Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng Là Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Nêu Cấu Tạo Và Vai Trò Của Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa * ống tiêu hóa : khoang miệng , hầu , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và hậu môn * các tuyến tiêu hóa : tuyến nc bọt , tuyến vị , truyến gan , tuyến tụy , tuyến ruột ,… Nêu vai trò của hệ tiêu hoá đối với cơ thể người?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng CÓ THỂ HẤP THỤ ĐƯỢC để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã ra ngoài .

2.Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá?

-Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng. -Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. -Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. -Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm:

– Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.

– Không chứa tạp chất (kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …)

– Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng)

– Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng;

– Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

3.Nêu khái niệm hệ hô hấp?

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ co2 ra ngoài cơ thể

Quá trình hệ hô hấp gồm những giai đoạn nào?

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: + Sự thở (Sự thông khí ở phổi). + Trao đổi khí ở phổi. + Trao đổi khí ở tế bào

4.Nêu cấu tạo và chức năng của tim? Tim gồm + tâm thất pải +tâm thất trái +tâm nhĩ pải +tâm nhĩ trái + van 2 lá +van 3 lá +van động mạch chủ +động mạch chủ +động mạch phổi +van động mạch phổi + tĩnh mạch chủ trên + tĩnh mạch chủ dưới + vạn động mạch chủ 5.Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? Hệ bài tiết nc tiểu gồm 2 quả thận , ống dẫn nc tiểu , bóng đái và ống đái . 6.Nêu vai trò của hệ bài tiết?

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, …) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

V trò: điều khiển các hđ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể

Bài 48. Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

– Hệ thần kinh được chia tành:

+ Hệ thần kinh vận động: điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan.

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

1. Cung phản xạ sinh dưỡng

– Nhận xét:

+ Trung khu của các phản xạ vận động nằm trong chất xám của tủy sống.

+ Trung khu phản xạ sinh dưỡng nằm trong chất xám của tủy sống và trụ não.

– So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

+ Giống nhau: đều nằm trong chất xám

+ Khác nhau:

– Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …)

2. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

+Phần trung ương: nằm trong não và tủy sống

+ Phần ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh

– Tuy nhiên, giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có sự khác nhau

So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm

Các nhân xám nằm ở sừng bên của tủy sống

Các nhân xám nằm ở trụ não và đoạn cùng của tủy sống

Ngoại biên gồm:

– Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp noron)

– Noron trước hạch (sợi trục có bao mielin)

– Noron sau hạch (không có bao mielin)

– Nằm gần tủy sống, xa cơ quan phụ trách

– Sợi trục ngắn

– Sợi trục dài

– Gần cơ quan phụ trách

– Sợi trục dài

– Sợi trục ngắn

3. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

* So sánh chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ đối giao cảm

– Nhận xét:

+ Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.

+ Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai bộ phân giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ?

* Giống nhau :

– Đều có trung ương là nhân xám

– Điều hoà hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi

* Khác nhau :

– Bộ phận giao cảm :

+ Có trung ương là nhân xám ở sừng bên tuỷ từ đốt sống ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III

+ Chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống hoặc các hạch trước cột sống, xa cơ quan phụ trách

+ Nơron trước hạch có sợi trục ngắn (có bao miêlin), nơron sau hạch có sợi trục dài (không có bao miêlin)

– Bộ phận đối giao cảm :

+ Có trung ương là nhân xám ở trụ não và sừng bên đoạn cùng tuỷ sống.

+ Hạch nằm xa trung ương (gần cơ quan phụ trách)

+ Nơron trước hạch có sợi trục dài (có bao miêlin). Nơron sau hạch có sợi trục ngắn (không có bao miêlin)

Câu 2: Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau : – Lúc huyết áp tăng cao – Lúc hoạt động lao động.

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp ; – Lúc huyết áp tăng cao Áp thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp (có thể giới thiệu học sinh tham khảo hình 48-2 trong bài). – Hoạt động lao động Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là C02 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do :

H+ sẽ kích thích hóa thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến co dãn để cung cấp 02 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Có gì khác nhau giữa đường hướng tâm và đường li tâm của phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng ?

– Điểm giống nhau giữa đường hướng tâm của phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng là đường hướng tâm của phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng đều gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

– Điểm khác nhau giữa đường hướng tâm của phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng là đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng, còn đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 nơ ron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng

Câu 2: Lập bảng so sánh cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng ?

Cung phản xạ vận động

Cung phản xạ sinh dưỡng

Trung khu

Nằm trong chất xám

Nằm trong chất xám, ở sừng bên của tuỷ sống và trụ não

Đường hướng tâm

Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Đường li tâm

Chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng

Gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng

Câu 3: Vì sao gọi là hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

* Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng :

– Gọi là hệ thần kinh vận động vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hoà các cử động của cơ vân và xương, tạo ra sự chuyển động của cơ thể. Đây là những hoạt động có ý thức

– Gọi là hệ thần kinh sinh dưỡng vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hoà các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đây là những hoạt động không có ý thức

* So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng :

– Giống nhau :

+ Đều được cấu taoh từ mô thần kinh bao gồm các nơron và tổ chức thần kinh đệm

+ Đều gồm 2 bộ phận là phần trung ương và phần ngoại biên

+ Đều có vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

– Khác nhau :

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản và các sinh dưỡng. Đó là những hoạt động không có ý thức

Câu 4: Trình bày cấu tạo của phân hệ thần kinh sinh dưỡng ?

– Phân hệ thần kinh sinh dưỡng và phân hệ thần kinh trung ương liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng điều khiển sự hoạt động của cơ thể

– Phần trung ương của phân hệ này nằm ở trụ não và tuỷ sống. Các dây thần kinh của phân hệ thần kinh sinh dưỡng từ trung ương đến thẳng các cơ quan mà phải qua 1 nơi chuyển tiếp gọi là hạch. Các hạch được phân bố đều 2 bên cột sống hoặc bên thành các cơ quan

– Một xung thần kinh đi từ trung ướng đến một cơ quan nào đó phải qua 2 nơron : một nơron từ trung ương đến hạch thần kinh sinh dưỡng (sợi trước hạch) và một nơron từ hạch đó đến cơ quan (sợi sau hạch)

– Các sợi trước hạch có bao miêlin (mầu trắng). Các sợi sau hạch không có bao miêlin (mầu xanh)

Cấu Tạo, Chức Năng Của Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì?

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi, cung cấp cho cơ trơn và tuyến, ảnh hưởng tới các chức năng của cơ quan nội tạng. hệ thần kinh này được điều khiển bởi vùng đồi dưới não.

Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai nhánh đó là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Về vị trí, cấu tạo của 2 hệ này có điểm khác nhau và chức năng của chúng trái ngược nhau. Tuy nhiên, chúng giống nhau trong một cơ sở toàn vẹn, giúp cơ thể người thích nghi với hoạt động sống.

Hệ thần kinh giao cảm

Trung khu của hệ này phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lựng 2 – 3

Được coi là hệ thống chạy và hoạt động

Co mạch để chuyển dòng máu khỏi đường tiêu hóa và da.

Lưu thông adrenaline, kích thích giãn tiểu phế quản, cho phép trao đổi oxy phế nang nhiều hơn.

Giãn đồng tử và cơ mi, cho ánh sáng chiếu vào mắt nhiều hơn và tăng tầm nhìn xa.

Thúc đẩy phản ứng chiến đấu hay chạy, tương ứng với kích thích, tạo năng lượng và ức chế tiêu hóa.

Tăng nhịp tim và co bóp các tế bào tim, tăng cường lưu lượng máu tới cơ xương.

Góp phần giãn mạch vành.

Hệ thần kinh phó giao cảm

Trung khu hệ phó giao cảm phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tuỷ sống

Giảm nhịp tim, giảm lực co bóp các tế bào cơ tim.

Co đồng tử và cơ mi, giúp nhìn gần dễ hơn.

Tăng tiết nước bọt, nước tiểu, tuyến lệ.

Hệ thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa

Co phổi, tiểu phế quản, giãn mạch máu.

Chức năng của hệ thần kinh thực vật

Chức năng chung của hệ thần kinh thực vật là quá trình chuyển hoá vật chất, điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng cũng như của chính hệ thần kinh trung ương.

Còn tùy thuộc vào trạng thái chức năng của các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật có thể tác động điều chỉnh. Xung động truyền tới từ các dây thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động, xung động truyền tới từ dây thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động. Ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật với cơ quan trong trường hợp này gọi là ảnh hưởng điều chỉnh.

Bảng tác động của hệ thần kinh lên các bộ phận cơ thể

Qua bảng trên ta thấy một số vấn đề như sau:

Kích thích giao cảm gây kích lên một số cơ quan này nhưng lại gây ức chế lên một số cơ quan khác.

Kích thích lên một số cơ quan và lại gây ức chế lên một số cơ quan khác

Phần lớn các cơ quan thường do một hệ chi phối

mạnh hơn là do hệ kia.

Một số điều cần lưu ý như sau:

Sự ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ thần kinh này rõ ràng khi con người có thay đổi cảm xúc, thể hiện bởi sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở

Hormone tuyến giáp làm tăng tác dụng của giao cảm.

Stress kích thích hệ giao cảm. Khi hệ thần kinh hưng phấn thì sẽ tăng huyết áp

Vậy ở trên là những điều mà bạn cần biết về hệ thần kinh thực vật. Sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật, rôi loạn thần kinh tim làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Cấu Tạo Và Chức Năng Hệ Thần Kinh Tự Động (Thần Kinh Thực Vật)

Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần:

– Hệ thần kinh động vật: thực hiện chức năng cảm giác và vận động.

– Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi… cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động. Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não.

Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động.

1. Ðặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động

Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần:

– Trung tâm của hệ giao cảm

Hệ giao cảm có 2 trung tâm: trung tâm cao nằm phía sau vùng dưới đồI; trung tâm thấp nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3 (T1 – L3).

Các nơron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại: Hạch giao cảm cạnh sống: xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có: Hạch cổ trên, hạch cổ giữa, hạch cổ dưới (hay hạch sao), các hạch lưng và bụng. Hạch giao cảm trước cột sống: hạch đám rối dương, hạch mạc treo tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới. Từ các hạch này, thân nơron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.

– Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm

Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch: (+) Sợi trước hạch: acetylcholin. (+) Sợi sau hạch: chúng tôi nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin.

– Receptor của hệ giao cảm

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:α noradrenergic receptor, β noradrenergic receptor. Ngoài ra, α còn chia ra α 1 và α 2, β còn chia ra β1 và β 2.

Hình 11.4. Cấu tạo hệ thần kinh tự động

Gồm có: hạch mi, hạch tai, hạch dưới hàm và dưới lưỡi, hạch vòm khẩu cái. Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục.

– Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm: Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là Acetylcholin

– Receptor của hệ phó giao cảm: Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là Cholinergic receptor.

Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

* Muscarinic receptor: chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.

* Nicotinic receptor: chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm cũng như hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế.

3. Chức năng của hệ thần kinh tự động

Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, tần số tim có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ra ngất trong vòng 4 – 5 giây.

4. Các thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự động

a. Thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm

– Thuốc giống giao cảm:Là các chất thuộc nhóm catecholamin:

Adrenalin (epinephrin). Noradrenalin (norepinephrin). Dopamin.

-Thuốc cường giao cảm. Ephedrin: tăng giải phóng norepinephrin. Isoprenalin (Isuprel):

kích thích β. Salbutamol: kích thích β2 ở cơ trơn phế quản. Neosynephrin (phenylephrin):

kích thích α 1.

– Thuốc ức chế giao cảm. Reserpin: giảm dự trữ norepinephrin. Propranolol (Inderal): ức

chế β 1 và β 2. Atenolol (Tenormin): ức chế β1. Prazosin (Minipress): ức chế α 1 .

b. Thuốc ảnh hưởng lên hệ phó giao cảm

-Thuốc cường phó giao cảm: Physostigmin (Eserin). Neostigmin (Prostigmin)

– Thuốc ức chế phó giao cảm: Atropin