Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Plc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Plc Là Gì ? Cấu Tạo Và Tính Năng Của Bộ Lập Trình Plc

PLC là gì ?

        Bộ điều khiển logic lập trình (PLC – Programmable Logic Controller ) là một hệ thống điều khiển máy tính công nghiệp, liên tục theo dõi trạng thái của các thiết bị đầu vào và đưa ra quyết định dựa trên chương trình tùy chỉnh để kiểm soát trạng thái của thiết bị đầu ra. Kiểm soát các quy trình sản xuất, như dây chuyền lắp ráp, hoặc thiết bị robot hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi độ tin cậy cao.

Các

Bộ lập trình PLC

có thể bao gồm từ các thiết bị mô-đun nhỏ với hàng chục đầu vào và đầu ra (I / O), trong một bộ tích hợp với bộ xử lý, đến các thiết bị mô-đun gắn trên giá lớn với số lượng hàng ngàn I / O và thường được nối mạng với hệ thống PLC và SCADA khác.

PLC được phát triển đầu tiên trong ngành sản xuất ô tô để cung cấp các bộ điều khiển linh hoạt, chắc chắn và dễ lập trình để thay thế các hệ thống logic rơle có dây cứng. Kể từ đó, chúng đã được sử dụng rộng rãi như là bộ điều khiển tự động có độ tin cậy cao phù hợp với môi trường khắc nghiệt.

PLC hoạt động như thế nào?

            Bộ điều khiển logic khả trình nhận thông tin từ các thiết bị và cảm biến đầu vào được kết nối, xử lý dữ liệu nhận được và kích hoạt đầu ra cần thiết theo các tham số được lập trình sẵn của nó. Dựa trên các đầu vào và đầu ra của nó, PLC có thể dễ dàng theo dõi và ghi lại dữ liệu thời gian chạy như nhiệt độ vận hành, năng suất máy, tạo báo động khi máy bị lỗi, tự động khởi động và dừng quá trình và hơn thế nữa. Điều này có nghĩa là PLC là giải pháp kiểm soát quá trình sản xuất mạnh mẽ và linh hoạt, có thể thích ứng với hầu hết các ứng dụng.

Các thành phần phần cứng PLC bao gồm:

CPU: kiểm tra PLC thường xuyên để ngăn ngừa lỗi và thực hiện các chức năng như hoạt động số học và hoạt động logic.

Bộ nhớ: ROM hệ thống lưu trữ vĩnh viễn dữ liệu cố định được sử dụng bởi CPU trong khi RAM lưu trữ thông tin thiết bị đầu vào và đầu ra, giá trị bộ đếm thời gian, bộ đếm và các thiết bị nội bộ khác.

Phần O / P: phần này cho phép kiểm soát đầu ra đối với các thiết bị như máy bơm, solenoids, đèn và động cơ.

Phần I / P: phần đầu vào theo dõi trên các thiết bị hiện trường như công tắc và cảm biến.

Nguồn cấp: hầu hết các PLC hoạt động ở 24 VDC hoặc 220AC, nhưng vẫn có một số PLC có nguồn cấp khác.

Thiết bị lập trình: được sử dụng để đưa chương trình vào bộ nhớ Bộ xử lý.

Các tính năng chính của PLC

Các tính năng chính của bộ điều khiển logic khả trình bao gồm:

I / O: CPU giữ lại và xử lý dữ liệu trong khi các mô-đun đầu vào và đầu ra kết nối PLC với máy móc. Các mô-đun I / O cung cấp cho CPU thông tin và kích hoạt các kết quả được chỉ định. Mô-đun I / O có thể là tương tự hoặc kỹ thuật số. Lưu ý rằng I / O có thể được kết hợp khớp để đạt được cấu hình phù hợp cho một ứng dụng.

Truyền thông ( Communication ): PLC sử dụng các cổng tích hợp, như USB, Ethernet, RS-232, RS-485 hoặc RS-422 để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài (cảm biến, bộ truyền động) và các hệ thống (phần mềm lập trình, SCADA, HMI). Truyền thông được thực hiện qua các giao thức mạng công nghiệp khác nhau, như Modbus hoặc EtherNet / IP. Các PLC được sử dụng trong các hệ thống I / O lớn hơn có thể có giao tiếp ngang hàng (P2P) giữa các bộ xử lý.

HMI ( Human-Machine Interface ) để tương tác với PLC. Các giao diện vận hành có thể là bảng điều khiển màn hình cảm ứng lớn hoặc màn hình đơn giản cho phép người dùng nhập và xem lại thông tin PLC trong thời gian thực.

PLC sẽ tiếp tục phát triển nổi bật nhờ Công nghiệp 4.0 hiện tại và mạng internet công nghiệp của mọi thứ cường điệu. Các chuyển động này yêu cầu bộ điều khiển logic lập trình để giao tiếp qua trình duyệt web, kết nối với đám mây qua MQTT và tới cơ sở dữ liệu qua SQL. Do đó, PLC sẽ trở thành một phần ngày càng quan trọng của tự động hóa máy hiện đại.

Thiết bị đầu vào ( Input Devices )

Thiết bị đầu ra ( Output Devices )

– Công tắc và nút bấm

– Thiết bị cảm biến

– Công tắc giới hạn

– Cảm biến quang điện

– Cảm biến tiệm cận

– Cảm biến điều kiện

– Encoders

– Công tắc áp suất

– Công tắc cấp

– Công tắc nhiệt độ

– Công tắc chân không

– Công tắc phao

– Van

– Khởi động động cơ

– Solenoit

– Thiết bị truyền động

– Sừng và báo động

– Đèn xếp

– Rơle kiểm soát

– Bộ đếm / Tổng số

– Bơm

– Máy in

– Quạt

Danh sách các từ viết tắt thường được sử dụng khi sử dụng PLC.

ASCII

American Standard Code for Information Interchange

BCD

Binary Coded Decimal

CSA

Canadian Standards Association

DIO

Distributed I/O

EIA

Electronic Industries Association

EMI

ElectroMagnetic Interference

HMI

Human Machine Interface

IEC

International Electrotechnical Commission

IEEE

Institute of Electrical and Electronic Engineers

I/O

Input(s) and/or Output(s)

ISO

International Standards Organization

LL

Ladder Logic

LSB

Least Significant Bit

MMI

Man Machine Interface

MODICON

Modular Digital Controller

MSB

Most Significant Bit

PID

Proportional Integral Derivative (feedback control)

RF

Radio Frequency

RIO

Remote I/O

RTU

Remote Terminal Unit

SCADA

Supervisory Control And Data Acquisition

TCP/IP

Transmission Control Protocol / Internet Protocol

Plc Là Gì? Cấu Trúc Đơn Giản Nhất Của Một Plc?

PLC là gì? Cấu trúc đơn giản nhất của một PLC? PLC Mitsubishi gồm những loại nào?

PLC là gì?

Bộ điều khiển khả trình PLC được sáng tạo nhờ ý tưởng ban đầu của nhóm kỹ sư thuộc hãng General motor của Mỹ vào năm 1968. Với công cuộc hiện đại hóa ngành công nghiệp, bộ điều khiển PLC ngày càng được sử dụng rộng rãi  trong điều khiển công nghiệp, nó là giải pháp lý tưởng cho việc tự động hóa quá trình sản xuất. PLC là thiết bị có những ưu điểm hơn hản cái thiết bị từ trước đến nay:

+ Dễ dàng trong việc lập trình.

+ Cho phép thay đổi chương trình điều khiển nhanh chóng.

+ Có nhiều module chức năng cho phép thực hiện phức tạp.

+ Có khả năng truyền thông, cho phép nối mạng ở nhiều cấp độ.

+ Đơn giản trong bảo dưỡng và sửa chữa.

+ Làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.

+ Cấu trúc nhỏ gọn giá thành ngày càng thấp.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tập đoàn công nghiệp thiết kế chế tạo bộ điều khiển PLC có thể kể đến như Siemens, Rockwell, GE,…Ở Việt Nam bộ điều khiển PLC xuất hiện đầu tiên vào những năm 90 của thế kỷ trước (nhà máy xi măng Hoàng Thạch sử dụng bộ điều khiển S5 của hãng Siemens). Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều bộ điều khiển PLC của nhiều hãng khác nhau, ví dụ: PLC OMRON (Nhật Bản), PLC SIEMENS (Đức), PLC MITSUBISHI (Nhật Bản), PLC LG (Hàn Quốc)…

Ngày nay, PLC ngoài chức năng điều khiển logic thông thường nó còn có nhiều chức năng điều khiển khác, do đó có thể coi PLC như một máy tính công nghiệp.

II. Cấu trúc cơ bản của một PLC

a. CPU (Central Processing Unit)

Là bộ xử lý thông tin có nhiệm vụ điều khiển và quản lý mọi hoạt động bên trong PLC. Việc trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và cổng vào/ra được thực hiện thông qua hệ thống các BUS nối dưới sự điều khiển của CPU.

b. Bộ nhớ

Tất cả các PLC đều sử dụng 3 loại bộ nhớ:

– Bộ nhớ ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc, PLC dung bộ nhớ này để lưu giữ chương trình điều hành do nhà sản xuất và chỉ nạp một lần.

– Bộ nhớ RAM (Random Acess Memory): bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, PLC dung bộ nhớ này để lưu trữ dữ liệu và kết quả tạm thời các phép toán.

Dữ liệu lưu trong RAM sẽ bị xóa khi mất nguồn nuôi. Để hạn chế mất dữ liệu khi xảy ra mất điện, PLC thường có một nguồn nuôi phụ cho RAM, nguồn nuôi có thể là tụ điện hoặc nguồn pin.

– Bộ nhớ EEPROM (Electrical Eraserable Programable ROM); là bộ nhớ có thể xóa và nạp lại bằng tín hiệu điện, tùy thuộc vào từng loại EEPROM cho phép xóa đi nạp lại vài nghìn tới vài chục nghìn lần. Bộ nhớ EEPROM được dùng để lưu giữ chương trình ứng dụng trong PLC.

c. Cổng vào/ra (input/output viết tắt là I/O)

Mọi hoạt động bên trong PLC đều có mức điện áp ±5V hoặc ±15V( mức điện áp cấp cho các IC TTL hoặc CMOS) trong khi đó tín hiệu điều khiển bên ngoài theo chuẩn công nghiệp là 24VDC hoặc 240VAC. Khối cổng I/O đóng vai trò là mạch giao tiếp giữa các vi mạch điện tử bên trong PLC với các mạch công suất bên ngoài, nó thực hiện chuyển đổi mức tín hiệu và cách ly.

– Cổng ra dùng RELAY:

+ Đặc điểm:

Có thể đóng cắt được cả dòng điện 1 chiều lẫn xoay chiều, khi nối với các thiết bị ngoài không cần phân biệt cực tính.

Đáp ứng chậm, không chịu được tần số đóng cắt cao.

Đóng cắt dòng tải khoảng 2-5A tùy thuộc vào hãng chế tạo.

Tuổi thọ thấp (tiếp điểm relay chỉ cho phép đóng cắt vài chục nghìn lần)

Cổng ra dùng TRANSISTOR:

+ Cấu trúc:

+ Đặc điểm: Chỉ đóng cắt được dòng điện 1 chiều, khi nối với các thiết bị bên ngoài phải phân biệt cực tính.

Đáp ứng nhanh, chịu được tần số đóng cắt cao.

Tuổi thọ cao.

d. Ngôn ngữ lập trình:

Nhìn chung các PLC của tất cả các hãng đều sử dụng 3 ngôn ngữ lập trình cơ bản: Ngôn ngữ hình thang (ladder), ngôn ngữ liệt kê câu lệnh, ngôn ngữ biểu đồ chức năng.

– Ngôn ngữ LADDER: là ngôn ngữ đồ họa, sử dụng các ký hiệu đồ họa để mô tả logic chương trình. Ngôn ngữ này rất thuận tiện cho những người lập trình chuyên và không chuyên hoặc những người quan thiết kế mạch relay.

–  Ngôn ngữ liệt kê câu lệnh giống như một tệp lệnh của vi xử lý, dùng các phép toán đại số logic kết nối các lệnh này lại ta sẽ được một chương trình điều khiển.

Ngôn ngữ liệt kê câu lệnh là ngôn ngữ phức tạp yêu cầu người sử dụng phải nhớ được câu lệnh chuyên nghiệp hoặc những người quen lập trình cho vi xử lý.

III. PLC hãng Mitsubishi

Hãng Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp rất lớn và có tên tuổi của Nhật Bản. Mitsubishi tham gia rất nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trong đó có lĩnh vực sản xuất các thiết bị điều khiển công nghiệp Các sản phẩm thiết bị điều khiển của Mitsubishi đang được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam, trong đó có sản phẩm bộ điều khiển PLC.

Bộ điều khiển PLC của Mitsubishi rất đa dạng về chủng loại có thể phân thành các họ sau:

1.Họ alpha

Họ PLC alpha là họ PLC đơn giản và thân thiện được thiết kế cho các ứng dụng trong gia đình, văn phòng, nhà máy: điều khiển chiếu sang, điều khiển điều hòa không khí, điều khiển đóng mở cửa, điều khiển hệ thống quạt,…đặc biệt PLC alpha còn có đồng hồ thời gian thực cho phép điều khiển các bài toán theo thời gian thực. Các đặc điểm nổi bật: kích thước nhỏ gọn, lập trình ngay trên PLC, ngõ ra chịu được dòng tải lớn, dung EEPROM đủ dùng cho các ứng dụng cơ bản, tích hợp thời gian thực.

2. Họ FX

PLC họ FX (FX1N, FX3U, FX3G, FX1S) là một họ PLC cỡ nhỏ, linh hoạt được sử dụng rất phổ biển hiện nay. Nó được thiết kế cho các ứng dụng điều khiển cục bộ các máy, ngoài ra PLC họ FX còn có chức năng điều khiển đặc biệt được tích hợp trên các module mở rộng: điều khiển nhiệt độ, điều khiển tương tự, điều khiển vị trí, nối mạng CC-link.. Số lương I/O quản lý được khoảng 30-140 điểm.

3. PLC QnA

PLC họ QnA là sự ra đời kế tiếp sự phát triển công nghệ sản xuất PLC của Mitsubishi. PLC QnA phát các tính năng cao cấp hơn cho phép 1 thời điểm 4 CPU tham gia vào điều khiển quá trình, giảm thiểu thời gian quét chương trình, tăng tốc độ xử lý. Cấu trúc chương trình được tổ chức theo kiểu Project cho phép dễ dàng kiểm tra, bắt lỗi và nâng cấp. Đặc biệt PLC QnA có them module CPU dự phòng để backup chương trình, nâng cao khả năng dự phòng của hệ thống. Chương trình gữi CPU và CPU dự phòng luôn được đông bộ một cách tự động, do đó, khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra trên CPU chính, quá trình xử lý được tự động chuyển sang CPU dự phòng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

Một điểm thú vị là các bộ PLC QnA cho phép tiến hành bảo dưỡng trực tuyến mà không cần phải dừng hệ thống. Sử dung các khóa bề mặt CPU, người dùng hoàn toàn có thể đặt chế độ active/inactive cho CPU tương ứng, các inactive CPU có thể được tháo ra khỏi hệ thống một cách an toàn. PLC QnA được sử dụng trong các nhà máy điện để điều khiển các tuabin, máy phát, trong công nghiệp sản xuất và lắp ráp oto, công nghiệp hóa dầu,..

4.  PLC Q

Đây là bộ điều khiển lập trình mạnh nhất của Mitsubishi trong giai đoạn hiện nay. Bộ PLC Q ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng không ngừng của các hệ thống sản xuất tích hợp các kỹ thuật mới, các yêu cầu về truyền thông nhằm phá bỏ các hạn chế của các bộ lập trình truyền thống. Điểm nổi bật nhất của các PLC Q là kỹ thuật multi-processor cho phép tại một thời điểm 4 CPU cùng tham gia xử lý các quá trình điều khiển máy móc, điều khiển vị trí, truyền thông….Do đó, tính năng thời gian được tăng cường, thời gian quét vòng của chương trình giảm xuống còn 0.5-2ms. Ở PLC Q, các chức năng mạng được tăng cường, cho phép thiết lập cấu hình mạng MelsecNet với tổng khoảng cách truyền thông lên đến 13.6km với tốc độ đường truyền tối đa lên đến 25Mbps. Đặc biệt, các PLC dòng Q được hỗ trợ chức năng nối mạng Internet, cho phép truyền email cảnh báo đến cấp điều khiển cao hơn ở một khoảng cách rất xa.

Dòng PLC Q được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp yêu cầu mức độ tự động hóa cao như: trong công nghệ bán dẫn, trong các dây chuyền đóng gói sản phẩm, hệ thống dệt, điều khiển hệ thống phun sơn,…

(ST)

 

Plc Là Gì ? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Các Bước Lập Trình Chi Tiết Nhất

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Vui lòng không gọi điện, nhắn tin hỏi hàng. Xin cám ơn !

PLC là gì ?

PLC là một từ viết tắt của programmable logic controller, đây là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic.

PLC thay thế của tiếp điểm Relay như thế nào ?

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:

Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

Giá cả cá thể cạnh tranh được.

Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.

Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.

Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Module mở rộng.

Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và các Logic thời gian. Tuy nhiên việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính dễ dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả. Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp. Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm, định thời, thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớn. Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn, số lượng I / O nhiều hơn.

Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của quy trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với sử dụng các bộ dây nối hay Relay.

Cấu trúc của PLC là gì ?

Thông thường thì một PLC sẽ có các bộ phận chính như sau:

RAM, ROM – là một bộ nhớ chương trình bên trong, ta có thể thêm bộ nhớ bên ngoài EPROM

CPU – là bộ xử lý trung tâm có công giao tiếp dùng cho việc kết nối với PLC

Các module vào – ra

Tuy nhiên thì với một PLC hoàn chỉnh chúng ta sẽ có thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay thì RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485,…

Nguyên lý hoạt động của PLC như thế nào ?

Các PLC sẽ có nguyên lý vận hành như sau: CPU sẽ điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

Hệ thống Bus là bộ phận dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song:

Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.

Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.

Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điều khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.

Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song. Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ chuyển tất cả trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC. Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.

Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O. Bên cạnh đó thì CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1,8 MHz. Xung này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.

Bộ nhớ của PLC là gì ?

PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp:

Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.

Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay.

Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ. Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với một địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đầu ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc. Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả năng chứa 2.000 – 16.000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng.

RAM (hay còn gọi Random Access Memory):

Đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên tương tự như RAM trong máy tính hay laptop có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất và để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOS-RAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn.

EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory):

Là bộ nhớ mà người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được. Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC. Trên PG (Programer) có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM.

EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory):

Có nhiệm vụ liên kết với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định. Nội dung của nó có thể được xóa và lập trình lại, tuy nhiên số lần lưu sửa nội dung là có giới hạn.

Môi trường ghi dữ liệu thứ tư:

Là một đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập trình. Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài.

Kích thước bộ nhớ:

Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1.000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo.

Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K – 16K, có khả năng chứa từ 2.000 -16.000 dòng lệnh.

Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM, EPROM.

Vị trí của PLC trong hệ thống điều khiển:

Khối đầu vào: Gồm các nút điều khiển,

các công tắc,

các công tắc hành trình đặt tại máy,

các cảm biến đo lường đặt tại dây chuyền sản xuất,…

Khối điều khiển gồm các phần tử: gồm các loại rơle,

các bộ đếm time, c

ác bộ đếm, c

ác bộ so sánh, c

ác bản mạch điện tử,…

Khối đầu ra: gồm c

ác loại động cơ, c

ác loại van, c

ác thiết bị gia nhiệt, c

ác thiết bị chỉ thị,…

Các bước để lập trình cơ bản PLC là gì ?

Bước 1: tìm hiểu kỹ yêu cầu công nghệ trong bước này người lập trình phải tìm hiểu kỹ cấc yêu cầu công nghệ và phải bổ sung được các yêu cầu còn thiếu vì trong thực tế khi đặt hàng người đặt hàng chỉ quan tâm đến các yêu cầu chính còn các yêu cầu khác để thực hiện được nhiệm vụ chính đặt ra thì thường không được nêu lên.

Bước 2: liệt kê đầy đủ các cổng vào ra, các cổng dự trữ, cần thiết khi phát triển hệ thống và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.

Bước 3: phân cổng vào ra cho PLC về nguyên tắc nên tuân thủ các nguyên tắc để thuận tiện cho việc lập trình, theo dõi kiểm tra phát hiện lỗi như sau :

     – Phân cổng vào ra theo chức năng yêu cầu: ví dụ đầu vào đếm tốc độ cao, đầu vào Analog, đầu vào logic, phải đúng với các đầu vào chức năng của PLC

     – Phân cổng vào ra có dụng ý: theo tên gọi, hoặc theo trình tự tác động để tận dụng được các khả năng tín hiệu hoá của PLC để có thể dễ theo dõi phát hiện lỗi và dễ lập trình.

Bước 4: dựng lưu đồ chương trình

Bước 5: dịch lưu đồ sang giản đồ

Bước 6: lập trình giản đồ thang vào PLC

Bước 7: chạy mô phỏng kiểm tra chương trình

     – Phải tạo ra tập tín hiệu thử tương tự thực tế đưa vào đầu vào PLC

     – Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết.

     Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 7

     Nếu chương trình đúng ta tiếp tục sang bước 8

Bước 8: kết nối PLC với thiết bị thực.

Bước 9: phải kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, đảm bảo phần nguồn cấp được thực hiện đúng đảm bảo chắc chắn điện áp nguồn cấp phải đúng với sơ đồ nguyên lý, yêu cầu để đảm bảo không gây nguy hiểm cho thiết bị.

Bước 10: chạy toàn bộ hệ thống theo các bước sau:

     – Đảm bảo chắc chắn hệ thống nối đúng

     – Đảm bảo chắc chắn hệ thống cơ khí, thuỷ lực khí nén chạy được.

     – Chạy nhắp.

     – Chạy bán tự động.

     – Chạy tự động toàn hệ thống.

     Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 10

     Nếu chương trình đúng thì ta sang bước 11

Bước 11: bàn giao và lưu trữ chương trình.

Các phương thức điều khiển chính của PLC là gì ?

Điều khiển logic:

Thời gian, đếm

Chức năng điều khiển rơ le

Điều khiển tự động, bán tự động, bằng tay các máy và các quá trình

Thay cho các panel điều khiển và các mạch in

Điều khiển liên tục:

Điều khiển PID, FUZY

Điều khiển liên tục nhiệt độ áp suất lưu lượng…

Điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước

Điều khiển biến tần

Điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước

Khối đầu vào thêm các khâu cảm biến tương tự (analog), chiết áp…

Khối đầu ra có thêm các thiết bị tương tự như biến tần, động cơ Servo, động cơ bước…

Khối điều khiển thêm các khâu biến đổi A/D, D/A…

Thực hiện các phép toán số học và logic

Điều khiển tổng thể:

Ghép nối máy tính

Ghép nối mạng tự động hóa

Điều hành quá trình và báo động

Điều khiển tổng thể quá trình- nghĩa là điều khiển một quá trình trong mối liên hệ với các quá trình khác

Tín hiệu vào và ra còn có thêm thông tin.

Các ưu nhược điểm của PLC là gì ?

Ưu điểm:

Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn, thích hợp để lập trình cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản, sửa chữa và thay thế

Độ tin cậy cao, chuẩn hóa được thiết bị.

Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.

Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức năng khác

Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.

Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng truyền thông với các thiết bị khác.

Sử dụng tốt trong các loại môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cao, dòng điện dao động,…

Nhược điểm:

Giá thành phần cứng cao: Vì đây là một thiết bị công nghệ cao, tự động hóa cao nên giá trị sẽ cao hơn nhiều so với các lại thiết bị rơ le ON/OFF thông thường. Tuy nhiên hiện tại giá thành PLC đã giảm đáng kể như các dòng PLC Mitsubishi hoặc PLC Delta.

Một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình: thật vậy, các loại PLC sẽ được hãng thiết kế riêng chính vì thế chúng sẽ có sự khác biệt trong khâu lập trình hệ thống. Một số hãng sẽ kèm theo phần mềm, tuy nhiên cũng sẽ có một số hãng bán kèm để chúng ta sử dụng.

Ứng dụng thực tế hiện nay của PLC là gì ?

Khi nói đến ứng dụng của PLC hiện nay thì mình có thể trả lời rằng chúng rất phổ biến trong công nghiệp cũng như đời sống. Những loại máy móc nhỏ như đóng gói, băng tải cũng có thể sử dụng một số dòng PLC kinh tế có in/out ít, thiết kế nhỏ gọn với giá thành rất cạnh tranh. Đặc điểm chính của những loại PLC này đó chính là tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết để linh hoạt sử dụng cho nhiều ứng dụng cơ bản.

Đối với những hệ thống lớn cần có bộ điều khiển phức tạp như dây chuyền xử lý nước thải, nhà máy xi măng thì có những dòng PLC thiết kế dạng module tùy theo nhu cầu mà có thể sử dụng nhiều loại module khác nhau. Khi sử dụng loại này thì chúng ta phải tính toán loại CPU chính cũng như số lượng in/out, module analog, truyền thông để có thể đáp ứng đúng và đủ yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Một số ứng dụng khác trong đời sống và công việc như PLC có thể ứng dụng cho rất nhiều hệ thống đèn giao thông, nhà thông minh. Đặc biệt trong sự phát triển của nền nông nghiệp thì PLC đã và sẽ ứng dụng nhiều để giúp hiện đại hóa quá trình sản xuất nông nghiệp ở của nước ta hiện nay.

Các loại PLC thường dùng hiện nay:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất PLC và mỗi hãng lại có nhiều dòng khác nhau chính vì vậy mà bạn sẽ rất mơ hồ khi quyết định tìm hiểu về một dòng PLC nào đó. Tuy nhiên thì với thị hiếu mua hàng chúng ta sẽ thường hướng đến những sản phẩm của những hãng được sử dụng phổ biến và dễ sử dụng đúng không nào. Và trong phần này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số dòng như sau:

Đầu tiên là phải kể đến có là PLC đến từ hãng Siemens của Đức với các dòng mới hiện nay là s7-1200 s7-1500 thay thế cho một số dòng cũ là s7-200 và s7-300. Nói đến PLC siemens là phải nói đến giá cả cao và phần mềm lập trình rất nặng, tuy nhiên bù lại độ ổn định cao cũng như hỗ trợ của hãng cũng như cộng đồng người sử dụng nhiều. Các PLC của Siemens thường ứng dụng nhiều cho máy móc cao cấp hoặc hệ thống tự động hóa lớn. Nguyên nhân quan trọng khiến tại Việt Nam nhiều người dùng Siemens đó là do hãng xâm nhập vào thị trường Việt Nam tương đối sớm.

Một hãng PLC khác cũng khá phổ biến đó chính là Mitsubishi của Nhật Bản. Một số dòng đang phổ biến hiện nay của mitsu như fx-3u fx-5u hay fx-3g thay thế cho một số dòng cũ như fx-1n và fx2n. PLC của Mitsu thì có giá thành mềm hơn có thể ứng dụng cho một số loại máy móc công cụ hoạt động độc lập. Sự phổ biến của plc mitsu tại Việt Nam là do theo máy nhập về từ Nhật rất nhiều.

Bên cạnh đó thì chúng ta còn có một số hãng chuyên sản xuất PLC như Allen-Bradley, General Electric, Omron, Honeywell, INVT,…

Lời kết:

Website:  chúng tôi  và  chúng tôi

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Vui lòng không gọi điện, nhắn tin hỏi hàng. Xin cám ơn !

[Total: 2   Average: 3/5]

Plc Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Plc?

PLC – Progammable Logic Controller

Thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các giải pháp điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

Khi được ích hoạt, bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra”, chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

Việc chế tạo ra PLC nhằm khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển trước đây (bộ điều khiển bằng relay) cũng như thỏa mãn các yêu cầu:

Ngôn ngữ lập trình dễ học, lập trình dễ dàng

Nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

Dung lượng bộ nhớ lớn, chứa được những chương trình phức tạp.

Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác: máy tính, nối mạng, các modul mở rộng – hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

Mức giá cạnh tranh

Bộ điều khiển cũ, sử dụng dây nối, relay, timer,… riêng bên ngoài để thực hiện giải thuật điều khiển Hệ thống điều khiển được thay thế bằng PLC

PLC và sự phát triển

Thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế phần cứng ( relay, timer, dây nối,…). Tuy nhiên, việc đòi hỏi tăng dung lượng bộ nhớ, tính dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tốc độ xử lý cũng như giá cả góp phần giúp người dùng quan tâm sâu sắc hơn đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp…. Các tập lệnh từ logic đơn giản đến các lệnh đếm, định thời, thanh ghi dịch, các chức năng làm toán… dẫn đến sự phát triển của các bộ PLC có dung lượng lớn, I/O nhiều hơn

Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy, nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của quy trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay relay.

Cấu trúc bên trong của một PLC

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là; Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC, các modul vào/ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458,…

Nguyên lý hoạt động của PLC

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình đóng hay ngắt cà đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi và toàn bộ các hoạt động thi thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

PLC thiết bị được chế tạo để thay thế các nhược điểm của bộ điều khiển trước đây (điều khiển bằng relay) với dung lượng bộ nhớ lớn, thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và lập trình.

Nguồn: chúng tôi