Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Hệ Thần Kinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Thần Kinh Thực Vật!

Hệ giao cảm có 2 trung tâm: Trung tâm cao (phía sau vùng dưới đồi) và trung tâm thấp (nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 2 (T1 – L2)).

Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:

Hạch giao cảm cạnh sống: Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có:Hạch cổ trên,hạch cổ giữa,hạch cổ dưới (hay hạch sao).

Các hạch lưng và bụng: Hạch giao cảm trước cột sống,hạch đám rối dương, hạch mạc treo tràng trên,hạch mạc treo tràng dưới.

Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.

Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm:

Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch:Sợi trước hạch: acetylcholin, sợi sau hạch: norepinephrin. Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin.

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

a noradrenergic receptor, b noradrenergic receptor. Ngoài ra, a còn chia ra a1 và a2, b chia ra b1 và b2.

Nằm phía trước vùng dưới đồi.

Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng

Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 – S4) rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan sinh dục

Gồm có: Hạch mi, hạch tai, hạch dưới hàm và dưới lưỡi, hạch vòm khẩu cái.

Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục.

Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:

Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin.

Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic receptor.

Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

Muscarinic receptor: Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.

Nicotinic receptor: Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế.

3. So sánh giữa hệ giao cảm và phó giao cảm

Trung tâm nằm liên tục trong tuỷ sống

Trung tâm không nằm liên tục nhau trên não và trong tuỷ sống.

Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng

Hạch phó giao cảm nằm gần tạng, xa trung tâm

Sợi tiền hạch ngắn, sợi hậu hạch dài

Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn

Một sợi tiền hạch thường tạo synap với khoảng 20 sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng giao cảm thường lan rộng

Một sợi tiền hạch nối với một sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng phó giao cảm thường khu trú.

Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh thực vật điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng).

Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh thực vật , nhịp có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.

Bảng: Chức năng của hệ thần kinh thực vật .

Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh Thực Vật

Thần kinh thực vật là một thuật ngữ còn khá xa lạ đối với những người không có chuyên môn.

Khi tìm hiểu về bất cứ một vấn đề gì, chúng ta cũng cần nắm rõ khái niệm của nó. Khái niệm, bản chất và chức năng là các phạm trù bao trùm một cách tổng thể nhất.

Thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System) còn có tên gọi khác là là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh thực vật là bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi. Nó cung cấp cho các tuyến và cơ trơn. Do đó, nó ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan nội tạng.

Hệ thần kinh thực vật này chịu sự chi phối của các bộ phận thần kinh hoạt động một cách tự động và trong vô thức. Hệ thống này hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của con người. Nó hoạt động như thần kinh của loài thực vật vậy!

Chức năng của hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thống thần kinh thực vật là một hệ thống kiểm soát các hoạt động vô thức. Bên cạnh đó nó điều chỉnh các chức năng của cơ thể như hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa, tiểu tiện, kích thích tình dục và các phản ứng khác của con người.

Ví dụ như vào buổi tối lúc ta ngủ say, chúng ta không còn ý thức được các hoạt động của cơ thể. Lúc đấy hệ thần kinh thực vật vẫn làm việc một cách chăm chỉ.

Nó giúp tim đập, da tiết mồ hôi, dạ dày co bóp tiêu hóa và phổi hô hấp bình thường… Thần kinh thực vật là một cơ chế hoạt động tuyệt vời. Nó có thể giúp cơ thể sống của chúng ta hoạt động một cách hoàn hảo trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó lại tiết kiệm được năng lượng cho cơ thể và thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết.

Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ, đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Hai hệ thần kinh này có vị trí, cấu tạo, chức năng khác và trái ngược nhau.

Tưởng chừng như chúng mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong một hệ thống cơ sở chung. Cùng nhau giúp cơ thể con người thích nghi được với các hoạt động sống.

Hệ thần kinh giao cảm: (Hệ thống chạy hay chiến đấu)

Hệ thần kinh này có chức năng cụ thể là :

Thúc đẩy các phản ứng chạy hay chiến đấu ở cơ thể, kích thích, ức chế tiêu hóa, tạo ra năng lượng.

Giúp tăng cường dòng máu đến các cơ xương và phổi.

Giúp tăng nhịp tim, co bóp các tế bào tim.

Giúp giãn đồng tử và các cơ mi, tăng tầm nhìn xa cho mắt.

Giúp lưu thông adrenaline và kích thích giãn tiểu phế quản. Bên cạnh đó còn cho phép trao đổi oxy phế nang.

Kích thích cực khoái cho cơ thể.

Hệ thần kinh đối giao cảm: (hệ thống nghỉ ngơi, điều hòa ăn uống, sinh đẻ)

Hệ thần kinh đối giao cảm có chức năng cụ thể là:

Giúp cơ thể tăng tuyến nước bọt, nước tiểu và tuyến lệ.

Giúp co đồng tử và cơ mi, giúp nhìn gần dễ dàng hơn.

Giãn mạch máu, co phổi,…

Giúp giãn cơ thắt ở trong ruột.

Tăng nhẹ tổng hợp glycogen ở trong gan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật hoạt động bình thường hay không một phần do các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Khi con người có những thay đổi về mặt cảm xúc. Nó được thể hiện bởi sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở và ở các cơ quan nội tạng. Đây là lúc mà ảnh hưởng của vỏ não tác động đến hệ thần kinh thực vật rõ ràng nhất.

2. Vai trò của vùng dưới đồi

Trung tâm cao nhất của hệ thần kinh thực vật là vùng dưới đồi. Thần kinh thực vật giúp kích thích phần trước của vùng dưới đồi. Từ đó gây ra các đáp ứng giống kích thích hệ thần kinh đối giao cảm. Và từ đó kích thích phần sau vùng dưới đồi, gây ra các đáp ứng giống kích thích hệ thần kinh giao cảm..

3. Vai trò của hành não, cầu não và não giữa

Nhiều vùng của hành não, não giữa và cầu não có tác dụng điều hòa các chức năng của hệ thần kinh thực vật. Như nhịp tim, huyết áp, co cơ bàng quang,… Các hoạt động chức năng có tính sinh mệnh (hô hấp, nhịp tim, huyết áp) được điều hòa bởi các trung tâm nằm ở phần thấp của thân não.

Các cơ quan của hệ thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng đồng thời bởi 2 cơ chế. Đó đó là trực tiếp của hệ giao cao và gián tiếp của tủy thượng thận thông qua các hormone.

Stress kích thích hệ giao cảm. Khi hệ giao cảm hưng phấn sẽ làm tăng huyết áp, tăng lượng máu tới các cơ. Tuy nhiên lại làm giảm lượng máu tới thận, ống điều hòa, các cơ quan không cần thiết khác.

Cấu Tạo, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì?

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi, cung cấp cho cơ trơn và tuyến, ảnh hưởng tới các chức năng của cơ quan nội tạng. hệ thần kinh này được điều khiển bởi vùng đồi dưới não.

Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai nhánh đó là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Về vị trí, cấu tạo của 2 hệ này có điểm khác nhau và chức năng của chúng trái ngược nhau. Tuy nhiên, chúng giống nhau trong một cơ sở toàn vẹn, giúp cơ thể người thích nghi với hoạt động sống.

Hệ thần kinh giao cảm

Trung khu của hệ này phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lựng 2 – 3

Được coi là hệ thống chạy và hoạt động

Co mạch để chuyển dòng máu khỏi đường tiêu hóa và da.

Lưu thông adrenaline, kích thích giãn tiểu phế quản, cho phép trao đổi oxy phế nang nhiều hơn.

Giãn đồng tử và cơ mi, cho ánh sáng chiếu vào mắt nhiều hơn và tăng tầm nhìn xa.

Thúc đẩy phản ứng chiến đấu hay chạy, tương ứng với kích thích, tạo năng lượng và ức chế tiêu hóa.

Tăng nhịp tim và co bóp các tế bào tim, tăng cường lưu lượng máu tới cơ xương.

Góp phần giãn mạch vành.

Hệ thần kinh phó giao cảm

Trung khu hệ phó giao cảm phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tuỷ sống

Giảm nhịp tim, giảm lực co bóp các tế bào cơ tim.

Co đồng tử và cơ mi, giúp nhìn gần dễ hơn.

Tăng tiết nước bọt, nước tiểu, tuyến lệ.

Hệ thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa

Co phổi, tiểu phế quản, giãn mạch máu.

Chức năng của hệ thần kinh thực vật

Chức năng chung của hệ thần kinh thực vật là quá trình chuyển hoá vật chất, điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng như của chính hệ thần kinh trung ương.

Còn tùy thuộc vào trạng thái chức năng của các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật có thể tác động điều chỉnh. Xung động truyền tới từ các dây thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động, xung động truyền tới từ dây thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động. Ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật với cơ quan trong trường hợp này gọi là ảnh hưởng điều chỉnh.

Bảng tác động của hệ thần kinh lên các bộ phận cơ thể

Qua bảng trên ta thấy một số vấn đề như sau:

Kích thích giao cảm gây kích lên một số cơ quan này nhưng lại gây ức chế lên một số cơ quan khác.

Kích thích lên một số cơ quan và lại gây ức chế lên một số cơ quan khác

Phần lớn các cơ quan thường do một hệ chi phối

mạnh hơn là do hệ kia.

Một số điều cần lưu ý như sau:

Sự ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ thần kinh này rõ ràng khi con người có thay đổi cảm xúc, thể hiện bởi sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở

Hormone tuyến giáp làm tăng tác dụng của giao cảm.

Stress kích thích hệ giao cảm. Khi hệ thần kinh hưng phấn thì sẽ tăng huyết áp

Vậy ở trên là những điều mà bạn cần biết về hệ thần kinh thực vật. Sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật, rôi loạn thần kinh tim làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Cấu Tạo Của Dây Thần Kinh Tủy

Rễ trước còn được gọi là rễ vận động do những sợi thần kinh đi tạo nên. Những sợi này thực chất là nhánh trục trên những nơ ron thần kinh ở cột trước chất xám của tủy sống. Với đoạn tủy ngực và thắt lưng bên, rễ trước có chứa những sợi thần kinh tự chủ trước hạch có bản chất là nhánh trục của những tế bào cột bên trong chất xám của tủy sống.

Rễ sau còn được gọi là rễ cảm giác, hình thành do những sợi thần kinh. Đó là những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ngoại vi. Những nhánh trung ương thường chạy qua rễ sau và tủy sống. Những xung động cảm giác này từ ngoại vi chạy vào thần kinh trung ương theo các nhánh này.

Khi chưa trong giai đoạn phân chia thì những thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống. Sau khi được ló ra từ lỗ gian đốt sống thì mỗi thân thần kinh sống sẽ được chia thành 4 nhánh bao gồm:

Nhánh thông là nhánh nối trên thần kinh sống với thân giao cảm

Nhánh màng tủy là nhánh quặt ngược

Nhánh sau thường đi ra sau để chia thành nhánh ngoài và trong. Từ đó chi phối da và những cơ sâu ở mặt sau cổ, đầu và thân

Nhánh trước thường chi phối cho mặt trước, cổ, thân, đầu, chi dưới và chi trên…Những nhánh trước của dây thần kinh sống cổ, thắt lưng và chúng nối lại với nhau tại gần nguyên ủy của chúng từ đó tạo thành những đám rối tại xương cụt, cùng, cổ hay thắt lưng. Tại những đám rối này thì các sợi thần kinh được nhóm lại và sắp xếp trước khi tiếp tục đến chi phối cho cương, da, cơ và các khớp. Những nhánh trước của thần kinh sống ngực II-XII thường không tham gia để tạo thành những đám rối gọi là thần kinh gian sườn, chi phối da và cơ của thành ngực trước và bên, thành bụng trước và bên.