Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Tế Bào Vi Khuẩn Gram Âm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Thành Tế Bào Vi Khuẩn Gram Âm

Thông thưởng thành tế bào dày, đồng nhất của các vi khuẩn Gram dương được cấu tạo chủ yếu từ peptiđoglican, peptiđoglican này thưởng chứa một cầu peptit. Tuy nhiên thành tế bào vi khuẩn Gram dương cũng chứa một lượng lớn axit teichoic là các polime của glixerol hoặc ribitol liên kết với nhau bởi các gốc photphat. Các axit amin như /halanin hoặc các đường như là glucoza được gắn vào các gốc glixerol và ribitol. Axit teichoic được nối hoặc với bản thân peptiđoglican bằng một liên kết cộng hóa trị với nhóm hiđroxyl thứ 6 của axit N-axetylmuramic hoặc với lipit của màng sinh chất; trong trưởng hợp sau chúng được gọi là các axit lipoteichoic. Các axit teichoic vươn ra khởi bề mặt của lớp peptiđoglican và vì chúng tích điện âm cho nên chúng tạo điện tích âm cho thành tế bào vi khuẩn Gram dương. Chức năng của các phân tử này cho đến nay vẫn chưa được biết rõ, song chúng có thể có tầm quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của thành. Các axit teichoic không có mặt ở các vi khuẩn Gram âm.

Thành tế bào vi khuẩn Gram âm phức tạp hơn nhiều so với thành tế bào vi khuẩn Gram dương. Lớp peptiđoglican mởng nằm gần màng sinh chất chiếm không quá 5-10% trọng lượng của thành. Ớ E. coli nó dầy khoảng 2 nm và chỉ chứa một hoặc hai lớp hoặc tấm peptiđoglican. Màng ngoài nằm bên ngoài lớp peptiđoglican mỏng. Protein màng phong phú nhất là lipoprotein Braun, một lipoprotein nhỏ được liên kết cộng hóa trị với peptiđoglican nằm phía dưới và chen vào màng ngoài bởi đầu kị nước của nó. Màng ngoài và peptidoglican được liên kết chắc chắn bởi lipoprotein này tới mức mà chúng có thể được tách rởi dưới dạng một đơn vị. Một cấu trúc khác có thể làm chắc thành tế bào vi khuẩn Gramma và giữ màng ngoài đúng vị trí là vị trí dính. Màng ngoài và màng sinh chất hình như được tiếp xúc với nhau ở nhiều vị trí trên thành vi khuẩn Gram âm. E call, khoảng 20-100 nm những vùng tiếp xúc như vậy giữa hai lớp màng đã được tìm thấy ở các tế bào bị co nguyên sinh. Các vị trí dính có thể là những vùng tiếp xúc trực tiếp hoặc cũng có thể là những phần dung hợp thật sự của màng. Ngưởi ta đã giả thiết rằng các chất có thổ được chuyển vào tế bào qua những vị trí dính nảy, chứ không phải qua khoang chu chất.

Hình Thái Và Cấu Trúc Của Tế Bào Vi Khuẩn

Vi khuẩn có nhiều hình thái, kích thước và cách sắp xếp khác nhau. Đường kính vi khuẩn thay đổi trong khoảng 0,2 – 2µm, chiều dài cơ thể khoảng 2 – 8µm. Những dạng chủ yếu của vi khuẩn là hình cầu, hình que, hình phẩy, hình xoắn, hình sợi,…

Về hình thể, người ta chia vi khuẩn làm 3 nhóm chính:

Là những vi khuẩn hình cầu, cũng có thể hình hơi bầu dục hoặc hình ngọn nến. Khi 2 vi khuẩn hình cầu đứng giáp nhau thì thường không tròn nữa mà chỗ tiếp giáp thường dẹt lại như các song cầu. Đường kính trung bình của các cầu khuẩn khoảng 1mm. Nhóm cầu khuẩn lại được chia làm một số loại:

– Song cầu (Diplococci): Là những cầu khuẩn đứng thành từng đôi. Những cầu khuẩn gây bệnh thường gặp là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và não mô cầu (Neisseria meningitidis). Có thể gặp nhiều đôi song cầu đứng nối với nhau thành chuỗi.

– Liên cầu (Streptococci): Là những cầu khuẩn đứng liên tiếp với nhau thành từng chuỗi.

– Tụ cầu (Staphylococci): Là những cầu khuẩn đứng tụ lại với nhau thành từng đám như chùm nho.

Trực khuẩn là những vi khuẩn hình que, hai đầu tròn hoặc vuông, có thể 1hoặc 2 đầu phình to. Kích thước rộng khoảng 1mm, dài 2-5 mm. Những trực khuẩn không gây bệnh có kích thước lớn hơn. Trực khuẩn được chia 3 loại:

– Bacteria: Là những trực khuẩn không sinh nha bào. Đa số trực khuẩn gây bệnh thuộc loại này như nhóm trực khuẩn đường ruột.

– Bacilli: Là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào. Trực khuẩn than là vi khuẩn quan trọng thuộc nhóm này.

– Clostridia: Là những trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào. Các vi khuẩn gây bệnh quan trọng thuộc nhóm này như: trực khuẩn uốn ván, trực khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt, trực khuẩn gây bệnh hoại thư sinh hơi.

Xoắn khuẩn là những vi khuẩn hình sợi lượn sóng và di động, chiều dài trung bình từ 12-20mm, có thể dài tới 30mm, thường gặp 3 loại:

– Xoắn khuẩn uốn thành từng khúc cong không đều nhau như xoắn khuẩn sốt hồi quy

– Xoắn khuẩn với những vòng xoắn hình sin đều nhau như xoắn khuẩn giang mai.

– Xoắn khuẩn có những vòng xoắn không đều nhau và 2 đầu cong luôn cử động như Leptospira.

Thành tế bào là lớp cấu trúc ngoài cùng, có độ rắn chắc nhất định để duy trì hình dạng tế bào, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi một số điều kiện bất lợi. Nồng độ đường và muối bên trong tế bào thường cao hơn bên ngoài tế bào do đó tế bào hấp thu khá nhiều nước từ bên ngoài vào, nếu không có thành tế bào vững chắc thì tế bào dễ bị vỡ.

Vai trò của thành tế bào:

– Thành tế bào giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định. Bảo vệ vi khuẩn không bị ly giải và không bị phá vỡ do áp lực thẩm thấu.

– Thành tế bào có vai trò quyết định tính chất bắt màu trong nhuộm gram.

– Thành tế bào tham gia gây bệnh: Ở vi khuẩn gram (-), thành tế bào chứa nội độc tố, đó là lipopoly – saccharid.

– Thành tế bào quyết định tính chất kháng nguyên thân của vi khuẩn. Các thành phần hoá học của lớp ngoài cùng thành tế bào quyết định tính chất đặc hiệu của kháng nguyên này.

– Thành tế bào là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho các thực khuẩn thể ( phage) khi xâm nhập và gây bệnh cho vi khuẩn.

Thành phần cấu tạo của thành tế bào rất phức tạp, cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn Gram + và Gram âm rất khác nhau:

(Phân biệt vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn gram âm)

Peptidoglican là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Cấu trúc cơ bản của peptidoglican gồm 3 thành phần: A – acetylglucozamin, axit N – acetylmuramic và tetrapeptit chứa cả L và D axit amin.

Để tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptit trên mỗi chuỗi peptidoglican liaan kết chéo với các tetrapeptit trên các chuỗi khác. .

Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương có thể bị phá hủy hoàn toàn bới lizozim.

Màng nguyên sinh bao bọc quanh nguyên sinh chất và nằm trong vách tế bào vi khuẩn. Màng gồm 3 lớp: một lớp sáng (lớp lipid) ở giữa 2 lớp tối (lớp phospho). Thành phần hoá học của màng gồm 60% protein, 40% lipid mà chủ yếu là phospholipid. Màng chiếm 20% trọng lượng của tế bào. Độ dày mỏng của màng phụ thuộc vào từng loại tế bào.

Chức năng của màng nguyên sinh:

– Là cơ quan hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất nhờ vào 2 cơ chế khuếch tán bị động và vận chuyển chủ động. Với cơ chế bị động, các chất được hấp thụ và đào thải là do áp lực thẩm thấu. Chỉ có những chất có phân tử lượng bé và hoà tan trong nước mới có thể vận chuyển qua màng. Vận chuyển chủ động phải cần tới enzym và năng lượng, đó là các permease và ATP.

– Màng nguyên sinh là nơi tổng hợp các enzym nội bào để thuỷ phân những chất dinh dưỡng có phân tử lượng lớn, biến các protein thành các acid amin, đường kép thành đường đơn…

– Màng nguyên sinh là nơi tổng hợp các thành phần của vách tế bào

– Màng nguyên sinh là nơi chứa men chuyển hoá, hô hấp.

– Màng tham gia vào qúa trình phân bào nhờ mạc thể, mạc thể là chỗ cuộn vào nguyên sinh chất của màng, thường gặp ở vi khuẩn gram (+). Khi tế bào phân chia, mạc thể tiến sâu vào nguyên sinh chất, gắn vào nhiễm sắc thể.

Nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn thường đơn giản hơn so với các tế bào khác, không có dòng chuyển động nội bào. Nước chiếm 80% dưới dạng gel. Nguyên sinh chất bào gồm các thành phần hoà tan như protein, peptid, acid amin, vitamin, ARN, ribosom, muối khoáng… Ribosom có rất nhiều trong nguyên sinh chất, khoảng 15.000-20.000 ribosom trong một tế bào đứng thành từng đám gọi là polyribosom với chức năng tổng hợp protein. Các enzym nội bào được tổng hợp đặc hiệu với từng loại vi khuẩn. Ngoài các thành phần hoà tan, nguyên sinh chất còn chứa các hạt vùi. Đây là những không bào chứa lipid, glycogen và một số không bào chứa các chất có tính đặc trưng cao với một số loại vi khuẩn (ví dụ như trực khuẩn bạch hầu). Hạt vùi là kho dự trữ chất dinh dưỡng và các sản phẩm được tổng hợp quá nhiều.

Nhân của tế bào vi khuẩn không có màng nhân, nhân có cơ quan chứa thông tin di truyền, đó là một nhiễm sắc thể độc nhất tồn tại trong nguyên sinh chất. Là một phân tử ADN nếu kéo dài có chiều dài khoảng 1mm chứa khoảng 3000gen. Vì nhân là một acid nên ưa kiềm với những loại thuốc nhuộm kiềm. Nhưng trong nguyên sinh chất cũng có nhiều ARN nên cũng ưa kiềm khi nhuộm và sau khi nhuộm thông thường sẽ không phân biệt được nhân và nguyên sinh chất. Nhân có hình cầu, hình que, hình chữ V, nhân được sao chép theo kiểu bán bảo tồn dẫn đến sự phân bào. Tế bào vi khuẩn chỉ có một nhân nhưng vì vi khuẩn phân chia phát triển nhanh nên quan sát thường thấy có 2 nhân. Ngoài nhiễm sắc thể, một số vi khuẩn còn có di truyền ngoài nhiễm sắc thể như plasmid, transposon.

Pili là một bộ phận gần giống như lông, nó có thể mất đi mà không ảnh hưởng tới sự tồn tại của vi khuẩn. Pili có cấu trức như lông nhưng ngắn và mỏng hơn, pili có nhiều ở vi khuẩn gram (-). Pili xuất phát từ vách vi khuẩn, có hai loại pili:

– Pili giới tính (pili F- fertility) chỉ có ở vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vi khuẩn cái. Mỗi vi khuẩn đực chỉ có một pili này.

Tiên mao (hay long roi) là những sợi lông dài, uốn khúc, mọc ở mặt ngoài một số vi khuẩn và giúp vi khuẩn di chuyển trong môi trường lỏng.

Một số loại vi khuẩn có khả năng di động một cách chủ động nhờ những cơ quan đặc

biệt gọi là tiên mao (flagella từ tiếng La Tinh có nghĩa là cái roi) hay còn gọi là tiên mao

Vi khuẩn có thể có tiên mao hoặc không có tiên mao tùy từng chi. Tiên mao là những

sợi nguyên sinh chất rất mảnh, rộng khoảng 0,01-0,05 µm, cấu tạo từ các sợi protein bện xoắn vào nhau. Các sợi protein này khác với protein màng và có tính kháng nguyên H. Trên bề mặt thành tế bào các sợi protein này liên kết với các protein khác của vách tế bào. Phần lõi của tiên mao gắn chặt với nền vách tế bào và màng nguyên sinh chất bởi một (ở vi khuẩn Gram dương) hoặc hai (ở vi khuẩn Gram âm) đôi vòng nhẫn. Nhờ vòng nhẫn này xoay, tiên mao quay quanh trục của nó và làm cho vi khuẩn di động. Nguồn năng lượng này nhờ ATP hoặc thế năng điện hóa học trong và ngoài màng. Nhiệm vụ chính của tiên mao là giúp cho vi khuẩn di dộng một cách chủ động.

Tùy theo số lượng của tiên mao người ta chia vi khuẩn thành các loại sau:

Không có tiên mao (vô mao khuẩn), không di động một cách chủ động được.

– Tiên mao mọc ở đỉnh: một tiên mao mọc ở một đỉnh (đơn mao khuẩn). Ví dụ: vi

khuẩn Xanthomonas campestris.

– Có thể là một chùm tiên mao mọc ở đỉnh (chùm mao khuẩn). Ví dụ: Pseudomonas

– Mỗi đỉnh có một chùm tiên mao. Ví dụ: Spirillum volutans.

– Tiên mao mọc xung quanh (chu mao khuẩn): Ví dụ: Escherichiae,…

Nhờ kính hiển vi điện tử, chúng ta có thể quan sát được cấu tạo các tiên mao của vi

khuẩn. Tiên mao xuất phát từ lớp ngoại nguyên sinh chất, phía bên trong màng nguyên sinh chất.

Gốc tiên mao có hai hạt: gốc có đường kính 40 nm, kế đó là các móc để tiên mao đính

vào tế bào vi khuẩn, đường kính của móc lớn hơn đường kính của tiên mao. Quan sát một số tế bào vi khuẩn. Ví dụ: như xoắn thể (Spirillum), tiên mao do nhiều sợi nhỏ xoắn lại với nhau.

Muốn quan sát rõ tiên mao dưới kính hiển vi thông thường chúng ta phải nhuộm màu,

bằng cách dùng alcaloid (tannin) để đắp lên tiên mao làm cho tiên mao to ra, có thể thấy được dưới kính hiển vi.

Tốc độ và kiểu di động của vi khuẩn không giống nhau tùy loài và tùy vị trí của tiên

mao. Các loại vi khuẩn có tiên mao mọc ở một đầu có tốc độ di chuyển mạnh mẽ nhất (60

-120 µm/giây). Nhìn chung các loài vi khuẩn khác di chuyển chậm hơn khoảng 2 – 10 µ

m/giây. Vi khuẩn có tiên mao ở một đầu di chuyển theo một hướng rõ rệt, nhưng vi khuẩn tiên mao chu mao thì lại di chuyển theo một kiểu quay lung tung.

Sự có mặt hay không và số lượng, vị trí tiên mao là một yếu tố để định tên của vi

khuẩn. Có nhiều vi khuẩn giống hệt nhau về hình thái nhưng khác nhau về khả năng di động hoặc về vị trí sắp xếp của tiên mao.

Tuy nhiên, điều kiện môi trường và thời gian nuôi cấy có thể ảnh hưởng rất nhiều đến

khả năng di động của các loài vi khuẩn có tiên mao. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, pH môi trường, nồng độ muối, nồng độ đường, sự có mặt của chất độc, các sản phẩm trao đổi chất của bản thân vi khuẩn, tác động của năng lượng bức xạ,… không những ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển mà còn làm đình chỉ hẳn sự di chuyển của vi khuẩn.

Đối với vi khuẩn không có tiên mao, trong môi trường lỏng chúng vẫn có thể chuyển

động hỗn loạn do hiện tượng va chạm không ngừng của các phân tử vật chất trong chất lỏng (chuyển động Brown).

Vi Khuẩn Gram Dương Là Gì?

Vi khuẩn xuất hiện khắp mọi nơi, xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vi khuẩn có thể mang lại lợi ích cho con người nhưng đa số vi khuẩn đều gây hại.

Để biết được vi khuẩn gram dương là gì, chúng ta cần phải hiểu về phương pháp nhuộm gram. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng để phân loại vi khuẩn một cách nhanh chóng theo cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn thành hai nhóm đó là vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.

Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm màu tím pha lê để nhuộm vi khuẩn, sau đó sử dụng dung dịch khử màu, nếu vi khuẩn giữ được màu của thuốc nhuộm là kết quả dương tính, đó là vi khuẩn gram dương, còn nếu vi khuẩn không giữ được màu thuốc nhuộm thì sẽ là kết quả âm tính, đó là vi khuẩn gram âm.

Trong thành tế bào của vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày, lớp này sẽ giữ lại màu nhuộm sau khi màu đã bị rửa sạch ở phần còn lại của mẫu trong giai đoạn khử màu của phương pháp. Chính vì vậy khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy vi khuẩn gram dương có màu tím.

Ngược lại, vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn và kẹp giữa màng tế bào bên trong và màng ngoài của vi khuẩn cho nên trong bước khử màu bằng cồn, lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn gram âm sẽ bị phân hủy, khiến cho thành tế bào xốp hơn do đó không có khả năng giữ được màu tím tinh thể. Khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chúng có màu đỏ hoặc màu hồng.

Vi khuẩn gram dương sẽ bao gồm một số đặc điểm nổi bật sau:

Tế bào chất được bao bởi màng lipid.

Có lớp peptidoglycan dày.

Trong vi khuẩn có axit teichoic và lipoid, hình thành các axit lipoteichoic, đây chính là nhân tố chelate và cũng cần cho sự bám dính của một số loại nhất định.

Chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với nhau tạo ra thành tế bào vững chắc, sự liên kết này có được là nhờ enzyme DD-transpeptidase của vi khuẩn.

Vi khuẩn gram dương có khoang chu chất nhỏ hơn nhiều lần so với vi khuẩn gram âm.

Một số loại vi khuẩn gram dương có lớp màng nhầy, thường có chứa polysaccharide. Và cũng chỉ có một số loài có roi hay tiên mao.

Các loại vi khuẩn gram dương gây bệnh thường gặp bao gồm:

Cầu khuẩn gram dương:

Staphylococcus aereus là một vi khuẩn gram dương có thể gây ra các bệnh như: nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy xương và áp xe. Ngoài ra loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra hội chứng sốc độc tố và hội chứng bỏng da.

Streptococcus pneumoniae là một loại vi khuẩn gram dương thường gây bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang và viêm màng não.

Streptococcus viridans bao gồm Strep. mutans thường gây ra sâu răng và Strep. sanguinis gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp.

Streptococcus pyogenes có thể gây nhiễm trùng sinh mủ như viêm họng, viêm mô tế bào, chốc lở; hay gây nhiễm độc tố như viêm cân mạc hoại tử; và gây nhiễm trùng miễn dịch như viêm cầu thận.

Enterococci được tìm thấy chủ yếu ở đại tràng có có thể gây nhiễm trùng đường mật và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trực khuẩn gram dương:

Bacillus anthracis (vi khuẩn than) là một trực khuẩn gram dương tạo ra độc tố bệnh than gây loét với một tinh bột đen.

Bacillus cereus là một vi khuẩn gram dương có thể sống sót sau khi nấu chín hoặc nấu lại, chúng gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy không chảy máu.

Corynebacterium diphtheriae (bạch hầu) là một trực khuẩn gram dương có thể gây ra viêm họng giả mạc, viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim.

Listeria monocytogenes là một trực khuẩn gram dương có thể gây viêm màng não sơ sinh, viêm màng não ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng máu.

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.

Tuy rằng vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn vi khuẩn gram âm, nhưng vẫn có những loại vi khuẩn gram dương gây ra những tình trạng bệnh nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… đây là những bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Theo dự án SCOPE – dự án Giám sát và kiểm soát mầm bệnh quan trọng dịch tễ học cho thấy các vi khuẩn gram dương chiếm 62% nguyên nhân gây nhiễm trùng máu vào năm 1995 và lên đến 76% vào năm 2000. Đồng thời các vi khuẩn gram dương có sự tăng trưởng và kháng thuốc rất cao, điều này khiến cho việc điều trị càng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Việc tiên lượng sau khi nhiễm vi khuẩn gram dương là khác nhau. Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những người cao tuổi và có xu hướng ức chế hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên trong cơ thể chúng ta còn có những loại vi khuẩn, vi sinh vật cộng sinh ở đường hô hấp trên, đường ruột, âm đạo phụ nữ, chúng có tác dụng hữu ích cho chúng ta.

Bài viết tham khảo nguồn: NCBI, chúng tôi XEM THÊM:

Chức Năng Và Ý Nghĩa Của Vách Tế Bào Vi Khuẩn

– Chức năng quan trọng nhất của vách là duy trì hình dạng vi khuẩn, áp lực thẩm thấu bên trong vi khuẩn thường cao hơn môi trường mà vi khuẩn tồn tại khá nhiều. Chính vách tế bào vi khuẩn đã giữ để màng sinh chất không bị căng phồng ra, rồi tan vỡ.

Trong tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm, ta có thể gặp những vi khuẩn không có vách tế bào. Chúng được gọi là “L-form” (dạng L). Tên này được Viện Vi sinh vật Lister Luôn Đôn đặt sau khi họ phát hiện ra dạng vi khuẩn này.

Các vi khuẩn “L-form” có thể mất hoàn toàn hay không mất khả năng tổng hợp peptidoglycan. Các vi khuẩn “L-form” Gram âm, nếu như không thể tổng hợp được peptidoglycan nhưng vẫn có thể tổng hợp được các lớp bên ngoài của vách tế bào. Tất cả vi khuẩn “L-form” đểu có khả năng đề kháng với nhóm kháng sinh tác động trên vách (nhóm P-lactam).

Một loài vi khuẩn khác không có vách tế bào, đó là Mycoplasma. Loại vi khuẩn này thường phát triển chậm và cần có huyết thanh (khoảng 20%). Một số Mycoplasma cần có sterol trong môi trường, hình như sterol trong môi trường đã gắn vào màng sinh chất của Mycoplasma và làm cho lớp màng này thêm vững chắc.

Ngoài chức năng duy trì hình dạng của vi khuẩn, vách tế bào còn có một số ý nghĩa khác:

– Vách tế bào quy định tính chất nhuộm Gram.

– Vách vi khuẩn Gram âm chứa đựng nội độc tố, quyết định độc lực và khả năng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tô.

– Vách vi khuẩn quyết định tính chất kháng nguyên thân của vi khuẩn. Đây là loại kháng nguyên quan trọng nhất để xác định và phân loại vi khuẩn.

– Vách tế bào vi khuẩn là nơi tác động của nhóm kháng sinh khá quan trọng (nhóm beta lactam), đồng thời là nơi tác động của lysozym.

– Vách tế bào vi khuẩn cũng là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiệu cho thực khuẩn thể (bacteriophage). Vấn đề này có ý nghĩa trong việc phân loại vi khuẩn, cũng như phage và các nghiên cứu cơ bản khác.