Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Unless Trong Câu Điều Kiện Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Trúc Câu Điều Kiện Trong Tiếng Đức

Giao tiếp tiếng đức cơ bản Học tiếng đức online miễn phí Học tiếng đức cho người mới bắt đầu

Câu điều kiện là mệnh đề phụ được bắt đầu với “wenn”. Những mệnh đề này bày tỏ rằng một hành động chỉ diễn ra trong một điều kiện nhất định.

Cấu trúc câu điều kiện:

Câu điều kiện có 2 vế: Hauptsatz (mệnh đề chính) và Nebensatz (mệnh đề phụ). Mệnh đề phụ được bắt đầu bởi wenn.

Theo cách xây dựng câu trong tiếng Đức, ta có 2 cách biểu đạt sau:

Nebensatz + Hauptsatz: wenn ich Lust habe, spiele ich Fußball.

Hauptsatz + Nebensatz: Ich spiele Fußball, wenn ich Lust habe.

Các thì trong câu điều kiện:

Điều kiện khả thi

Khi điều kiện có thể trở thành hiện thực, chúng ta sử dụng thì hiện tại trong cả hai phần của câu.

Ví dụ: wenn ich Zeit habe, helfe ich dir.

Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ giúp bạn. (có thể tôi sẽ có thời gian)

Điều kiện bất khả thi trong hiện tại

Khi ta biết rằng điều kiện là không thể thành hiện thực, thì điều kiện đó là điều kiện bất khả thi. Khi đó ta sử dụng trong cả 2 phần của câu Konjunktiv II ở hiện tại (hoặc cấu trúc würde).

Ví dụ: wenn ich jetzt Zeit hätte, würde ich dir helfen.

Nếu bây giờ tôi có thời gian, tôi sẽ giúp bạn. (thật ra là tôi không có thời gian)

Điều kiện bất khả thi trong quá khứ

Khi điều kiện đã không thể được thực hiện trong quá khứ, ta sử dụng Konjunktiv II ở quá khứ trong cả 2 phần của câu.

Ví dụ: wenn ich Zeit gehabt hätte, hätte ich dir geholfen.

Nếu tôi từng có thời gian, tôi đã giúp bạn. (tôi đã không có thời gian vào lúc đó)

trong một số trường hợp, người ta sử dụng cấu trúc Nebensatz + Hauptsatz mà không có chữ wenn. Cấu trúc này KHÔNG áp dụng cho trường hợp Hauptsatz + Nebensatz.

Ví dụ:

Habe ich Zeit, helfe ich dir.

Hätte ich Zeit, würde ich dir helfen.

Hätte ich Zeit gehabt, hätte ich dir geholfen.

Tags: cau dieu kien trong tieng duc, hoc tieng duc cho nguoi moi bat dau, hoc tieng duc, giao tiep tieng duc co ban, hoc tieng duc online mien phi , trung tam tieng duc

Câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh: Cấu Trúc Và Cách Dùng

Câu điều kiện gồm có 02 mệnh đề: mệnh đề if (if-clause) chỉ điều kiện và mệnh đề chính (main clause) chỉ kết quả. Cấu trúc, cách sử dụng câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3 ở thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn..

Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):

Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện. Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.

Ví dụ: If it rains – I will stay at home. Mệnh đề điều kiện – mệnh đề chính (Nếu trời mưa – tôi sẽ ở nhà.)

Công thức và cách dùng câu điều kiện loại 1

Cấu trúc: IF S + V (hiện tại) , S + WILL ( CAN, MAY) + V (nguyên mẫu)

Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

If it is sunny, I will go fishing. ( nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu)

If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (thì tương lai đơn giản)

E.g: If you don’t water the trees, they ‘ll die

If my father gives me some money, tomorrow I’ll buy a dictionary

(Nếu bố tôi cho tôi tiền, ngày mai tôi sẽ mua 1 cuốn từ điển)

If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (may/can +V)

+ Để chỉ sự khả năng khách quan

E.g: It’s sunny. If we go out without a hat, We may get a headache

(Trời đang nắng. Nếu chúng tôi đi chơi mà không đội mũ, Chúng tôi có thể bị đau đầu)

+ Chỉ sự cho phép

E.g: If you finish your test, You can go home

(Nếu bạn làm xong bài kiểm tra, bạn được phép ra về)

E.g: If you want to get good marks, You must do exercises

(Nếu bạn muốn được điểm cao, bạn phải làm bài tập)

Cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện loại 2

Công thức: IF S + V (quá khứ) , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) + V (nguyên mẫu)

( be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay nhiều )

Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

If I were you, I would go abroad. ( nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi nước ngoài)

Chuyện này không thể xảy ra được vì tôi đâu thể nào biến thành bạn được.

If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (would/could/might + V)

+ Diễn tả hành động “không có thật” ở “hiện tại” hoặc “tương lai”

E.g: It isn’t cold now so I switch on the fans

* Note: Chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, không dùng “was”

If I were a bird, I would fly

(Nếu tôi là 1 con chim, tôi sẽ bay được)

+ “Sự tiếc nuối” ở hiện tại hoặc tương lai

E.g: If he helped me, I could do something

If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (could/might + V)

E.g: If he tried, he might succeed

(Nếu anh ấy cố gắng, anh ấy sẽ thành công)

E.g: If I lived in France, I could speak French well

(Nếu tôi sống ở Pháp, tôi sẽ nói tiếng Pháp giỏi)

Cách dùng và công thức câu điều kiện loại 3

Cấu trúc: IF S +HAD +P.P , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) HAVE + P.P

Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ.

Ví dụ:

LƯU Ý:

+ Unless = if … not : trừ phi

+ Bên mệnh đề có if, chữ had trong loại 3, chữ were trong loại 2 và chữ should trong loại 1 có thể đem ra đầu câu thế cho if.

( chữ should đôi khi có thể dùng trong loại 1 với nghĩa làm cho câu mơ hồ hơn)

Ví dụ:

= Should he call,…. ( nếu mà anh ta có gọi, … )

– If I were you, …

= Were I you, ….

– If she had gone there, …..

= Had she gone there,…..

Cách dùng câu điều kiện zero

Người ta gọi tên nó là “zero” có lẽ vì thấy 2 vế đều chia hiện tại đơn.

Cách dùng:

– Diễn tả một chân lí, qui luật:

Ví dụ:

If water is frozen, it expands. Nếu nước bị đông đặc nó nở ra.

(Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero)

Phân biệt:

If the water is frozen, it will expand. Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra. (Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên không dùng loại zero)

– Diễn tả một thói quen:

Ví dụ:

If it rains, I go to school by taxi. (Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero)

Phân biệt:

If it rains this evening, I will go to school by taxi. (Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero)

Câu điều kiện loại hỗn hợp.

Loại hổn hợp là loại câu điều kiện mà 2 vế khác loại nhau.

Ví dụ:

Nếu cái gì đúng sự thật thì chia động từ theo đúng thời gian của nó, còn cái gì không có thật, khó xảy ra hoặc chỉ giả sử thôi thì lùi về một thì.

Khi nắm nguyên tắc này rồi mems cứ lần lượt xem xét từng vế riêng biệt mà chia thì chư không được chia vế này xong thấy loại mấy thì vội vàng chia vế kia như vậy là rất dễ sai.

tu khoa:

cấu trúc câu điều kiện loại 1 trong tiếng anh

cấu trúc câu tiếng anh lớp 7

cấu trúc câu điều kiện

bài tập câu điều kiện

câu điều kiện loại 1

câu ước trong tiếng anh

câu điều kiện trong tiếng anh viole

Một Số Cấu Trúc Dùng Như Câu Điều Kiện

15 CẤU TRÚC DÙNG NHƯ CÂU ĐIỀU KIỆN

1. ” Unless”: trừ khi = “if…not”– If he does not get up early, he will be late for school.( Unless he gets up early, he will be late for school– ” Unless” dùng để thay thế cho “If + not” trong mệnh đề phụ

2. “When”: khi– If you like reading books, you will learn many useful things in life( When you like reading books, you will learn many useful things in life– ” When” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ

3. ” Suppose” / “Supposing”: giả sử– Suppose he is right, his wife will be wrong– Supposing he hates you, what will you do?– ” Suppose” / “Supposing”: dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ

4. ” Provided that”: miễn là ” Providing that”: miễn là

– We accepted your job application form provided that you have good qualifications– ” Provided that” / ” Providing that” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ

5. ” Assuming: giả sử– Assuming they have a lot of money, they will invest the capital in business– ” Assuming” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ

6. “Without”: không có = “if…not”– If my friend doesn’t help me, I can not complete my Math homework ( Without my friend’s help, I can not complete my Math homework– ” Without” dùng để thay thế cho “If + not” trong mệnh đề phụ. Nhưng sau nó ta dùng 1 cụm từ chứ không dùng 1 mệnh đề

7. “On condition that”: với điều kiện là– She will help you on condition that you are kind to her– ” on condition that ” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ

8. “Câu mệnh lệnh + and”– If you learn English, you will become a good English teacher some day( Learn English and you will become a good English teacher some day

– ” Câu mệnh lệnh + and” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ.

9. “So long as” = “as long as”: hễ mà, chừng nào mà– She will return home and live happily with him so long as he stops drinking wine – ” so long as” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ.

10. “In case”: trong trường hợp– In case I forget, please remind me of that– ” In case” dùng để thay thế cho “If ” trong mệnh đề phụ.

11. “Even if”: thậm chí, nếu như– Even if we had been invited to the party , we could not have come because we were very busy– ” Even if” dùng mang tính chất nhấn mạnh hơn “if”

12. “As if, as though”: như thể là– He looked as if he had run 15 miles– She dressed as though it was winter even in the summer– Chỉ dùng trong câu ĐK loại 2 và 3 thay thế cho “if”, nếu V là “to be” thì chia bình thường như QK đơn, không dùng hết “were”

13. “But for”: nếu không vì, nếu không có– If she hadn’t assisted me, I should not have completed my plans( But for her assistance, I should not have completed my plans– ” But for” dùng để thay thế cho “If+ not” trong mệnh đề phụ. Nhưng sau nó ta dùng 1 cụm từ chứ không dùng 1 mệnh đề

– If only he had worked harder, he could have passed the last matriculation( ky thi tuyen vao dai hoc)– Dùng với thì HTĐ hoặc TLĐ để diễn tả sự hy vọng

– Dùng với thì QKĐ để chỉ 1 điều ước không xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

– Dùng với thì QKHT để diễn tả 1 điều ước ko xảy ra ở QK

15. “Otherwise”: nếu không– If he is not at home before 11p.m, he will be locked out( He must be at home before 11p.m; otherwise he will be locked out

– Her director paid her good salary; otherwise she wouldn’t work longer– If her director didn’t pay her good salary, she wouldn’t work longer

Câu Điều Kiện Trong Câu Tường Thuật

post on 2020/09/04 by Admin

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chuyển một câu điều kiện trong câu nói trực tiếp thành câu tường thuật. Áp dụng cho các câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3

1. Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện trong câu tường thuật (Phần 2)

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu điều kiện loại 1, khi chuyển sang dạng tường thuật sẽ lùi 1 thì thành câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

Jim said, ‘If I catch the bus, I’ll be home by six.’

= Jim said that if he caught the bus, he would be home by six.

Jim nói rằng nếu anh ta bắt kịp xe buýt, anh ta sẽ về nhà vào lúc 6 giờ. Khi chuyển thành câu tường thuật phải lùi 1 thì: catch thành caught, will be home thành would be home.

2. Câu điều kiện loại 2

Khác với câu điều kiện loại 1 trong câu tường thuật, câu điều kiện loại 2 khi chuyển từ câu nói trực tiếp sang tường thuật không cần thay đổi về thì.

Ví dụ:

My mom said to me, ‘ If you had a permit, you could find a job.’

= My mom said to me that if I had a permit, I could find a job.

Mẹ tôi nói với tôi là nếu tôi có giấy phép, tôi có thể đi tìm việc. Không có sự khác biệt về thì giữa câu nói trực tiếp và câu tường thuật.

3. Câu điều kiện loại 3

Tương tự như câu điều kiện loại 2, ở câu điều kiện loại 3 khi chuyển câu nói trực tiếp sang tường thuật cũng không cần thay đổi về thì.

Ví dụ:

Tom said, ‘If Jenna had loved me, she wouldn’t have left like that.’

= Tom said that if Jenna had loved him, she wouldn’t have left like that.

Tom nói rằng nếu Jenna yêu anh ta, cô ấy đã không bỏ đi như vậy. Không có sự khác biệt về thì giữa câu nói trực tiếp và câu tường thuật.

4. If + câu hỏi

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu hỏi chứa if, khi chuyển thành câu tường thuật, mệnh đề if luôn luôn được xếp cuối câu.

Ví dụ:

He wondered, ‘If the baby is a boy, what will we call him?’

= He wondered what they would call the baby if it was a boy.

Anh ta băn khoăn không biết đặt tên em bé mới sinh là gì nếu em bé là con trai. Mệnh đề ‘if the baby is a boy’ khi chuyển sang câu tường thuật được xếp đứng cuối câu, sau mệnh đề chính ‘what will we call him?’

Một ví dụ khác:

‘If the car is broken down, what should I do?’ She asked.

= She asked what to do if the car was broken down.

Cô ấy hỏi cô ấy phải làm gì nếu cái xe bị hỏng.