Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Da Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Da Mặt Là Gì? Tại Sao Thiếu Collagen Khiến Da Mặt Chảy Xệ

Cấu tạo da mặt

Lớp thượng bì chính là lớp da chúng ta được nhìn thấy và cảm nhận được hàng ngày. Cấu tạo da mặt của lớp thượng bì từ ngoài vào trong gồm 4 lớp:

Tế bào sừng là tế bào nằm trên cùng. Khi các tế bào da được đẩy từ lớp đáy thượng bì lên dần chúng sẽ dần bị dẹt lại, mất nhân và trở thành tế bào chết. Chúng sẽ dần bong ra và được loại bỏ khỏi bề mặt da.

Lớp tế bào dạng hạt

Lớp tế bào dạng hạt sẽ gồm 2-3 lớp. Chúng là những tế bào gai đẩy lên. Do đói, hình dạng chúng trở nên bằng phẳng hơn. Đó là bắt nguồn của tên gọi tế bào dạng hạt.

Lớp tế bào gai

Là lớp tế bào dày nhất trong thượng bì có dạng hình gai. Lớp tế bào gai sẽ có khoảng từ 5- 10 lớp

Lớp đáy thượng bì

Là nơi tập trung những tế bào gốc của da (Stem cell). Stem Cell sẽ liên tục tạo ra các tế bào da mới và đẩy lên phía bề mặt da. Phân bố trên lớp đáy thượng bì da xen kẽ Stem Cell là các Melanocytes. Melanocytes chính là nơi sản sinh ra melanin (tế bào hắc sắc tố). Chúng có tác dụng nhuộm màu các tế bào da. Sau đó các tế bào da này được đẩy dần lên lớp sừng. Màu da chúng ta sáng hay tối sẽ được quyết định bởi các Melanocytes.

Với lớp biểu bì, chúng ta cần quan tâm tới một số quá trình quan trọng diễn ra ở đây như:

Turnover (Quá trình sừng hóa ở da)

Quá trình sừng hóa ở da sẽ bắt đầu từ lớp đáy thượng bì. Các tế bào gốc của da (Stem Cell) sẽ sản sinh ra các tế bào da mới và đẩy dần chúng lên lớp trên cùng. Cuối cùng từ những lớp tế bào da chuyển hóa thành lớp sừng và tự bong khỏi bề mặt da.

Lớp trung bì

Phần trung bì dưới bao gồm nguyên bào gốc – chúng sản sinh ra Collagen và Elastin. Phía trên là những sợi Collagen và Elastin dày đặc và đan xen nhau. Trên phần trung bì dưới là các dây thần kinh và đại thực bào. Trung bì còn là nơi tập trung của các nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi. Ngoài ra, giữa các lớp trung bì được bao phủ bởi lớp màng nhầy. Lớp màng nhầy này có chứa HA (Hyaluronic Acid). Lớp màng nhầy này có chức năng đảm bảo môi trường lý tưởng cho đảm bảo cho chức năng hoạt động của tế bào.

Lớp hạ bì (Lớp mô dưới da)

Lớp hạ bì là phần cuối cùng trong cấu tạo da mặt. Chiếm phần lớn tỷ trọng trong phần hạ bì chính là các mô mỡ. Những mô mỡ này đóng vai trò như một lớp đệm cho phần trung bì. Đồng thời, chúng có chức năng bảo vệ các bó cơ và xương nằm phía dưới. Lớp mỡ của từng người sẽ có sự khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cân nặng và sự tương quan giữa lượng cơ và lượng mỡ.

Collagen là gì?

Collagen được biết tới là một loại Protein. Các Collagen và Elastine tập trung ở lớp trung bì của da. Chúng đóng vai trò như một chất keo giúp liên các tế bào dưới da. Vì vậy, Collagen chính là yếu tố quyết định sự săn chắc của làn da.

Nhìn lại vấn đề về collagen và cấu tạo da mặt

Qua phần tìm hiểu về cấu tạo da mặt chúng ta đã phần nào có cái nhìn tổng quan hơn về da. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy Collagen chính là một thành phần quan trọng quyết định sự đàn hồi của da. Tuy nhiên, qua đó một số câu hỏi cũng được đặt ra: Tại sao không tăng sinh Elastin mà lại là Collagen?

Giải pháp hỗ trợ xương và cơ

Tập thể dục cho cơ mặt kết hợp massage để tăng độ đàn hồi cho cơ.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và protein giúp nuôi dưỡng cơ và xương tốt hơn.

Từ độ tuổi 35 trở đi bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa canxi.

Tắm nắng thường xuyên giúp sản sinh vitamin D – hỗ trợ hấp thụ canxi.

Da Thật Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Và Cách Phân Biệt Thật

Da thật là gì? 

Da thật là loại da tự nhiên và còn được gọi với tên gọi khác là da thuộc. Trên các sản phẩm được làm từ da thật thường ghi thèm các dòng chữ như: 100% Leather, Real Leather, Genuine Leather,… Và dĩ nhiên, để thu được các sản phẩm này thì da tự nhiên cần phải trải qua công đoạn xử lý mang tên “thuộc da”, nó giúp da thêm bền đẹp, không bị mục nát theo thời gian.

ảnh 1: Da thật còn được gọi là da thuộc

Đặc điểm cấu tạo:

Ngoài lớp da thật tự nhiên, trong quá trình sản xuất người ta sẽ tiến hành sơn phủ một lớp sơn để tạo độ bóng cũng như màu sắc cho da. Bạn có thể nhận thấy điều này khi mà các sợi thắt lưng vẫn được giữ nguyên lớp da thô, quan sát sẽ thấy các sợi xơ của da. Da thuộc chính là da của các loài động vật, ban đầu chúng rất dày nên được đưa vào máy xẻ chuyên dụng để tách ra làm 2 lớp như sau:

Lớp ngoài cùng – Grain Split: Lớp này còn được gọi là lớp da cật, da lớp 1 hay da lớp hạt. Đây là lớp da bền bỉ, có kết cấu tốt.

Lớp da trong – Flesh split: Lớp da này còn được gọi là lớp da ruột, da váng hay da lớp 2. Tuy nhiên, đây lại là lớp da có kết cấu kém bền nên chỉ được dùng để thuộc lên các loại da chất lượng như da lộn, da vân nhân tạo,…

Các tên gọi

Real Leather

Genuine Leather

100% Leather

Suede Leather

Có mấy loại da thật?

Hiện nay, người ta thường dựa vào đặc điểm của mỗi loại da để phân loại. Theo đó, có 3 loại da phổ biến như sau:

Da thật nguyên miếng: Phải nói đây chính là loại da “nguyên thủy” nhất vì nó chưa được mài, chưa đánh bóng hay có bất cứ tác động của con người, hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt da được tạo nên bởi các thớ sợi liên kết chặt chẽ với nhau. Có thể nói rằng đây là loại da chất lượng nhất nên đa phần những món đồ nội thất, giày da, túi xách cao cấp thường được làm từ loại da này.

Da thật lột một lớp: Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong sản xuất các sản phẩm cao cấp. Bởi nó có chất lượng tốt chỉ sau loại da thật nguyên miếng. Sở dĩ gọi là da thật một lớp là bởi vì loại da này đã được tách đi 1 lớp nên mỏng và mềm hơn. Hơn nữa, bề mặt da cũng đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt. Nếu dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác lạnh, gần giống như nhựa.

ảnh 2: Da thật nguyên miếng thường được dùng để sản xuất sản phẩm cao cấp

Ưu điểm/Nhược điểm

Ưu điểm:

Da không bị mục nát theo thời gian. Độ bền cao (có thể trên 5 năm).

Bề mặt láng bóng, mềm mại, không bị bong tróc, khả năng chịu lực và tính đàn hồi tốt.

Mang mùi đặc trưng của da tự nhiên, không chứa hóa chất.

Khả năng giữ nhiệt cao.

Hoa văn chân thật, đẹp mắt.

Nhược điểm: 

Quy trình sản xuất công phu, tỉ mỉ.

Giá thành cao.

Không bảo vệ môi trường và động vật hoang dã (ví dụ như da cá sấu, đà điểu, rắn, cá đuối gai độc, sơn dương,… 

Cách bảo quản da thật đúng nhất

Trong quá trình sử dụng da thật, để da luôn bền đẹp bạn nên chú ý một số điểm sau:

Tránh để đồ da ở nơi ẩm thấp, như sàn nhà, trong nhà tắm,… Bởi đây là những nơi khiến đồ da thêm ẩm mốc, khô cứng và nhanh bị hỏng hóc.

Nếu da bị ẩm mốc thì không nên đem đi phơi nắng hoặc dùng máy sấy vì hành động này có thể khiến da bị rạn nứt, khô cứng. Thay vào đó, hãy để da ở nơi thoáng gió để da khô tự nhiên.

Cần cẩn trọng trong việc vệ sinh đồ da để món đồ luôn mới và đẹp mắt.

Cách phân biệt da thật, giả 

Yếu tố so sánh

Da thật

Da giả

Lớp hoa văn trên bề mặt

Các đường vân hoa văn rất đặc trưng cho từng loại động vật. Lớp sần này sẽ hoàn toàn khác nhau ở các vị trí.

Do được in hoặc dập lên nên họa tiết trên da giả thường rất đồng đều nhau, cả về hình dáng lẫn kích thước.

Mặt sau của lớp da

Thông thường, mặt trong của da thật là lớp da lộn rất đặc trưng. 

Các loại da giả lại có mặt sau được gia cố bằng vải hoặc chất liệu tổng hợp khác.

Khối lượng

Nặng

Nhẹ hơn.

Mùi hương

Ở một đẳng cấp cao hơn hẳn, da thật sẽ sở hữu hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng và dễ chịu.

Vì được làm từ chất liệu tổng hợp, nên các sản phẩm giả da sẽ có mùi hóa chất rất đặc trưng và khó có thể loại bỏ.

Phản ứng với nước

Một sản phẩm làm từ da thật, đặc biệt là giày, sẽ hấp thụ một phần hơi ẩm khi bị dính nước, kết quả là phần da đó sẽ bị sạm màu đi, và chỉ trở về màu gốc cho đến khi nó được làm khô hoàn toàn.

Vì được làm từ nhựa nên các sản phẩm giả da sẽ gần như trơ với nước.

Khả năng giữ nhiệt

Cao (mang đến sự ấm áp hơn hẳn các loại da nhân tạo).

Thấp, nhanh chóng nóng lên nhưng cũng nhanh chóng nguội đi.

Giá thành

Đắt.

Thấp hơn da thật, thậm chí chỉ bằng ¼ giá da thật (tùy loại).

Có nên dùng da thật không?

Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Song, nếu xét về sự sang trọng, đẳng cấp, thẩm mỹ thì chúng ta hoàn toàn nên dùng sản phẩm da thật. Tuy nhiên, chỉ nên dùng một số loại da thật như: Da bò, lợn, dê, cừu,… Đừng nên sử dụng da các loại động vật như cá sấu, sơn dương, cá đuối gai độc,… 

Bởi chúng là những loài động vật quý hiếm, không dùng sản phẩm da của những loài động vật này cũng là cách bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chúng ta. Đây cũng là lý do mà các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như Chanel, Gucci,… đã nói không với việc sử dụng nguyên liệu da để sản xuất túi xách, giày dép,…

Ứng dụng của da thật trong cuộc sống

Trong cuộc sống, da thật được ứng dụng rộng rãi. Nhất là trong ngành hàng thời trang thì đây được xem là một trong những nguyên liệu quý giá mang đến sự sang trọng, toát lên thần thái trong thiết kế sản phẩm. Những sản phẩm sử dụng da thật có thể kể đến như:

Nội thất: Ghế sofa, giường ngủ

Đồ thời trang: Túi xách, quần áo, giày dép,…

Phụ kiện thời trang: Vaí, thắt lưng, dây đeo đồng hồ,…

ảnh 4: Mẫu giường của chúng tôi sử dụng da bò thật ở lớp đầu tiên

0 sao (0%) 0 đánh giá

Tụ Điện Là Gì ? Cấu Tạo

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Xin cám ơn !

Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù các hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo ra electron – nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với ắc qui.

Tụ điện có ký hiệu là C viết tắt của Capacitior. Đơn vị của tụ điện là Fara (F), có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: 1µF=10-6 F; 1ηF=10-9 F; 1pF=10-12 F. Các kí hiệu thường thấy trong bảng mạch là:

Vào tháng 10 năm 1745, Ewald Georg von Kleist ở Pomerania nước Đức, phát hiện ra điện tích có thể được lưu trữ bằng cách nối máy phát tĩnh điện cao áp với một đoạn dây qua một bình thủy tinh chứa nước. Tay của Von Kleist và nước đóng vai trò là chất dẫn điện, và bình thủy tinh là chất cách điện (mặc dù các chi tiết ở thời điểm đó được xác nhận là miêu tả chưa đúng). Von Kleist phát hiện thấy khi chạm tay vào dây dẫn thì phát ra một tia lửa điện lớn và sau đó ông cảm thấy rất đau, đau hơn cả khi chạm tay vào máy phát tĩnh điện. Sau đó một năm, nhà vật lý người Hà Lan Pieter van Musschenbroek làm việc tại đại học Leiden, phát minh ra một bình tích điện tương tự, được đặt tên là bình Leyden.

Sau đó Daniel Gralath là người đầu tiên kết hợp nhiều bình tích điện song song với nhau thành một quả “pin” để tăng dung lượng lưu trữ. Benjamin Franklin điều tra chiếc bình Leyden và đi đến kết luận rằng điện tích đã được lưu trữ trên chiếc bình thủy tinh, không phải ở trong nước như những người khác đã giả định. Từ đó, thuật ngữ “battery” hay tiếng việt gọi là “pin” được thông qua. Sau đó, nước được thay bằng các dung dịch hóa điện, bên trong và bên ngoài bình layden được phủ bằng lá kim loại. Để lại một khoảng trống ở miệng để tránh tia lửa điện giữa các lá. Bình layden là bình tích điện đầu tiên có điện dung khoảng 1,11 nF (nano Fara).

Một tụ điện thông thường sẽ có cấu tạo bao gồm:

Tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.

Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy tẩm hóa chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

Tùy thuộc vào chất liệu cách điện ở giữa bản cực thì tụ điện có tên gọi tương ứng. Ví dụ như nếu như lớp cách điện là không khí ta có tụ không khí, là giấy ta có tụ giấy, còn là gốm ta có tụ gốm và nếu là lớp hóa chất thì cho ta tụ hóa.

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc quy nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui. Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều. Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

Tụ điện gốm: loại tụ điện này sẽ được bao bọc bằng một lớp vỏ ceramic, vỏ ngoài của tụ thường bọc keo hay dán màu. Các loại gốm thường được sử dụng trong loại tụ này bao gồm COG, X7R, Z5U,…

Tụ gốm đa lớp: đây là loại tụ điện có nhiều lớp cách điện bằng gốm, thường đáp ứng trong các ứng dụng cao tần và điện áp sẽ cao hơn tu gốm thông thường khoảng 4-5 lần.

Tụ giấy: là loại tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng một lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.

Tụ mica màng mỏng: cấu tạo giữa các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonat, Polyeste, Polystyren (ổn định nhiệt 150 ppm/C)

Tụ bạc – mica: là loại tụ điện mica với bản cực bằng bạc và khá nặng, điện dung của loại tụ này từ vài pF cho đến vài nF. Độ ồn nhiệt thấp và thường được sử dung cho các mạch điện cao tần.

Tụ hóa: là tụ có phân cực (-) (+) và luôn có hình trụ, trên thân tụ sẽ thể hiện giá trị điện dung và thường ở mức 0,47µF đến 4700µF.

Tụ xoay: loại tụ này thường được ứng dụng trong việc xoay hay thay đổi giá trị điện dung.

Tụ lithium ion: có khả năng tích điện một chiều.

Hầu hết tụ hóa là tụ điện phân cực, tức là nó có cực xác định. Khi đấu nối phải đúng cực âm – dương.

Thường trên tụ có kích thước đủ lớn thì cực âm phân biệt bằng dấu – trên vạch màu sáng dọc theo thân tụ, khi tụ mới chưa cắt chân thì chân dài hơn sẽ là cực dương.

Các tụ cỡ nhỏ, tụ dành cho hàn dán SMD thì đánh dấu+ ở cực dương để đảm bảo tính rõ ràng.

Trị số của tụ phân cực vào khoảng 0,47μF – 4.700μF, thường dùng trong các mạch tần số làm việc thấp, dùng lọc nguồn.

Tụ điện không phân cực thì không xác định cực dương âm, như tụ giấy, tụ gốm, tụ mica,… Các tụ có trị số điện dung nhỏ hơn 1 μF thường được sử dụng trong các mạch điện tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu. Các tụ cỡ lớn, từ một vài μF đến cỡ Fara thì dùng trong điện dân dụng (tụ quạt, mô tơ,…) hay dàn tụ bù pha cho lưới điện. Một số tụ hóa không phân cực cũng được chế tạo.

Tụ điện có trị số biến đổi, hay còn gọi tụ xoay (cách gọi theo cấu tạo), là tụ có thể thay đổi giá trị điện dung. Tụ này thường được sử dụng trong kỹ thuật Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài (kênh tần số).

Đó là các tụ có mật độ năng lượng cực cao (supercapacitor) như Tụ điện Li ion (tụ LIC), là tụ phân cực và dùng cho tích điện một chiều. Chúng có thể trữ điện năng cho vài tháng, cấp nguồn thay các pin lưu dữ liệu trong các máy điện tử. Khả năng phóng nạp nhanh và chứa nhiều năng lượng hứa hẹn ứng dụng tụ này trong giao thông để khai thác lại năng lượng hãm phanh (thắng), cung cấp năng lượng đỉnh đột xuất cho ô tô điện, tàu điện, tàu hỏa nhanh,…

Tụ điện MIS: tụ điện được chế tạo theo công nghệ bán dẫn, gồm 3 lớp kim loại – điện môi – chất bán dẫn (metal-isolator-semiconductor), trong đó điện môi là polyme.

Tụ điện trench

Tụ điện gốm (Ceramic): tụ có điện môi chế tạo theo công nghệ gốm.

Tụ điện màng (film): tụ có điện môi là màng plastic (plastic film).

Tụ điện mica: tụ có điện môi là mica (một loại khoáng vật có trong tự nhiên, bóc được thành lá mỏng. Nó khác với tấm polyme quen gọi là mica). Tụ này ổn định cao, tổn hao thấp và thường dùng trong mạch cộng hưởng tần cao.

Tụ hóa: hay tụ điện điện phân (electrolytic capacitor), dùng chất điện phân phù hợp với kim loại dùng làm anode để tạo ra cathode, nhằm đạt được lớp điện môi mỏng và điện dung cao.

Tụ polyme, tụ OS-CON: dùng điện phân là polyme dẫn điện.

Siêu tụ điện (Supercapacitor, Electric double-layer capacitor – EDLS)

Siêu tụ điện Nanoionic: chế tạo theo công nghệ lớp kép nano để đạt mật độ điện dung cực cao.

Siêu tụ điện Li ion (LIC): chế tạo theo công nghệ lớp kép lai để đạt mật độ điện dung siêu cao.

Tụ điện vacuum: điện môi chân không.

Tụ điện biến đổi: tụ thay đổi được điện dung.

Tụ điện tuning: tụ thay đổi dải rộng dùng trong mạch điều hưởng

Tụ điện trim: tụ thay đổi dải hẹp để vi chỉnh

Tụ điện vacuum biến đổi (đã lỗi thời).

Tụ điện ứng dụng đặc biệt:

Tụ điện filter: tụ lọc nhiễu, có một cực là vỏ nối mát, cực còn lại có dạng trụ 2 đầu nối.

Tụ điện motor: tụ dùng để khởi động và tạo từ trường xoay cho motor.

Tụ điện photoflash: tụ dùng cho đèn flash như đèn flash máy ảnh, cần đến phóng điện nhanh.

Dãy tụ điện (network, array): các tụ được nối sẵn thành mảng.

Varicap: điốt bán dẫn làm việc ở chế độ biến dung.

Ngoài ra là các tham số tinh tế, dành cho người thiết kế hay sửa chữa thiết bị chính xác cao: Hệ số biến đổi điện dung theo nhiệt độ, độ trôi điện dung theo thời gian, độ rò điện, dải tần số làm việc, tổn hao điện môi, tiếng ồn,… và thường được nêu trong Catalog của linh kiện.

Vật thể nói chung đều có khả năng tích điện, và khả năng này đặc trưng bởi điện dung C xác định tổng quát qua điện lượng theo biểu thức:

C: điện dung, có đơn vị là farad;

Q: điện lượng, có đơn vị là coulomb, là độ lớn điện tích được tích tụ ở vật thể;

U: điện áp, có đơn vị là voltage, là điện áp ở vật thể khi tích điện.

Trong tụ điện thì điện dung phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức:

Đơn vị của đại lượng điện dung là Fara [F]. Trong thực tế đơn vị Fara là trị số rất lớn, do đó thường dùng các đơn vị đo nhỏ hơn như micro Fara (1µF=10 −6F), nano Fara (1nF=10 −9F), picoFara (1pF=10 −12 F).

Tụ điện được đặc trưng bới thông số điện áp làm việc cao nhất và được ghi rõ trên tụ nếu có kích thước đủ lớn. Đó là giá trị điện áp thường trực rơi trên tụ điện mà nó chịu đựng được. Giá trị điện áp tức thời có thể cao hơn điện áp này một chút, nhưng nếu quá cao, ví dụ bằng 200% định mức, thì lớp điện môi có thể bị đánh thủng, gây chập tụ.

Trước đây giá thành sản xuất tụ điện cao, nên tụ có khá nhiều mức điện áp làm việc: 5V, 10V, 12V, 16V, 24V, 25V, 35V, 42V, 47V, 56V, 100V, 110V, 160V, 180V, 250V, 280V, 300V, 400V…

Ngày nay các dây chuyền lớn sản xuất và cho ra ít cấp điện áp hơn thế:

Tụ hoá: 16V, 25V, 35V, 63V, 100V, 150V, 250V, 400V.

Tụ khác: 63V, 250V, 630V, 1KV.

Các tụ đặc chủng có mức điện áp cao hơn, như 1.5 kV, 4 kV,… và tuỳ vào hãng sản xuất.

Khi thiết kế hoặc sửa chữa mạch, phải chọn tụ có điện áp làm việc cao hơn điện áp mạch cỡ 30% trở lên. Ví dụ trong mạch lọc nguồn 12V thì chọn tụ hóa 16V, chứ không dùng tụ có điện áp làm việc đúng 12V.

Nhiệt độ làm việc của tụ điện thường được hiểu là nhiệt độ ở vùng đặt tụ điện khi mạch điện hoạt động. Tụ điện phải được chọn với nhiệt độ làm việc cao nhất cao hơn nhiệt độ này.

Thông thường nhiệt độ được thiết lập do tiêu tán điện năng biến thành nhiệt của mạch, cộng với nhiệt do môi trường ngoài truyền vào nếu nhiệt độ môi trường cao hơn.

Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại: U tđ = U1 + U2 + U3

Lưu ý: mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải nối với cực dương tụ như sơ đồ dưới:

Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại C = C1 + C2 + C3

Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.

Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương.

Từ phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại tụ điện để được áp dụng vào từng công trình điện riêng, hay nói cách khác nó có nhiều công dung, nhưng có 4 công dụng chính đó là:

Khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả là tác dụng được biết đến nhiều nhất. Nó giống công dụng lưu trữ như ắc-qui. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

Công dụng tụ điện tiếp theo là cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.

Với nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho phép điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.

Công dụng nổi bật thứ 4 là tụ điện có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

Ứng dụng của tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.

Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuyếch đại được sử dụng

Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử

Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,…

Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng

Xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,…

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bếp từ đều được trang bị một tụ điện. Nó không chỉ là một trong năm linh kiện quan trọng nhất trong mỗi thiết bị điện từ. Mà còn là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bo mạch của bếp từ.

Các bạn lưu ý giúp mình đây là bài viết chia sẻ kiến thức, bên mình không kinh doanh mặt hàng này. Xin cám ơn !

Cấu Tạo Của Da Mặt

Nhiều chị em phụ nữ tìm đến các công nghệ, mỹ phẩm đắt tiền để làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu thực chất bạn không hiểu rõ cấu của da mặt, từ đó tìm ra công thức phù hợp với làn da của bản thân thì đừng mong việc làm đẹp có hiệu quả.

Thông thường, cấu tạo chung của da gồm 3 lớp: Biểu bì; Trung bì; Hạ bì.

+ Biểu bì: Đây là lớp được chia làm 4 lớp riêng biệt: Lớp sừng, lớp hạt, lớp đáy và lớp gai. Chỉ có vùng lòng bàn tay và lòng bàn chân có thêm một lớp trong suốt liên kết giữa 2 lớp hạt và lớp sừng. Các phần còn lại không có.

+ Trung bì: Là đơn vị chiếm đại bộ phận của da, nằm ở vị trí ngay bên dưới lớp biểu bì.

Da mặt là phần thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng, không khí và khói bụi. Chính vì vậy tuyến nhờn, tuyến mồ hôi ở vùng mặt thường phát triển rất mạnh. Thêm vào đó, da mặt sẽ phát sinh các loại mụn. Do da mặt có chứa sợi Collagen, Elastin góp phần đàn hồi và săn chắc cho da.

Đến độ tuổi lão hóa collagen và elastin dần suy giảm chức năng và tiêu biến, chính vì vậy da cần được bổ sung dưỡng chất từ sâu bên trong.

Lớp biểu bì bên ngoài làm da trông sáng và mềm mại, nhưng một khi mụn và nếp nhăn xuất hiện thì có nghĩa là lớp trung bì đã có sự thay đổi. Để chống tại chu trình này, bạn cần bổ sung Collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) (đây là 2 yếu tố quan trọng để tạo nên lớp trung bì cho da). Nên lựa chọn sản phẩm làm đẹp có 3 loại dưỡng chất này.

Tư vấn làm đẹp da an toàn

Để hiểu rõ cấu tạo của da mặt và cách chăm sóc da hiệu quả, tốt nhất bạn nên tìm đến bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc da uy tín. Trong đó, Vip Beauty Center – Thuộc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc là một chọn lựa hữu ích cho bạn.

Tại JW, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chỉ rõ cấu tạo, đặc điểm da của bạn. Từ đó, đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp cho từng loại da.

Rất nhiều khách hàng đã tìm đến JW và tìm ra lời giải đáp cho làn da của mình.