Top 7 # Xem Nhiều Nhất 4 Nhóm Lợi Ích Của Statin Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Comforttinhdauthom.com

Lợi Ích Và Tác Hại Của Statin Chữa Rối Loạn Mỡ Máu

Statin thuộc một trong bốn nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có tác dụng hạ mỡ máu (cholesterol). Nhóm thuốc này được dùng phổ biến hiện nay, tuy vậy, thuốc có một số tác dụng không mong muốn cần lưu ý.

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu hoặc tăng cholesterol là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và có xu hướng ngày càng tăng rối loạn mỡ máu là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch tai biến mạch máu não bệnh mạch vành

Mỡ máu có dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid. Rối loạn mỡ máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể.

Ưu điểm của statin

Tất cả các statin (atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin…) đều có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu rất hiệu quả, đặc biệt là cholesterol tỷ trọng thấp (LDL- C) là loại cholesterol xấu, có khả năng làm xơ vữa động mạch Các statin ức chế sinh tổng hợp cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan, qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu, kết quả cuối cùng của các quá trình hóa sinh này là giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương.

Ngoài hiệu quả làm giảm cholesterol, một số tác giả cho rằng các statin có tác dụng cải thiện rối loạn chức năng nội mạc, tăng độ khả dụng sinh học của nitric oxid (NO), chống ôxy hóa, ức chế các đáp ứng viêm và ổn định mảng xơ vữa động mạch (tác dụng đa hướng), cho nên các statin cũng có vai trò trong dự phòng tiên phát bệnh mạch vành ở người tăng cholesterol máu.

Tác dụng bất lợi của statin

Khi dùng các statin người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy táo bón đầy hơi đau bụng và buồn nôn Các tác dụng phụ này gặp ở 5% bệnh nhân dùng thuốc trong đó 4 – 9% bệnh nhân bị đau đầu 3 – 5% bệnh nhân thấy chóng mặt có 1 – 2% bệnh nhân bị nhìn mờ, 1-2% bị mất ngủ suy nhược. Một số người thấy đau cơ đau khớp Có 2% bệnh nhân kết quả chức năng gan tăng hơn 3 lần bình thường, nhưng không có triệu chứng và bệnh nhân sẽ hồi phục chức năng gan khi ngừng thuốc.

Ngoài việc gây ra các tác dụng không mong muốn trên nhóm statin còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng với liều cao. Mới đây, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị đưa các thuốc statin vào diện cần kiểm soát, bởi vì, khi dùng liều cao atorvastatin, simvastatin với các chất ức chế đồng phân P450 như kháng sinh nhóm macrolid (clarythromycin, erythromycin) hoặc nhóm ức chế protease kháng HIV (lopinavir, ritonavir, saquinavir) hoặc loại thuốc kháng nấm phổ rộng itraconazol có thể gây đau cơ tiêu cơ vân Ngoài ra, cảnh báo về các tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng thuốc thuộc nhóm statin là có khả năng thuốc làm gia tăng lượng đường trong máu, tăng HbA1c (Hemoglobin- Hb là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển ôxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu. HbA1c chiếm đa phần ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu) gây bệnh đái tháo đường týp 2 (tỷ lệ khoảng 9-13%).

Người sử dụng thuốc statin cần lưu ý

Trước khi dùng thuốc nên kiểm tra men gan và mỡ máu lúc đói (buổi sáng chưa ăn uống gì), nếu có tăng men gan hoặc đường máu cần báo cho bác sĩ biết lúc đi khám bệnh. Nếu bình thường, trong đợt điều trị statin, cần kiểm tra lại, nếu thấy men gan đường máu tăng, trước tiên phải ngừng dùng thuốc, sau đó báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có cách khắc phục. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn chuẩn, ít cholesterol trước khi uống thuốc và phải tiếp tục duy trì chế độ ăn này trong suốt thời gian điều trị. Vì tổng hợp cholesterol ở gan xảy ra chủ yếu vào ban đêm nên dùng thuốc vào buổi tối sẽ làm tăng hiệu lực của thuốc.

Để dùng thuốc có hiệu quả người bệnh cần ăn kiêng mỡ, lòng, phủ tạng động vật. Không nên ăn các loại thịt đỏ (trâu, bò, chó…) và tôm vì chúng chứa nhiều cholesterol Cần vận động cơ thể bằng mọi hình thức tùy theo sức khỏe điều kiện và tuổi tác của mỗi người.

Lợi Ích Của Việc Học Nhóm

Khác với thời học phổ thông, khi lên đại học cao đẳng, việc học nhóm, làm bài tập nhóm luôn được các thầy cô giáo thực hiện thường xuyên. Điểm của nhóm được tính chung cho tất cả các thành viên, vì vậy làm thế nào để học nhóm có thể thu được kết quả tốt? Học nhóm không đơn giản chỉ là học giỏi, rất nhiều bạn sinh viên học một mình rất giỏi nhưng lại ngược lại với học nhóm.

Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu điểm mạnh của mình

Không phải ai cũng là một người hiểu biết về mọi mặt, có người giỏi ở môn học này, có người lại giỏi ở môn kia. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm. Học nhóm sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh yếu của mình, với những người học cùng bạn, mọi kiến thức đều sẽ được chỉ ra. Ngoài ra mỗi người có một cách ghi chép bài khác nhau, bạn có thể tham khảo được nhiều điều hay ho về cách viết bài của họ, từ đó giúp bạn có được cách học tập tốt hơn.

Rèn luyện tính trách nhiệm

Học nhóm, làm bài tập nhóm chính là một kết quả chung đánh giá. Việc học nhóm muốn hiệu quả sẽ thường đặt ra các luật và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ như: Chiều chủ nhật hàng tuần là ngày học nhóm, các bạn sẽ đến nhà của một bạn cùng làm bài tập, yêu cầu tất cả đều đã làm hết bài tập của phần này… Như vậy, nếu bạn đến tham dự học nhóm mà bản thân bạn không làm bài tập hay trang bị đủ kiến thức yêu cầu cho buổi học thì sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Học nhóm giúp tạo động lực học cân bằng cho các thành viên trong nhóm.

Tăng khả năng tư duy, phản biện

Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn về các kiến thức mà nếu học có thể bạn sẽ bỏ qua.

Tạo cho mình một khoảng thời gian học tập cố định, tăng khả năng tập trung, có động lực học

Thông thường sinh viên là vậy, à mà không chỉ sinh viên, mọi người học luôn cố gắng tìm cách để cho cái “sự lười lên ngôi”, mất tập trung vào các thứ khác. Đơn giản như này, bạn dự định chiều nay sẽ ngồi học về chương A, khi gần đến giờ học bạn lại thấy nên cần đi pha một ly trà nóng, sau đó đọc một cuốn truyện, rồi lại lướt Facebook một tẹo rồi học cũng được. Cũng chính vì vậy, bạn lại một lần nữa đẩy xa cái kế hoạch học tập ban đầu.

Học nhóm thì khác, học nhóm luôn tạo một tiềm thức trong đầu cho bạn là mọi người sẽ cùng đến học như mình. Khi mà tạo nên một suy nghĩ về sự cân bằng, tại sao mọi người học mà mình lại không? Vì vậy bạn sẽ có trách nhiệm tự giác và tập trung hơn trong khi học nhóm.

Học nhóm còn tăng sự ganh đua trong học tập, đưa bạn đến một mức giới hạn mong muốn. Đơn giản như việc: Tại sao bạn học A lại giỏi hơn mình? Tại sao bạn học B lại có điểm cao hơn mình?

======================================================

Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp gia sư giỏi dạy kèm tại nhà trong suốt 15 năm qua, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh, gia sư Đức Minh tiếp tục vẫn là địa chỉ trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Liên hệ trung tâm gia sư Đức Minh để được tư vấn tìm gia sư giỏi dạy kèm tiếng nhật tại nhà theo yêu cầu môn học, trình độ.

Phụ huynh liên hệ: 02473022666 – DĐ: 0913876686 – 0965876686

Gia sư liên hệ: 0968042289 – 01234090588

Email: giasusuphamducminh@gmail.com

Có Biểu Hiện Của “Lợi Ích Nhóm” ​

Sáng 21-5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã báo cáo Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp này. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.463 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Có biểu hiện của “lợi ích nhóm”

Đáng chú ý, về quản lý đất đai, cử tri và cho rằng công tác quản lý đất đai của một số địa phương chưa chặt chẽ, các dự án quy hoạch chưa được công khai, việc thu hồi đất thiếu minh bạch; công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng chuyển nhượng, giao dịch đất, đầu cơ “đẩy giá” đất tràn lan đang gây bất ổn ở một số địa phương.

Tại các địa phương dự kiến xây dựng đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, có thời điểm đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng, giao dịch đất tràn lan, đầu cơ, “đẩy giá” đất gây bất ổn tại địa phương. Nhiều người dân khiếu nại về việc thu hồi đất, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi triển khai Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm… Cùng với nạn “cát tặc” chưa được xử lý, cử tri và nhân dân cho rằng, những vụ việc trên xảy ra trong thời gian dài mà không được xử lý triệt để là có dấu hiệu của sự bao che, tiếp tay của một số cán bộ ở địa phương, là biểu hiện của “lợi ích nhóm” và đề nghị cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh.

Về phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí và thực hành tiết kiệm, cử tri và nhân dân tiếp tục thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý nghiêm, không có “vùng cấm”, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp, cán bộ đương chức hay cán bộ đã nghỉ hưu.

Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Nhưng cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng lãng phí vẫn xảy ra trong một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, trong quản lý đất công; nhiều “dự án treo”, công trình, dự án lớn chưa đảm bảo chất lượng, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.

Tuy nhiên, việc làm trái các quy định về công tác cán bộ, thực hiện bổ nhiệm sai quy trình, thiếu tiêu chuẩn còn tồn tại ở một số ngành, địa phương. Cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt hơn đối với việc kiểm tra, rà soát công tác cán bộ trong cả nước; xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, công khai để Nhân dân biết và giám sát.

Cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa XII) để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn tới; chú trọng việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm các sai phạm.

PHAN THẢO

Nhận Diện ”Lợi Ích Nhóm”, ”Nhóm Lợi Ích” Và Biện Pháp Phòng, Chống

Quá trình chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta chủ trương: “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm…; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm chính sách, pháp luật”. Việc nhận diện “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” để có những biện pháp phòng, chống tác hại của nó trở nên cấp thiết và là đòi hỏi khách quan.

Theo nguyên nghĩa, “lợi ích nhóm” là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó. Xét về mục đích và tính chất, “lợi ích nhóm” có thể phân chia thành hai loại: “Lợi ích nhóm” tích cực và “lợi ích nhóm” tiêu cực. “Lợi ích nhóm” theo hướng tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhóm người.

Trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, nhóm người có đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau, việc hình thành lợi ích nhóm là một nhu cầu khách quan, tự nhiên, tạo động lực thúc đẩy hoạt động. “Lợi ích nhóm” tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp, phù hợp, không mâu thuẫn với lợi ích của dân tộc, quốc gia, hướng tới và hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. “Lợi ích nhóm” theo hướng tiêu cực là lợi ích cục bộ của những đơn vị, địa phương, của những nhóm người, xung đột, mâu thuẫn và gây thiệt hại lợi ích chung của nhân dân, của xã hội và quốc gia, dân tộc, cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội, làm suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước…

“Lợi ích nhóm” tiêu cực, lúc đầu là lợi ích cục bộ của đơn vị, địa phương không được kiểm soát, ngăn chặn phát triển thành “lợi ích nhóm” tiêu cực của những nhóm ít hơn, cấu kết với nhau để cùng hưởng lợi ích bất chính. Sự cấu kết của một bộ phận cán bộ, công chức có chức, có quyền, thoái hóa, biến chất với các đơn vị kinh tế, các thành phần ngoài xã hội hỗ trợ nhau nhằm trục lợi, thu vén lợi ích cá nhân.

“Lợi ích nhóm” tiêu cực luôn gắn với hành vi tham nhũng của những người có chức, có quyền; nghĩa là gắn với quyền lực nhà nước tạo nên “nhóm lợi ích” tiêu cực ở cấp độ cao hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, chi phối các cá nhân có thẩm quyền, ảnh hưởng đến cả các chủ trương, chính sách, quyết định của chính quyền, vì thế tính chất nguy hiểm đối với xã hội càng cao hơn. Sự cấu kết, lôi kéo những người có chức, có quyền bằng vật chất ngày càng chặt chẽ, khép kín, đủ sức lũng đoạn từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn, từ kinh tế đến chính trị. Lợi dụng chính sách, pháp luật, nhân danh lợi ích xã hội, quy định của pháp luật để trục lợi. Dưới danh nghĩa lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia để giành giật, chiếm đoạt lợi ích vật chất, danh tiếng, quyền lực cho bản thân và gia đình mà không thèm đếm xỉa đến lợi ích của nhân dân, quốc gia, dân tộc… Nó được tổ chức chặt chẽ, thủ tục hợp pháp, rất khó phát hiện.

“Nhóm lợi ích” là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận, hoặc chính sách của chính phủ. Khi xét về mục đích và tính chất, đều có thể phân chia chúng thành “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tích cực, hợp pháp, hoặc “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực, bất hợp pháp. “Lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tích cực luôn là lợi ích chính đáng, hợp pháp, nên chính là bộ phận của lợi ích xã hội, dân tộc và quốc gia. Còn “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực, thì cần phải đấu tranh, ngăn chặn.

“Lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực mà Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đang quan tâm, lên án chính là trở lực lớn trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, làm méo mó chính sách, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và xã hội. “Lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực cũng đang làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và làm đảo lộn những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội. Hiện tượng đó gây bất bình trong quần chúng nhân dân, tạo cơ hội để các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.

Nếu không nhận diện và có những biện pháp phòng, chống kịp thời, “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực sẽ trở thành nguy cơ gây mất ổn định chính trị, đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã sớm nhận rõ mặt tích cực và tiêu cực, nêu cao quyết tâm chính trị trong khuyến khích mặt tích cực, đấu tranh chống tiêu cực trong “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” ở Việt Nam. Đảng, Nhà nước luôn nhất quán phải “chặt đứt nhóm lợi ích thao túng hưởng lợi trên tài sản công quốc gia”(*); “không có vùng cấm”, phải luôn kiên quyết, kiên trì tiến hành từng bước, làm một cách bài bản, khoa học, không nóng vội, chủ quan.

Hiện nay, “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực hiện diện ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, nhất là trong thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Nó được biểu hiện dưới các dạng như: Tạo quan hệ với cấp trên, cơ quan có thẩm quyền, hối lộ dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án… có lợi cho đơn vị, địa phương và cho chính mình.

Trong thực tế đã có nhiều nhà thầu, doanh nghiệp tạo quan hệ, móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền, hứa hẹn chiết khấu phần trăm “hoa hồng” cao cho chủ đầu tư để tranh giành các dự án béo bở trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhằm mục đích kiếm lợi, hưởng “hoa hồng” mà không tính đến hiệu quả đầu tư, lợi ích của nhân dân.

Trong lĩnh vực bố trí cán bộ thì họ liên kết, móc ngoặc với nhau để người “cầu” thì được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân, hoặc cho người thân trong gia đình, còn người “cung” (có quyền) thì được hưởng lợi từ các quyết định bất minh đó. Những người bị lôi kéo, móc nối hình thành “nhóm lợi ích” thường là những người có chức, có quyền, thoái hóa, biến chất, thu vén cá nhân, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân và gia đình mình. Cùng nằm trong nhóm này là một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất thuộc các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra… khiến cho “nhóm lợi ích” càng có vỏ bọc dày, khó bị phát hiện…

Thực trạng trên đòi hỏi cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở và mỗi người dân, đồng thời khắc phục ngay những sơ hở, lỗ hổng về cơ chế, chính sách trong quản lý, điều hành trong đấu tranh, xử lý tiêu cực của “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” hiện nay.

Muốn tạo ra hiệu quả trong phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực, chúng tôi cho rằng các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về cuộc đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân nhận thức đúng đắn yêu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực. Cần phải thấy rõ việc tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta. Cần tích cực phát hiện, nhận diện những đặc điểm, biểu hiện và thấy rõ những tác hại của “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực ở nước ta hiện nay, đồng thời phải phân biệt rõ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” ở Việt Nam, để từ đó nâng cao trách nhiệm, củng cố quyết tâm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, xây dựng và thực hiện những biện pháp hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực.

Ba là, tập trung chỉ đạo, làm tốt và làm thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực trọng điểm như quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý tài sản công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực trong chính các cơ quan kiểm tra, thanh tra. Đồng thời, tích cực giám sát, phát hiện, triệt tiêu các biểu hiện móc nối, hình thành “nhóm lợi ích” giữa các đối tượng phải thanh tra, kiểm tra với một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, từ đó mới có thể chống được hiện tượng che chắn khuyết điểm, làm nhẹ tội, chạy tội của các đối tượng này.

Bốn là, xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện; cần phải có biện pháp kiên quyết, nghiêm minh đối với những người dính líu vào tiêu cực “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, bất kể ở chức vụ nào, thời điểm nào. Những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nơi xảy ra tiêu cực “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” phải chịu trách nhiệm liên đới và cần được xử lý thỏa đáng, đúng quy định của pháp luật. Cần phải luật hóa để tiến tới kiên quyết tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; xử lý nghiêm những người bao che tham nhũng, hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác.

Năm là, cần phải gắn đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực, với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu từ trong Đảng, xây dựng hình ảnh mẫu mực về Đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành quy định, chính sách để khuyến khích các cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; đồng thời có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; biểu dương và nhân rộng những tấm gương, điển hình về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Nhận diện rõ “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực trong xã hội hiện nay. Đó không chỉ là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội mà còn là trách nhiệm của các tầng lớp nhân nhân nhằm xóa bỏ lực cản lớn trong xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

(*) Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Tổng kết công tác tài chính-ngân sách năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018” (http://baochinhphu.vn), ngày 8-1-2018.