Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cấu Tạo Của Chủ Ngữ Vị Ngữ Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Chủ Ngữ Là Gì? Vị Ngữ, Trạng Ngữ, Bổ Ngữ Là Gì?

Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, là chủ thể của sự việc được nhắc đến trong câu. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị chủ ngữ trong câu.Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì?…

Tuy nhiên, đôi khi tính từ, động từ cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.

Ví dụ:

Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).

Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).

Cây bút mà bạn tặng tôi rất tốt (chủ ngữ trong câu này chính là “Cây bút mà bạn tặng cho tôi” là cụm chủ ngữ, “rất tốt” là vị ngữ. Trong trường hợp này, chủ ngữ là một cụm chủ – vị.

Vị ngữ là gì?

Vị ngữ là là bộ phận chính thứ hai trong câu. Nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất hay đặc điểm của sự vật, sự việc được nêu ở chủ ngữ.

Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc cụm chủ – vị.

Vị ngữ có vai trò trải lời cho câu hỏi: làm gì? Như thế nào? Là gì?…

Ví dụ:

Chú chó đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ trong câu).

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, có chức năng bổ sung thông tin cho câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện…

Trạng ngữ có thể là 1 từ, một cụm từ.

Ví dụ:

Chúng tôi thường xuyên về thăm nhà. ( Thường xuyên là trạng ngữ chỉ thời gian, bổ sung thông tin về tần suất diễn ra sự việc, không phải là ít khi hay hầu như không, mà là “thường xuyên”.)

Với khả năng lập luận sắt bén, luật sư đã chứng minh cho thân chủ mình hoàn toàn trong sạch.

Trạng ngữ trong câu này đóng vai trò bổ ngữ cho chủ ngữ.

Bổ ngữ là gì?

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ. Một số bổ ngữ thường gặp là rất, lắm, quá…

Ví dụ:

Cơn gió này rất mạnh. (Rất là bổ ngữ, làm rõ cho tính từ “mạnh”.)

Định ngữ cũng là thành phần phụ trong câu có chức năng bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ – Vị.

Ví dụ:

Quyển sách quý này đã được lưu truyền từ nhiều đời nay.

Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Là Gì? Cho Ví Dụ?

Làm thế nào để xác định đúng các thành phần trong câu là thắc mắc chung của khá nhiều các bạn học sinh, phụ huynh quan tâm khi hướng dẫn con làm bài tập tiếng Việt lớp 4. Lamsao.vn sẽ giúp chúng ta hiểu đúng và chia sẻ bí kíp xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ là gì rất dễ hiểu trong bài viết này!

Khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì?

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là kiến thức môn tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh cần nắm vững. Dạng bài tập này xuất hiện xuyên suốt từ các bài kiểm tra, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ và trong cả đề thi học sinh giỏi. Vậy nên để đạt được điểm cao, nắm chắc kiến thức này là điều rất cần thiết mà các bạn học sinh và bậc phụ huynh nên hướng dẫn con. 

Chủ ngữ là gì? Ví dụ về chủ ngữ

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất & là thành phần chính trong câu chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. Thông thường, chủ ngữ thường do các danh từ, đại từ  đảm nhiệm, một số trường hợp khác do động từ & tính từ (thuật từ). 

Vị ngữ là gì? Ví dụ vị ngữ

Vị ngữ là bộ phận chính trong câu dùng để nêu rõ hoạt động, đặc điểm, bản chất, tính chất, trạng thái.. của người, sự vật đã được nhắc đến trong câu.

Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ có là là một từ, một cụm từ hoặc có khi là một cụm chủ vị. 

Ví dụ: Mẹ tôi đi chợ… 

Trạng ngữ là gì? Ví dụ minh họa

Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu đảm nhiệm vai trò bổ sung xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. Vậy nên, trạng ngữ thường là các từ chỉ địa điểm, nơi chốn, thời gian, phương tiện, cách thức nhằm bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm trong câu. Chúng được chia thành các loại như sau: 

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Bổ nghĩa nơi chốn diễn ra sự việc được nhắc đến

Trạng ngữ chỉ thời gian: Xác định, làm rõ thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu. 

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:  Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. 

Trạng ngữ chỉ mục đích: Làm rõ mục đích xảy ra sự việc, hiện tượng của câu. 

Trạng ngữ chỉ phương tiện: Nói lên cách thức, phương tiện diễn ra sự việc trong câu nhắc đến. 

Trạng ngữ cũng có thể là một từ, một cụm từ hoặc có thể là cụm chủ vị. 

Ví dụ: Sáng mai, tôi không phải đi học.

Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi. 

Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi (Vị ngữ) trả lời cho câu hỏi Linh là ai. 

Cách nhận biết trạng ngữ: Để xác định đúng trạng ngữ chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?. Đồng thời trạng ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu sẽ được ngăn cách qua dấu phẩy, và có thêm từ nối nếu ở giữa câu. 

Ví dụ: Ngày mai, lớp tôi đi du lịch. Ngày mai (trạng ngữ) trả lời cho câu hỏi khi nào? 

4.7

/

5

(

20

bình chọn

)

Phương Pháp Làm Dạng Bài Về Chủ Ngữ, Vị Ngữ Trong Câu Kể “Ai Làm Gì”

Cô Vân Anh hướng dẫn chuyên đề chủ ngữ – vị ngữ trong câu

Cơ sở lý thuyết về phân tích bộ phận cấu thành câu

Để phần khái niệm cơ bản trở nên dễ hiểu hơn, cô Vân Anh đã tách kiểu câu “Ai làm gì” thành hai bộ phận chính:

Bộ phận : Thường là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ nhân xưng (tôi, ta, chúng ta,…) đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.

Bộ phận “làm gì”: Động từ hoặc cụm động từ chỉ hoạt động, đóng vai trò là vị ngữ trong câu.

Cô Vân Anh cũng đặc biệt nhắc nhở học sinh khi làm bài cần chú ý: trước động từ (vị ngữ) nếu xuất hiện từ “bị”, “được” thì câu đó trở thành câu “Ai thế nào” chứ không phải câu “Ai làm gì”. Trong một số câu, hai từ “bị”, “được” có thể bị rút gọn và ẩn đi. Dấu hiệu câu bị lược là chủ ngữ câu đó không thể tự thực hiện hoạt động được nhắc đến trong câu (câu bị động).

Chẳng hạn: “Cây lược này làm bằng ngà voi”. Ở đây, chủ ngữ trong câu trả lời cho “ai” là “Cây lược này”, vị ngữ là “làm bằng ngà voi”. Thoạt nhìn ta thấy đây là kiểu câu “Ai làm gì” bởi theo sau chủ ngữ là một cụm động từ. Tuy nhiên về mặt nghĩa, “Cây lược” không thể tự làm ra nó, vậy tức là nó “được” làm bởi ai đó: “Cây lược này (được) làm bằng ngà voi”. – kiểu câu “Ai thế nào”.

2. Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết là yêu cầu quan trọng để học sinh trả lời đúng các dạng bài này. Theo đó học sinh cần phân biệt rõ hai bộ phận quan trọng trong cấu trúc câu bao gồm “Ai” – chủ ngữ, “làm gì” – vị ngữ. Để bài tập này trở nên dễ hiểu và dễ xác định hơn, học sinh có thể thực hiện bằng cách tách các từ trong câu, đi trả lời cho câu hỏi “Ai” và “làm gì”.

Ví dụ: Công nhân nhà máy/đang/say sưa/làm việc.

Có học sinh sẽ thắc mắc: Tại sao trong câu xuất hiện động từ chỉ trạng thái “say sưa” nhưng lại không thuộc kiểu câu “Ai thế nào” thì bởi động từ chính trong câu là “làm việc”, còn “say sưa” chỉ là phần bổ nghĩa. Để dễ xác định động từ chính trong câu, ta có thể thử lược bớt từ đó đi, bởi nếu thiếu động từ chính thì câu sẽ không đúng hoặc đủ về mặt ngữ nghĩa nữa. Giả dụ ở đây, ta lược câu thành “Công nhân nhà máy đang say sưa”: rõ ràng người đọc không thể hiểu rốt cuộc công nhân đang say sưa làm gì, vậy câu chưa đủ ngữ nghĩa. Nếu ta lược câu còn “Công nhân nhà máy đang làm việc” thì câu hoàn toàn vẫn đủ nghĩa.

3. Bài tập tìm cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

Để hoàn thành dạng bài tập này, trước tiên học sinh cần tổng hợp lại kiến thức về các cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Đối với kiểu câu “Ai làm gì”, cô Vân Anh đã gợi ý một số kiến thức trọng tâm sau:

Ví dụ: “Bác hàng xóm đang say sưa cắt tỉa những khóm cây trong vườn”.

Bước 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ

Bước 2: Xác định cấu tạo

Video chuyên đề chủ ngữ, vị ngữ của cô Trần Thị Vân Anh thuộc CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020-2021 của HOCMAI là tài liệu hữu ích để phụ huynh tham khảo bổ trợ cho con, giúp con tự tin hơn khi bắt gặp các nội dung bài tập này. Quý phụ huynh có thể đăng ký tham gia chương trình để nhận bài giảng Tiếng Việt miễn phí, giúp con nắm vững kiến thức, giải quyết các bài tập đơn giản, hiệu quả hơn.

Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.

Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.

Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Chủ Ngữ Giả It, There. Cấu Trúc Và Cách Dùng

Chủ ngữ giả nằm ở vị trí đầu câu, đảm nhiệm chức năng như 1 chủ ngữ thật của câu.

IT có thể làm chủ ngữ trước động từ TO BE hoặc dùng như 1 đại từ để thay thế cho danh từ được nhắc đến trước đó. Khi đó chúng ta xem IT là chủ ngữ giả.

Ví dụ: It is very funny to watch this cartoon movie. (Xem phim hoạt hình này thật vui)

Ví dụ: This is my computer. It is new. (Đây là cái máy tính của tôi. Nó mới đó) (It thay thế cho my computer)

Ví dụ: It is boring to learn Literature. (Học văn thật là chán)

Ví dụ: It is interesting to walk under the rain. (Thật là thú vị khi đi bộ dưới mưa)

Ví dụ: It is funny that I talk to Anna. (Thật là vui vẻ khi nói chuyện với Anna)

Ví dụ: It is annoying that they speak too loudly. (Thật bực bội khi mà họ nói chuyện to như thế)

Ví dụ: I find it difficult to follow this map. (Tôi thấy đi theo cái bản đồ này thật là khó)

= I find that it is difficult to follow this map

Các tính từ sau đây được sử dụng trong cấu trúc này:

Reasonable (hợp lý)

Desirable (mong muốn)

Essential (thiết yếu)

Crucial (quan trọng)

Urgent (khẩn cấp)

Significant (có ý nghĩa)

Required (yêu cầu)

Vital (quan trọng)

Recommended (giới thiệu)

Suggested (đề nghị)

Necessary (cần thiết)

Advised (khuyên)

Imperative (mệnh lệnh)

(In)appropriate (thích hợp)

Important (quan trọng)

Ví dụ: It is necessary that we should play sports to strengthen our health. (Điều cần thiết là chúng ta nên chơi thể thao để tăng cường sức khỏe)

Ví dụ: It was recommened that we should eat Chinese food at this restaurant. (Chúng ta được giới thiệu là nên ăn đồ ăn Trung Hoa tại nhà hàng này)

It + be / seem + a / an + Noun / Noun clause

Một số danh từ được dùng là: good thing (điều tốt), shame (sự đáng tiếc), relief (sự nhẹ nhõm), mercy (sự may mắn, sung sướng), waste of…(sự phung phí), nuisance (sự phiền toái, rắc rối),…

Ví dụ: It is a shame that the ball missed the goal (Thật là đáng tiếc khi quả bóng đã bỏ lỡ khung thành)

Ví dụ: It is a waste of time helping him. (Thật là phí thời gian giúp đỡ anh ấy)

Chủ ngữ giả IT còn được dùng trong các trường hợp sau:

Giới thiệu bản thân khi nói chuyện điện thoại: Hi, It’s Tom. (Xin chào. Là Tom đây)

Diễn tả thời gian, nhiệt độ, thời tiết, khoảng cách

Ví dụ: It’s 8 o’clock. (Giờ là 8 giờ)

Ví dụ: It’s Friday. (Nay là thứ 6)

Ví dụ: It is about 500 miles from here to the post office. (Từ đây đến bưu điện khảng 500 dặm)

Chủ ngữ giả THERE được dùng khi:

Sử dụng với mục đích diễn tả số và lượng

Ví dụ: There are 4 people in my family. (Gia đình tôi có 4 người)

Ví dụ: There is a bridge near my house. (Có 1 cây cầu ở gần nhà tôi)

Sử dụng để giới thiệu vị trí, nói về vật hoặc ở đâu.

Ví dụ: There are many colorful flowers in our garden. (Có rất nhiều bông hoa màu sắc trong khu vườn của chúng ta)

Ví dụ: There used to be a convenient store at the corner of this street. (Từng có 1 cái cửa hàng tiện lợi ngay góc đường này)

Dùng để chỉ lượng khi đi kèm với các đại từ bất định.

There + be + đại từ bất định / các từ chỉ lượng + (for somebody) + to do something

Đại từ bất định: nothing, something,…

Các từ chỉ lượng: a lot of, several, some,…

Ví dụ: I’m very hungry but there is nothing to eat. (Tôi đang rất đói bụng nhưng không có gì để ăn cả)

Ví dụ: There are some missions for us to do. (Có một vài nhiệm vụ chúng ta phải làm)

Điền it / there thích hợp vào chỗ trống

1) chúng tôi 5pm and I’m cooking dinner.

2) chúng tôi a puppy outside. ………..looks very cute.

3) chúng tôi some difficult exercises in the test. I couldn’t do well.

4) chúng tôi Saturday. chúng tôi a festival this weekend. Do you want to join with us?

5) chúng tôi so hot today. I’m going swimming this afternoon.

6) chúng tôi any changes? I think ……. will be a good idea to mix 2 colors for our painting.

7) I find……….boring to read a novel.

8) chúng tôi some problems to face up with.

9) (on the phone). Hello. chúng tôi Julie.

10) I have got a new mobile phone. chúng tôi my graduation day present from my parents.

1) It 2) There / It 3) There 4) It / There 5) It

6) there / it 7) it 8) There 9) It 10) It