Đề Xuất 3/2023 # Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phục hồi chức năng nhằm tạo điều kiện phục hồi sau khi có tình trạng mất chức năng. Tình trạng mất chức năng có thể do gãy xương, cắt cụt, đột qụy hoặc các bệnh lý thần kinh khác, viêm khớp, suy tim, hoặc bất động kéo dài (sau một số bệnh lý hoặc sau phẫu thuật). Phục hồi chức năng bao gồm

Đối với một số bệnh nhân, mục tiêu là phục hồi chức năng về mức độ hoàn toàn, không hạn chế; trong khi đối với những bệnh nhân khác, mục tiêu là giúp họ tự chủ một cách nhiều nhất trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ADLs). Kết quả phục hồi phụ thuộc vào bản chất của tổn thương và động lực của bệnh nhân. Tiến trình phục hồi có thể diễn ra chậm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân cơ lực yếu hoặc bệnh nhân có động lực tập luyện kém.

Quá trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu ngày từ giai đoạn cấp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Các bệnh viện hoặc các đơn vị phục hồi chức năng thường đưa ra các liệu trình điều trị chuyên sâu và tích cực; các liệu trình này nên được cân nhắc đưa ra với những bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt, chịu phối hợp và dung nạp được với những liệu pháp điều trị tích cực (thường là, ≥ 3 giờ / ngày). Nhiều viện dưỡng lão có những chương trình chăm sóc ít tích cực hơn (thường từ 1 đến 3 giờ/ ngày, 5 ngày/tuần), nhưng kéo dài hơn, do đó, nó phù hợp hơn cho những bệnh nhân ít khả năng chịu đựng hơn (bệnh nhân yếu hoặc cao tuổi). Các chương trình phục hồi chức năng ít đa dạng với thời lượng ít hơn tỏ ra thích hợp hơn trong môi trường điều trị ngoại trú, hoặc tại nhà, và do đó phù hợp với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, chương trình phục hồi chức năng ngoại trú có thể tương đối chuyên sâu (vài giờ/ngày, 5 ngày/tuần).

Phương pháp tiếp cận đa chiều là phương pháp tốt nhất, vì tình trạng khuyết tật có thể dẫn tới nhiều vấn đề (trầm cảm, thiếu động lực trong phục hồi các khiếm khuyết, các vấn đề tài chính). Vì vậy, bệnh nhân có thể cần tư vấn tâm lý và nhận giúp đỡ từ các nhân viên xã hội hoặc các bác sĩ tâm lý. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có thể cần sự giúp đỡ trong việc học cách điều chỉnh lối sống theo tình trạng tàn tật của bệnh nhân, và làm thế nào để giúp đỡ bệnh nhân.

Giới thiệu

Để bắt đầu liệu trình phục hồi chức năng chuẩn, bác sĩ phải viết giấy giới thiệu/đơn thuốc tới bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, bác sĩ trị liệu, hoặc trung tâm phục hồi chức năng. Giấy chuyển/đơn thuốc nên nêu rõ chẩn đoán và mục tiêu điều trị. Chẩn đoán có thể nêu cụ thể tổn thương (ví dụ, sau đột quỵ bán cầu não trái, di chứng liệt nửa người phải) hoặc mô tả về mặt chức năng (Yếu do nằm lâu). Các mục tiêu nên cụ thể nhất có thể (ví dụ:, tập luyện sử dụng chi giả, tối đa hóa cơ lực và sức bền tổng thể). Đôi khi có những hướng dẫn mơ hồ (ví dụ như đánh giá và điều trị phục hồi chức năng) được chấp nhận, nhưng chúng không giúp ích tốt nhất cho bệnh nhân, và có thể bị từ chối với yêu cầu hướng dẫn cụ thể hơn. Các bác sĩ không quen với việc viết giấy chuyển tới chuyên khoa phục hồi chức năng có thể hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Mục tiêu điều trị

Đánh giá ban đầu đặt ra những mục tiêu cho phục hồi vận động và các chức năng cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, bao gồm tự chăm sóc bản thân (chải đầu, tắm, mặc quần áo, ăn uống, đi vệ sinh), nấu nướng, dọn dẹp, mua sắm, quản lý thuốc, quản lý tài chính, sử dụng điện thoại và du lịch. Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng và đội ngũ phục hồi chức năng xác định những hoạt động nào có thể đạt được và những gì là cần thiết để bệnh nhân có thể độc lập trong cuộc sống. Các mục tiêu giúp cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ được bổ sung sau khi đã có sự tối ưu hóa chức năng cho các hoat động sinh hoạt thường ngày.

Tốc độ cải thiện có sự khác biệt giữa các bệnh nhân. Có những liệu trình chỉ kéo dài vài tuần; một số liệu trình khác có thể kéo dài hơn. Một số bệnh nhân đã hoàn thành liệu trình ban đầu vẫn cần những liệu trình bổ sung.

Các vấn đề giữa bệnh nhân và người chăm sóc

Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình là một phần quan trọng của quá trình phục hồi chức năng, đặc biệt khi bệnh nhân được tái hòa nhập cộng đồng. Thông thường, điều dưỡng là người chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục này. Bệnh nhân được dạy làm thế nào để duy trì các chức năng mới hồi phục và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ tai nạn (ngã, vết cắt, bỏng) và các thương tật thứ cấp. Các thành viên trong gia đình được dạy làm thế nào để giúp đỡ bệnh nhân càng tự chủ càng tốt, nhằm tránh tình trạng chăm sóc bệnh nhân quá mức (dẫn tới làm giảm chức năng và tăng phụ thuộc), hoặc bỏ mặc các nhu cầu chính của bệnh nhân (dẫn đến cảm giác bị chối bỏ, có thể gây ra trầm cảm hoặc gây ảnh hưởng tới các chức năng thực thể).

Sự hỗ trợ tinh thần đến từ các thành viên trong gia đình và bạn bè là cần thiết. Sự hỗ trợ này có thể dưới nhiều hình thức. Hỗ trợ tinh thần và tư vấn từ các đồng nghiệp hoặc từ các cố vấn tôn giáo là không thể thiếu đối với một số bệnh nhân.

Phục hồi chức năng lão khoa

Các bệnh lý cần phục hồi chức năng (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gãy xương chậu, cắt cụt chi) khá phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi. Người cao tuổi cũng dễ có tình trạng mất chức năng trước khi xảy ra các biến cố cấp tính đòi hỏi phải phục hồi chức năng.

Người cao tuổi, dù có tình trạng suy giảm nhận thức, vẫn có thể hưởng lợi từ việc phục hồi chức năng. Tuổi tác không phải là lý do để trì hoãn hoặc từ chối việc phục hồi chức năng. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể hồi phục chậm hơn bởi sự suy giảm khả năng thích nghi khi môi trường thay đổi, do

Hoạt động thể lực

Thiếu sức chịu đựng

Trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ

Giảm cơ lực, mức độ vận động khớp, khả năng phối hợp và sự nhanh nhậy

Mất khả năng thăng bằng

Nên có các chương trình phục hồi chức năng thiết kế riêng cho người cao tuổi bởi vì người cao tuổi thường có các mục tiêu điều trị khác nhau, ít đòi hỏi phục hồi chức năng chuyên sâu, đồng thời họ cần nhiều loại hình chăm sóc hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Trong các chương trình phục hồi chức năng theo lứa tuổi, những bệnh nhân cao tuổi thường ít khi so sánh tiến trình của mình hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, và do đó ít khi nản lòng hơn. Nhờ đó, các yếu tố xã hội nghề nghiệp trong công tác chăm sóc sau khi ra viện có thể được triển khai dễ dàng hơn. Một số chương trình được thiết kế cho các tình huống lâm sàng cụ thể (như phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ xương chậu); những bệnh nhân có tình trạng tương tự có thể cùng hướng tới mục tiêu chung bằng cách khuyến khích lẫn nhau và tăng cường tập luyện phục hồi chức năng.

Dụng Cụ Phục Hồi Chức Năng

Successfully reported this slideshow.

, Bs phục hồi chức năng at Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên

Published on

Dụng cụ trong phục hồi chức năng

1. 1 DỤNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG PHCN TS. Phạm Văn Minh

2. 2 1. DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH VÀ THAY THẾ

3. 3 NẸP CHI TRÊN

4. 4 Nẹp bất động cổ tay Chỉ định – Bong gân cổ tay – Gãy xương thuyền cổ tay – Hội chứng ống xương cổ tay – Viêm đa khớp dạng thấp

5. 5 Nẹp bất động ngón tay cái Chỉ định Bong gân khớp bàn ngón – Liệt thần kinh giữa – Thoái hoá khớp bàn tay – Viêm gân- bao hoạt dịch – Bệnh lý về gân (De Quervain)

6. 6 Nẹp nghỉ ở tư thế gấp gan bàn tay Mô tả -Cổ tay duỗi 20,30° -Khớp bàn ngón và các ngón tay gấp từ 15- 30° – Các ngón tay không được quá chặt Chỉ định – Viêm đa khớp dạng thấp – Thoái hoá khớp – Liệt nửa người

7. 7 Nẹp cố định ở tư thế gấp bàn tay (Sau phẫu thuật tổn thương gân gấp bàn tay) Mô tả – Cổ tay gấp 30-40° – Khớp bàn ngón gấp 80-90°, – Khớp liên ngón duỗi hoàn toàn Chỉ định – Hạn chế vận động duỗi ngón tay để tránh kéo lên các đường khâu – Nẹp được mang trong 45 ngày

8. 8 Nẹp cố định ở tư thế duỗi bàn tay (Sau phẫu thuật tổn thương gân duỗi bàn tay) Chỉ định – Hạn chế vận động gấp ngón tay để tránh kéo lên các đường khâu – Nẹp được mang trong 45 ngày

9. 9 Nẹp vận động gấp bàn tay (Tổn thương gân gấp bàn tay) Chỉ định – Phục hồi tầm vận động gấp của khớp sau cứng khớp – Sau khâu nối gân gấp của một hay nhiều ngón

10. 10 Nẹp vận động duỗi bàn tay (Tổn thương gân duỗi bàn tay) Chỉ định – Phục hồi tầm vận động duỗi của khớp sau cứng khớp – Sau khâu nối gân duỗi của một hay nhiều ngón

11. 11 La poignée USB Nẹp cố định khớp khuỷu Chỉ định – Sau phẫu thuật – Chấn thương – Khớp không ổn định Nẹp vận động khớp khuỷu Chỉ định – Cứng khớp – Gãy xuơng – Sau phẫu thuật

13. 13 NẸP CỔ VÀ THÂN MÌNH

14. 14 Nẹp cổ Chỉ định – Sau phẫu thuật gãy đốt sống cổ – Chấn thương đốt sống cổ – Đau đốt sống cổ, các bệnh thuộc đốt sống cổ

15. 15 Nẹp MinerveNẹp Minerve Chỉ định Tổn thương cột sống cổ do căn nguyên như: – Cột sống cổ không vững do chấn thương – Thấp khớp đốt sống cổ – Cố định sau phẫu thuật

16. 16 Áo nẹp nâng đỡ (Áo nẹp bất động vùng cột sống lưng-thắt lưng hoặc thắt lưng) Chỉ định Tổn thương cột sống do căn nguyên như: – Thấp khớp (thoái hoá) – Chấn thương (lún xẹp, gãy xương) – Chỉnh hình (trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm) – Viêm (viêm đốt sống – đĩa đệm)

17. 1717 Áo nẹp 2 mảnh (Áo có 2 mảnh trước và sau tạo thuận lợi cho những bệnh nhân phải nằm liệt giường) Chỉ định Tổn thương cột sống do căn nguyên như: – Chấn thương (gãy xương vững, sau phẫu thuật) – Thấp khớp – Nhiễm trùng – U cột sống

18. 18 Áo nẹp nắn chỉnh gù cột sống Chỉ định – Gù cột sống lưng và lưng-thắt lưng – Lún xẹp cột sống ổn định

19. 19 Hinh1 Áo nẹp MILWAUKEE Áo nẹp BOSTON Áo nẹp CHÊNEAUCHÊNEAU Áo nẹp nắn chỉnh vẹo cột sống

20. 20 Áo nẹpÁo nẹp ChêneauChêneauChỉ định VCS ngực (đỉnh D8 trỏ xuống), ngực-thắt lưng, thắt lưng hay vẹo đôi

21. 21 Lực nắn chỉnh 3 điểm Áo nẹp ChêneauÁo nẹp Chêneau Áo nẹp 3 mảnhÁo nẹp 3 mảnh

23. 23 Nẹp ngồiNẹp ngồi Chỉ định – Bệnh cơ (Duchenne) – Thần kinh (liệt tứ chi, bại não)

24. 24 Chẩn đoán – Chấn thương sọ não – Liệt cứng – Biến dạng chi dưới – Biến dạng cột sống – Không có khả năng ngồi Giải pháp – Hai nẹp dài (KAFO) – Nẹp ghế trợ giúp ngồi – Có thể thêm chỗ đỡ đầu và đặt bàn chân

25. 25 Chẩn đoán – Liệt mềm tứ chi – Biến dạng chi trên – Không có khả năng ngồi – Biến dạng cột sống

26. 26 NẹpNẹp đứngđứng

27. 27 NẸP CHI DƯỚI

28. 28 Chẩn đoán Di chứng bàn chân rủ chân P sau sốt bại liệt Chân P ngắn hơn chân T 2,5 cm Nẹp dưới gối (AFO)

29. 29 Chẩn đoán Bàn chân khoèo trên BN tật nứt đốt sống vùng thắt lưng Trước điều trị BN với nẹp AFO Nẹp AFO Sau 13 tháng ĐT

30. 30 Nẹp trên gối (KAFO) Chẩn đoán Di chứng liệt chân T sau sốt bại liệt Chân T ngắn hơn chân P 2,5 cm

31. 31 Nẹp trên và dưới gối

32. 32 Chẩn đoán Thiếu chiều dài xương đùi chân P sau viêm tuỷ xương Chân P ngắn hơn chân T 11 cm

33. 33 Chẩn đoán Biến dạng bẩm sinh chân P Chân P ngắn hơn chân T 15 cm

34. 34 Chẩn đoán Biến dạng bẩm sinh chân P Chân P ngắn hơn chân T 20 cm

36. 36 TAY GIẢ THẨM MỸ VÀ CHỨC NĂNG

40. 40 CHÂN GIẢ

41. 41 CHÂN GIẢ DƯỚI GỐI

42. 42 CHÂN GIẢ THÁO KHỚP GỐI

43. 43 CHÂN GIẢ THÁO KHỚP HÁNG

44. 44 2. DỤNG CỤ TRỢ GIÚP ĐI

49. 49 3. DỤNG CỤ TRỢ GIÚP NGỒI, ĐỨNG VÀ DI CHUYỂN

59. 59 4. DỤNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

75. 75 Kenny Easterday (Mỹ)

77. 77 Nick Vujicic (Australia)

81. 81 XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

Phục Hồi Chức Năng Là Gì?

Khiếm khuyết là tình trạng bất thường, thiếu hụt hay mất về cấu trúc, tâm lý hoặc chức năng sinh lý của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do bệnh, thương tật hay tai nạn gây nên.

Ví dụ: một trẻ sinh ra có tật bàn chân khoèo (bất thường bẩm sinh), một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường (bất thường mắc phải) làm giảm khả năng nhìn, một trẻ bẩm sinh bị thiếu hai tay (thiếu hụt bẩm sinh), một người bị tai nạn phải cắt cụt 1/3 giữa đùi phải (mất cấu trúc) làm giảm chức năng đi lại, trẻ bị câm điếc, trẻ chậm phát triển tâm thần, trẻ chậm phát triển trí tuệ do bệnh Down…

Hình 2.1. Dị tật bàn chân khoèo (trái), thiếu hụt tay (phải).

Giảm khả năng là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không thể thực hiện được một hoạt động nào đó (so với người bình thường) do khiếm khuyết gây nên.

Ví dụ: người bị suy tim làm giảm khả năng hoạt động thể lực, người bị cụt một hoặc cả hai chân làm giảm khả năng di chuyển. Trẻ chậm phát triển tâm thần dẫn đến khó khăn về học. Trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, ăn uống, nói. Người bị đục thủy tinh thể dẫn đến giảm thị lực sẽ khó khăn trong việc đi lại, hoạt động.

Ngày 17/06/2010, Quốc hội ban hành Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12, theo đó: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Trong đó người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Tàn tật là tình trạng người bệnh bị giảm hoặc không tự thực hiện được vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng, mà phải phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tại do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng gây nên.

Đối chiếu với định nghĩa người khuyết tật của Luật Người khuyết tật Việt Nam thì người tàn tật là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

Một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng nhưng họ vẫn có thể tự mình tồn tại trong cộng đồng mà không phải lệ thuộc vào người khác thì người đó không phải là người tàn tật. Nếu một người có khiếm khuyết hoặc giảm khả năng mà không thể tự mình tồn tại được trong cộng đồng như những người cùng giới, cùng tuổi, cùng hoàn cảnh, người đó phải lệ thuộc một phần hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào người khác để tồn tại thì được coi là người tàn tật.

– Phân loại theo tổn thương về cấu trúc:

+ Khuyết tật do rối loạn tâm thần, bao gồm cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ví dụ: người bệnh tâm thần, trẻ em bị bại não.

+ Khuyết tật về thể chất bao gồm:

. Khuyết tật do rối loạn vận động: liệt nửa người do đột qụy não, liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống, các tổn thương thần kinh ngoại biên gây liệt.

. Khuyết tật do rối loạn cảm giác: người khó khăn về nhìn do tổn thương thị giác, người khó khăn về nghe và nói, người mất cảm giác do bị bệnh hủi.

. Khuyết tật do tổn thương các cơ quan nội tạng: người bị suy tim mạn tính, người bị suy thận mạn tính, người bị xơ gan.

+ Đa khuyết tật: một người có hai khuyết tật trở lên là đa khuyết tật. Người bị đột quỵ não gây liệt nửa người kèm rối loạn ngôn ngữ. Người bị liệt hai chi dưới kèm suy thận mạn tính do biến chứng viêm thận – bể thận mạn tính. Trẻ chậm phát triển trí tuệ kèm rối loạn vận động do bị bại não, bị bệnh Down…

– Phân loại theo tổn thương chức năng (cách phân loại này thường được áp dụng trong cộng đồng vì dễ được cộng chấp nhận):

+ Người có khó khăn về vận động: người cụt chi, người liệt nửa người, người liệt hai chi dưới, trẻ bại não…

+ Người có khó khăn về học: trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não.

+ Người có khó khăn về nhìn: người bị đục thủy tinh thể, người mù.

+ Người có khó khăn về nghe nói: người bị giảm thính lực hay điếc.

+ Người có hành vi xa lạ: người bị bệnh tâm thần.

+ Người bị động kinh: động kinh cơn lớn, động kinh cơn nhỏ.

+ Người bị mất cảm giác: người bị bệnh phong.

Quá trình từ người khỏe mạnh, bị bệnh trở thành người bệnh, người bệnh trở thành người khiếm khuyết, người khiếm khuyết trở thành người giảm khả năng, người giảm khả năng trở thành người tàn tật được gọi là quá trình khuyết tật.

2. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT

Phòng ngừa khuyết tật bước 1 là phòng ngừa không để xảy ra khiếm khuyết.

– Làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

– Làm tốt công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm cả tiêm chủng, sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

– Phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực.

– Làm tốt công tác bảo hộ lao động, hạn chế tối đa các tai nạn và rủi ro nghề nghiệp.

– Hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

– Phát hiện sớm các khuyết tật bẩm sinh ngay từ giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh để có biện pháp khắc phục và điều trị thích hợp, làm tốt công tác chăm sóc thai sản.

Sơ đồ 2.1. Các bước phòng ngừa khuyết tật.

Phòng ngừa khuyết tật bước 2 là phòng ngừa không để khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng.

– Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp sớm khiếm khuyết, không để xảy ra giảm khả năng.

– Tạo điều kiện cho người khiếm khuyết có công ăn việc làm, có thu nhập và hòa nhập xã hội.

– Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hành, vui chơi.

– Phát triển hệ thống phục hồi chức năng đến tuyến cơ sở để có thể can thiệp sớm.

Phòng ngừa khuyết tật bước 3 là phòng ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật.

– Làm tốt công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật, cung cấp các dụng cụ thay thế trợ giúp cho người tàn tật.

– Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết vấn đề việc làm có thu nhập kinh tế cho người tàn tật.

– Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tạo điều kiện cho người tàn tật tái hòa nhập và hòa nhập cộng đồng.

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và ứng dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm cho người khuyết tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người khuyết tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Theo Thông tư số 46/2013 của Bộ Y tế: “Phục hồi chức năng là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng”.

“A set of measures that assist individuals who experience, or are likely to experience [resulting from impairment, regardless of when it accurred (congenital, early or late)] to achieve and maintain oftimal funtioning in interation with there enviroments”.

Who, world report on disability (2011)

3.2. Mục tiêu của phục hồi chức năng

– Ngăn ngừa bệnh tật thứ phát.

– Giúp cho người khuyết tật thực hiện được tối đa các chức năng sinh lý, tinh thần và nghề nghiệp đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên.

– Tạo cho người khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa.

– Giúp người khuyết tật hòa nhập được với gia đình, xã hội và hoạt động nghề nghiệp có thu nhập.

3.3. Nội dung tiến hành phục hồi chức năng

– Sử dụng các biện pháp y học như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe để tạo thuận lợi cho phục hồi chức năng. Ví dụ: khớp gối bị cứng do bất động sau gãy xương phải phẫu thuật tái tạo khớp gối, vá dị tật hở hàm ếch và sứt môi, cắt cụt chi lần hai để giúp cho mang chi giả.

– Sử dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng để làm bệnh nhân thực hiện được tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất, bao gồm:

+ Khám và lượng giá chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ khuyết tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi chức năng.

+ Vật lý trị liệu để hỗ trợ cho phục hồi chức năng.

+ Vận động trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động.

+ Hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.

+ Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân gặp khó khăn về nói.

+ Các biện pháp giáo dục đặc biệt: dạy cách dùng ký hiệu để giao tiếp đối với người bị câm điếc, dạy chữ nổi cho người khiếm thị… giúp họ thực hiện được các chức năng giao tiếp đã bị mất.

+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn…

– Làm thay đổi tích cực suy nghĩ, quan niệm của người khuyết tật và xã hội, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người khuyết tật.

– Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở để người khuyết tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.

– Tạo việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật… để giúp họ có thu nhập.

3.4. Các hình thức phục hồi chức năng

3.4.1. Phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các khoa phục hồi chức năng của bệnh viện

Phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng là hình thức người khuyết tật đến các trung tâm hoặc các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện để được tiến hành phục hồi chức năng.

+ Tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể đạt được kết quả cao nhất, nhất là các trường hợp khó phục hồi.

+ Có thể làm công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ.

+ Người khuyết tật phải đi đến trung tâm để được phục hồi chức năng. Điều này là một khó khăn đối với bản thân người khuyết tật và gia đình họ, vì phần lớn gia đình người khuyết tật là những gia đình khó khăn cả về nhân lực và kinh tế.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng ít, vì số trung tâm và khả năng tiếp nhận của các trung tâm có giới hạn, trong khi số người khuyết tật nhiều. Những khó khăn về kinh tế và nhân lực của người khuyết tật và gia đình họ cũng làm hạn chế số người khuyết tật đến các trung tâm để được phục hồi chức năng.

– Phục hồi không sát với nhu cầu người khuyết tật tại địa phương họ. Mỗi địa phương nơi người khuyết tật sinh sống có những đặc điểm riêng về địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế. Vì vậy, phục hồi chức năng tại các trung tâm hoặc bệnh viện khó đáp ứng được hết mọi điều kiện để họ thích nghi được với điều kiện tại địa phương nơi họ sinh sống.

– Giá thành cao: Người khuyết tật và gia đình họ phải chi trả tốn kém, đồng thời chi phí xây dựng và hoạt động của các trung tâm cũng cao, vì vậy không thể đáp ứng được với số lượng đông người khuyết tật.

3.4.2. Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện

Phục hồi chức năng ngoài bệnh viện là hình thức thành lập các tổ công tác phục hồi chức năng, bao gồm các cán bộ làm công tác phục hồi đem phương tiện đến nơi có người khuyết tật sinh sống để tiến hành phục hồi chức năng.

+ Số lượng người khuyết tật được phục hồi chức năng có thể tăng.

+ Phục hồi sát với nhu cầu của người khuyết tật tại gia đình và địa phương.

+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.

+ Chi phí lớn cho công tác phục hồi chức năng.

3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hình thức mà người khuyết tật được phục hồi chức năng tại gia đình, địa phương, nơi họ sinh sống với sự giúp đỡ của người thân hoặc người tình nguyện trong cộng đồng và nhân viên y tế cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng.

+ Đây là cách xã hội hóa công tác phục hồi chức năng tốt nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể thu hút được những người thân trong gia đình, những người tình nguyện trong cộng đồng, các đoàn thể xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, thu hút được hệ thống chính quyền cơ sở tham gia vào công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại địa phương. Đây là hình thức tốt nhất để làm thay đổi quan niệm của cộng đồng đối với người khuyết tật, tạo thuận lợi nhất cho những người khuyết tật hòa nhập với gia đình và xã hội.

+ Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao nhất. Phục hồi chức năng tại cộng đồng có thể triển khai rộng rãi trên cả nước, nhờ đó số người khuyết tật có cơ hội được phục hồi chức năng nhiều nhất.

+ Đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người khuyết tật, phù hợp với nơi họ sinh sống, giúp họ có cơ hội hòa nhập với xã hội. Người khuyết tật vẫn sống tại gia đình và địa phương, vì vậy các chương trình phục hồi chức năng được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế tại địa phương, giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập.

+ Chi phí cho phục hồi chức năng ít tốn kém, dễ chấp nhận. Phục hồi chức năng tại cộng đồng tận dụng được các phương tiện tại chỗ như chế tạo các dụng cụ trợ giúp hoặc phương tiện tập luyện bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ làm giảm chi phí cho công tác phục hồi chức năng. Tận dụng được nhân lực tại địa phương giúp khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực.

Hình 2.2. Thanh song song làm bằng tre cho người khuyết tật tập đi tại cộng đồng.

+ Có thể gắn chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào công tác của hệ thống y tế hiện có. Ở mỗi quốc gia đều có hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng được gắn với hệ thống này. Vì vậy, giải quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và công tác quản lý.

Kết quả phục hồi chức năng cho những trường hợp khó thường thấp, các trường hợp này cần được chuyển về các trung tâm phục hồi chức năng có đủ phương tiện và cán bộ chuyên ngành.

Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2016). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho đại học. Học viện Quân y. NXB QĐND.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành Phục Hồi Chức Năng Là Gì?

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, đây là một phương pháp điều trị bệnh không dùng đến thuốc mà sử dụng các kỹ thuật nhằm giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu của của tàn tật, khiếm khuyết. Phương pháp điều trị này giúp cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa, gần giống như người bình thường và đảm bảo cho người tàn tật hội nhập hoặc tái hội nhập với xã hội.

Có thể nói, phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong việc khôi phục chức năng và sức khỏe toàn diện. Quá trình hồi phục chức năng sẽ giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn do bệnh tật của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, người bệnh sau khi hồi phục chức năng có thể vui chơi, học tập, làm việc, hòa mình vào với cộng đồng, giúp họ có thái độ tích cực hơn với cuộc sống. Từ đó, có thể thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với những người tàn tật hoặc bị khiếm khuyết.

Ngành Phục hồi chức năng là gì?

2. Tìm hiểu ngành Phục hồi chức năng là gì?

Ngành Phục hồi chức năng hay còn gọi là Kỹ thuật Phục hồi chức năng, đây là một ngành đào tạo ra những bác sĩ có nhiệm vụ giúp bệnh nhân phục hồi dần, trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật. Hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.

Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân có thể tham gia mọi hoạt động của xã hội, có những cơ hội bình đẳng như những con người khác khi phục hồi được mọi chức năng bình thường của cơ thể. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngành học này.

3. Các kỹ thuật Phục hồi chức năng là gì?

Các kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu gồm:

Đây là phương pháp điều trị quan trọng trong việc phục hồi chức năng của người bệnh. Với phương pháp này, bệnh nhân thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp giúp cho những người bị khiếm khuyết về khả năng giao tiếp tập nói hoặc học cách sử dụng các loại ngôn ngữ giao tiếp khác như viết, mắt, động tác bằng tay (thủ ngữ)…

Phương pháp này áp dụng các hoạt động tự chăm sóc, công việc và trò chơi trong điều trị với mục đích gia tăng sự độc lập chức năng, tăng cường sự phát triển và ngăn ngừa tàn tật. Hoạt động trị liệu bao gồm sự thích ứng với công việc và môi trường để đạt được sự độc lập tối đa và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời phương pháp này cũng giúp phát các cơ bắp, xương khớp và các cơ quan hoạt động tốt, từ đó giúp ngăn ngừa khuyết tật và nâng cao chất lượng sống

Tâm lý trị liệu là các phương pháp mà nhà trị liệu sử dụng để tác động tới tâm lý của người bệnh một cách tích cực và có hệ thống. Điều này giúp người bệnh đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực và mang lại sự yên tĩnh trong tâm hồn họ.

Ngành Phục hồi chức năng là gì?

Bên cạnh đó, ngành Phục hồi chức năng còn sử dụng các phương pháp giúp người khuyết tật hòa nhập với xã hội như:

Giáo dục đặc biệt: Cho trẻ khuyết tật tham gia các lớp giáo dục đặc biệt. Ví dụ như việc cho trẻ mù tham gia lớp học chữ nổi, trẻ điếc câm học thủ ngữ…

Dạy nghề và hướng nghiệp: Tùy vào mức độ thương tật và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà dạy lại cho họ các kỹ năng nghề nghiệp để họ có thể hòa nhập vào xã hội.

Sử dụng các dụng cụ trợ giúp để di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày: Ví dụ như dùng chân hoặc tay giả. Bên cạnh đó có thể dùng các máng chỉnh hình, giày chỉnh hình hoặc nẹp chỉnh hình các loại như nẹp cổ chân, nẹp hông hoặc nẹp đùi. Ngoài ra, có thể dùng khung tập đi, xe lăn, ghế ngồi đặc biệt hoặc tay cầm đặc biệt…

Ngày nay, với sự phát triển của nền y học, ngành Phục hồi chức năng được ra đời và có những vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người bệnh được hồi phục lại sức khỏe triệt để hơn sau khi được làm phẫu thuật. Mục đích cuối cùng của ngành y học không chỉ là để cứu sống được bệnh nhân, mà còn giúp họ hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường như lúc trước.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học hay cao đẳng phục hồi chức năng , các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ lượng kiến thức cùng với kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được những công việc như:

Xem xét bệnh án của bệnh nhân hoặc lấy thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc.

Quan sát bệnh nhân hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục.

Lên kế hoạch, đưa ra mục đích chữa bệnh và kết quả mong đợi khi chăm sóc người bệnh.

Sử dụng các bài tập, diễn tập kéo dài, thực hành điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, tăng khả năng đi lại của bệnh nhân, ngăn cơn đau và tạo điều kiện giữ gìn sức khỏe, các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.

Đánh giá tiến trình bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.

Hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm thế nào để có được kết quả mong đợi và cách tốt nhất để phục hồi.

Ngoài ra, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Phục hồi chức năng là gì và từ đó có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Quan Về Phục Hồi Chức Năng trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!