Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh Giao Cảm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Hệ Thần Kinh Giao Cảm: Cấu Trúc Và Chức Năng

1. Khái quát về hệ thần kinh giao cảm – SNS

Hệ thần kinh giao cảm (SNS) là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ, bộ phận còn lại là hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thống thần kinh tự chủ có chức năng điều chỉnh các hành động vô thức của cơ thể. Quá trình chính của hệ thần kinh giao cảm là kích thích cơ thể chiến đấu hoặc phản ứng lại.

Tuy nhiên, nó liên tục hoạt động ở mức cơ bản để duy trì cân bằng nội động lực nội môi. Hệ thần kinh SNS được mô tả là đối lập với hệ thần kinh phó giao cảm. Đây là hệ thần kinh kích thích cơ thể “kiếm ăn và sinh sản”. Sau đó là nghỉ ngơi và tiêu hóa.

2. Cấu trúc của hệ thần kinh giao cảm

2.1. Cấu trúc chung

2.2. Một số ngoại lệ

Các tế bào thần kinh hậu hạch của tuyến mồ hôi giải phóng Acetylcholine để kích hoạt các thụ thể muscarinic. Ngoại trừ các vùng da dày, lòng bàn tay và bề mặt bàn chân. Đây là những nơi mà Norepinephrine được giải phóng và hoạt động trên các thụ thể Adrenergic.

Tế bào ưa Crom của tủy thượng thận tương tự như tế bào thần kinh hậu hạch. Tuỷ thượng thận phát triển song song với hệ thần kinh giao cảm và hoạt động như một hạch giao cảm biến đổi. Trong tuyến nội tiết này, tế bào thần kinh tiền hạch tiếp hợp với tế bào ưa Crom. Từ đó kích hoạt giải phóng hai chất dẫn truyền: Về cơ bản là Epinephrine một tỷ lệ nhỏ norepinephrine.

Các dây thần kinh giao cảm sau khi kết thúc trong thận giải phóng Dopamine. Chất này hoạt động trên các thụ thể dopamine D1 của mạch máu để kiểm soát lượng máu mà thận lọc. Dopamine là tiền chất chuyển hóa tức thì của Norepinephrine, nhưng vẫn là một phân tử tín hiệu riêng biệt.

3. Chức năng của hệ thần kinh giao cảm

3.1. Tại mắt

Sự kích hoạt giao cảm làm cho cơ hướng tâm của mống mắt (α1) co lại, dẫn đến giãn đồng tử, cho phép nhiều ánh sáng đi vào hơn. Hơn nữa, cơ thể mi (β2) giãn ra, cho phép cải thiện tầm nhìn xa.

3.2. Tại tim

Hoạt hóa của hệ giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co bóp và tốc độ dẫn truyền. Từ đó cho phép tăng cung lượng tim để cung cấp máu có oxy cho cơ thể.

3.3. Tại phổi

Kích hoạt hệ thần kinh SNS sẽ xảy ra hiện tượng giãn phế quản (thông qua thụ thể β2) và giảm tiết dịch phổi (α1, β2). Từ đó cho phép nhiều luồng không khí qua phổi hơn.

3.4. Dạ dày và ruột

Kích hoạt hệ giao cảm sẽ làm giảm nhu động (α1, β2) và co thắt cơ vòng (α1). Cũng như co bóp túi mật (β2) xảy ra. Từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa để chuyển năng lượng đến các bộ phận khác của cơ thể.

3.5. Tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết

Hệ thần kinh giao cảm tác động đến tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết thông qua 2 thụ thể α1 và α2. Từ đó có tác dụng giảm tiết cả enzym và hormon insulin.

3.6. Bàng quang

Kích hoạt hệ giao cảm có sự giãn của cơ mu bàng quang và sự co thắt của cơ vòng niệu đạo (β2). Từ đó dẫn đến tác dụng giảm bài xuất nước tiểu. Hoạt hóa mạnh hệ giao cảm sẽ gây ứ nước tiểu ở bàng quang và bí tiểu.

3.7. Những tác động của hệ thần kinh giao cảm không đối lập với hệ phó giao cảm

Có sự co thắt mạnh thông qua thụ thể α1 trong các tiểu động mạch của da, nội tạng bụng và thận. Đồng thời co thắt yếu qua thụ thể α1 và β2 trong cơ vân.

Ở gan, tăng phân hủy Glycogen và tăng tân tạo đường (α1 và β2) xảy ra để cho phép glucose có sẵn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tại lá lách, có một sự co lại (α1).

Tuyến mồ hôi và cơ dựng lông (muscarinic) có tác dụng tăng tiết mồ hôi và dựng đứng lông giúp hạ nhiệt cơ thể.

Tủy thượng thận (thụ thể nicotinic) tăng giải phóng epinephrine và norepinephrine để hoạt động ở những nơi khác trong cơ thể.

4. Phôi học hệ thần kinh giao cảm

Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh tự chủ ngoại vi bao gồm cả hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Tất cả phát sinh từ các tế bào mào thần kinh bắt nguồn từ giữa ngoại bì thần kinh và không thần kinh. Chúng tạo thành các nếp gấp lưng thần kinh khi chính các nếp gấp tạo thành ống thần kinh.

5. Những thay đổi sinh lý của hệ thần kinh giao cảm

Lão hóa có nhiều tác động khác nhau đến hệ thần kinh giao cảm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng khi tuổi càng cao thì các chất áp cảm thụ quan của tim giảm và trở nên kém nhạy hơn. Có sự gia tăng bù trừ trong hoạt động của hệ SNS lên tim mạch và giảm hoạt động của hệ phó giao cảm.

Tuy nhiên, cả hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm đối với mống mắt đều giảm khi lão hóa. Điều này phù hợp với sự suy giảm chung của chức năng thần kinh soma ngoại vi.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức cơ bản của nồng độ noradrenaline tăng lên theo tuổi tác dẫn đến hoạt hóa SNS cơ bản cao. Trong khi khả năng phản ứng trở nên giảm khi lão hóa. Sự gia tăng hoạt hóa này đóng một vai trò nào đó, trong số các quá trình bệnh khác, trong cả tăng huyết áp do tuổi tác và suy tim.

6. Ý nghĩa lâm sàng của hệ thần kinh giao cảm

Ý nghĩa lâm sàng của hệ thần kinh giao cảm là rất lớn vì nó ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan.

6.1. U tế bào thần kinh nội tiết

Đây là những khối u phát sinh từ các tế bào ưa Crom có trong tủy thượng thận. Hoặc tế bào cận hạch thần kinh tiết ra một lượng dư thừa Catecholamine (norepinephrine, epinephrine). Do sự giải phóng Catecholamine dư thừa này, các triệu chứng phần lớn là do hoạt hóa giao cảm. Chẳng hạn như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng đường huyết và tăng tiết mồ hôi.

6.2. Rối loạn cương dương

Cương cứng là kết quả của hệ thần kinh phó giao cảm. Ở trạng thái nghỉ ngơi, hệ giao cảm chiếm ưu thế nên dương vật vẫn mềm. Tuy nhiên, nếu các sợi giao cảm của dương vật bị tổn thương thì khả năng cương cứng kéo dài hơn 4 giờ. Được gọi là chứng cương cứng kéo dài. Nó có thể xảy ra và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho dương vật.

Tình trạng này có thể là hậu quả của tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống khi đầu vào giao cảm bị tổn thương. Và tác động phó giao cảm chiếm ưu thế. Mặt khác, thần kinh giao cảm cũng góp phần vào chức năng tình dục bình thường của một người đàn ông. Sự kích thích giao cảm của bộ phận sinh dục nam gây ra sự phóng tinh.

6.3. Bệnh thần kinh do đái tháo đường

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh giao cảm. Sự suy giảm giao cảm này có thể dẫn đến suy giảm lưu lượng máu ở mạch vành cơ tim và giảm sức co bóp của cơ tim.

Bệnh thần kinh do đái tháo đường đóng một vai trò quan trọng trong tỷ lệ mắc và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và týp 2. Đồng thời, nó gây ra rối loạn chức năng của nhiều hệ thống. Bao gồm tim, hệ tiêu hóa, hệ thống sinh dục và chức năng tình dục.

6.4. Các bệnh lý tâm thần

Rối loạn chức năng giao cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm và căng thẳng mãn tính. Trong thời gian ngắn, phản ứng căng thẳng về thể chất của cơ thể có thể hữu ích và giúp tăng cường tập trung tinh thần.

Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, các tín hiệu căng thẳng lan tỏa khắp cơ thể sẽ gây hại đến cơ thể. Bên cạnh việc duy trì cảm giác căng thẳng liên tục về tinh thần, Epinephrine và Cortisol tăng cao còn làm hỏng mạch máu, tăng huyết áp và thúc đẩy sự tích tụ chất béo.

6.5. Hội chứng đau vùng phức hợp

Mặc dù có nhiều dạng lâm sàng khác nhau, CRPS thường biểu hiện như một biến chứng của chấn thương đối với dây thần kinh và / hoặc cơ. Xảy ra sau phẫu thuật (ví dụ như phẫu thuật giải phóng ống cổ tay). Hoặc do vận động quá mức.

6.6. Thủ thuật cắt dây thần kinh giao cảm

Thủ thuật cắt dây thần kinh giao cảm có tên tiếng Anh là Sympathectomy. Sâu bên trong lồng ngực của bạn, một cấu trúc được gọi là chuỗi thần kinh giao cảm chạy lên và xuống dọc theo cột sống của bạn. Nó là một phần của hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm về phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Trong khi phẫu thuật cắt bỏ giao cảm, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt hoặc kẹp chuỗi dây thần kinh này.

Quy trình này được sử dụng để điều trị một tình trạng gọi là chứng tăng tiết mồ hôi hoặc đổ mồ hôi nhiều bất thường. Xảy ở lòng bàn tay, mặt, nách và đôi khi ở bàn chân. Nó cũng được sử dụng để điều trị chứng đỏ mặt, một số tình trạng đau mãn tính và hội chứng Raynaud.

Nói chung, hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm là hai phần chính của hệ thần kinh tự chủ. Chúng tác động lên rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Bất kỳ một rối loạn hoặc tổn thương nào của một trong hai hệ này đều gây ra những bệnh lý nhất định và cần phải được điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Hệ Thần Kinh Giao Cảm Có Tác Dụng Gì?

Về mặt chức năng, có thể phân chia hệ thần kinh thành hai phần là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh động vật có chức năng điều khiển cảm giác và vận động của hệ cơ, xương. Hệ thần kinh thực vật điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, mạch máu, mồ hôi, các hoạt động dinh dưỡng của cơ thể,… Do các hoạt động này được thực hiện một cách tự động, không theo ý muốn chủ quan của con người nên hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.

Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.

Hệ thần kinh giao cảm có trung tâm nằm ở các vị trí:

Trung tâm cao nằm ở phía sau vùng dưới đồi,

Trung tâm thấp nằm ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2.

Từ các trung tâm của hệ giao cảm sẽ phát ra các dây thần kinh giao cảm gọi là sợi trước hạch, chúng đến các hạch giao cảm. Hạch giao cảm chia làm 2 loại là:

Hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch xếp thành chuỗi hai bên cột sống như hạch cổ trên, hạch cổ giữa, hạch cổ dưới.

Hạch lưng và bụng gồm: hạch giao cảm trước cột sống, hạch đám rối dương, hạch mạc trên tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới.

Từ các hạch này, thân nơron sẽ phát các sợi thần kinh đi đến các cơ quan, phần dây thần kinh sau hạch này gọi là sợi sau hạch.

Dây thần kinh giao cảm đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch, do đó, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.

Dây thần kinh giao cảm gồm có sợi trước hạch và sợi sau hạch. Hai sợi này tiết ra các chất trung gian hóa học khác nhau:

Sợi trước hạch sẽ tiết ra chất trung gian hóa học là acetylcholin. Acetylcholin được tổng hợp trong các bào tương sợi trục thần kinh, bên ngoài các bọc nhỏ. Sau đó, acetylcholin được vận chuyển vào trong các bọc, trữ lại nhiều trong các bọc. Acetylcholin có thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ vài giây trong các mô, sau đó bị men phân giải.

Sợi sau hạch tiết ra norepinephdrin (hay còn gọi là noradrenalin). Norepinephrin được tổng hợp ở bào tương dây thần kinh giao cảm phần sau hạch, nhưng được hoàn thành ở bên trong các bọc nhỏ. Ở tủy thượng thận, norepinephrin được chuyển hóa thành epinephrin (adrenalin). Norepinephrin được giải phóng trực tiếp vào mô chỉ có tác dụng trong vài giây, sau đó chúng bị tái nhập và khếch tán vào dịch kẽ. Riêng norepinephrin và epinephrin do tủy thượng thận bài tiết vào máu, tác dụng kéo dài 10-30 giây, sau đó tác dụng giảm dần sau từ một đến vài phút.

Để gây tác dụng lên các cơ quan đáp ứng, các chất trung gian hóa học phải gắn vào các receptor đặc hiệu ở tế bào đáp ứng.

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động đối ngược nhau trên các cơ quan. Sự đối ngược này giúp cho hệ thần kinh thực vật điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng.

Hệ thần kinh giao cảm tác động lên các cơ quan gây ra các hiệu ứng như:

Lên mắt: kích thích giao cảm làm co các sợi cơ tia, gây giãn đồng tử mắt.

Lên các tuyến tiết: kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.

Lên dạ dày- ruột: kích thích giao cảm mạnh gây ức chế nhu động ruột, làm tăng trương lực các cơ thắt tròn, do đó làm giảm sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

Lên tim: làm tăng hoạt động tim, tăng cả nhịp tim lẫn lực co của tim.

Lên mạch máu vòng đại tuần hoàn: phần lớn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu của các tạng trong ở bụng mà mạch của da bị co lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kích thích giao cảm vào receptor bêta gây giãn mạch, nhất là khi đã dùng các thuốc làm liệt tác dụng co mạch của receptor alpha giao cảm.

Lên huyết áp: huyết áp phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Do kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng cả hai yếu tố này nên sẽ làm huyết áp tăng mạnh.

Lên các chức năng khác: nói chung các kích thích giao cảm làm ức chế các ống trong gan, túi mật, niệu quản, bàng quang. Kích thích giao cảm cũng làm ảnh hưởng lên chuyển hóa như làm tăng giải phóng glucose từ gan, tăng glucose máu, tăng phân giải glycogen ở gan và cơ, trương lực cơ, tăng chuyển hóa cơ sở và tăng hoạt động tâm thần.

Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh Thực Vật

Thần kinh thực vật là một thuật ngữ còn khá xa lạ đối với những người không có chuyên môn.

Khi tìm hiểu về bất cứ một vấn đề gì, chúng ta cũng cần nắm rõ khái niệm của nó. Khái niệm, bản chất và chức năng là các phạm trù bao trùm một cách tổng thể nhất.

Thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System) còn có tên gọi khác là là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh thực vật là bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi. Nó cung cấp cho các tuyến và cơ trơn. Do đó, nó ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan nội tạng.

Hệ thần kinh thực vật này chịu sự chi phối của các bộ phận thần kinh hoạt động một cách tự động và trong vô thức. Hệ thống này hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của con người. Nó hoạt động như thần kinh của loài thực vật vậy!

Chức năng của hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thống thần kinh thực vật là một hệ thống kiểm soát các hoạt động vô thức. Bên cạnh đó nó điều chỉnh các chức năng của cơ thể như hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa, tiểu tiện, kích thích tình dục và các phản ứng khác của con người.

Ví dụ như vào buổi tối lúc ta ngủ say, chúng ta không còn ý thức được các hoạt động của cơ thể. Lúc đấy hệ thần kinh thực vật vẫn làm việc một cách chăm chỉ.

Nó giúp tim đập, da tiết mồ hôi, dạ dày co bóp tiêu hóa và phổi hô hấp bình thường… Thần kinh thực vật là một cơ chế hoạt động tuyệt vời. Nó có thể giúp cơ thể sống của chúng ta hoạt động một cách hoàn hảo trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó lại tiết kiệm được năng lượng cho cơ thể và thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết.

Cấu tạo của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ, đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Hai hệ thần kinh này có vị trí, cấu tạo, chức năng khác và trái ngược nhau.

Tưởng chừng như chúng mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất trong một hệ thống cơ sở chung. Cùng nhau giúp cơ thể con người thích nghi được với các hoạt động sống.

Hệ thần kinh giao cảm: (Hệ thống chạy hay chiến đấu)

Hệ thần kinh này có chức năng cụ thể là :

Thúc đẩy các phản ứng chạy hay chiến đấu ở cơ thể, kích thích, ức chế tiêu hóa, tạo ra năng lượng.

Giúp tăng cường dòng máu đến các cơ xương và phổi.

Giúp tăng nhịp tim, co bóp các tế bào tim.

Giúp giãn đồng tử và các cơ mi, tăng tầm nhìn xa cho mắt.

Giúp lưu thông adrenaline và kích thích giãn tiểu phế quản. Bên cạnh đó còn cho phép trao đổi oxy phế nang.

Kích thích cực khoái cho cơ thể.

Hệ thần kinh đối giao cảm: (hệ thống nghỉ ngơi, điều hòa ăn uống, sinh đẻ)

Hệ thần kinh đối giao cảm có chức năng cụ thể là:

Giúp cơ thể tăng tuyến nước bọt, nước tiểu và tuyến lệ.

Giúp co đồng tử và cơ mi, giúp nhìn gần dễ dàng hơn.

Giãn mạch máu, co phổi,…

Giúp giãn cơ thắt ở trong ruột.

Tăng nhẹ tổng hợp glycogen ở trong gan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật hoạt động bình thường hay không một phần do các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Khi con người có những thay đổi về mặt cảm xúc. Nó được thể hiện bởi sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở và ở các cơ quan nội tạng. Đây là lúc mà ảnh hưởng của vỏ não tác động đến hệ thần kinh thực vật rõ ràng nhất.

2. Vai trò của vùng dưới đồi

Trung tâm cao nhất của hệ thần kinh thực vật là vùng dưới đồi. Thần kinh thực vật giúp kích thích phần trước của vùng dưới đồi. Từ đó gây ra các đáp ứng giống kích thích hệ thần kinh đối giao cảm. Và từ đó kích thích phần sau vùng dưới đồi, gây ra các đáp ứng giống kích thích hệ thần kinh giao cảm..

3. Vai trò của hành não, cầu não và não giữa

Nhiều vùng của hành não, não giữa và cầu não có tác dụng điều hòa các chức năng của hệ thần kinh thực vật. Như nhịp tim, huyết áp, co cơ bàng quang,… Các hoạt động chức năng có tính sinh mệnh (hô hấp, nhịp tim, huyết áp) được điều hòa bởi các trung tâm nằm ở phần thấp của thân não.

Các cơ quan của hệ thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng đồng thời bởi 2 cơ chế. Đó đó là trực tiếp của hệ giao cao và gián tiếp của tủy thượng thận thông qua các hormone.

Stress kích thích hệ giao cảm. Khi hệ giao cảm hưng phấn sẽ làm tăng huyết áp, tăng lượng máu tới các cơ. Tuy nhiên lại làm giảm lượng máu tới thận, ống điều hòa, các cơ quan không cần thiết khác.

Nêu Cấu Tạo Và Vai Trò Của Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa * ống tiêu hóa : khoang miệng , hầu , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và hậu môn * các tuyến tiêu hóa : tuyến nc bọt , tuyến vị , truyến gan , tuyến tụy , tuyến ruột ,… Nêu vai trò của hệ tiêu hoá đối với cơ thể người?

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng CÓ THỂ HẤP THỤ ĐƯỢC để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã ra ngoài .

2.Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá?

-Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng. -Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. -Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. -Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm:

– Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.

– Không chứa tạp chất (kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …)

– Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng)

– Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng;

– Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

3.Nêu khái niệm hệ hô hấp?

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ co2 ra ngoài cơ thể

Quá trình hệ hô hấp gồm những giai đoạn nào?

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: + Sự thở (Sự thông khí ở phổi). + Trao đổi khí ở phổi. + Trao đổi khí ở tế bào

4.Nêu cấu tạo và chức năng của tim? Tim gồm + tâm thất pải +tâm thất trái +tâm nhĩ pải +tâm nhĩ trái + van 2 lá +van 3 lá +van động mạch chủ +động mạch chủ +động mạch phổi +van động mạch phổi + tĩnh mạch chủ trên + tĩnh mạch chủ dưới + vạn động mạch chủ 5.Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? Hệ bài tiết nc tiểu gồm 2 quả thận , ống dẫn nc tiểu , bóng đái và ống đái . 6.Nêu vai trò của hệ bài tiết?

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, …) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

V trò: điều khiển các hđ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể