối loạn cảm giác: người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác do bị bệnh hủi.

. Khuyết tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn tính, người bị xơ gan.

+ Đa khuyết tật: một người có hai khuyết tật trở lên là đa khuyết tật. Người bị đột quỵ não gây liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ. Người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận – bể thận mạn tính. Trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down…

– Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng chấp nhận):

+ Người có khó khăn về vận động: người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não…

+ Người có khó khăn về học: trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não.

+ Người có khó khăn về nhìn: người bị đục thủy tinh thể, người mù.

+ Người có khó khăn về nghe nói: người bị giảm thính lực hay điếc.

+ Người có hành vi xa lạ: người bị bệnh tâm thần.

+ Người bị động kinh: động kinh cơn lớn, động kinh cơn nhỏ.

+ Người bị mất cảm giác: người bị bệnh phong.

Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình khuyết tật.

2. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT

Phòng ngừa khuyết tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết.

– Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

– Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

– Phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực.

– Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.

– Hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

– Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản.

Sơ đồ 2.1. Các bước phòng ngừa khuyết tật.

Phòng ngừa khuyết tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng.

– Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết, không để xảy ra giảm khả năng.

– Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội.

– Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi.

– Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm.

Phòng ngừa khuyết tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật.

– Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật.

– Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết vấn đề việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật.

– Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng.

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và ứng dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người khuyết tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người khuyết tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Theo Thông tư số 46/2013 của Bộ Y tế: “Phục hồi chức năng là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng”.

“A set of measures that assist individuals who experience, or are likely to experience [resulting from impairment, regardless of when it accurred (congenital, early or late)] to achieve and maintain oftimal funtioning in interation with there enviroments”.

Who, world report on disability (2011)

3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng

– Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

– Giúp cho người khuyết tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên.

– Tạo cho người khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa.

– Giúp người khuyết tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và hoạt động nghề nghiệp có thu nhập.

3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng

– Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe để tạo thuận lợi cho phục hồi chức năng. Ví dụ: khớp gối bị cứng do bất động sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi, cắt cụt chi lần hai để giúp cho mang chi giả.

– Sử dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng để làm bệnh nhân thực hiện được tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm:

+ Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ khuyết tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi chức năng.

+ Vật lý trị liệu để hỗ trợ cho phục hồi chức năng.

+ Vận động trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động.

+ Hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.

+ Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói.

+ Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị… giúp họ thực hiện được các chức năng giao tiếp đã bị mất.

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn…

– Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của người khuyết tật và xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người khuyết tật.

– Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người khuyết tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.

– Tạo việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật… để giúp họ có thu nhập.

3.4. Các hình thức phục hồi chức năng

3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của bệnh viện

Phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng là hình thức người khuyết tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng.

+ Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi.

+ Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ.

+ Người khuyết tật phải đi đến trung tâm để được phục hồi chức năng. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người khuyết tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người khuyết tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người khuyết tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người khuyết tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người khuyết tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng.

– Phục hồi không sát với nhu cầu người khuyết tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người khuyết tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống.

– Giá thành cao: Người khuyết tật và gia đình họ phải chi trả tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với số lượng đông người khuyết tật.

3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện

Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người khuyết tật sinh sống để tiến hành phục hồi chức năng.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng có thể tăng.

+ Phục hồi sát với nhu cầu của người khuyết tật tại gia đình và địa phương.

+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.

+ Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng.

3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người khuyết tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.

+ Đây là cách xã hội hóa công tác phục hồi chức năng tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, thu hút được hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người khuyết tật, tạo thuận lợi nhất cho những người khuyết tật hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao nhất. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người khuyết tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người khuyết tật, phù hợp với nơi họ sinh sống, giúp họ có cơ hội hòa nhập với xã hội. Người khuyết tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập.

+ Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí cho công tác phục hồi chức năng. Tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực.

Hình 2.2. Thanh song song làm bằng tre cho người khuyết tật tập đi tại cộng đồng.

+ Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống y tế hiện có. Ở mỗi quốc gia đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý.

Kết quả phục hồi chức năng cho những trường hợp khó thường thấp, các trường hợp này cần được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành.

Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2016). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho đại học. Học viện Quân y. NXB QĐND.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thực Phẩm Chức Năng Là Gì

Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm dùng để hổ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, cung cấp dinh dưỡng cơ bản, có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác.

Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.

Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống: – Thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Thực phẩm chức năng có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nó rất ít tạo ra năng lượng như các loại thực phẩm truyền thống.

– Liều sử dụng thực phẩm chức năng thường nhỏ, chỉ vài miligam như là thuốc.

– Đối tượng sử dụng thực phẩm chức năng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc: – Thực phẩm chức năng được nhà sản xuất ghi trên nhãn là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm.

– Thuốc được công bố là sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.

– Thực phẩm chức năng có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng cơ thể, và phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.

– Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn

Thực phẩm chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, mỗi loại thực phẩm chức năng có những công dụng khác nhau, thường người ta chia thành các nhóm như:

Nhóm thứ nhất: Có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, Betacaroten, kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho… Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ thể phá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Trên 100 chứng bệnh có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ của hệ thống oxy hóa trong cơ thể. Tác động mạnh mẽ của các gốc tự do nguồn gốc oxy là các bệnh viêm nhiễm, bệnh phỏng, vết thương lâu lành, bệnh tim mạch… Đây là nhóm chiếm số lượng lớn được sử dụng khá rộng rãi trong cộng đồng.

Nhóm thứ hai: Là nhóm sản phẩm có tác dụng như thay thế bổ sung các nội tiết cả ở nam lẫn nữ. Chúng có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ giới, các sản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về thần kinh, xương khớp… nhất là tăng cường hóc-môn nữ ở những phụ nữ có tuổi, giúp họ sống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân.

Nhóm thứ ba: Sản phẩm mang tính thích nghi sinh học như các loại sâm, đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa… có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng…

Nhóm thứ tư: Có tác dụng tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư… Như các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của Mỹ, sụn và dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh…

Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm có tác động lên hệ thần kinh, chống stress như cây kawa, nữ lang…

Nhóm thứ sáu: Là các vitamin, axit amin, các nguyên tố vi lượng…

Vai trò và vị thế của thực phẩm chức năng ngày càng được nâng cao trong đời sống xã hội. Thế nhưng phương pháp dù hiện đại đến đâu cũng vẫn có hạn chế riêng của nó. Khi đã để bệnh phát sinh rồi mới chữa thì vô cùng tốn kém, có khi đã là quá muộn.

Nếu chủ động phòng bệnh bài bản, khoa học, kiên trì thì sẽ đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, có một số lưu ý là khi sử dụng sản phẩm nào, người tiêu dùng nên chọn lựa kỹ càng nguồn gốc sản xuất và nhất thiết phải được sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn.

thuc pham chuc nang