Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Từ Tiếng Trung Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Trợ Từ: Cách Dùng Trợ Từ Kết Cấu De 的 Trong Khẩu Ngữ Tiếng Trung ⇒By Tiếng Trung Chinese

Ứng dụng của trợ từ kết cấu “的” trong khẩu ngữ

1. DE “的” là trợ từ kết cấu nối Định ngữ và Trung tâm ngữ để tạo thành cụm Danh từ.

Cấu trúc:

Định ngữ: là thành phần bổ sung ý nghĩa cho danh từ, biểu thị tính chất, trạng thái, sở hữu của người hoặc vật. Định ngữ có thể là danh từ, tính từ, đại từ hoặc cụm chủ – vị.

Trung tâm ngữ: Danh từ chính trong câu (từ được định ngữ bổ sung ý nghĩa). Là đối tượng chính được nhắc đến trong cụm danh từ, thường đứng phía sau.

1. 我的钱: Wǒ de qián: Tiền của tôi. (biểu thị quan hệ sở hữu, 我 làm định ngữ)

2. 他的手机: Tā de shǒujī: Điện thoại của anh ấy. (biểu thị sở hữu, 他 làm định ngữ)

3. 我们的朋友: Bạn của chúng tôi. (biểu thị sở hữu, 我们 làm định ngữ)

4. 我们的老师: Wǒmen de péngyǒu: Cô giáo của chúng tôi

5. 我的爸爸: Bố của tôi

6. 妈妈的书: Wǒ de bàba: Sách của mẹ

7. 学校的学生: Xuéxiào de xuéshēng: Học sinh của trường chú ý: Khi danh từ theo sau và là một thuật ngữ của mối quan hệ họ hàng hoặc chỉ ra mối quan hệ mật thiết, có thể bỏ qua mối quan hệ thân mật.

ví dụ:

我的爸爸 = 我爸爸

我们的老师= 我们老师

你的学生= 你学生

他的朋友= 他朋友

小明的家 = 小明家

b. Tính từ một ký tự

Khi tính từ ở phía trước của de chỉ có một ký tự thì có thể bỏ qua.

Ví dụ:

1. 新的书 = 新书 : (Xīn de shū = xīnshū: cuốn sách còn mới)

2. 新的房子 = 新房子 : (Xīn de fángzi = xīn fángzi: căn nhà mới)

3. 小的房间 = 小房间 : (Xiǎo de fángjiān = xiǎo fángjiān: căn phòng nhỏ)

4. 一家大的公司 = 一家大公司 : (Yījiā dà de gōngsī = yījiā dà gōngsī: một công ty lớn)

c. Trạng từ đứng trước tính từ một ký tự

Khi có một trạng từ đứng trước tính từ một ký tự, thì không thể bỏ qua.

很旧的房子 (Hěn jiù de fángzi) : cái nhà rất cũ =》 không nói: 很旧房子

很小的房间 (Hěn xiǎo de fángjiān): căn phòng rất nhỏ =》 Không nói: 很小房间

一家比较大的公司(Yījiā bǐjiào dà de gōngsī): Một công ty khá lớn

一家比较小的公司(Yījiā bǐjiào xiǎo de gōngsī):Một công ty tương đối nhỏ

d. Tính từ 2 âm tiết làm định ngữ

我哥哥是很聪明的人 / Wǒ gēgē shì hěn cōngmíng de rén/: Anh trai tôi là người rất thông minh

e. Khi tính từ lặp lại làm định ngữ, cần thêm “的”, ví dụ:

黑黑 的头发 /Hēi hēi de tóufǎ/: Cái cặp màu hồng hồng. 大大的苹果:/Dàdà de píngguǒ/: quả táo to

红红的书包 / hónghóng shūbāo/: cặp sách màu đỏ

g. Khi định ngữ là cụm chủ – vị, nhất định phải thêm “的”. Ví dụ:

Muốn miêu tả cơm như thế nào thì có công thức: Chủ – Vị + de + Danh từ

Ăn cơm mẹ nấu:

Ăn là động từ : 吃

Cơm mẹ nấu: là cụm danh từ có công thức Mẹ + Nấu + de + Cơm : 妈妈 做 的 饭

=》Vậy ăn cơm mẹ nấu: 吃妈妈做的饭

我喜欢吃妈妈做的饭 / wǒ xǐhuan chī māma zuò de fàn : Tôi thích ăn cơm mẹ nấu.

这是钱:Đây là tiền

Muốn miêu tả đây là tiền như thế nào: Chủ – Vị + de + Danh từ.

Đây là: 这是

Tiền chị tôi cho tôi: Cụm danh từ có công thức : Chị tôi + cho tôi + de + tiền: 我妈妈给我的钱

=》Đây là tiền chị tôi cho tôi: 这是我妈妈给我的钱 : Zhè shì wǒ māmā gěi wǒ de qián

Táo mà bạn mua: công thức: Bạn + mua + de + táo: 你买的苹果: Nǐ mǎi de píngguǒ: quả tao bạn mua

3.苹果) 很好吃: Nǐ mǎi de (píngguǒ) hěn hào chī. Táo mà bạn mua ăn rất ngon

4.我爱的(人)是你: Wǒ ài de (rén) shì nǐ. Người mà tôi yêu là bạn

5. 我喜欢的东西: Wǒ xǐhuān de dōngxī: thứ tôi thích

6. 老师写的字: Lǎoshī xiě de zì: chữ thầy giáo viết

7.爸爸买的: Bàba mǎi de: bố tôi mua

8. 我吃的东西: Wǒ chī de dōngxī: thứ tôi ăn

2. Kết cấu tổ từ chữ “的”

Các danh từ, đại từ, động từ, tính từ hoặc cụm từ thêm “的” phía sau, sẽ hình thành tổ từ chữ “的”. Khi đó trung tâm ngữ có thể được lược bỏ. Dùng để tỉnh lược danh từ đã được nhắc tới phía trước, giúp câu nói ngắn ngọn hơn. Mẫu câu này cũng hay sử dụng trong khẩu ngữ.

Ví dụ:

一个(箱子):Yīgè (xiāngzi): Một cái Vali

这个(箱子):Zhège (xiāngzi: Cái Vali này

那个(箱子):Nàgè (xiāngzi): Cái Vali kia

哪个(箱子):Cái Vali nào?

几个(箱子):Jǐ gè (xiāngzi): Mấy cái vali

* Muốn thêm tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì có công thức:

Số từ + lượng từ + tính từ + de + (danh từ). Có thể lược bỏ danh từ

1. 这个新的箱子:Zhège xīn de xiāngzi: Cái Vali mới này

Khi nói có thể bỏ danh từ chỉ cần nói: 这个新的

Ví dụ: 这个新的箱子是我的。 那个旧的是我妈妈的. (Zhège xīn de xiāngzi shì wǒ de. Nàgè jiù de shì wǒ māmā de: Cái vali mới này là của tôi, cái cũ kia là của mẹ tôi).

2. 这两车: 这辆黑的车是谁的? ( Zhè liàng hēi de chē shì shéi de?): Cái xe màu đen này là của ai? 那辆红的是我的. (Nà liàng hóng de shì wǒ de): Cái xe màu đỏ kia là của tôi. 这本杂志是中文的. (zhè běn zázhì shì zhōngwén de) : Cuốn tạp chí này là tạp chí tiếng Trung (中文的杂志) (phía sau đã được lược bỏ danh từ 杂志) 她的书包是红的 . (tā de shūbāo shì hóng de : Cặp sách của cô ấy là cái màu hồng (红的书包)

Tuy nhiên, khi sử dụng tổ từ này, chúng ta cần chú ý hai điểm:

– Thứ nhất, trung tâm ngữ phải được nhắc đến hoặc xuất hiện trước đó, hoặc không nói đến nhưng mọi người đều có thể ngầm hiểu được trung tâm ngữ đó là gì.

Ví dụ: 这书包是你的吗?(zhè shūbāo shì nǐ de ma: Cái cặp này là (cặp sách) của bạn à? – Trung tâm ngữ “书包” đã được nhắc đến trước đó).

3. Kết cấu nhấn mạnh “是…的” / “shì…de”:

– Kết cấu “是…的” dùng để nhấn mạnh thời gian, địa điểm, phương thức của một hành động đã xảy ra trong quá khứ, thể hiện người hỏi hay người nói đang muốn nhấn mạnh vấn đề gì trong giao tiếp.

Ví dụ:

1. 我是坐火车来的 / wǒ shì zuò huǒchē lái de : Tôi đi tàu hỏa đến đây (Nhấn mạnh phương thức)

2. 他是十点睡的 / tā shì shí diǎn shuì de : Anh ấy đi ngủ lúc 10h (Nhấn mạnh thời gian)

– Chúng ta có thể lược bỏ “是” trong câu khẳng định,

2. Tôi về nhà lúc 5h: 我是5点 回家的 (Wǒ shì 5 diǎn huí jiā de).

– Dạng phủ định của “是…的” là “不是…的”, trong đó “是” không thể lược bỏ:

ví dụ: 1. 我不是坐汽车来的 ( wǒ búshì zuò qìchē lái de ): Tôi không phải đi xe hơi đến đây.Không thể nói: 我不坐汽车来的.

2. A:听说你昨晚去玩,跟谁一起去的?(Tīng shuō nǐ zuó wǎn qù wán, gēn shéi yīqǐ qù de?) Nghe nói tối qua bạn đi chơi, đi cùng ai đó?

Cấu Tạo Từ Trong Tiếng Hán

1.1 摹声法( Cách mô phổng theo âm thanh) bắt chước theo các loại âm thanh để đưa ra giải thích rõ ràng với thế giới khách quan. a.单纯拟音 ( Chỉ đơn thuần miêu tả âm thanh) 嘀嗒、咚咚 b.以声命名( Lấy để đặt tên ) 布谷鸟 c.以声表情 ( Dùng để biểu lộ cảm xúc) 啊、啊呀 d.以声状物 ( Dùng để tả vật ) 哗啦、轰隆、劈里啪啦 e.描拟外音( Bắt chước âm theo tiếng nước ngoài) 咖啡、沙发、茄克、吉普、巴黎、马拉松

1.2合并双音 ( Kết hợp 2 âm tiết với nhau) 甭(”不用” hợp lại), 诸(”之于” hợp lại )

1.3 音变造词 ( Tạo từ bằng cách biến âm ) 好(hǎo)→好(hào)、见(jiàn)→现(xiàn)

1.4 双声叠韵 ( Điệp vần, láy vần ) 参差、仿佛、忐忑、伶俐、崎岖、玲珑、蜘蛛、秕杷、彷徨、薜荔、窈窕、烂熳、从容、逍遥、蟑螂、哆嗦

2.1 结构造词法 (Phương pháp Kết cấu tạo từ)

A、单音节重叠 ( Trùng điệp 1 âm tiết )

C.嵌缀重叠 ( Lặp điểm xuyết) thêm 1 từ vào sau đó lặp để tạo nên từ mới : 糊里糊涂马里马虎土里土气

2)附加法 ( Cách đính kèm theo) Trên hình thức vốn có của từ gốc ta thêm phụ tố vào để tạo nên từ mới.

C.加中缀 ( Thêm trung tố) Thêm “里””得””不”… vào giữa từ như : 糊里糊涂、来得及(来不及)

2.2 Rút gọn kết cấu có sẵn( thường rất dài 2 từ trở lên) thông qua việc giản hóa mà tạo nên từ mới như:

2.3 结构颠倒 Đảo ngược kết cấu

Đảo ngược trật từ vốn có để tạo thành từ mới.

2.4 结构不变 Không thay đổi kết cấu

Kết cấu từ ngữ không có gì thay đổi tuy nhiên ý nghĩa lại có sự biến đổi nên trở thành từ mới.

3. 语素与语素构成如下的句法关系

3.1 主谓式 Hình thức chủ vị

3.2 述宾式 Hình thức tân thuật

3.3 偏正式 Hình thức chính phụ

3.4 述补式 Hình thức bổ thuật

Động từ : 革新、改良、证明、扩大、降低、推翻、削弱、扭转、记得

3.5 联合式 Hình thức liên hợp

A.说明法 ( Cách giải thích) Dùng ngữ tố để tạo từ thông qua 1 hình thức nhất định để tạo thành.Giải thích rõ sự hình thành của từ mới. ① Từ mặt tình trạng của sự vật : 国营、年轻、起草、知已、举重、删改、抓紧、洗刷脑溢血、超生波 ② Từ tính chất đặc trưng của sự vật : 方桌、优点、理想、午睡、函授、铅笔、前进、重视、木偶戏、电动机 ③ Từ công dụng của sự vật : 雨衣、燃料、顶针、医院、牙刷、保温瓶、洗衣机 ④ Từ quan hệ lãnh thuộc của sự vật như : 豆牙、羊毛、床头、屋顶、火车头、白菜心 ⑤ Từ mặt màu sắc của sự vật như : 红旗、白云、青红丝、红药水、紫丁香 ⑥ Dùng số lượng đối với sự vật như : 两可、六书、十分、三合板、五角星、千里马

B.注释法。( Cách chú thích ) Thông qua hình thức chú thích, chú giải mà tiến hành giải thích như : 菊花、松树、水晶石( dựa vào phân loại sự vật để chú thích )人口、枪支、案件、石块( dựa vào tên gọi đơn vị để chú thích )静悄悄、笑嘻嘻、泪汪汪、颤悠悠( dựa vào tình trạng của sự vật để chú thích)

C.Thông qua các biện pháp tu từ để tạo nên từ mới

三 构词法 Cách cấu từ

1.1 单音节单纯词 Từ đơn 1 âm tiết như : 天、书、画、看、百

1.2 多音节单纯词 Từ đơn đa âm tiết có những loại cơ bản sau:

A.联绵词 ( Từ liên tục) Chỉ từ do 2 âm tiết tạo thành tuy nhiên lại không thể tách ra để nói gồm từ song thanh, từ láy và các loại khác

③ Các loại khác

蝴蝶、芙蓉、蝙蝠、鸳鸯、蛤蚧

C.音译的外来词 ( Phiên âm theo từ ngoại lai)

葡萄、咖啡、沙发、巧克力、奥林匹克、布尔什维克

2 合成词 Từ hợp thành

Do 2 từ tố hoặc nhiều hơn hợp thành từ gọi là từ hợp thành.Từ hợp thành bao gồm hình thức phức hợp,điệp hợp và hình thức phát sinh.

2.1 复合式构词法 ( Hình thức phức hợp) Ít nhất do 2 từ tố không giông nhau kết hợp mà thành.Dựa vào quan hệ của các từ tố ta có thể chia làm những loại sau đây.

A.联合型 ( Loại liên hợp) Do 2 từ tố mang ý nghĩa tương đồng, tuơng tự nhau ghép thành.

①同义联合的 ( Liên hợp đồng nghĩa )

关闭、汇集、改革、治理、美好、寒冷

②反义联合的 ( Liên hợp trái nghĩa )

③相近或相关联合的 ( Liên hợp có nghĩa tương tự nhau)

豺狼、领袖、岁月、妻子、爱惜

① Lấy từ tố mang danh từ tính làm thành phân trung tâm :

② Lấy từ tố mang động từ tính làm thành phân trung tâm Danh từ + Động từ :席卷、蚕食、云集、蔓延、烛照 Tính từ + Động từ :重视、大考、清唱、热爱、冷饮 Phó từ + Động từ :胡闹、暂停、再生、极限、互助 Động từ + Động từ :游击、混战、代办、挺举、推举

③Lấy từ tố mang tính từ tính làm thành phân trung tâm Danh từ + tính từ :火红、笔直、肤浅、神勇、水嫩 Tính từ + Tính từ :大红、轻寒、鲜红、嫩黄、微热 Động từ + Tính từ :滚圆、透明、喷香、通红、飞快 Phó từ + Tính từ :绝妙、最佳、恰好、最初、最后

2.2 叠合式构词法 ( Hình thức điệp hợp ) Ít nhất do 2 hoặc nhiều hơn 2 âm tiết tương đồng tạo nên.Có thể phân thành 2 hình thức chính là điệp toàn bộ và điệp bộ phận.

A.单音节全部重叠式 (Hình thức láy toàn bộ đối với từ đơn âm tiết)

C.部分重叠式 (Hình thức láy 1 bộ phận)

2.3 派生式构词法 ( Hình thức phát sinh ) Do 2 hoặc hơn 2 từ tố tạo thành.Trong đó từ tố biểu thị ý nghĩa chính là từ gốc, từ còn lại chỉ có tác dụng thêm ngữ nghĩa.Dựa vào vị trí xuất hiên của từ tố mà ta có thể chia thành các loại sau đây:

A.词缀+词根 ( Từ điểm thêm + Từ gốc)

B.词根+词缀( Từ gốc + Từ điểm thêm)

2) Rút gọn 数词缩语

五官-Nói đến 5 cơ quan,bộ phận trên mặt người

八股-Bát cổ,nghĩa là 8 vế-loại văn 8 vế câu

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 )

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

học tiếng trung giao tiếp

Cách Ghép Từ Trong Tiếng Trung Và 500 Từ Ghép Thông Dụng Nhất ⇒By Tiếng Trung Chinese

Từ ghép tiếng Trung là gì?

Cách ghép từ trong tiếng Trung

# Phương thức phức hợp

Từ ghép được tạo thành bởi phương thức phức hợp có năm kiểu khác nhau :

a. Kiểu liên hợp:

Loại từ này do hai từ căn có quan hệ ngang hàng hợp thành.

Ví dụ : 道路 ( Dàolù : con đường ), 国家 ( guójiā : quốc gia ), 动静 ( dòngjìng : động tĩnh )…

b. Kiểu chinh phụ:

Loại từ ghép này được kết hợp theo kiểu chính phụ, từ căn phụ đứng trước có tác dụng hạn chế hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính phía sau.

Ví dụ : 汽车 ( qìchē : ô tô ), 电铃 ( diànlíng chuông điện )…

c. Kiểu bổ sung:

Ở loại từ ghép này, từ căn phụ đứng sau có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ căn chính phía trước.

Ví dụ : 提高 ( Tígāo nâng cao ), 书本 ( shūběn : sách vở )…

d. Kiểu động tân:

Từ căn đứng phía sau chịu sự chi phối của từ căn đứng trước.

Ví dụ : 注意 ( zhùyì : chú ý ), 放心 ( fàngxīn : yên tâm )…

e. Kiểu chỉ vị:

Từ căn đứng trước là chủ, từ căn đứng sau là vị.

Ví dụ : 月亮 ( yuèliàng : trăng ), 年轻 ( niánqīng : trẻ tuổi )…

# Phương thức phụ gia

Từ ghép theo phương thức phụ gia là do từ căn kết hợp với tiền tố hoặc hậu tố tạo thành. Tiền tố, hậu tố là những từ tố không có ý nghĩa thực, gọi là ” từ tố hư “.

a. Thêm tiền tố :

Tiền tố được thêm vào trước từ căn. Những tiền tố thường gặp gồm : 第,老,小,初,非,准,可。。。

Ví dụ : 小王 ( Xiǎo Wáng : Tiểu Vương ), 老陈 ( lǎo chén : anh Trần ), 第一 ( dì yī : thứ nhất ), 可爱 ( kě ài dễ thương, đáng yêu )…

b. Thêm hậu tố :

Hậu tố được thêm vào sau từ căn. Những hậu tố thường gặp gồm : 子,儿,头,者,性,家,员。。。

Ví dụ : 桌子 (Zhuōzi : cái bàn ), 花儿 (huār : hoa ), 队员 ( duìyuán : đội viên ), 工作者 (gōngzuò zhě : nhân viên công tác )…

# Phương thức trùng điệp

Từ ghép theo phương thức trùng điệp là loại từ do từ căn lặp lại tạo thành.

Ví dụ : 哥哥 (gēgē : anh trai ), 明明 (míngmíng : rõ ràng ), 常常 (chángcháng : thường thường )…

500 từ ghép tiếng Trung thông dụng được sử dụng nhiều nhất

Nguồn: chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả.

.

Các Kiểu Cấu Tạo Từ Tiếng Việt

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

• Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

• Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

• Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

• Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

• Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

• Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,… • làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,… • vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,… • hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Trang: 1 2 3