Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Của Tai Giữa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Cấu Tạo Của Tai Người

Tai hay hệ thống tiền đình ốc tai là một cơ quan phức tạp, ngoài nhiệm vụ nhận cảm giác âm thanh (phần ốc tai), còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể (phần tiền đình). Về cấu tạo giải phẫu, tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài

Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.

Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.

Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.

Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.

Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

Tai trong

Cấu tạo tai trong bao gồm:

Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.

Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.

Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.

Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tai

Tai được chia ra: Tai ngoài, tai giữa và tai trong

– Tai ngoài gồm: Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, Ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhỉ (có đường kính khoảng 1cm).

– Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm: xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn giữa tai trong (gọi là màng cửa bàu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp xuất 2 bên màng nhĩ được cân bằng

– Tai trong gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm.Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

Chức năng thu nhận sóng âm của tai:

– Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Ốc Tai

Ốc tai có một trụ và từ trụ này có mảnh xoắn xương nhô dính với ống ốc tai ngăn ốc tai ra làm hai phần: phần trên là thang tiền đình và phần dưới là thang nhĩ. Hai thang này chỉ thông nhau ở đỉnh ốc tai, nơi đó gọi là khe xoắn ốc. Từ đáy tới đỉnh dài 5mm và chiều ngang đáy là 9mm. Đỉnh hướng ra trước ngoài. Một phần vòng đáy ốc tai đẩy thành trong hòm như lồi lên tạo nên ụ nhô. Nhìn chung đáy ốc tai nằm đối diện với đáy ống tai trong.

Ụ nhô là một lồi tròn do vòng thứ nhất của ốc tai tạo nên. Trên mặt ụ nhô có những rãnh nhô, rãnh gò nhô, cho các nhánh của đám rối nhĩ thuộc thần kinh nhĩ và nhánh của thần kinh lưỡi hầu nằm.

Cửa sổ ốc tai hay cửa sổ tròn ở sau ụ nhô, được đậy bởi màng nhĩ phụ.

Lồi thần kinh mặt do đoạn 2 của ống thần kinh mặt tạo nên, chạy từ trước ra sau ở phía trên cửa sổ tiền đình, rồi uốn cong xuống thành chính của hòm nhĩ. Lớp xương bọc thần kinh mặt ở đây có thể rất mỏng, nên khi bị viêm tai giữa, thần kinh mặt có thể bị tổn thương.

Lồi ống bán khuyên ngoài nằm phía trên lồi ống thần kinh mặt.

Mỏm hình ốc (mỏm thìa): phía trước trên ụ nhô, có gân cơ căng màng nhĩ thoát ra ở đỉnh chỏm.

Cấu tạo của ốc tai gồm có trụ ốc tai, ống xoắn ốc và mảnh xoắn xương.

Trụ ốc: là một trục xương hình nón, trung tâm ốc tai đi từ đỉnh tới đáy ốc. Đáy trụ tương ứng với đáy ốc tai. Trong lòng trụ có những ống nhỏ chạy dọc để các sợi thần kinh ốc tai đi qua, gọi là các ống dọc của trụ ốc.

Ống xoắn ốc: là một ống dài 30mm, đường kính giảm dần từ đáy cho tới đỉnh, quấn 2 vòng rưỡi quanh trụ ốc tai. Nơi tận hết của ống tạo nên đỉnh ốc tai. Vòng đáy của ống xoắn ốc có một phần nhô vào thành trong hòm nhĩ, tạo thành ụ nhô và có cửa sổ ốc tai thông với hòm nhĩ, có màng nhĩ phụ đậy. Vùng đáy của ống xoắn ốc thông với tiền đình xương và còn có một lỗ mở vào cống ốc tai, cống này dẫn tới một lỗ ở mặt dưới phần đá xương thái dương.

Mảnh xoắn xương: là một mảnh xương mỏng nhô ra từ trụ ốc tai và quấn quanh trụ, theo một đường xoắn ốc (như đường gờ của đinh vít). Mảnh xoắn xương có 2 bờ, một bờ dính vào trụ ốc tai, một bờ tự do nhô vào trong lòng ống xoắn ốc chia dở chừng lòng ống thành 2 tầng: tầng tiền đình ở trên và tầng màng nhĩ ở dưới. Trên người sống, từ bờ tự do của mảnh xoắn xương tới thành ngoài ống xoắn ốc có màng nền ngăn cách tiếp phần còn lại giữa 2 tầng.

Bề rộng của mảnh xoắn xương cũng giảm dần từ đáy tới đỉnh ốc tai. Ở đỉnh ốc tai, mảnh xoắn ốc tận hết một mỏm hình móc gọi là móc mảnh xoắn. Giữa đỉnh ống xoắn ốc và móc mảnh xoắn có một khe hở, gọi là khe xoáy ốc, qua đó tầng tiền đình thông với tầng màng nhĩ. Dọc theo bờ tự do làm thành rãnh của mảnh xoắn xương có một loạt những lỗ rất nhỏ mở vào một loạt ống nhỏ chạy ngang qua bề dày của mảnh xoắn, từ bờ tự do đến bờ dính của mảnh, cho các sợi thần kinh ốc tai đi qua và liên tiếp với các ống dọc của trụ ốc. Dọc theo những điểm chuyển tiếp liên tiếp nhau giữa 2 hệ thống ống ngang và dọc nghĩa là dọc theo bờ dính vào trụ ốc của mảnh xoắn ốc là một ống gọi là ống xoắn trụ ốc để cho các hạch xoắn ốc tai nằm trong.

Mê nhĩ màng hay mê đạo màng là một hệ thống ống và túi màng ngâm trong ngoại dịch chứa đầy nội dịch nằm trong mê đạo xương và nhỏ hơn mê đạo xương rất nhiều. Mê đạo màng bao gồm: mê đạo tiền đình và mê đạo ốc tai.

Mê đạo ốc tai là một ống màng, dài 32cm, nằm trong ống xoắn ốc xương, dọc theo khoảng giữa thành ngoài của ống này và bờ tự do của mảnh xoắn xương. Ống ốc tai màng cũng xoắn 2 vòng rưỡi như ống xoắn ốc xương, bên trong có chứa nội dịch và cùng với mảnh xoắn xương tạo thành một vách kín, chia khoang ngoại dịch ở trong ống xoắn ốc xương thành 2 tầng: tầng tiền đình và tầng màng nhĩ. Trên thiết đồ cắt ngang của ống ốc tai màng có hình tam giác, với 3 thành: thành màng nhĩ, thành tiền đình và thành ngoài.

Thành màng nhĩ của ống ốc tai: chủ yếu là mảnh nền hay màng nền, được cấu tạo bởi những thớ sợi căng từ bờ tự do của mảnh xoắn xương tới thành ngoài ống xoắn ốc. Nằm trên mảnh nền là một loạt các cấu trúc thượng mô dày lên biệt hoá cao độ, tạo nên cơ quan xoắn ốc (cơ quan Corti), nơi nhận cảm thính giác của các sợi thần kinh ốc tai.

Thành ngoài của ống ốc tai: được tạo nên bởi phần dày lên của màng xương ở thành ngoài của ống xoắn ốc, gọi là mào xoắn hay dây chằng xoắn. Phần mào xoắn lồi vào bên trong ống xoắn ốc ở bờ ngoài mảnh nền, gọi là mào nền cho màng nền bám.

Thành tiền đình của ốc tai: được tạo nên bởi 1 màng mỏng đi từ màng xương phủ mảnh xoắn xương tới thành ngoài của ống xoắn ốc, gọi là màng tiền đình.

Nhánh ốc tai chia thành 12 – 14 nhánh nhỏ chạy theo các ống ở trong trụ ốc, cấp máu cho trụ, mảnh xoắn xương và mảnh nền. Các nhánh nhỏ này tạo nên cuộn tiểu động mạch ốc tai. Nhánh tiền đình cấp máu cho soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên. Tĩnh mạch: các nhánh tiền đình đi kèm động mạch và nhận tĩnh mạch xoắn trụ ốc ở nền trụ ốc, tạo nên các tĩnh mạch mê đạo, các tĩnh mạch mê đạo tận hết ở phần sau xoang tĩnh mạch đá trên hoặc trong xoang ngang.

Thần kinh tiền đình ốc tai đi vào ống tai trong thì phân chia thành 2 nhánh chính: phần ốc tai đi đến cơ quan xoắn ốc, đảm nhận chức năng nghe. Phần tiền đình vào các ống bán khuyên, soan nang và cầu nang, đảm nhận chức năng thăng bằng.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa

08/04/2019

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa:  Cấp, bán cấp, mãn tính.Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Hình ảnh: Cấu tạo của tai

                                                          Tai giữa bình thường            Viêm tai giữa ứ dịch

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Tác nhân gây bệnh

Phế cầu

Hemophilusinfluenzae (HI)

Liên cầu khuẩn nhóm A

Tụ cầuvàng

Virus hợp bào hô hấp

    Yếu tố nguy cơ

    Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm

    Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

    Dị ứng

    Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.

    Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down

      Nguyên nhân gây viêm tai giữa

      Rối loạn chức năng vòi nhĩ

      Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang

      Biểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa cấp

      – Đau tai, ù tai giảm thính lực,có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi,hắt hơi, ho

      – Sốt nhẹ hoặc sốt cao

      – Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa

      – Quấy khóc, khó ngủ

      Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

      Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa

      Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ

      Liệt mặt

      Viêm tai xương chũm, cholesteatoma

      Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp

      Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…

      Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

      Chế độ vệ sinh:

      Tai: Nếu chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.

      Mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm

        Chế độ ăn uống

        Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

        Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả

        Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.

          Dùngthuốctheo y lệnh của bác sỹ

          Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

          Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

          Trẻ đau tai tăng lên

          Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.

          Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú

          Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày

          Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

          Làm thế nào để phòng bệnh viêm tai giữa?

          – Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh

          – Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.

          –  Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.

          – Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…

          – Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

          ĐD. Nguyễn Thị Ánh Hồng – Khoa Tai Mũi Họng