Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Câu Tường Thuật Đặc Biệt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Trúc Bị Động Của Câu Tường Thuật

(Passive voice of reported speech)

* LƯU Ý: Các bạn cần nắm rõ kiến thức của câu tường thuật (hay câu gián tiếp), và cấu trúc bị động thông thường trước khi tham khảo nội dung trong bài này.

– Cấu trúc bị động (passive voice)

– Câu tường thuật (câu gián tiếp)

1. Cách 1

* Ta biến đổi động từ trong câu tường thuật (câu gián tiếp) sang dạng bị động

e.g. She said “My son is painting this house. “ → She said her son was painting that house. → She said that house was being painted by her son.

e.g. People believed that an old man caused the fire. → People believed that the fire was caused by an old man.

2. Cách 2

* Ta biến đổi động từ giới thiệu sang dạng bị động

e.g. People said “Vietnamese war ended in 1975.” (câu trực tiếp) → People said that Vietnamese war ended in 1975. (câu tường thuật chủ động) → It was said that Vietnamese war ended in 1975. (câu tường thuật bị động)

e.g. Everybody knows that he is a good doctor. (câu tường thuật chỉ động) → It is known that he is a good doctor. (câu tường thuật bị động)

3. Cách 3

* Ta so sánh 2 động từ giới thiệu (V) và động từ trong câu tường thuật (V’)

3.1. Nếu V’ xảy ra bằng hoặc sau V

e.g. They said “our father paints the house.” (câu trực tiếp) → They said that their father painted the house (câu tường thuật chủ động) → Their father was said to paint the house. (câu tường thuật bị động)

e.g. People believed that she stole the wallet. (câu tường thuật chủ động) → She was believed to steal the wallet. (câu tường thuật bị động)

3.1. Nếu V’ xảy ra trước V

e.g. She says “My son finished his homework.” (câu trực tiếp) → She says that her son finished his homework. (cấu trúc chủ động của câu tường thuật) → Her son is said to have finished his homework. (cấu trúc bị động của câu tường thuật)

e.g. They said “The boy gave them the book.” (câu trực tiếp) → They said that the boy had given them the book. (cấu trúc chủ dộng của câu tường thuật) → The boy was said to have given them the book. (cấu trúc bị động của câu tường thuật)

– Bài tập về cấu trúc bị động của câu tường thuật

– Passive voice

– Reported speech

– Bài tập về câu bị động

– Bài tập câu tường thuật

Câu Tường Thuật Trong Tiếng Anh: Cấu Trúc Và Công Thức

Câu tường thuật trong tiếng anh (Reported speech) là lời nhắc lại nội dung, ý của ai đó nói ra (nhưng không cần phải chính xác từng từ ngữ). Khi học tiếng anh, chúng ta viết câu tường thuật không sử dụng dấu ngoặc kép, thay vào đó chúng ta sử dụng các động từ giới thiệu nội dung được tường thuật (introductory verb).

1. Các loại câu tường thuật trong tiếng anh dạng cơ bản

1.1. Câu tường thuật ở dạng câu kể

S + say(s)/said + (that) + S + V

1.2. Câu tường thuật trong tiếng anh ở dạng câu hỏi

Yes/No questions:

S+asked/wanted to know/wondered+if/wether+S+V

(Chuyển câu hỏi ở câu trực tiếp sang dạng khẳng định rồi thực hiện thay đổi thì và trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, chủ ngữ, tân ngữ…)

Wh-questions:

S + asked(+O)/wanted to know/wondered + Wh-words + S + V

(Câu tường thuật dạng câu hỏi)

1.3. Câu tường thuật trong tiếng anh ở dạng câu mệnh lệnh

Dạng khẳng định: S + told + O + to-infinitive

Dạng phủ định: S + told + O + not to-infinitive

1.4. Câu tường thuật trong tiếng anh ở dạng câu điều kiện ở lời nói gián tiếp

Điều kiện có thật, có thể xảy ra (Điều kiện loại 1): Chúng ta áp dụng quy tắc chung của lời nói gián tiếp đó là lùi thì.

Điều kiện không có thật/giả sử (Điều kiện loại 2, loại 3): Chúng ta giữ nguyên, không đổi.

(Câu tường thuật trong tiếng anh)

2. Một số trường hợp khác cần lưu ý khi sử dụng câu tường thuật trong tiếng anh

Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa đề nghị làm gì cho ai đó ta sử dụng cấu trúc:

Offer to do ST

Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa khuyên bảo ta có thể sử dụng cấu trúc sau: Advise sb to do st (khuyên ai đó nên làm gì)

Một số lưu ý khác khi sử dụng câu tường thuật trong tiếng anh :

Khi trong dấu ngoặc kép là câu cảm thán ta nên sử dụng động từ “exclaim”

Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa xin lỗi ta sử dụng cấu trúc như sau:

Apologize (to sb) for st/ for doing st: xin lỗi (ai) về điều gì/ vì đã làm gì

(Lưu ý trong câu tường thuật)

Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa nhắc nhở ta sử dụng cấu trúc sau khi chuyển sang câu tường thuật trong tiếng anh :

Remind sb to do st (Nhắc nhở ai làm gì)

Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa buộc tội ai đó ta sử dụng cấu trúc sau đây: Accuse sb of st/ doing st (Buộc tội ai về điều gì/ vì đã làm gì)

3. Câu tường thuật trong tiếng anh chuyển từ câu nói trực tiếp sang câu nói gián tiếp

Phân tích chi tiết cấu trúc của câu trực tiếp và câu gián tiếp qua các ví dụ cụ thể sau:

Ex: My mother said “I want you to study harder.” (Mẹ tôi nói “Mẹ muốn con học hành chăm chỉ hơn.)

Ta thấy khi chuyển sang câu tường thuật trong tiếng anh :

– Động từ “said” được gọi là “Động từ giới thiệu”

– Động từ “want” là động từ chính trong câu trực tiếp

– “I” là chủ ngữ trong câu trực tiếp

– My mother said / told me that she wanted me to study harder. (Mẹ tôi nói bà ấy muốn tôi học hành chăm chỉ hơn)

– “you” là tân ngữ trong câu trực tiếp

Tuyền Trần

Tài liệu trên website được xây dựng theo nền tảng từ cơ bản đến nâng cao giúp người học căn bản có thể có lộ trình học hiệu quả. Đây xứng đáng là phần mềm học tiếng anh tốt nhất hiện nay.

Câu Tường Thuật Tiếng Anh: 4 Cấu Trúc Và Cách Sử Dụng Cơ Bản

Câu tường thuật là gì?

Trong tiếng Anh, câu tường thuật hay reported speech là loại câu dùng để thuật lại hay kể lại câu chuyện hay sự việc đã được phát biểu trước đó. Câu này diễn đạt lại nội dung, ý nghĩa lời nói của một ai đó nhưng không cần sử dụng chính xác đúng những từ mà người đó đã sử dụng.

Nói một cách dễ hiểu thì chúng ta dùng câu tường thuật để chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp.

Khi diễn đạt câu tường thuật, người ta sẽ không sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn, đồng thời sẽ sử dụng các động từ có ý nghĩa giới thiệu nội dung tường thuật (introductory verb).

Các cấu trúc và cách sử dụng câu tường thuật tiếng Anh cơ bản

Câu tường thuật ở dạng câu kể

Dạng câu này được dùng để kể lại lời nói hoặc câu chuyện mà người khác đã nói.

S + say/ tell + S + V

Ví dụ

Câu trực tiếp: He says “She have just received a gift from her best friend in Denmark.”

(Anh ấy nói:’Cô ấy vừa nhận được một món quà từ người bạn thân nhất ở  Đan Mạch”)

Câu tường thuật: He said (that) she had received a gift from her best friend in Denmark.

(Anh ta nói rằng cô ấy vừa nhận được một món quà từ người bạn thân nhất ở Đan Mạch.)

Cách dùng câu tường thuật (dạng kể)

Để diễn tả bằng câu tường thuật, bạn cần lưu ý các vấn đề ngữ pháp sau:

Động từ chính trong câu phải lùi 1 thì so với câu trực tiếp của người nói. 

Nếu động từ chính ở câu trực tiếp là hiện tại đơn, khi chuyển qua câu tường thuật gián tiếp, bạn phải chia động từ ở quá khứ đơn. Tương tự, nếu câu trực tiếp là quá khứ đơn thì ở câu tường thuật gián tiếp động từ chia thì quá khứ hoàn thành.

Ví dụ:

Jack says: “ I don’t know what to do”.

 (Jack nói: “Tôi không biết làm gì”)

Động từ chính của câu đang ở hiện tại đơn “know”. Khi chuyển sang dạng gián tiếp bạn sẽ viết như sau:

Jack said that he didn’t know what to do. 

(Jack nói là ông ấy chẳng biết làm cái gì.)

Một số lưu ý:

– Các động từ khuyết thiếu cũng cần được chuyển đổi:

– Một trường hợp khác cần giữ nguyên thì như trong câu trực tiếp đó là khi câu nói đó diễn tả sự thật, chân lý theo tự nhiên.

– Các đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu hay tân ngữ, trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn khi chuyển sang câu tường thuật cũng cần chuyển đổi hợp lý.

Ví dụ:

 Câu trực tiếp Câu tường thuật (câu gián tiếp)

I

We

yours

us

here

today/ tonight

yesterday

tomorrow

now

ago

this

these

he/ she

they

mine hoặc ours

them

there

that day/ that night

the day before/ the previous day

the next day/ the following day

then

before

that

those

Câu tường thuật ở dạng câu hỏi yes/no và câu hỏi WH

– Đối với câu hỏi yes/no, câu tường thuật có cấu trúc

S+asked/wonders/wanted to know if/whether S+V

Ví dụ

“Is this dish delicious?” he asked.

“Do you want to go with me?” she asked him.

– Đối với câu hỏi WH-questions, cấu trúc câu tường thuật như sau: 

S + asked/wanted to know + Wh-words + S + V

“What would you like to eat for dinner?” my mother asked me.

“Who will be the next champion?” he wonders.

Câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh trong tiếng anh

– Nếu câu mệnh lệnh ở dạng khẳng định, cấu trúc câu tường thuật là

S + told + O + to-infinitive

Ví dụ:

“Buy something for dinner, Hoa”, she said.

“Go to this place with me”, he screamed.

– Nếu câu mệnh lệnh ở dạng phủ định, cấu trúc tường thuật là

S + told + O + not to-infinitive

Ví dụ:

“Don’t go!”, he begged me.

“Don’t eat so much”, our sister said.

Câu tường thuật đối với câu điều kiện

Đối với câu điều kiện loại 1, khi chuyển sang gián tiếp, chỉ cần áp dụng quy tắc lùi một thì.

Nhưng đối với câu điều kiện loại 2, diễn đạt điều kiện không có thật thì khi chuyển qua gián tiếp, thì vẫn giữ nguyên.

Ví dụ

– Câu điều kiện loại 1: 

      “If we don’t eat, she will not cook”, she said.

She said if we didn’t eat, she would not cook.

– Câu điều kiện loại 2: 

     “ If I understood what her dog says, I would know what it wants”, he said.

He said that if he understood what her dog said, he would know what it wanted.

Bạn đã hiểu hơn về câu tường thuật tiếng Anh chưa? Hy vọng bây giờ bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn hay cảm thấy bối rối khi sử dụng câu tường thuật nữa.

Câu Điều Kiện Trong Câu Tường Thuật

post on 2020/09/04 by Admin

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chuyển một câu điều kiện trong câu nói trực tiếp thành câu tường thuật. Áp dụng cho các câu điều kiện loại 1, loại 2, loại 3

1. Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện trong câu tường thuật (Phần 2)

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu điều kiện loại 1, khi chuyển sang dạng tường thuật sẽ lùi 1 thì thành câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

Jim said, ‘If I catch the bus, I’ll be home by six.’

= Jim said that if he caught the bus, he would be home by six.

Jim nói rằng nếu anh ta bắt kịp xe buýt, anh ta sẽ về nhà vào lúc 6 giờ. Khi chuyển thành câu tường thuật phải lùi 1 thì: catch thành caught, will be home thành would be home.

2. Câu điều kiện loại 2

Khác với câu điều kiện loại 1 trong câu tường thuật, câu điều kiện loại 2 khi chuyển từ câu nói trực tiếp sang tường thuật không cần thay đổi về thì.

Ví dụ:

My mom said to me, ‘ If you had a permit, you could find a job.’

= My mom said to me that if I had a permit, I could find a job.

Mẹ tôi nói với tôi là nếu tôi có giấy phép, tôi có thể đi tìm việc. Không có sự khác biệt về thì giữa câu nói trực tiếp và câu tường thuật.

3. Câu điều kiện loại 3

Tương tự như câu điều kiện loại 2, ở câu điều kiện loại 3 khi chuyển câu nói trực tiếp sang tường thuật cũng không cần thay đổi về thì.

Ví dụ:

Tom said, ‘If Jenna had loved me, she wouldn’t have left like that.’

= Tom said that if Jenna had loved him, she wouldn’t have left like that.

Tom nói rằng nếu Jenna yêu anh ta, cô ấy đã không bỏ đi như vậy. Không có sự khác biệt về thì giữa câu nói trực tiếp và câu tường thuật.

4. If + câu hỏi

Nếu trong câu nói trực tiếp có câu hỏi chứa if, khi chuyển thành câu tường thuật, mệnh đề if luôn luôn được xếp cuối câu.

Ví dụ:

He wondered, ‘If the baby is a boy, what will we call him?’

= He wondered what they would call the baby if it was a boy.

Anh ta băn khoăn không biết đặt tên em bé mới sinh là gì nếu em bé là con trai. Mệnh đề ‘if the baby is a boy’ khi chuyển sang câu tường thuật được xếp đứng cuối câu, sau mệnh đề chính ‘what will we call him?’

Một ví dụ khác:

‘If the car is broken down, what should I do?’ She asked.

= She asked what to do if the car was broken down.

Cô ấy hỏi cô ấy phải làm gì nếu cái xe bị hỏng.