Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Làn Da Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Sơ Lược Cấu Trúc Làn Da

Cấu trúc cơ bản của da gồm 3 lớp là: biểu bì (hay còn gọi là thượng bì hay ngoại bì), trung bì (hay còn gọi là chân bì hay nội bì) và hạ bì.

Biểu bì là lớp ngoài cùng của làn da, hay nói đơn giản hơn chính là lớp mà chúng ta nhìn thấy. Trong lớp Biểu bì gồm có 6 lớp phụ nhưng chúng ta sẽkhông xét ở đây.Biểu bì dày khoảng 0.5 đến 1 mm. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm và dược mỹ phẩm ảnh hưởng lên lớp biểu bì này,dù rằng cũng có một số loại dược mỹ phẩm có thể thẩm thấu vào sâu hơn, qua cả lớp biểu bì.Trạng thái của lớp Biểu bì sẽ quyết định làn da của chúng ta trông tươi mới, trẻ trung hay lão hóa như thế nào và cho ta biết được làn da của chúng ta hấp thu và giữ nước từ các nguồn ngoại sinh tốt như thế nào. Có 3 loại tế bào chính tham gia tạo nên lớp biểu bì là: tế bào keratin, tế bào sắc tố và tế bào Langerhans. Ở đáy của lớp biểu bì là các tế bào keratin chưa trưởng thành, vẫn còn đang phân chia rất nhanh. Khi lớn dần lên, các tế bào keratin này bị mất nước, dẹp ra và tiến dần lên những lớp bên trên. Và đến cuối vòng đời, các tế bào keratin này được đưa ra ngoài cùng của lớp biểu bì. Đây cũng là vị trí tác động của các loại mỹ phẩm tẩy tế bào chết thông dụng, lấy đi các tế bào keratin già cỗi hoặc đã chết và chính vì vậy đẩy nhanh tốc độ đổi mới của làn da.

Lớp trung nằm ngay sát bên dưới lớp biểu bì và giúp duy trì cấu trúc của làn da. Trong lớp chân bì có tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông, mạch bạchhuyết và mạch máu. Lớp này dày hơn lớp biểu bì và chứa nhiều sợi collagenvà elastin.

Collagen và elastin là protein cấu tạo chính của mô liên kết. Collagen giúp duytrì cấu trúc, elastin giúp tăng tính đàn hồi cho da. Nguyên bào sợi chịu trách nhiệm tổng hợp các collagen và elastin này cho da, giúp da duy trì cấu trúc và trông trẻ trung, tràn đầy sức sống. Giảm collagen do bị hủy hoại bởi ánh nắng mặt trời hay do da bị lão hóa sẽ làm da bị mỏng, nhăn nheo hay chảy xệ. Vitamin C và các thức ăn giàu acid amin sẽ giúp kích thích sản sinh collagen. Mồ hôi, acid uric và bã nhờn được bài tiết ra ngoài thông qua các lỗ chân lông trên bề mặt biểu bì. Hỗn hợp các chất này sẽ tạo nên một lớp “áo khoác” acid bảo vệ cho da khỏi một số loại vi khuẩn và các loại hạt nhỏ, mảnh vụn li ti từkhông khí.

Hạ bì (Lớp dưới da) nằm bên dưới lớp chân bì. Lớp này có chứa mô mỡ, đóngvai trò cách nhiệt và chống sốc, bảo vệ cơ thể khi nhiệt độ môi trường hạ thấpvà chống lại các chấn động từ bên ngoài. Lớp mỡ dưới da nằm phủ lên lớp cơ bao bọc xương. Toàn bộ cấu trúc của da được nối lại với nhau bằng mô liên kết, nhưng sự kết dính này khá lỏng lẽo, nhờ vậy da có thể chuyển động khá tự do. Khi chúng ta già, mô dưới da bị mất nhiều, làm cho da bị chảy xệ và nhăn nheo. Các sản phẩm chăm sóc da và các qui trình chăm sóc da hiện đại không trực tiếp ảnh hưởng hay tái tạo được lớp Hạ bì này.

Cấu Trúc Nền Quyết Định Nhan Sắc Làn Da

Bằng các nghiên cứu sinh học phân tử tế bào, các chuyên gia phát hiện để làn da duy trì sự trẻ trung, căng sáng, mềm mịn, quan trọng nhất là cấu trúc nền (Extra cellular matrix) của da phải luôn khỏe mạnh.

Phát hiện về vai trò quyết định của cấu trúc nền đối với vẻ đẹp làn da đã đưa ra quan điểm cũng như phương pháp hoàn toàn mới về chăm sóc, bảo vệ da từ bên trong.

Chăm sóc bên ngoài chưa đủ!

Theo Daily Mail, phụ nữ tiêu tốn 2 năm trong đời chỉ để… trang điểm. Thực tế, dù vẫn đi spa, dùng mỹ phẩm thường xuyên, đa số chị em thường gặp thất vọng vì da vẫn luôn khô, nhăn, sạm và trông “già trước tuổi”. Tại sao chăm sóc da từ bên ngoài lại chưa đủ?

Trong 3 lớp cấu tạo của da: thượng bì, bì và hạ bì, nhiều người chỉ chú ý đến thượng bì vì có lớp tế bào sừng nằm trên cùng. Lớp tế bào sừng này thường được lấy đi khi tẩy tế bào chết hoặc lột da, tạo nên cảm giác da sáng và mềm hơn.

Tuy nhiên, lớp sừng đó sẽ nhanh chóng phát triển trở lại và tình trạng khô, sạm da vẫn như cũ.

Tương tự, giữ ẩm và mềm tạm thời trên bề mặt của tầng thượng bì cũng chỉ trong thời gian ngắn.

Còn lớp hạ bì chủ yếu dự trữ mỡ, làm lớp đệm cách ly với các cấu trúc bên dưới.

Nghiên cứu chuyên sâu gần đây cho thấy vai trò quyết định chi phối sức sống, vẻ đẹp của làn da chính là cấu trúc nền – kết cấu quan trọng nằm ở lớp bì mà trước đây ít được quan tâm bảo vệ. Đây là kết quả sau hàng chục năm nghiên cứu của ngành da liễu và y học phân tử của Hiệp hội Thử nghiệm Da liễu Mỹ (Society of Investigative Dermatology).

Cấu trúc nền quyết định sức sống làn da

Cấu trúc nền, được ví như “bộ khung vàng” để mang đến sự mềm mịn, căng sáng từ bên trong cho làn da. Thành phần của cấu trúc nền gồm các protein dạng sợi (collagen, elastin, laminin, fibronectin) và các proteoglycan (dermatan sulfate, hyaluronan). Các yếu tố này gắn kết với nhau theo một trật tự chuyên biệt tạo thành bộ khung vững chắc nâng đỡ tạo độ phẳng cho da và giúp da đàn hồi, co giãn, săn chắc. Cấu trúc nền còn quyết định lượng nước được giữ lại trong da và tạo độ ẩm thích hợp, duy trì những đặc tính sinh lý bình thường của da

Quan trọng là thế nhưng cấu trúc nền thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài như: ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường…, cũng như sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ, đặc biệt rối loạn bộ hormone nữ do suy giảm hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, căng thẳng kéo dài, các bệnh lý…

Đặc biệt, theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu Mỹ đăng trên tạp chí y học Lâm sàng, Mỹ phẩm và Khảo sát Da liễu (Journal Clinical, Cosmetic Aand Investigational Dermatology), các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời chịu trách nhiệm đến 80% những vấn đề về da.

Các tia cực tím khi chiếu vào da, cộng hưởng với các yếu tố lão hóa tự nhiên trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh những chất gây hại (ROS), làm gia tăng sản sinh men tiêu hủy cấu trúc nền (MMPs). Khi MMPs tấn công, cấu trúc nền bị tổn thương, đứt gãy dẫn đến tình trạng da nhăn, khô, sạm…

Các nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu không có biện pháp khoa học đúng đắn chăm sóc và bảo vệ da, chức năng sinh lý bình thường của da có thể giảm 50% khi phái đẹp bắt đầu bước vào tuổi 35 – 40. Cấu trúc nền bị phá hủy làm khả năng chống lại các yếu tố gây hại từ bên ngoài của da suy giảm rõ rệt càng khiến da trở nên yếu và nhanh xuống cấp.

Thay đổi quan điểm chăm sóc, bảo vệ da

Từ những phát hiện mới về cấu trúc nền, các nhà khoa học đã khẳng định, chỉ có chăm sóc và bảo vệ “lớp da thật”, tức là cấu trúc nền từ bên trong mới có thể giúp phái đẹp làm chậm, thậm chí đảo ngược các dấu hiệu lão hóa da như khô, nhăn, sạm, thiếu sức sống. Các khuyến cáo này đã mở ra quan điểm, phương pháp chăm sóc hoàn toàn mới cho phụ nữ.

Bên cạnh các biện pháp từ bên ngoài như chống nắng, hạn chế căng thẳng, tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, các chuyên gia đã tìm ra phương pháp giúp phụ nữ chăm sóc và bảo vệ 2 yếu tố quan trọng là cấu trúc nền và hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng tận gốc bằng những thảo dược thiên nhiên đặc hiệu để duy trì sắc đẹp, sức khỏe theo thời gian.

Nếu như thảo dược truyền thống Lepidium Meyenii nổi tiếng với công dụng thúc đẩy hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng duy trì hoạt động tốt, mới đây, trên tạp chí Khoa học Phân tử (Molecular Sciences), từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng, các nhà khoa học Mỹ đã công bố phát hiện mới về tinh chất thiên nhiên P. Leucotomos qua đường uống có tác dụng ức chế các MMPs giúp hạn chế các tổn thương trên da và tái tạo cấu trúc nền một cách hiệu quả.

Nghiên cứu kéo dài nhiều năm của ĐH Harvard và ĐH Fairleigh Dickinson (Mỹ) đã khẳng định, sau 48 giờ uống, P. Leucotomos trung hòa đến 50% các chất kích thích tế bào tạo hắc tố, từ đó giúp da dần mền mịn, căng sáng, giảm khô, nhăn, sạm từ bên trong. Tác dụng này càng được tăng cường khi sử dụng tinh chất thiên nhiên này lâu dài.

Với các chứng minh khoa học chính xác, sự kết hợp P. Leucotomos và Lepidium Meyenii được các chuyên gia da liễu công nhận như bí quyết vàng giúp chăm sóc và bảo vệ làn da, sức khỏe phụ nữ hiệu quả và an toàn.

Ngọc Trâm

Cấu Trúc Da Mặt – Điều Bạn Nên Biết Để Có Làn Da Khỏe Mạnh

Cấu trúc da có mấy phần?

Da người là một cấu trúc tinh vi, đa chức năng và là cơ quan hoàn thiện nhất của cơ thể. Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, bao gồm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Về thành phần hóa học, da có khoảng 70% nước, 25% protein và 2% lipid.   Cấu trúc của da gồm 3 phần chính

Cấu trúc da gồm 3 phần chính : lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. 3 lớp này hoạt động nhịp nhàng, phối hợp với nhau để định hướng các tế bào, sợi và những cấu trúc vô định khác trên da tạo nên một làn da khỏe mạnh.

Qua phân tích trên chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của làn da đối với chúng ta đặc biệt là cấu trúc da mặt.

Làn da đẹp là làn da toàn vẹn về cả mặt cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc hình thành trên da.

Lớp biểu bì ( thượng bì) – Lớp bảo vệ

Lớp biểu bì là cấu trúc da ở lớp trên cùng, bao gồm các mô vảy sừng phân tầng. Lớp biểu bì phân hóa thành 5 lớp khác nhau: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng ( tuyến dầu) và lớp sừng. Lớp sâu nhất của biểu bì chứa 70-75% nước và lớp sừng chứ 10-15%.   Lớp biểu bì da gồm 5 phần

Độ dày trung bình cấu trúc da lớp biểu bì khoảng 0.1 – 1mm tùy vùng da. Mỏng nhất là mi mắt (đó là lý do vì sao vùng da mắt thường là vùng dễ bị tổn thương và lão hóa nhất, cửa sổ tâm hồn cũng là nơi “tố cáo” tuổi tác của chúng ta), dày nhất là lòng bàn tay bàn chân. Lớp biểu bì có khả năng tái sinh và thay thế cao khi bị tổn thương (khả năng này sẽ giảm dần qua tuổi tác).

Da có tính acid nhẹ ( pH = 4,5 – 5,5) và được gọi là lớp vỏ acid của da. Lớp này có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khỏi những vi khuẩn, tia bức xạ từ mặt trời, máy tính, điện thoại, ô nhiễm môi trường,…duy trì lớp keratin được kết nối chặt chẽ. Nếu lớp keratin yếu đi da sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhạy cảm với tia cực tím, hóa chất, trở lên khô, kích ứng và bong da.

Lớp trung bì – Lớp giữa của da

Lớp trung bì được phân tác với lớp biểu bì qua lớp tế bào đáy, đây là cấu trúc da thứ 2.   Lớp trung bì của da là cầu nối giữa lớp biểu bì và hạ bì

Lớp trung bì là cầu nối giữa lớp hạ bì và biểu bì thông qua một cấu trúc sợi có khả năng di động tương đối. Độ dày của lớp trung bì trung bình từ 0,5 – 4mm. Có 2 lớp trung bì là: lớp nhú và lớp lưới ( hay còn được gọi là trung bì nông, trung bì sâu).

Chức năng cơ bản của lớp trung bì là:

Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì.

Điều hòa thân nhiệt thông qua thay đổi tuần hoàn máu và tiết mồ hôi.

Giữ chức năng bảo vệ cơ học cho các cấu trúc sâu hơn của da.

Quyết định độ nhạy cảm của da.

Lớp hạ bì – Lớp mỡ dưới da

Lớp mỡ dưới da nằm ngay dưới và liên kết lỏng lẻo với lớp trung bì. Lớp hạ bì của da có cấu trúc như lớp bọt biển gồm: sợi collagen, elastin, tế bào mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết, tế bào thần kinh. Bề mặt lớp mô mỡ được nối với lớp trung bình bằng các sợi collagen hướng từ lớp trung bì đến hạ bì.   Lớp hạ bì bảo vệ làn da khỏi những tác động mạnh, va chạm

Chức năng chính của lớp mỡ dưới da:

Cung cấp năng lượng: chất béo là nguồn năng lượng dồi dào, 1g chất béo cung cấp 9 cal năng lượng.

Cách nhiệt: Chất béo giữ ấm cho cơ thể do nó ngăn cách và cung cấp nhiệt cho cơ thể trong môi trường lạnh.

Bảo vệ: Chất béo giúp giảm nhẹ chấn động và va chạm, nhiệt độ, giúp da linh động, vì da có thể co gian theo bất cứ hướng nào trong 1 giới hạn cho phép. Do đó, bảo vệ làn da khỏi những tổn thương.

Sản xuất hormone: mô mỡ có thể độc lập tổng hợp estrogen và testosterone.

Ngoài 3 lớp chính trên 1 cấu trúc da không thể bỏ qua đó là lớp phụ của da gồm: tuyến bã nhờn, mô hôi, lông, móng…. chức năng của lớp này là điều hòa thân nhiệt, bảo vệ làn da tránh mất nước…

Chức năng của cấu trúc da

Da là bộ phân tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều nhất trong cơ thể, nó không chỉ là vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà cấu trúc da còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.   Da có chức năng giữ ẩm cho cơ thể

Bảo vệ các cơ quan như: Thần kinh, mạch máu, xương, nội tạng trước các yếu tố có hại về sinh học, cơ học, hóa học và vật lý. Cấu trúc da hình thành từ các sợi collagen có tính chất đàn hồi giúp da chịu được những áp lực đặt lên da.

Bài tiết: Tùy vào cơ địa mà tuyến mồ hôi bài tiết với cường độ khác nhau để điều hòa thân nhiệt và đào thải độc tố cho cơ thể.

Miễn dịch: trong cấu trúc da có các tế bào langerhan giúp kháng khuẩn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Điều hòa thân nhiệt

Dự trữ nước

Cảm giác: Da là 1 trong 5 giác quan của con người. Da có khả năng nhạy cảm với nhiều áp lực, tiếp xúc, nhiệt độ và đau.

Tổng hợp vitamin D.

Cách bảo vệ làn da của bạn?

Làn da rất dễ bị mất nước nhất là vùng da mặt vì phải tiếp xúc trực tiếp với ánh ắng mặt trời trong thời gian dài, khiến cho làn da trở nên khô hơn, nhăn nheo và thiếu sức sống. Chính vì vậy để bảo vệ làn da tránh khỏi những vấn đề không mong muốn chị em nên thường xuyên chăm sóc và bảo vệ làn da hợp lý.

Việc bôi kem dưỡng da hàng ngày là một phương pháp bổ sung độ ẩm cho da nhưng chỉ có hiệu lực ngắn. Sản phẩm này sẽ thẩm thấu các dưỡng chất vào sâu bên trong giúp cho làn da khỏe mạnh và mịn màng nhưng lại không thể hoàn toàn giúp bạn chăm sóc làn da một cách hiệu quả nhất. Thay vào đó bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn bởi làn da cũng là một phần của cơ thể, chính vì vậy sức khỏe cũng ảnh hưởng một phần rất lớn tới làn da của bạn.   Làn da mịn màng tràn đầy sức sống

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi xuân cho làn da. Ngoài ra, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết bởi nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một làn da mịn màng tràn đầy sức sống.

Cấu Tạo Da Và Cấu Trúc Về Da

Định Nghĩa Về Da

Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn..).

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.

Cấu Tạo Da

Cấu Tạo Da và Cấu trúc về da -Hãy Đọc Nếu Muốn Có Làn Da Đẹp

Da có 3 lớp: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì (lớp mô dưới da).

Tại sao phải là dùng serum, tại sao phải kem dưỡng? Thì khi hiểu cấu trúc da thì chúng ta sẽ dễ tư vấn sản phẩm nào tác dụng ở đâu lên da của họ.

I – LỚP BIỂU BÌ

Dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.

Lớp biểu bì tính từ ngoài vào được chia thành  4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay & lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.

Chứng năng cơ bản của lớp biểu bì Bảo vệ và tái tạo tế bào

Bảo vệ 

– Nhiệt độ bên ngoài môi trường: nhờ lơp sừng

-Tia cực tím: tăng sinh melenin ( từ lớp đáy ) Thì lúc đó chúng ta phải hỏi tại sao lại bị NÁM , quá trình không dưỡng chống nắng , melanin sản xuất quá mức thì nó sẽ nằm lẫn vào da. Khi trị nám thì làm thế nào để ngăn quá trình sản sinh melanin

    2. Tái tạo tế bào: 

Tái tạo tế bào mới trong 28 ngày

( khi soi da thấy lớp nám thì phải đẩy nó lên hết sau đó mới ngăn chặn sản sinh melagin chứ ko phải bắn thẳng vào như spa .

Trong 28 ngày thì tế bào di chuỷn từ lớp đáy len lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra )

Cấu Tạo Da – Hãy Đọc Nếu Muốn Có Làn Da Đẹp

a/ Lớp đáy:

–  Có 1 lớp. Là lớp dưới cùng của biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy diễn ra liên tục.

–  Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.

–  Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.

Melanin và sắc tố da:

Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các chị cần che chắn kĩ khi ra nắng, dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tác nhân gây hại của tia UV đến làn da.

b/ Lớp gai

– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì

– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.

c/ Lớp hạt

Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.

d/ Lớp sừng

– Có từ 10-20 lớp. Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.

– Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factor) và chất béo Ceramide, có chức năng hoạt động như một rào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của các sinh vật lạ vào cơ thể.

Quá trình sừng hóa (Turnover):  

– Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thường mất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, turnover diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo. Quá trình turnover của em bé diễn ra nhanh và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.

Các chị tham khảo quá trình turnover theo từng độ tuổi theo bảng sau:

– Nếu quá trình turnover diễn ra chậm, lớp sừng sẽ ko tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này gọi là sừng hóa quá độ.

– Ngược lại nếu turnover diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là sừng hóa không hoàn toàn.

Ứng dụng quá trình turnover để chăm sóc da:

– Để có làn da sáng, chúng ta cần loại bỏ lớp sừng chết cũ để lớp da mới có cơ hội phô bày lên bề mặt da. Cách tốt nhất là chúng ta cần tẩy tế bào chết cho da 1-3 lần/tuần để ngăn sự turnover quá độ.

– Để quá trình turnover được diễn ra nhanh nhằm trẻ hóa cho làn da, thì các chị cần chống nắng kĩ khi ra nắng, cung cấp đầy đủ cả lượng dầu và lượng nước cho da, massage da mặt 1-2 lần/tuần để kích thích lượng máu trên da được tuần hoàn.

II – LỚP TRUNG BÌ

Cấu Tạo Da và Cấu trúc về da

–  Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì.

–  Lớp trung bì được chia thành: lớp đầu nhũ và lớp lưới.

– Quá trình turnover của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm.

– Ngoài ra, trong lớp trung bì còn có các cơ quan trực thuộc da như: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi.

– Trong lớp này có các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi. Các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).

Lớp trung bì và vấn đề chống lão hóa cho da:

+ Chăm sóc da đúng cách thì cần phải để dưỡng chất vào lớp trung bì và hạ bì.

+ Rửa mặt bằng tay thì chỉ làm sạch ở lớp biểu bì chứ ko sạch sâu như rửa bằng máy.

Bổ sung: cơ chế tái tạo collagen tự nhiên thì nó sẽ tái tạo liên tục ,nhân bản liên tục

Lớp biểu bì làm da trông sáng và mềm mại, nhưng nếp nhăn xuất hiện là do sự thay đổi ở lớp trung bì. Mục tiêu “chống nếp nhăn” là ngăn chặn sự mất đi của collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) – đây là 3 thành phần quan trọng của lớp bì, chúng giảm đi theo độ tuổi hoặc khi da bị viêm.

Các sản phẩm kem chống lão hóa trên thị trường bảo là có chứa 3 thành phần này giúp bổ sung, trẻ hóa cho da, nhưng thật sự các thành phần trong kem dưỡng không thể nào thấm sau được đến tận lớp trung bì để mà cải thiện nếp nhăn vì phân tử của chúng quá lớn.

Cấu Tạo Da và Cấu trúc về da thì tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ chống lão hóa tương đối hiệu quả là sử dụng các sản phẩm kích thích da tự sản xuất ra collagen, elastin và HA. Đó là các sản phẩm chứa Retinol, vitamin C và copper peptide.

Việc uống collagen cũng giúp cải thiện phần nào da lão hóa, nhưng do khi uống vào cơ thể, các collagen sẽ phân bố đều khắp các bộ phận của cơ thể, chứ không chỉ tập trung vào da, nên nếu uống collagen các chị cần phải uống thường xuyên và lâu dài thì mới thấy được sự cải thiện.

III – LỚP HẠ BÌ

– Lớp hạ bì là lớp chính của cấu trúc da với thành phần cấu tạo chủ yếu là Collagen (chiếm 80-85% thành phần cấu tạo của lớp hạ bì). Collagen  thể hiện rõ ràng nhất độ tuổi của da, độ khỏe mạnh và độ đàn hồi của da. Khi số lượng Collagen bị giảm đi, da sẽ trở nên yếu và sinh ra các vấn đề lão hóa da làm da trở nên nhăn nheo, không căng bóng. Ngoài ra khi bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, căng thẳng, oxy hóa, da cũng sẽ dễ bị nám, tàn nhang hơn.

Đặc biệt khi tuổi càng cao, lượng Collagen càng dễ bị phân hủy, như thông tin đã nêu lên ở phần trước đó : cấu tạo lớp biểu bì.

Please follow and like us: