Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc The End Of Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cách Phân Biệt At The End Và In The End

At the end và In the end. At the end chỉ thời điểm kết thúc của một sự kiện. In the end là kết quả sau cùng của một tình huống.

At the end (of something) = thời điểm kết thúc (một việc, sự kiện, thời gian…).

Lấy ví dụ:

at the end of the month

at the end of January

at the end of the match

at the end of the film

at the end of the course

at the of the concert

I’m going away at the end of January/ at the end of the month. Tôi sẽ đi vắng vào cuối tháng giêng/ vào cuối tháng.

At the end of the concert, there was great applause. Kết thúc buổi hòa nhạc là một tràng vỗ tay thật lớn.

All the players shook hands at the end of the match. Tất cả các cầu thủ đã bắt tay vào lúc cuối trận đấu.

Không thể nói in the end of something. Vậy không thể nói in the end of January hay in the end of the concert.

Trái nghĩa với at the end of là at the beginning:

at the beginning of January (đầu tháng giêng)

at the beginning of the concert (đầu buổi hòa nhạc)

In the end = finally, eventually = cuối cùng

Ta dùng in the end khi nói tới kết quả sau cùng của một tình huống, một sự việc…:

We had a lot of problems with our car. In the end we sold it and bought another one. (= finally we sold it.). Chúng tôi đã gặp nhiều phiền toái với chiếc xe. Cuối cùng chúng tôi đã bán nó đi và mua chiếc khác.

He got more and more angry. In the end he just walked out of the room. Anh ta ngày càng bực tức. Cuối cùng anh ta đã bước ra khỏi phòng.

Jim couldn’t decide where to go for his holidays. He didn’t go anywhere in the chúng tôi đã không thể quyết định sẽ đi đâu trong những ngày nghỉ. Cuối cùng anh ta đã chẳng đi đâu cả.

Trái nghĩa với in the end là at first:

At first we didn’t like each other very much, but in  the end we became good friends. Lúc đầu chúng tôi không hợp nhau lắm, nhưng sau đó chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt.

Phân Biệt Finally, At Last, In The End Và At The End

1. Finally Finally dùng khi ai đó đã chờ đợi quá lâu mới có được thứ gì đó. Trong trường hợp này, finally thường đứng giữa câu. Ví dụ: After trying three times, she finally managed to pass her exam. (Sau 3 lần nỗ lực, cuối cùng cô ấy cũng qua được kỳ thi.) Steve has finally found a job. (Steve cuối cùng cũng tìm được việc.)

Finally cũng được dùng để giới thiệu ý cuối cùng trong 1 chuỗi/loạt các ý, tương tự như lastly. Ví dụ: We must increase productivity. We must reduce unemployment. And finally, we must compete in world markets. (Chúng ta phải tăng năng suất. Chúng ta phải giảm tỷ lệ thất nghiệp. Và điều cuối cùng, chúng ta phải cạnh tranh với thị trường trên toàn thế giới.)

2. At last At last được dùng để nhấn mạnh ý nôn nóng hoặc sự phiền phức do sự chờ đợi hoặc trì hoãn lâu dài gây ra. Ví dụ: James has paid me that money at last. (Cuối cùng thì James cũng chịu trả tớ số tiền đó.) When at last they found him he was almost dead. (Đến mãi sau khi họ tìm được anh ấy, thì anh ấy gần như đã tắt thở.)

At last cũng được dùng như lời cảm thán. Finally không được dùng theo cách này. Ví dụ: At last! Where the hell have you been? (Cuối cùng thì cũng thấy cậu. Cậu biến đi đâu thế hả?)

Lưu ý, lastly có dùng để giới thiệu ý cuối cùng trong 1 loạt các ý, at last thì không dùng trong trường hợp này. Ví dụ: Firstly, we need to increase profit. Secondly, …. Thirdly,…. And lastly, we need to cut down administrative expenses. (Đầu tiên chúng ta phải tăng lợi nhuận thu dược. Thứ 2…., Thứ ba…. Và cuối cùng, chúng ta phải cắt giảm chi phí quản lý.) KHÔNG DÙNG: And at last, we need to cut down administrative expenses.

3. In the end In the end dùng khi nói có sự việc nào đó xảy ra sau những thay đổi, biến động. Ví dụ: We made eight different holiday plans, but in the end we went to Brington. (Chúng tớ đã lên đến 8 kế hoạch nghỉ dưỡng khác nhau, nhưng cuối cùng chúng tớ đã đi Brington.) I left in the middle of the film. Did they get married in the end? (Tớ đã bỏ về từ giữa phim. Thế rốt cuộc họ có lấy nhau không?) The tax man will get you in the end. (Cơ quan thuế rốt cuộc cũng sẽ tóm được cậu thôi.)

4. At the end At the end thường dùng để đề cập đến vị trí của cái gì, cụm này không hề mang ý chờ đợi hay trì hoãn như những từ trên. Ví dụ: A declarative sentence has a full stop at the end. (Câu tường thuật có dấu chấm ở cuối câu.) I wish I was paid at the beginning of the week and not at the end. (Tớ muốn được trả tiền vào đầu tuần chứ không phải cuối tuần.)  

Cách Phân Biệt End Và Finish

1. End

Ý nghĩa: quyết định ngừng, hoặc chấm dứt cái gì đó dù có thể chưa có kết quả.

– They ended their relationship 2 years ago. (Họ đã chấm dứt mối quan hệ cách đây hai năm rồi).

– Ta không thể dùng động từ “-ing” sau end. Ta không nói ” She decided to end talking to me” mà nói ” She decided to stop talking to me” (Cô ấy quyết định ngưng việc nói chuyện với tôi)

– Khi nói về “giai đoạn cuối” của một chương trình hay một việc, một đời người…, người ta cũng thường dùng end hơn.

– She ended the performance with a song.(Cô ấy kết thúc buổi biểu diễn bằng một bài hát).

– Her mother ended her days in poverty. (Mẹ cô ấy sống những ngày cuối đời mình trong nghèo khổ).

Những danh từ tận cùng bằng -s thì có số nhiều -es. Trong những trường hợp này, ta không dùng finish.

2. Finish

Ý nghĩa: hoàn thành, hoàn tất một việc nào đấy, mục tiêu nào đấy chứ không bắt buộc phải kết thúc.

(finish + object = ‘complete’ )

– She always starting something new, but she never finishes anything.(Cô ấy luôn bắt đầu làm những thứ mới mẻ nhưng chưa bao giờ hoàn thành việc nào).

– Sau finish ta dùng V-ing.

– He’s finished reading his book. (Không nói He’s finished to read his book) (Anh ấy đã đọc xong cuốn sách của mình).

– Khi được sử dụng là một danh từ, Finish và End có sự khác biệt rõ hơn một chút. Đối với sự kết thúc vật lý (điểm kết thúc của một đoạn đường, sợi dây…) thì Finish không thể dùng thay End. End mang nghĩa đột ngột hơn, dứt khoát hơn.

– “Stop at the finish” (dừng tại vạch kết thúc) – ( Không có nghĩa là đến vạch đó là hết đường, vẫn có thể đi tiếp được).

– Còn “Stop at the end of the road” (đi đến hết đường thì dừng lại) – Chỗ đó là chỗ kết thúc của con đường rồi, đến chỗ đó thì bắt buộc phải dừng lại không thể đi tiếp.

– Một số cụm từ có từ end và finish như: get something finished, finish off/finish up, be nearly finished, put the finishing touch(es) to, the end (of), at the end, end / finish with, come to an end, bring/draw something to an end/a close…

Trong nhiều trường hợp, chúng có thể thay thế nhau.

What time does the play end/finish? (Khi nào thì vở kịch kết thúc?)

Bài tập: Điền dạng đúng của finish/end vào chỗ trống

Đáp án:

1. finished

2. end

3. finish

4. finish – end

5. ended

6. finished

7. end

8. finished – end

9. finish-end

10. end

Cấu Trúc Wish, Cấu Trúc If Only

Wish mang nghĩa là ước, vì thế mà cấu trúc wish cũng nhằm mục đích diễn tả sự đạt được ước muốn của người dùng. Sau wish là một mệnh đề chỉ sự ao ước hoặc một điều gì đó không có thật. Ngoài ra, mệnh đề sử dụng sau wish gọi là mệnh đề danh từ. Khác với tiếng Việt, ước chỉ diễn đạt thông qua một từ duy nhất, trong tiếng Anh người ta sử dụng 3 mệnh đề trong quá khứ, hiện tại, và tương lai để diễn tả những ước muốn.

Cấu trúc wish theo các thì

Như đã giới thiệu ở phần trên, wish có 3 cách dùng thông dụng nhất để diễn tả điều ước trong tiếng anh. Mỗi trường hợp đều có những điểm khác biệt nên sẽ được chia thành 3 phần nhỏ như sau.

Wish ở hiện tại

Công thức:

→ S1 + wish + S2 + V (Past subjunctive)

Diễn tả mong ước về một điều không có thật hoặc không thể thực hiện được trong hiện tại. Nhưng nghĩa của câu là hiện tại, không phải quá khứ.

Ex: I wish I knew his address = If only I knew his address.

(Tôi ước gì tôi có địa chỉ của anh ta) [Thật ra tôi không biết địa chỉ của anh ta]

→ Ta hiểu tình huống trong câu này là hiện tại tôi không biết địa chỉ của anh ấy nên tôi không thể đến thăm anh ấy (giả sử như vậy). Bởi vậy, tôi ước rằng hiện tại tôi biết địa chỉ nhà anh ấy. Đây là điều ước trái với một sự thật ở hiện tại, nên ta sử dụng câu ước ở hiện tại. Mệnh đề sau “wish” được chia ở dạng quá khứ giả định. Tương tự như vậy, ta có các ví dụ khác:

Ex: I wish I had a car = If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).

√ Past Subjunctive (quá khứ giả định): là một hình thức chia động từ đặc biệt, theo đó động từ chia ở dạng quá khứ đơn, riêng “to be” luôn được dùng là “were” cho tất cả các chủ ngữ. “Would” không được dùng để diễn đạt mong ước ở hiện tại, nhưng chúng ta có thể dùng “could”.

Ex: I feel so helpless. If only I could spreak English.

(Tôi cảm thây minh that vo dung. Ước gì tôi có thể nói được tiếng Anh.)

(NOT: only would speak English)

√ Nếu ở dạng phủ định, chúng ta sẽ dùng trợ động từ “didnt” để diễn tả điều không mong nước ở hiện tại.

Ex: I wish the traffic didn’t make so much noise every day.

(Tôi ước gì giao thông hàng ngày không quá ồn ào).

Ex: He wishes he didn’t work in this company at present.

(Anh ta ước rằng hiện tại anh ta không làm việc cho công ty này)

√ Chúng ta cũng có thể dùng thì quá khứ tiếp diễn ở mệnh đề sau “wish/ if only” để diễn tả điều ước mình đang làm một hành động khác trong hiện tại hoặc 1 điều gì đó đang xảy ra, nhưng chú ý “to be” luôn được chia là “were” với tất cả các chủ ngữ.

Ex: I wish it werent raining. (Tôi ước gì trời không mưa).

Ex: I wish I were lying on the beach now. (Tôi ước giờ mình đang nằm trên bãi biển).

Ex: I wish you werent leaving tomorrow. (Tôi ước ngày mai bạn không rời xa tôi).

Wish ở quá khứ

Công thức

→ S1 + wish + S2 + had (not) + P2

Dùng để diễn đạt mong ước về một điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc diễn đạt sự hối tiếc về một điều đã không xảy ra.

Ex: I wish I hadn’t failed my exam last year. (Giá như năm ngoái tối đa không thi trượt).

→ Trong câu này, ta hiểu rằng thực tế, năm ngoái tôi đã thi trượt và hiện tại tôi ước gì tôi đã không trượt kỳ thi năm ngoái. Đây là điều ước trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu ước quá khứ, mệnh đề sau “wish/ if only” chia ở thì quá khứ hoàn thành.

Tương tự ta có các ví dụ khác:

Ex: She wishes she had had enough money to buy the house.

(Cô ấy ước gì cô ấy đã có đủ tiền để mua nhà)

Ex: He wishes he had washed the clothes yesterday.

(Anh ấy ước gì hôm qua anh ấy đã giặt quần áo)

Ex: If only I had studied hard last night. (Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)

√ Chúng ta có thể dùng could + have + P2 để diễn tả mong ước về quá khứ.

Ex: I wish I could have been at your wedding, but I was in New York.

(Tôi ước gì tôi đã có thể dự tiệc cưới của bạn, nhưng lúc đó tôi đang ở New York)

√ Mệnh đề “if only” có thể đứng một mình hoặc là 1 vế trong câu điều kiện.

Ex: If only the Bush government hadn’t spead war in Iraq, million people there wouldn’t have been killed.

(Giá mà chính phủ Bush đã không đẩy mạnh chiến tranh tại Iraq, thì hàng triệu người ở đó đã không bị giết).

√ “Wish” có thể được dùng ở thì quá khứ mà không thay đổi thể giả định.

Ex: He wished he knew her address. (Anh ta ước gì anh ta biết địa chỉ của cô ấy)

= He was sorry he didn’t know her address.

Wish ở tương lai

Công thức:

→ S1 + wish + S2 + would (not) + V-inf

▬ Cách dùng: Dùng để diễn tả mong muốn điều gì đó xảy ra hoặc muốn người nào đó làm điều gì trong tương lai. Người nói đang không bằng lòng với hiện tại. Dùng ” wouldn’t ” để phàn nàn về việc mà ai đó cứ làm đi làm lại.

Ex: I wish it would stop raining. (Ước gì trời tạnh mưa).

→ Trong câu nói này, người nói đang phàn nàn về trời mưa và muốn trời tạnh mưa.

Ex: He wishes he could do something instead of just sitting and doing nothing.

(Anh ta ước gì anh ta có thể làm việc gì đó thay vì chỉ ngồi một chỗ và chẳng làm gì cả).

Ex: I wish he wouldn’t keep interrupting me.

(Tôi ước gì anh ta đừng có ngắt lời tôi mãi như vậy).

√ “Wish” được chia theo chủ ngữ thứ nhất. Khi mà chủ ngữ thứ nhất và chủ ngữ thứ hai có thể cùng chỉ một đối tượng, nhưng cũng có thể là những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cùng một đối tượng, ta sẽ dùng “Could” thay cho “would”

Ex: I wish I could attend your wedding next week.

(Tôi ước gì tôi có thể dự lễ cưới của bạn vào tuần tới).

√ Ta dùng cấu trúc “I wish… would…” cho những hành động hay sự thay đổi, không phải những tình huống hay hoàn cảnh, và không được dùng để nói về một trạng thái.

Ex: I wish something exciting would happen

= I want something exciting to happen.

(Tôi mong điều gì đó thú vị sẽ xảy ra) [chỉ hành động ở tương lai]

Ex: My life isn’t interesting. I wish my life were more interesting.

(Cuộc sống của tôi thật buồn tẻ. Ước gì cuộc sống của tôi thú vị hơn)

[chỉ trạng thái ở tương lai]

Một số dạng hình thức khác của Wish

Wish somebody something: Chúc ai điều gì. Tuy nhiên, nếu muốn đưa ra một lời mong ước cho người khác bằng cách sử dụng động từ, ta phải dùng động từ "hope" thay vì "wish".

Ex: I wish you good health. (Tớ chúc cậu sức khỏe tốt)

= I hope you have good health.

Ex: She wished me happy birthday. (Cô ấy đã chúc tôi sinh nhật vui vẻ).

Ta sử dụng cấu trúc "Wish (somebody) to + V-inf" để thể hiện ý muốn một cách lịch sự, xã giao.

Ex: I wish to speak to your supervisor please. (Tôi muốn nói chuyện với cấp trên của anh)

Ex: I wish to pass the entrance exam. (Tôi ước gì đỗ kỳ thi đầu vào).

→ Trong trường hợp này, chúng ta có thể thay thế “wish” bằng “would like”.

Ex: I would like to speak to Ann = I wish to speak to Ann.

(Tôi muốn nói chuyện với Ann).

Các câu điều ước

1. Câu điều ước loại 1

Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, để diễn tả sự bực bội, khó chịu trước những gì đang xảy ra ở hiện tại chúng ta thường sử dụng câu điều ước loại 1. Và mong muốn nó có thể thay đổi.

Cấu trúc câu điều ước loại 1: S + wish (that) + S + would/could + V_inf

Ex: I wish he would stop smoking here. (Tôi ước anh ấy ngừng hút thuốc ở đây.)

Ex: I wish it would stop raining hard. (Tôi ước trời có thể tạnh mưa.)

2. Câu điều ước loại 2

Câu điều ước loại 2 có ý nghĩa khá giống với câu điều kiện loại 2: diễn tả ước muốn trái với sự thật đang xảy ra ở hiện tại.

Cấu trúc câu điều ước loại 2: S + wish (that)+ S + V2/ed

Lưu ý:

Trong câu điều ước loại 2, động từ chính chia hiện tại phân từ.

Riêng động từ tobe, mặc định sử dụng “were” cho tất cả các ngôi.

Ex: I wish I knew your dream. (Tôi ước tôi biết ước mơ của bạn.)

Ex: I wish I were rich. (Tôi ước mình giàu.)

3. Câu điều ước loại 3

Tương tự câu điều kiện loại 3, câu điều ước loại 3 cũng diễn tả những ước muốn trái với sự thật trong quá khứ.

Công thức câu điều ước loại 3: S + Wish (that) + S + had + V3/ed

Ex: I wish I hadn’t spent so much money. (Tôi ước tôi đã không sử dung quá nhiều tiền.)

→ Hối hận khi trong quá khứ bản thân đã sử dụng quá nhiều tiền.

Ex: I wish I had seen the film last night. (Tôi ước tôi đã xem bộ phim vào tối qua.)

→ Trường hợp này sử dụng câu điều ước để bày tỏ sự hối hận cho sự bỏ lỡ một bộ phim vào thời gian là tối qua.

Lưu ý: Trong cả 3 cấu trúc câu ước vừa trình bày, bạn có thể sử dụng cấu trúc If only để thay thế. Về mặt ngữ nghĩa chúng ta có thể tạm dịch If only là “giá như, phải chi”. Còn về tính logic, If only được sử dụng thay cho I wish nhằm mục đích nhấn mạnh sắc thái của câu văn và càng không thể thực hiện được.

Ex: If only I had studied hard last night.

(Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)

Ex: If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).

Cách dùng mở rộng của wish

1. Wish dùng chung với would

Wish dùng chung với would tạo thành câu ước với 2 ý nghĩa chính.

1. Dùng để phàn nàn về một thói quen xấu nào đó mà chủ từ cảm thấy khó chịu, bực bội.

Ex: I wish he wouldn’t chew gum all the time.

(Tôi ước anh ấy không nhai kẹo gum trong hầu hết thời gian)

2. Dùng wish đi với would để diễn tả những điều mà chúng ta muốn chúng xảy ra.

Ex: I wish the police would do something about these people.

(Tôi ước cảnh sát sẽ làm gì đó cho những người kia.)

2. Wish và If only

Như đã trình bày ở trên, If only cũng mang nghĩa tương tự như wish và có ý nhấn mạnh hơn. Trong văn nói người ta thường sử dụng if only để làm trọng âm của câu văn.

Ex: If only I had gone home last night. (Tôi ước tôi về nhà vào tối qua.)

Bài tập về cấu trúc wish

Các dạng bài tập về cấu trúc Wish sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Dạng 1: Chia động từ của mệnh đề wish

Dạng 2: Trắc nghiệm về wish

Dạng 3: Tìm lỗi và sửa lỗi

Dạng 4: Viết lại câu có sử dụng cấu trúc wish