Súng máy phòng không DSkH 12,7 mm là súng máy phòng không được thiết kế ban đầu vào năm 1930, năm 1938 được biên chế vào lực lượng Hồng quân, đến năm 1946, súng được cải tiến nâng cấp và mang tên DSK 12,7 DSK ДШК (Дегтярев – Шпагин)
I. TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT, ĐẶC ĐIỂM
– Chủ yếu dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu trên không (máy bay, quân dù, tên lửa có cánh…), ở độ cao thấp và rất thấp. Dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu trên mặt đất, mặt nước (xe bọc thép, hỏa điểm, tàu xuồng chiến đấu loại nhẹ…).
– Là loại súng bắn liên thanh, có tốc độ bắn nhanh. – Cấu tạo gọn nhẹ, tiện cho việc thao tác chiến đấu và hành quân di chuyển. – Trong hành quân, nên đặt súng trên xe, có thể dừng lại hoặc vừa đi vừa bắn.
II. TÍNH NĂNG CHIẾN ĐẤU
Model 3D súng máy phòng không DSkH
– Bệ súng: + Súng kiểu cũ 26,0 kg
Tác dụng, cấu tạo, chuyển động của các bộ phận
Thân súng gồm có: Loa giảm giật, nòng súng, hộp khóa nòng, khóa nòng, bộ phận tiếp đạn, bộ phận bắn. 1. Loa giảm giật: Để giảm bớt sức giật của súng khi bắn. – Phía trong có vòng lồi. – Hai bên có lỗ thoát hơi. – Ngoài có mặt phẳng lắp cờ lê. – Ren ốc trái (càng bắn loa càng chặt) 2. Nòng súng: Khi bắn tạo cho đầu đạn có một tốc độ ban đầu, độ xoáy và hướng bay chính xác.
Bộ phận trích khí nòng súng
Model 3D nòng súng cắt bổ
3. Hộp khóa nòng: Dùng để lắp nòng, khóa bộ phận tiếp đạn, bộ phận bắn và định hướng chuyển
– Lỗ lắp nòng súng và mấu hãm nòng. – Lỗ lắp then hãm nòng và then hãm nòng và ốc hãm. – Hai trục tai súng. – Rãnh chuẩn để lắp nắp sau lỗ lắp chốt. – Rãnh lắp bộ phận lẫy cò. – Rãnh lắp bệ đỡ bộ phận tiếp đạn. – Mấu hãm nắp tiếp đạn. – Lỗ lắp chốt giữ bộ phận tiếp đạn. – Mấu cố định nắp tiếp đạn. – Khuyết hãm nắp tiếp đạn.
– Lỗ lắp trục giữa nắp tiếp đạn. – Rãnh chứa phiến hóa có khấc tì (làm điểm tỳ cho hai phiến khóa, khi thân khóa đóng kín buồng đạn). – Mặt vát hất vỏ đạn (kết hợp với chốt hất vỏ đạn để đẩy vỏ đạn ra ngoài). – Đường và rãnh chuẩn bị để lắp bệ khóa nòng và định hướng chuyển động cho bệ khóa. – Hai bên cóa các rãnh chứa dầu, giảm ma sát khi khóa nòng chuyển động.
b. Nắp sau và bộ phận giảm va:
+ Lò xo, mũi lò xo, ống lò xo.
– Trước có khâu nối để lắp bộ phận tự động đóng mở, và chốt hãm khâu nối. – Rãnh tháo vỏ đạn. – Rãnh lắp thân khoán nòng và hai đường trượt cong để khép phiến hóa. – Khuyết lắp thoi tách phiến khóa và tống kim hỏa. – Vòng gạt, trong vòng có khuyết lắp gờ đít đạn (dùng để lắp vỏ đạn vào gòng gạt để kéo khóa nòng về sau khi tay kéo khóa nòng mất tác dụng). – Mấu kéo, để kéo bệ khóa về sau. – Đường và rãnh chuẩn, để lắp với hộp khóa nòng. – Khấc giữ, để cho lẫy cò giữ.
– Kim hỏa, có rãnh và mặt phẳng chứa chốt giữ. – Chốt giữ kim hỏa. – Thoi tách phiến khóa và tống kim hỏa, có đầu kim hỏa, vai tách phiến khóa, rãnh khuyết để lắp vào. d. Bộ phận đóng mở khóa nòng: Gồm 3 bộ phận – Bộ phận mở khoá nòng bằng tay: + Tay kéo + Cán kéo + Móc kéo. – Bộ phận tự động mở:
+ Ống điều chỉnh hơi có ốc hãm và chốt chẻ: Có 3 lỗ dẫn hơi có đường kính: 3mm, 3,5mm và 4mm; lỗ 3mm dùng khi súng đã bắn trên 1000 viên hoặc đã thao tác nhiều; lỗ 3,5 mm dùng khi súng còn mới; lỗ 4mm dùng khi súng bắn trong điều kiện cát bụi có ảnh hưởng nhiều đến chuyển động của súng. (Loại súng của Liên Xô có ba lỗ đường kính là: 3,1mm, 5mm, cách sử dụng cũng như trên). Khi điều chỉnh, phải để vạch chuẩn ống điều chỉnh hơi trùng với vạch chuẩn ở vòng giữ của nòng súng.
Ống dẫn pittong và lò xo đẩy về + Pít tông có mặt lõm và cán pít tông có vị trí lắp cờ lê, vòng định hướng, rãnh chứa đầu lắp vào khâu nối của bệ khóa. – Bộ phận tự động đóng: + Ống bọc có mấu hãm và vòng chắn lò xo. + Lò xo tự động đóng.
– Lỗ lắp chốt giữ bệ. – Mấu định hướng đầu đạn (định hướng cho vào buồng đạn được chính xác).
– Lỗ lắp chốt giữ và chốt giữ có ốc cố định – Díp giữ nắp tiếp đạn. – Rãnh định hướng bản đẩy đạn.
– Lỗ lắp trục cần gạt nhỏ. c. Bàn gẩy đạn: – Lỗ lắp trục cần gạt lớn. – Chốt giữ cần gạt lớn có lò xo. – Lỗ, để cố định nắp tiếp đạn và rãnh lắp khóa giữ. – Khóa giữ nắp tiếp đạn có lò xo.
Cần truyền chuyển động bộ phận nạp đạn – Rãnh lắp đầu cần gạt nhỏ. – Móng đẩy đạn có trục và lò xo vặn.
– Trục cần gạt nhỏ. – Trục cần gạt nhỏ có: Đầu cần, lỗ lắp trục cần gạt nhỏ và chạc cong để chứa mấu gạt của trục cần gạt lớn. 6. Bộ phận bắn: a. Tay cò: Có cần nâng (lắp nhờ vào nắp sau bệ khóa nòng).
– Rãnh chuẩn, để lắp vào hộp khóa nòng. – Lỗ lắp trục nối, để nối thân súng với bệ súng – Lẫy cò, lò xo. – Cần lẫy cò c. Khóa an toàn
CHUYỂN ĐỘNG
– Cần gạt lớn ở phía trước, bản đẩy đạn ở phía ngoài. – Lò xo bộ phận lẫy cò giãn, đẩy lẫy cò lên. 2. Chuyển động khi nạp viên đạn thứ nhất:
– Xạ thủ nạp băng đạn vào cửa tiếp đạn, sao cho viên đạn thứ nhất bị hai móng giữ đạn giữ lấy.
– Kéo tay kéo về sau, làm móc kéo kéo mấu đưa thân khóa nòng, bệ khóa và cán pít tông về sau; vòng ép ép lò xo tự động đóng lại. Bệ khóa lùi, mang thoi tách phiến khóa và tống kim hỏa về sau một đoạn, vai thoi rời khỏi phiến khóa, đồng thời đường trượt cong trên bệ khóa, khép hai phiến khóa lại, làm thân khóa lùi theo, kim hỏa tụt vào (theo quán tính). – Lúc bệ khóa lùi, vòng gạt gạt cần gạt lớn về sau, làm trục cần gạt lớn quay, mấu gạt trên trục cần gạt lớn gạt cần gạt nhỏ, làm đầu cần đưa bàn đẩy đẩy đạn từ ngoài vào trong, móng đẩy đạn đẩy viên thứ nhất vào đường tống đạn, mấu gỡ đạn gỡ viên đạn thứ nhất ra khỏi băng đạn. Viên thứ hai bị móng giữ đạn giữ lấy. – Khóa nòng tiếp tục lùi, khấc giữ của bệ khóa lướt lẫy cò và bị lẫy cò giữ lấy, bệ khóa bị giữ lại phía sau, làm lò xo tự động đóng không giãn ra được. – Trả tay kéo về vị trí cũ. 3. Chuyển động khi bắn viên đạn thứ nhất: – Đưa tay khóa an toàn về phía sau (mở)
– Bóp tay cò, làm lẫy cò chìm xuống, bệ khóa không bị giữ nữa. Lò xo bộ phận tự động đóng giãn ra, đẩy vào vòng ép đưa khoá nòng về phía trước. Một mặt, vòng gạt ở bệ khóa cần gạt lớn về trước, làm trục cần gạt lớn quay về mấu gạt của trục, gạt cần gạt nhỏ; làm đầu cần đưa bản đẩy đạn từ trong ra ngoài, móng đẩy đạn lướt qua viên thứ nhất và giữ lấy viên đạn thứ hai. – Mặt khác khóa nòng tiếp tục lao về phía trước, đạn ở thân khóa đẩy viên đạn thứ nhất lao vào móc đạn cặp lấy gờ đít đạn. Khi thân khóa dừng vẫn mang thoi tách phiến khóa và tống kim hỏa, thoi tách phiến khóa ra hai bên, đóng chặt tiếp tục lao về phía trước, đập mạnh vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa, và đạn nổ 4. Chuyển động khi bắn liên thanh: – Khi đạn nổ, áp lực hơi thuốc đẩy đầu đạn qua lỗ trích hơi, hơi thuốc qua lỗ trích hơi, chỉnh hơi, đập vào mặt lõm của pít tông; đẩy pít tông và bệ khóa nòng lùi về sau (chuyển động giống như khi nạp viên đạn thứ nhất). – Khác là: Lúc thân khóa lùi, móc đạn kéo buồng đạn, đến khi chốt hất vỏ đạn, gặp mặt của hộ khóa nòng thì chốt đẩy mạnh vỏ đạn, khóa nòng lùi hết nấc thì đập vào bộ phận giảm va, và lò xo đẩy lên sẽ đẩy khóa nòng và bệ khóa nòng lên phía trước, và quy trình bắn lại lập lại.