Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Glucozo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo, Tính Chất Và Ứng Dụng Của Glucozo

– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 oC (dạng α) và 150 o C (dạng β), dễ tan trong nước

– Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, hoa, rễ…) đặc biệt là quả chín (còn gọi là đường nho)

– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %)

– Nhóm – OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β

– Nếu nhóm – OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α -, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –

– Nhóm – OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal

Glucozơ có các tính chất của anđehit (do có nhóm chức anđehit – CHO) và ancol đa chức (do có 5 nhóm OH ở vị trí liền kề)

– Với dung dịch nước brom: Glucozo làm mất màu nước brom

– Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:

– Khi có enzim xúc tác ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 0 C, glucozơ bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic:

– Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim

– Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc

– Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)

– Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc)

– Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh.

– Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.

– Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).

Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.

– Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.

Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.

Lưu ý: Không phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc hav phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Để phân biệt glucozo với fructozo dùng dung dịch nước brom.

Phần 2: Bài tập vận dụng

A. Glucozo và Fructozo là đồng phân cấu tạo của nhau.

B. có thể phân biệt Glucozo và Fructozo bằng phản ứng tráng bạc

C. trong dung dịch, glucozo tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.

D. Metyl α-glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.

C. dẫn khí hidro vào dung dịch glucozo đun nóng có Ni làm chất xúc tác, sinh ra sobitol.

C. Na kim loại D. nước Brom

A. ancol etylic, andehit axetic B. glucozo, andehit axetic C. glucozo, etyl axetat D. glucozo, ancol etylic

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

C. phản ứng tráng bạc D. cả 3 phản ứng trên.

B. Tiến hành phản ứng este hóa, xác định số nhóm chức este trong sản phẩm

D. khử hoàn toàn glucozo thành n-hexan.

Câu 10:Đun nóng dung dịch chứa 27gam glucozo với dung dịch AgNO 3/NH 3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:

A. 21,6g B. 10,8g C. 32,4g D. 16,2g

A. 7,65% B. 5% C. 3,5% D. 2,5%

Câu 12: Cho m gam glucozo lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư tạo ra 80g kết tủa. hía trị của m là:

A. 74 B. 54 C. 108 D. 96

Câu 13: Cho m gam glucozo lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa, lọc kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thu được 5g kết tủa.

A. 45 B. 11,25 C. 7,5 D. 22,5

Câu 14: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suấ 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư, thu được 75g kết tủa. giá trị của m là:

A. 75 B. 65 C. 8 D. 55

Câu 15: Một mẫu glucozo có chứa 2% tạp chất được lên men rượu với hiệu suất 45% thì thu được 1 lít ancol 46 o. tính khối lượng mẫu glucozo đã dùng. Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml.

A. 1600gam B. 720gam C. 735gam D. 1632,65gam

lucozo và andehit axetic 2. Glucozo và etanol Glucozo và glixerol

4. Glucozo và axit nitric 5. Glucozo và andehit fomic.

Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả 5 nhóm trên?

Câu 17. Lên men m gam glucozơ (hiệu suất 80%) khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thấy có 40 gam. Lọc tách lấy kết tủa sau đó đun nóng dung dịch nước lọc, lại thấy có thêm 10 gam kết tủa . Xác định m.

A. 54 gam B. 60 gam C. 67,5 gam D. 45 gam.

Cho a gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Khí CO 2 thoát ra được hấp thụ vừa hết bởi 65,57ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) sản phẩm thu được là muối natri hiđrocacbonat. Xác định a.

A. 36 gam B. 45 gam C. 18 gam D. 22,5 gam.

Câu 19. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm -OH ?

tác dụng với dung dịch

C. Cho andehit axetic tác dụng với dung dịch

D. Cho glucozo tác dụng với dung dịch

Một hợp chất hữu cơ X tạp chức có mạch cacbon không phân nhánh và chứa nhóm chức -CH=O và nhóm -OH. Đốt cháy X cháy thu được CO 2 và H 2O với số mol bằng nhau và bằng số mol O 2 đã đốt cháy. Đun nóng 9 gam X với lượng dư Ag 2O/ dung dịch NH 3 cho 10,8gam Ag (hiệu suất 100%) . Vậy công thức cấu tạo đúng của X là:

Cho a gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Khí CO 2 thoát ra được hấp thụ vừa hết bởi 65,57ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22g/ml) sản phẩm thu được là muối natri hiđrocacbonat. Xác định a.

A. 36 gam B. 45 gam C. 18 gam D. 22,5 gam.

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Tính Chất Của Glucozo: Tính Chất Hóa Học, Vật Lí, Cấu Tạo, Điều Chế, Ứng Dụng Chi Tiết Nhất.

Tính chất của Glucozo

Bài giảng: Bài 5: Glucozơ – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 oC (dạng α) và 150 o C (dạng β).

– Dễ tan trong nước.

– Có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, … và nhất là trong quả chín.

– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).

II. Cấu trúc phân tử

Glucozơ có công thức phân tử là C 6H 12O 6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.

1. Dạng mạch hở

Bằng thực nghiệm cho thấy:

– Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

– Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.

– Glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

– Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH 3 COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.

Suy ra công thức phân tử glucozo dạng mạch hở:

CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

Hoặc viết gọn là: CH 2OH[CHOH] 4 CHO

2. Dạng mạch vòng

Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các dữ kiện thực nghiệm khác đều cho thấy hai dạng tinh thể đó ứng với hai dạng cấu trúc vòng khác nhau.

α – glucozơ (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucozơ (≈ 64 %)

– Nếu nhóm -OH đính với C 1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α-, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β-

– Nhóm -OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH- hemiaxetal

Để đơn giản, công thức cấu tạo của glucozơ có thể được viết như sau:

III. Tính chất hóa học

Glucozơ có các tính chất của anđehit và ancol đa chức

1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)

a. Tác dụng với Cu(OH)2

Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozơ hòa tan Cu(OH) 2 cho dung dịch phức đồng – glucozơ có màu xanh lam:

→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH

b. Phản ứng tạo este

Khi tác dụng với anhiđrit axetic, glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử C 6H 7O(OCOCH 3) 5

→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.

2. Tính chất của anđehit

a. Oxi hóa glucozơ

– Với dung dịch AgNO 3 trong NH 3, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc

– Với dung dịch Cu(OH) 2 trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh) Glucozo khử Cu (II) thành Cu (I) tạo kết tủa đỏ gạch Cu 2 O.

– Với dung dịch nước brom:

→ Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO.

b. Khử glucozơ

Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:

3. Phản ứng lên men

Khi có enzim xúc tác, glucozơ bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic:

4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng

Riêng nhóm -OH ở C 1 (-OH hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra metyl glicozit:

Khi nhóm -OH ở C 1 đã chuyển thành nhóm -OCH 3, dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

IV. Điều chế, ứng dụng

1. Điều chế (trong công nghiệp)

– Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim.

– Thủy phân xenlulozơ với xúc tác HCl đặc:

2. Ứng dụng

– Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)

– Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruột phích (thay cho anđehit vì anđehit độc)

V. Fructozo

Là đồng phân của glucozo.

1. Công thức cấu tạo

– Công thức cấu tạo CH 2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CO – CH 2 OH.

– Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh:

2. Tính chất vật lí

– Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần glucozơ.

– Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructozơ (chiếm tới 40 %).

3. Tính chất hóa học

– Fructozơ có tính chất của poliol và của OH – hemiaxetal tương tự glucozơ

– Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit, nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa glucozơ và fructozơ qua trung gian là một enđiol.

* Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng lên men.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Cấu Tạo Máy Thủy Bình, Cấu Tạo Của Máy Thủy Bình

Máy thủy bình là một thiết bị phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay đã có nhiều phát kiến mới trong các thiết bị máy móc để giúp con người thực tối ưu mọi công việc như trước. Cụ thể đối với công tác đo đạc xây dựng- một công việc đòi hỏi tính chính xác cao, nhờ có những chiếc auto level mà những công việc như đo cao, đo xa, đo góc hay đo chênh đều được các người kỹ sư thực hiện vô cùng nhanh chóng với chiếc máy này. Bài viết sẽ nói về cấu tạo máy thủy bình chuẩn xác nhất

Hiện nay, có một số loại Automatic Level đồi mới uy tín như máy đo cao độ Sokkia hay máy đo chênh cao topcon. Các bạn có thể tham khảo và trải nghiệm những tính năng tuyệt vời với giá cực phổ thông.

Cấu tạo của máy thủy bình-tuyệt phẩm trong đo đạc trong bài viết sau

Cấu tạo máy thủy bình được chia làm 5 bộ phận chính

Thân máy thủy chuẩn thường được bao bọc bởi lớp vỏ kim loại vô cùng chắc chắn. Với lớp vỏ này đảm bảo máy được bảo vệ một cách an toàn và bền bỉ theo thời gian. Tại đây, chúng ta cũng có thể nhận biết các hãng máy dễ dàng hơn thông qua màu sắt chủ đạo và hình dáng của từng loại.

Đây là một linh kiện kèm theo không thể thiếu. Bộ phân này sẽ được đặt vào điểm tựa một cách chắc chắn giúp giữ cho máy cân bằng để có thể đo đạc và cho ra những thông số thật chuẩn xác. Bên cạnh đó chiếc mia của máy có chức năng giúp người sử dụng dùng để ngắm điểm cần đo.

Tiếp theo mình sẽ đi vào các chi tiết quan trọng cấu tạo của máy thủy bình bên trong chiếc máy thủy chuẩn là mặt thủy chuẩn. Mặt thủy chuẩn được thế giới quy ước là độ cao trung bình của mặt nước biển. T hiết bị ống thủy, bao gồm bọt thủy tròn dùng để cân máy sơ bộ, còn bọt thủy dài còn lại dùng để cân máy chính xác !

Ông kính được thiết kế để nhắm và đo các điểm bao gồm Vật kính , thị kính, ốc điều quang, kính điều quang.

5. Đế máy Phần đế máy gồm các bộ phận như ốc cân, ốc vi động, ốc hãm và ốc điều chỉnh .

Nguyên lý cấu tạo máy thủy bình

Để có thể đo được chênh cao giữa 2 điểm trên thực địa thì chiếc máy này dựa vào nguyên lý tia ngắm nằm ngang để đọc số trên mia từ đó đưa ra được giá trị chênh cao giữa 2 điểm trên thực địa một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Liên hệ để giải đáp mọi thắc mắc

Bài 2: Cấu Tạo

BÀI 2: CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

1. Cấu tạo

Op-Amps lý tưởng có cấu tạo như hình vẽ

– Khối 2: Tầng khuếch đại trung gian, bao gồm nhiều tầng khuếch đại vi sai mắc nối tiếp nhau tạo nên một mạch khuếch đại có hệ số khuếch đại rất lớn, nhằm tăng độ nhay cho Op-Amps. Trong tẩng này còn có tầng dịch mức DC để đặt mức phân cực DC ở ngõ ra.

– Khối 3: Đây là tầng khuếch đại đệm, tần này nhằm tăng dòng cung cấp ra tải, giảm tổng trở ngõ ra giúp Op-Amps phối hợp dễ dàng với nhiều dạng tải khác nhau.

Op-Amps thực tế vẫn có một số khác biệt so với Op-Amps lý tưởng. Nhưng để dễ dàng trong việc tính toán trên Op-Amps người ta thường tính trên Op-Amps lý tưởng, sau đó dùng các biện pháp bổ chính (bù) giúp Op-Amps thực tế tiệm cận với Op-Amps lý tưởng. Do đó để thuận tiện cho việc trình bày nội dung trong chương này có thể hiểu Op-Amps nói chung là Op-Amps lý tưởng sau đó sẽ thực hiện việc bổ chính sau.

2. Nguyên lý làm việc

Dựa vào ký hiệu của Op-Amps ta có đáp ứng tín hiệu ngõ ra Vo theo các cách đưa tín hiệu ngõ vào như sau:

– Đưa tín hiệu vào ngõ vào đảo, ngõ vào không đảo nối mass: Vout = Av0.V+

– Đưa tín hiệu vào ngõ vào không đảo, ngõ vào đảo nối mass: Vout = Av0.V-

– Đưa tín hiệu vào đổng thời trên hai ngõ vào (tín hiệu vào vi sai so với mass): Vout = Av0.(V+-V-) = Av0.(ΔVin)

Để việc khảo sát mang tính tổng quan, xét trường hợp tín hiệu vào vi sai so với mass (lúc này chỉ cần cho một trong hai ngõ vào nối mass ta sẽ có hai trường hợp kia). Op-Amps có đặc tính truyền đạt như hình sau

Trên đặc tính thể hiện rõ 3 vùng:

– Vùng khuếch đại tuyến tính: trong vùng này điện áp ngõ ra Vo tỉ lệ với tín hiệu ngõ vào theo quan hệ tuyến tính. Nếu sử dụng mạch khuếch đại điện áp vòng hở (Open Loop) thì vùng này chỉ nằm trong một khoảng rất bé.

– Vùng bão hoà dương: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở +Vcc.

– Vùng bão hoà âm: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở -Vcc.

Trong thực tế, người ta rất ít khi sử dụng Op-Amps làm việc ở trạng thái vòng hở vì tuy hệ số khuếch đại áp Av0 rất lớn nhưng tầm điện áp ngõ vào mà Op-Amps khuếch đại tuyến tính là quá bé (khoảng vài chục đến vài trăm micro Volt). Chỉ cần một tín hiệu nhiễu nhỏ hay bị trôi theo nhiệt độ cũng đủ làm điện áp ngõ ra ở ±Vcc. Do đó mạch khuếch đại vòng hở thường chỉ dùng trong các mạch tạo xung, dao động. Muốn làm việc ở chế độ khuếch đại tuyến tính người ta phải thực hiện việc phản hồi âm nhằm giảm hệ số khuếch đại vòng hở Av0 xuống một mức thích hợp. Lúc này vùng làm việc tuyến tính của Op-Amps sẽ rộng ra, Op-Amps làm việc trong chế độ này gọi là trạng thái vòng kín (Close Loop).

3. Nguồn cung cấp

Op-Amps không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải cung cấp một nguồn ổn áp đối xứng ±15VDC, nó có thể làm việc với một nguồn không đối xứng có giá trị thấp hơn (ví dụ như +12VDC và -3VDC) hay thậm chí với một nguồn đơn +12VDC. Tuy nhiên việc thay đổi về cấu trúc nguồn cung cấp cũng làm thay đổi một số tính chất ảnh hưởng đến tính đối xứng của nguồn như Op-amps sẽ không lấy điện áp tham chiếu (reference) là mass mà chọn như hình sau:

Mặc dù nguồn đơn có ưu điểm là đơn giản trong việc cung cấp nguồn cho op-amps nhưng trên thực tế rất nhiều mạch op-amps được sử dụng nguồn đôi đối xứng.

4. Phân cực cho op-amps làm việc với tín hiệu ac

5. Mạch so sánh và Schmitt Trigger

Hai dạng mạch này có một điểm chung là được phân cực để làm việc ở vùng bão hoà. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.

a. Mạch so sánh

Mạch so sánh tận dụng tối đa hệ số khuếch đại vòng hở trong op-amps (tối thiểu khoảng 100 000 lần) và được chế tạo thành những vi mạch chuyên dụng (comparators) như LM339, LM306, LM311, LM393, NE527, TLC372 … Các VI MẠCH NÀY ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ ĐÁP ỨNG RẤT NHANH THEO SỰ THAY ĐỔI CỦA TÍN HIỆU VÀO (Slew rate khoảng vài ngàn volt/microsecond). Tuy nhiên với đáp ứng cực nhanh như vậy đôi lúc dẫn đến những phiền toái, ví dụ trong mạch điện sau

Rõ ràng tín hiệu ngõ ra bị dao động mỗi khi chuyển trạng thái, điều này rất nguy hiểm cho các mạch phía sau. Để khắc phụ nhược điểm trên người ta sử dụng mạch Schmitt Trigger.

b. Mạch Schmitt Trigger

Mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh có phản hồi như hình sau

Lúc này do vin so sánh với tín hiệu ngõ vào v+ là điện thế trên mạch phân áp R4-R2, nên theo sự biến thiên giữa hai mức điện áp của vout, mạch Schmitt Trigger cũng có hai ngưỡng so sánh là VH và VL.

Qua hình trên ta nhận thấy, mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh vin theo hai ngưỡng VH và VL. Khi điện áp vin vượt qua VH thì giá trị của vout là 0V và khi vin thấp hơn VL thì vout sẽ ở +Vcc (nghĩa là có sự đảo pha). Để minh hoạ trực quan cho dạng mạch này người ta thường sử dụng ký hiệu

Mạch Schmitt Trigger còn có một dạng ký hiệu khác ngược chiều với ký hiệu trên khi ta thay đổi cực tính ngõ vào vin, lúc này vin và vout sẽ đồng pha.