Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Của Trái Đất Gồm Có Mấy Lớp Chính Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất Gồm Mấy Lớp?1.Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất Gồm Mấy Lớp?Nêu Đặc Điểm Của Các Lớp.2.Hãy Trình Bày Đặc Điểm Của Lớp Vỏ Trái Đất Và Nói Rõ Vai Trò Của Nó Đối Với Đời Sống Và Hoạt Động Của Con Người.3.Hãy Dùng Compa Vẽ Mặt Cắt Bổ Đôi Của Trái Đất Và Đi

1. Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

– Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.

– Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

– Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.

a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:

– Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

– Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

– Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Cấu Trúc Kỳ Lạ Bên Dưới Lớp Vỏ Trái Đất

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện thấy trong lớp vỏ Trái Đất tồn tại lớp đá có độ kết dính cao và rất cứng, đây có thể là nguyên nhân khiến nhiệt trong Trái Đất không thể thoát được ra ngoài.

Dưới lớp vỏ trái đất tồn tại lớp đá kỳ lạ

Theo tin tức khoa học mới nhất trên tờ Live Science, các nhà nghiên cứu phát hiện có một lớp đá cứng kết dính tồn tại sâu trong bề măt Trái Đất. Lớp đá này có thể là nguyên nhân giúp các mảng kiến tạo – một phần của lớp vỏ Trái Đất – có thể đứng vững khi chúng trượt trên các vùng hút chìm.

Khoa học phát hiện có thành phần mới trong lớp vỏ Trái Đất

Cấu trúc của Trái Đất bao gồm: Lõi, manti và lớp vỏ. Bề mặt Trái Đất (lớp vỏ ngoài) được chia thành các mảng kiến tạo có độ dày khoảng từ 95 đến 105 km, chúng di chuyển rất chậm trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Mỗi mảng kiến tạo bao gồm cả phần lục địa và phần đại dương (trừ mảng kiến tạo thuộc khu vực Thái Bình Dương chỉ có phần Đại dương).

Trong các mảng kiến tạo này, các mép mảng đại dương uốn cong thành tấm thảm lặn hay còn gọi là dòng “trấn áp” dưới phiến lục địa và hút chìm vào lớp vỏ trái đất. Theo Lowell Miyagi, nhà vật lý thuộc đại học Utah, thành phố Salt Lake, cho biết, quá trình này diễn ra rất chậm chạp trung bình phải mất khoảng 300 triệu năm để các mảng kiến tạo có thể lún xuống được.

Phát hiện lớp đá kết dính lạ nằm dưới lớp vỏ Trái Đất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mảng kiến tạo di chuyển chậm chạp và có thể kết dính lại với nhau ở phần trên của lớp vỏ tại vị trí thấp hơn với độ sâu khoảng 1500km. Khu vực điển hình có thể nhìn thấy rõ sự di chuyển này là ở dưới bờ biển Indonesia và Nam Mỹ Thái Bình Dương. Việc phát hiện ra một lớp mới trong vỏ Trái Đất có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các lớp đá ở phần trên của lớp vỏ Trái Đất có tiềm năng trộn lẫn kim cương nặng hơn gấp 3 lần so với lớp đá khác tại vị trí thấp hơn.

Các nhà khoa học đã sử dụng tia X để quét hàng ngàn tinh thể của khoáng chất ferropericlase, khoáng chất dồi dào bậc hai tại lớp bao dưới của Trái đất. Áp suất đạt tới mức 96 GPa và nhiệt độ cực cao trong nhân sâu của Trái đất làm nén các nguyên tử và electron chặt đến mức chúng tương tác theo một cách hoàn toàn khác. Các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra rằng nồng độ ferropericlase bắt đầu tăng ở độ sâu 660 km với áp suất tương đương, đánh dấu ranh giới giữa lớp vỏ manti phía trên và dưới. Trong cùng điều kiện áp suất ở độ sâu khoảng 1500km, nồng độ ferropericlase tăng gấp ba lần.

Giải mã sự phun trào macma khác nhau bới 1 thành phần lạ dưới lớp vỏ Trái Đất

Ngoài ra, khi nghiên cứu tính chất của ferropericlase nằm sâu dưới lòng đất hòa trộn với bridgmanite, khoáng chất chính trong lớp phủ dưới, các nhà khoa học phát hiện ra lớp đá phủ này có độ cứng và độ kết dính cao hơn 300 lần so với lớp phủ trên và dưới cách nó khoảng 660 km. Ở điều kiện áp suất 1 Pa/s, độ kết dính vào khoảng 0,001.

Phát hiện mới này dấy lên nghi ngờ rằng lòng trái đất nóng hơn so với những thông tin được biết trước đây. Theo Miyagi, lớp đá kết dính này có thể làm giảm khả năng hòa trộn khoáng chất của các lớp đá dưới lớp vỏ trái đất. Do vậy mà nhiệt trong lòng Trái Đất khó có thể thoát ra bên ngoài hành tinh được. Hơn nữa, điều này cũng lý giải sự khác nhau giữa các macma phun trào lên bề mặt đất qua các miệng núi lửa dưới đáy biển. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ lý giải được tại sao hỗn hợp giữa ferropericlase và bridgmanite có thể thích ứng được với áp suất và nhiệt độ khắc nghiệt trong lòng đất.

Câu Hỏi Địa Lý Lớp 10 Chương 3: Cấu Trúc Của Trái Đất. Các Quyển Của Lớp Vỏ Địa Lý

Câu hỏi địa lý lớp 10 chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lý

Trắc nghiệm địa lý lớp 10 có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 10 bài Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lý.

. Tài liệu gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm, điền từ, ghép cột, đúng sai. Nhằm mục đích ôn tập và củng cố kiến thức chương 3, đã có đáp án chính xác để bạn đối chiếu kết quả. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 10: Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Bản đồ

25 câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1) Giả thuyết của Căng – La Plate có đặc điểm:

Câu 2) Để đi đến kết luận Trái Đất được cấu tạo gồm nhiều lớp người ta dựa vào:

Câu 3) Lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương khác nhau chủ yếu ở:

Câu 4) Lớp chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là:

a) Lớp vỏ đá c) Lớp nhânb) Lớp Bao Manti d) Không thể xác định được

Câu 5) Động đất và núi lửa thường tập trung ở:

Câu 6) Thạch quyển dùng để chỉ:

Câu 7) Tầng vào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

a) Tầng Granit c) Tầng trầm tíchb) Tầng bazan d) Nhân Nife

Câu 8) Từ mặt đất đến tâm Trái Đất phải đi qua các lớp nào theo thứ tự :

Câu 9) Sự hình thành các dãy núi cao như Hymalaya, Andes là kết quả của hiện tượng:

Câu 10) Cơ sở để hình thành thuyết ” Kiến tạo mảng” là:

a) Thuyết lục địa trôi b) Học thuyết của Octô_Xmitc) Học thuyết Căng- LaPlat d) Không dựa trên cả 3 học thuyết này

Câu 11) Lục địa Châu Mỹ gồm:

Câu 12) Hoạt động động đất và núi lửa thường xảy ra ở vùng :

Câu 13) Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động:

a) Tạo sơn c) Uốn nếpb) Đứt gãy d) Tạo lục

Câu 14) Địa hào, địa lũy là kết quả của vận động:

Câu 15) Các hồ lớn nằm ở giữa lục địa châu Phi như Victoria, Tanzania là kết qủa của hiện tượng:

a) Biển thoái c) Uốn nếpb) Biển tiến d) Đứt gãy

Câu 16) Các mỏ than, mỏ dầu thường hình thành trong vùng đá:

a) Mac ma c) Trầm tíchb) Biến tính d) Khó xác định được

Câu 17) Ngoại lực sinh ra do:

a) Năng lượng của bức xạ Mặt Trời b) Sự vận chuyển của vật chấtc) Tác động của gió d) Tác động của nước

Câu 18) Phong hóa vật lý và phong hóa hóa học khác nhau chủ yếu ở:

Câu 19) Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là:

Câu 20) Các thạch nhủ trong các hang động đá vôi là kết quả của:

a) Phong hóa vật lý c) Phong hóa sinh vậtb) Phong hóa hóa học d) Sự kết hợp của cả 3 loại

Câu 21) Đồng bằng châu thổ sông Hồng là kết quả của hiện tượng:

a) Biển tiến c) Bồi tụ do nước chảyb) Biển thoái d) Bồi tụ do sóng biển

Câu 22) Địa hình đất xấu là kết qủa của:

Câu 23) Trong các sa mạc, đất đá bị biến đổi do tác động chủ yếu của:

a) Phong hóa vật lý c) Phong hóa sinh họcb) Phong hóa hóa học d) Sự kết hợp của cả 3

Câu 24) Quá trình thổi mòn và mài mòn khác nhau do:

Câu 25) Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?

a) Nâng lên hạ xuống c) Đứt gãyb) Uốn nếp. d) Bồi tụ

Các dạng câu hỏi khác

Câu hỏi điền vào chỗ trống

Câu 1) Dựa vào sự thay đổi của (a) ………………., người ta cho rằng Trái Đất được cấu tạo bởi nhiều lớp. Ngoài cùng là lớp (b) ………………. và trong cùng là lớp ( c) ……………….

Câu 2) Càng vào sâu trong lòng Trái Đất nhiệt độ của áp suất ( a) ………………., nên trạng thái vật chất có sự thay đổi ở trên thì (b) ………………., còn ở dưới thì (c) ……………….

Câu 3) Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau, ở ven bờ các mảng sẽ hình thành (a) ………………., sinh ra (b) ……………….

Câu 4) Nói chung núi thường tương ứng với (a) ……………….,còn thung lũng, bồn địa giữa núi tương ứng với (b) ………………., xảy ra do hiện tượng đứt gãy

Câu 5) Các dòng nước chảy tạm thời thường tạo ra (a) ………………., còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các (b) ………………. .

Câu 6) Nội lực và ngoại lực có tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất, nhưng thường được biểu hiện (a) ………………. nhau. Nội lực thiên về việc (b) ………………., địa hình còn ngoại lực nghiêng về mặt (c) ………………. địa hình

Câu 7) Phong hóa (a) ………………. có tác động phá hủy đá thành khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, còn phong hóa (b) ………………. làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ học lẫn về mặt hóa học

Câu hỏi ghép đôi

Câu 1) Ghép các địa hình vào các hiện tượng phát sinh ra nó bằng dấu mũi tên:

Câu 2) Ghép vào sau các tác động của ngoại lực những dạng địa hình tương ứng:

Câu hỏi dạng đúng sai

Câu 1) Việc nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất rất khó khăn, các nhà khoa học chỉ có thể dùng phương pháp gián tiếp để suy đoán

a) Đúng b) Sai

Câu 2) Lớp nhân là bộ phận quan trọng nhất của Trái Đất vì đây là nơi chiếm phần lớn thể tích và khối lượng của Trái Đất, lại tập trung các hoạt động động đất và núi lửa

a) Đúng b) Sai

Câu 3) Vận động uốn nếp còn goi là vận động vò nhàu

a) Đúng b) Sai

Câu 4) Vận động tạo sơn và vận động tạo lục thực chất chỉ là một:

a) Đúng b) Sai

Câu 5) Fio là kết quả tác động của biển và băng hà:

a) Đúng b) Sai

Đáp án

Đáp án 25 câu hỏi trắc nghiệm Đáp án phần điền từ

Câu 1:

a) Sóng địa chấn b) Trầm tích c) Nhân

Câu 2:

a) Càng tăng b) Quánh dẻo c) Rắn

Câu 3:

a) Các dãy núi b) Động đất, núi lửa

Câu 4:

a) Địa lũy b) Địa hào

Câu 5:

a) Khe rãnh b) Thung Lũng sông

Câu 6:

a) Đối nghịch b) Hình thành c) Phá hủy

Câu 7:

a) Vật lý b) Sinh vật

Đáp án câu hỏi ghép đôi

Câu 1: 1- d 2- a 3- b 4- c

Câu 2; 1- a,b 2- c, d 3- e 4- f

Đáp án câu hỏi đúng sai

Câu 1: a) Đúng

Câu 2: b) Sai

Câu 3: a ) Đúng

Câu 4: b) Sai

Câu 5: a ) Đúng

Lõi Trái Đất Có Cấu Tạo Thế Nào?

Con người có mặt khắp nơi trên Trái Đất. Chúng ta đã khai phá các vùng đất, bay vào không gian và lặn đến nơi sâu nhất dưới đáy đại dương. Chúng ta còn đặt chân đến Mặt Trăng.

Tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ đến trung tâm Trái Đất.

Lớp màn bí mật

Thậm chí chúng ta còn không đến gần được nơi đó.

Điểm trung tâm của Trái Đất nằm ở độ sâu hơn 6.000 km. Ngay cả phần rìa ngoài cùng của lõi Trái Đất cũng sâu đến 3.000 km dưới chân chúng ta.

Lỗ sâu nhất mà con người từng khoan được trên bề mặt Trái Đất là Kola Superdeep Borehole ở Nga và nó chỉ xuống sâu ở mức khiêm tốn, 12,3 km.

Tất cả những hiện tượng quen thuộc trên Trái Đất đều xảy ra ở gần bề mặt.

Nham thạch phun trào từ núi lửa thì đầu tiên tan chảy ở độ sâu vài trăm km. Ngay cả kim cương, vốn chỉ tạo ra được dưới điều kiện sức nóng và áp lực cực lớn, cũng chỉ nằm ở tầng đất đá sâu chưa tới 500km.

Ở trung tâm Trái Đất là gì, đó vẫn là điều đang được bao phủ bằng một lớp màn bí mật. Dường như chúng ta không thể nào biết được.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn biết được không ít điều về lõi Trái Đất. Thậm chí chúng ta còn hình dung ra được nó đã hình thành ra sao hàng tỷ năm trước đây.

Có một cách hay để hình dung là liên tưởng đến khối đất đá tạo nên Trái Đất, Simon Redfern từ Đại học Cambridge ở Anh quốc nói.

Chúng ta có thể ước tính khối lượng vật chất của Trái Đất thông qua lực hút của Trái Đất đối với vạn vật trên bề mặt. Theo cách tính này, Trái Đất có khối lượng 59 theo sau là 20 con số không với đơn vị là tấn.

Độ đậm đặc vật chất

“Độ dày đặc của vật chất ở bề mặt Trái Đất thấp hơn nhiều so với độ đậm đặc trung bình của toàn bộ Trái Đất. Do đó, chúng ta biết được rằng trong Trái Đất còn có một thành phần còn đậm đặc hơn nữa,” Redfern nói. “Đó là bước thứ nhất.”

Về cơ bản, đa phần cấu tạo của Trái Đất tập trung ở phần lõi. Bước kế tiếp là tìm hiểu xem vật chất nào cấu thành nên phần lõi này.

Câu trả lời là gần như chắc chắn đó là sắt.

Lõi Trái Đất được tính toán có khoảng 80% là sắt nhưng con số chính xác vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Bằng chứng chứng minh cho lập luận này là lượng sắt khổng lồ trong vũ trụ xung quanh chúng ta. Đó là một trong 10 nguyên tố thường gặp nhất trong dải ngân hà, và chúng thường xuyên tồn tại trong các thiên thạch mà chúng ta tìm thấy.

Do sắt có nhiều trong vũ trụ như vậy và nó không tập trung nhiều ở bề mặt Trái Đất như chúng ta tưởng, nên giả thiết được đặt ra là khi Trái Đất ra đời vào 4,5 tỷ năm trước, rất nhiều sắt đã tập trung ở phần lõi.

Đó là nơi tập trung phần lớn vật chất cấu tạo của Trái Đất, và đó chắc hẳn cũng là nơi tập trung của sắt.

Sắt là một nguyên tố tương đối nặng dưới điều kiện bình thường và dưới sức ép cùng cực tại lõi Trái Đất, nó có thể bị còn bị nén chặt lại hơn nữa.

Tại sao dồn vào lõi?

Nhưng làm thế nào mà sắt lại bị dồn vào phần lõi khi Trái Đất hình thành?

Chắc hẳn là sắt đã bị hút về phía trung tâm Trái Đất bằng cách nào đó. Nhưng bằng cách nào thì không rõ.

Phần lớn các thành phần còn lại cấu tạo nên Trái Đất là đất đá; sắt nung chảy phải tìm cách vượt qua lớp đất đá này.

Nếu như nước tụ lại trên bề mặt và tạo thành những giọt lớn, thì sắt lại tự tích tụ thành những khối nhỏ chứ không lan ra hay chảy thành dòng.

Câu trả lời khả dĩ được Wendy Mao và các đồng sự của bà tại Đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ tìm ra vào năm 2013.

Họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi sắt và đá cùng được đặt dưới áp lực khủng khiếp giống như ở lõi Trái Đất.

Dùng kim cương để nén hai loại vật chất này cực kỳ chặt vào nhau, họ đã làm cho sắt tan chảy, trôi qua lớp đá.

Điều này cho thấy sắt đã dần dần bị ép xuống bên dưới lớp đất đá của Trái Đất qua quá trình hàng triệu năm cho đến khi nó bị đẩy vào tới lõi Trái Đất.

Ở đây có lẽ bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để biết được kích thước của phần lõi? Dựa vào đâu mà các nhà khoa học cho rằng phần lõi Trái đất bắt đầu ở độ sâu 3.000km dưới bề mặt.

Câu trả lời là dựa vào địa chấn học.

Tiết lộ từ xung động

Khi một trận động đất xảy ra, nó làm cho Trái Đất rung chuyển. Các nhà địa chấn học đã ghi lại được những xung động này. Nó giống như chúng ta dùng một chiếc búa khổng lồ mà đập vào một phía của Trái Đất và lắng nghe xung động từ phía bên kia vậy.

“Có một trận động đất xảy ra ở Chile vào hồi thập niên 1960, và nó đã cho chúng ta biết được rất nhiều điều,” Redfern nói. “Tất cả các trạm quan trắc địa chấn nằm rải rác khắp Trái Đất đều ghi nhận được xung động từ trận động đất này.”

Tùy thuộc vào con đường mà những xung động này được truyền qua, chúng đã đi qua các dạng vật chất khác nhau của Trái Đất và điều này đã tạo ra những “âm thanh” chuyển động khác nhau mà chúng ta ghi lại được.

Trong thời kỳ đầu của ngành địa chấn học, người ta đã để ý rằng có một số xung động không ghi nhận được.

Sóng xung động được gọi là ‘sóng S’ được hình thành từ phía bên kia Trái Đất đáng lẽ phải được ghi nhận từ phía bên này, thế nhưng lại không có dấu hiệu gì của xung động này cả.

Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Sóng S chỉ dội qua vật chất rắn chứ không thể nào đi xuyên qua chất lỏng được.

Chắc hẳn nó đã va phải thứ gì đó tan chảy ở phần lõi Trái Đất. Bằng cách ghi lại con đường của sóng S, các nhà khoa học đã kết luận rằng dưới lớp đất đá 3.000 km là chất lỏng.

Thêm một bất ngờ

Điều này chứng tỏ toàn bộ phần lõi của Trái Đất là vật chất tan chảy. Tuy nhiên vẫn còn một bất ngờ nữa từ phía các nhà địa chấn học.

Vào thập niên 1930, một nhà địa chấn học Đan Mạch có tên là Inge Lehmann đã phát hiện rằng có một dạng sóng âm khác, gọi là sóng P, lại có thể đi xuyên qua được trung tâm Trái Đất và được ghi nhận ở phía bên kia địa cầu.

Bà đã đi đến một kết luận gây bất ngờ: lõi Trái Đất bị chia ra làm hai lớp: lớp trong cùng, vốn nằm cách mặt đất khoảng 5.000 km, thật ra là chất đặc. Chỉ có lớp ngoài của phần lõi này là lớp tan chảy.

Kết luận của Lehmann cuối cùng cũng được xác nhận vào năm 1970 khi các bản đồ địa chấn tinh vi hơn đã phát hiện ra rằng sóng P đã thật sự đi xuyên qua phần lõi và trong một số trường hợp bị đẩy ra ngoài một góc nhưng cuối cùng chúng vẫn đến được phía bên kia của Trái Đất.

Nhưng không chỉ có động đất mới gây ra những chấn động trên khắp quả đất như vậy.

Thật ra, phần lớn thành công của địa chấn học là nhờ vào sự phát triển vũ khí hạt nhân. Không chỉ các vụ động đất mà một vụ nổ bom hạt nhân cũng tạo ra những rung động ở Trái Đất. Do đó, các nước áp dụng địa chấn học để phát hiện các vụ thử hạt nhân.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đây là điều hết sức quan trọng. Do đó, các nhà địa chấn học như Lehmann đã rất được trọng dụng.

Các quốc gia thù địch tìm cách tìm hiểu về năng lực hạt nhân của đối phương và nhờ vào đó chúng ta đã biết được ngày càng nhiều về cấu tạo của lõi Trái Đất.

Ngành khoa học địa chấn ngày nay vẫn đang được sử dụng để phát hiện ra các vụ nổ hạt nhân.

Sức nóng ra sao?

Giờ đây chúng ta đã có thể phác thảo ra được sơ về cấu trúc của lõi Trái Đất; có một lớp chất tan chảy ở phía ngoài vốn nằm ở độ sâu khoảng nằm giữa tính từ mặt đất tới và điểm tâm lõi, và bên trong đó là phần lõi cứng đặc có đường kính 1.220 km.

Nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là đối với lớp rắn trong cùng. Câu hỏi đầu tiên là nó có sức nóng tới mức nào?

Đây là câu hỏi khó và đã làm đau đầu các nhà khoa học mãi cho đến gần đây. Chúng ta không thể nào đưa nhiệt kế xuống dưới đó. Do đó giải pháp duy nhất là tạo ra môi trường tương tự trong phòng thí nghiệm.

Vào năm 2013, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho đến nay.

Họ đã đặt sắt nguyên chất dưới áp lực cao hơn một nửa áp lực ở lõi Trái Đất một chút và suy luận từ đó.

Họ kết luận rằng điểm tan chảy của sắt nguyên chất ở nhiệt độ lõi Trái Đất là 6.230°C. Nếu có thêm tạp chất thì nhiệt độ tan chảy này giảm xuống một chút, khoảng 6.000°C. Sức nóng như thế là tương đương với bề mặt của Mặt Trời.

Biết được nhiệt độ lõi Trái Đất rất có ích, bởi vì nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của xung động, và có điều gì đó kỳ lạ về xung động này.

Có vật chất khác?

Sóng P di chuyển một cách chậm bất ngờ khi nó đi qua lớp lõi đặc trong cùng – chậm hơn so với khi nó di chuyển qua lớp sắt nguyên chất.

Điều này cho thấy có sự hiện diện của vật chất khác ở trung tâm Trái Đất.

Đó có thể làm một kim loại khác, chất nickel. Nhưng các nhà khoa học đã tính toán tốc độ của xung chấn khi vượt qua lớp nickel và kết quả không khớp với những gì mà các trạm đo xung chấn ghi nhận.

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra được một giả thiết về cấu trúc trong cùng của lõi Trái Đất thuyết phục được tất cả các nhà khoa học.

Còn rất nhiều bí ẩn về lõi Trái Đất cần được giải đáp.

Nhưng không cần phải đào đến độ sâu không tưởng như thế, các nhà khoa học vẫn có thể hình dung ra rất nhiều điều về những gì xảy ra nằm cách dưới chân chúng ta hàng ngàn km.

Những gì xảy ra ở đó rất quan trọng đối với cuộc sống của loài người mà nhiều người trong số chúng ta không hay biết.

Trái Đất có một từ trường rất mạnh và đó là do phần lõi tan chảy một phần này.

Sự chuyển động không ngừng của sắt tan chảy đã tạo ra dòng điện bên trong Trái Đất và dòng điện này đã tạo ra một từ trường mở ra tận không gian.

Từ trường này giúp bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ có hại từ Mặt Trời. Nếu lõi Trái Đất không có cấu trúc như vậy thì sẽ không có từ trường và chúng ta sẽ phải đương đầu với rất nhiều rắc rối.