Amidan Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Amidan Bình Thường
--- Bài mới hơn ---
Amidan là gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Amidan (tên gọi khác là tuyến hạnh nhân) có tên tiếng anh là Tonsils. Đây là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu và ở ngay 2 bên thành họng.
Cơ quan này là một phần của hệ bạch huyết và có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể. Mỗi amidan sẽ bao gồm một mô tương tự hạch bạch huyết, được bao phủ bởi một lớp niêm mạc hồng. Các hố đi qua lớp niêm mạc này được gọi là crypts.
Nếu mở miệng rộng, bạn có thể nhìn thấy một phần của amidan, đó là các mô mềm nằm ở hai bên thành họng và ngay sau miệng.
Cấu tạo của amidan
Sau khi giải đáp được vấn đề amidan là gì, hãy tìm hiểu cấu tạo của cơ quan này. Nếu giải phẫu amidan bạn có thể nhận thấy nó có cấu tạo 3 lớp từ phía ngoài vào bên trong, cụ thể:
- Biểu mô phủ: nằm trên bề mặt của amidan, giữ vai trò bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt bộ phận này.
- Mô liên kết: bên dưới lớp biểu mô phủ là một lớp mô liên kết mỏng giàu mạch máu có nhiệm vụ nuôi dưỡng amidan
- Hạng bạch huyết: nằm ở lớp trong cùng và cũng là bộ phận quan trọng nhất của cơ quan này. Nó có tác dụng tiết ra các kháng thể tự nhiên Immunoglobulin để cơ thể chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó, amidan còn có cấu tạo gồm 4 khối nằm bao quanh cửa hầu và xếp thành vòng kín và có tên khác là vòng bạch huyết quanh hầu:
Amidan vòm (AV)
Amidan vòm là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể. Nó có khối hình tam giác nằm tại vòm họng và có thể phát triển theo thành sau của họng mũi. Vị trí của amidan vòm là cửa ngõ ra vào của hầu họng và không được bao phủ bởi một lớp biểu mô phía trên. Vì vậy khối amidan rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.
Amidan vòi
Amidan vòm gồm 2 phần chia đều 2 bên trái – phải quanh lỗ vòi tai và ngay phía dưới vòi Eustache. Đây là khối có rất ít tổ chức lympho, vì vậy nó thường không được chú ý nhiều. Đây là khối có rất ít tổ chức lympho, vì vậy nó thường không được chú ý nhiều.
Amidan khẩu cái
Cấu tạo gồm 2 khối hình ô van có màu hồng với kích thước to nhỏ khác nhau dựa vào độ tuổi. Đây còn là khối amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Khi chiếu đèn vào vòm họng, đây là bộ phận duy nhất của amidan mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
Amidan lưỡi
Bộ phận này có vị trí nằm ở đáy lưỡi và là nơi tập trung ít tế bào lympho nhất nên ít được chú ý trong vòng bạch huyết Waldayer. Vòng Waldayer hình thành trong thai kỳ và phát triển đầy đủ nhất khi trẻ ra đời. Vì vậy khối amidan phát triển nhanh về khối lượng từ 1 – 2 tuổi và đạt đỉnh từ 4 – 7 tuổi, càng trưởng thành sẽ càng teo dần.
Chức năng của amidan
Amidan có tác dụng lớn trong việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Tác dụng chính của bộ phận này là tiết ra các lympho bào và kháng thể (là các protein) để giúp cơ thể xác định và chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Ngoài ra amidan còn chứa các loại tế bào bạch cầu có lợi như:
- Tế bào B: giúp sản xuất kháng thể chống lại bệnh cúm, nhiễm trùng, viêm phổi do liên cầu khuẩn và các tình trạng viêm nhiễm khác.
- Tế bào T: tiêu diệt tế bào nhiễm virus để giúp cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại một số tác nhân truyền nhiễm.
Trong cấu tạo của amidan, khối amidan vòm được xem là bộ phận nhận diện vi khuẩn và tạo kháng thể để tiêu diệt hại khuẩn xâm nhập nhiều lần.
Những kháng thể được tạo ra tại amidan vòm được nhân lên và phân bố ở các cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên nó tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng.
Từ đó, cơ thể sẽ có hệ miễn dịch tại chỗ để chống lại sự tái xâm nhập của vi khuẩn có hại. Vì vậy, amidan đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Các bệnh lý amidan thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể hư tổn và mắc bệnh lý về amidan. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về những căn bệnh này để sớm nhận biết và có hướng điều trị kịp thời
Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng khối amidan bị hại khẩn tấn công gây nhiễm trùng, sưng tấy và phì đại. Các triệu chứng điển hình gồm: ho, đau họng, nhai nuốt khó khăn, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao trên 39 độ C . Phía trên amidan xuất hiện mủ dưới dạng đốm trắng. Dựa trên thời gian và triệu chứng, chuyên gia chia bệnh ra làm 2 giai đoạn:
- Viêm amidan cấp tính: Tình trạng xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Các triệu chứng khởi phát ồ ạt và có thể biến mất trong vài ngày.
- Viêm amidan mãn tính: Tình trạng amidan bị nhiễm trùng trong thời gian dài nhưng không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần. Bệnh gồm 3 thể: viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ và viêm amidan xơ teo.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, ổ áp xe,… Nghiêm trọng hơn là các tình trạng nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, thấp tim,…
Áp xe peritonsillar
Bệnh có tên gọi khác là Quinsy, xảy ra khi khối áp xe phát triển cạnh amidan. Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe peritonsillar là do nhiễm khuẩn. Hiện tượng này chỉ phát triển một bên, có thể theo sau một đợt viêm hoặc tự phát sinh. Một bên amidan bị ảnh hưởng sẽ sưng to và có nhiều dấu hiệu bất thường.
Khi khối áp xe bên cạnh amidan ngày càng lớn và hình thành mủ, peritonsillar thường bị đẩy về đường giữa, gây ra đau đớn và mệt mỏi toàn thân. Biện pháp phổ biến để điều trị Quinsy là kháng sinh, tuy nhiên người bệnh nên kết hợp các thủ thuật y tế khác nhằm dẫn lưu mủ ra ngoài.
Ung thư amidan
Ung thư amidan bắt nguồn từ các tế bào trong amidan và xảy ra nhiều nhất ở amidan khẩu cái. Hầu hết các trường hợp đều là ung thư biểu mô tế bào gai, phát sinh từ các mô niêm mạc miệng, ngoài ra còn có thể xuất hiện u lympho amidan (ung thư hệ thống miễn dịch).
Ung thư amidan sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu người bệnh không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Để bảo vệ amidan tránh khỏi những tổn thương từ hại khuẩn, bạn hãy chú ý:
- Đeo khẩu trang và bảo vệ cổ họng cẩn thận khi ra đường.
- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng dễ gây kích ứng đến niêm mạc amidan.
- Chăm chỉ tập thể thao, xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối loãng súc miệng hằng ngày
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm.
--- Bài cũ hơn ---