Đề Xuất 6/2023 # Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Chức Năng Cơ Quan Sinh Dục Nam Giới # Top 14 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 6/2023 # Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Chức Năng Cơ Quan Sinh Dục Nam Giới # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Chức Năng Cơ Quan Sinh Dục Nam Giới mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không giống như nữ giới, hầu hết cấu tạo cơ quan sinh dục nam đều nằm ở bên ngoài cơ thể. Hệ thống cơ quan sinh dục của nam giới đảm nhiệm các chức năng sản xuất các hormone và tế bào sinh sản của nam giới.

Không giống như cơ quan sinh dục nữ, hầu hết các cơ quan sinh dục nam đều nằm ở bên ngoài cơ thể.

Cấu tạo các cơ quan sinh dục bên ngoài của nam giới

Các bộ phận sinh dục nam bên ngoài bao gồm: dương vật, bìu và bộ tinh hoàn.

Dương vật: là bộ phận sinh dục được sử dụng trong quá trình giao hợp. Cấu tạo của dương vật gồm có 3 phần: phần gốc được nối liền với thành bụng; phần thân, hay còn gọi là cán dương vật; và phần đầu dương vật, có hình nón, được bao phủ bởi một lớp da mềm gọi là bao quy đầu.

Đầu dương vật còn là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Lỗ niệu đạo giúp vận chuyển tinh dịch và dẫn nước tiểu ra ngoài nằm ở ngay đỉnh của dương vật. Tinh dịch (dịch chứa tinh trùng) sẽ được phóng ra ở đầu dương vật khi người đàn ông đạt được cực khoái trong lúc giao hợp.

Bìu: lớp da mềm rủ xuống ngay phía dưới dương vật, trông như hai chiếc túi nhỏ. Bìu là nơi chứa hai tinh hoàn và tập trung rất nhiều dây thần kinh và mạch máu. Bộ phận này đóng vai trò như một “hệ thống điều hòa nhiệt độ” cho các tinh hoàn.

Thông thường, để sản xuất ra tinh trùng thì nhiệt độ của tinh hoàn phải thấp hơn nhiệt độ trung bình của cơ thể một chút. Các cơ đặc biệt ở thành bìu sẽ co giãn để đưa tinh hoàn lại gần hoặc ra xa cơ thể để tăng và giảm nhiệt độ.

Bộ tinh hoàn: đây là hai bộ phận hình bầu dục, có kích thước lớn hơn trái olive một chút và nằm cố định trong bìu, nối liền với hai đầu của một cấu trúc gọi là ống dẫn tinh.

Đa số nam giới đều có 2 tinh hoàn, chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và testosterone, loại hormone sinh dục chính ở đàn ông. Bên trong tinh hoàn có rất nhiều ống sinh tinh cuộn lại với nhau. Đây chính là nơi sản xuất ra các tế bào tinh trùng.

Cấu tạo các cơ quan sinh dục của nam giới

Các cơ quan sinh dục nam bên trong

Các cơ quan sinh dục nam bên trong còn được gọi là các cơ quan sinh dục phụ, bao gồm:

Mào tinh hoàn: mào tinh hoàn là một ống dài, xoắn lại nằm ở mặt sau của mỗi tinh hoàn, giúp vận chuyển và dự trữ các tế bào tinh trùng được sản xuất ra từ tinh hoàn.

Mào tinh hoàn còn là nơi để các tinh trùng phát triển cho đến khi đủ lớn để có thể tiến hành thụ tinh, vì những tinh trùng mới sinh ra từ tinh hoàn vẫn chưa đạt được khả năng này. Khi giao hợp, lực co bóp sẽ đẩy tinh trùng đi đến ống dẫn tinh.

Ống dẫn tinh: là một ống cơ dài đi từ mào tinh hoàn đến khoang xương chậu, ngay phía sau bàng quang. Ống này sẽ vận chuyển những tinh trùng đã trưởng thành (tức có khả năng thụ tinh) đến niệu đạo – ống dẫn tinh trùng và nước tiểu của người nam ra bên ngoài cơ thể – để chuẩn bị cho quá trình xuất tinh.

Ống phóng tinh: là nơi hợp nhất của ống dẫn tinh và các túi tinh. Ống này dẫn về niệu đạo.

Niệu đạo: là đường ống dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Đối với nam giới, niệu đạo còn có thêm một chức năng nữa là phóng tinh khi người nam đạt đến cực khoái. Khi dương vật xuất tinh, nước tiểu sẽ bị chặn lại ở niệu đạo và chỉ có tinh dịch đi ra được mà thôi.

Các túi tinh: là những túi nhỏ gắn liền với ống dẫn tinh ở gần đáy bàng quang. Các túi này có chức năng sản xuất ra một chất lỏng chứa nhiều đường (fructoza) để cung cấp năng lượng cho tinh trùng di chuyển. Phần lớn tinh dịch được phóng ra của đàn ông là chất lỏng này.

Tuyến tiền liệt: có kích thước bằng khoảng một quả óc chó, nằm phía dưới bàng quang, ngay phía trước trực tràng. Tuyến tiền liệt giúp cung cấp thêm chất lỏng cho quá trình xuất tinh. Các chất lỏng này có nhiệm vụ nuôi dưỡng tinh trùng. Niệu đạo, nơi phóng tinh khi người nam đạt cực khoái, chạy ngang qua trung tâm của tuyến này.

Tuyến hành niệu đạo: còn được gọi là tuyến Cowper. Đây là hai bộ phận có kích thước bằng hạt đậu nằm ở hai bên niệu đạo, ngay phía dưới tuyến tiền liệt. Tuyến này sản sinh ra một chất lỏng trơn, có màu trong suốt và dẫn thẳng vào niệu đạo. Chất lỏng này có chức năng bôi trơn và trung hòa tính acid do những giọt nước tiểu còn sót lại ở niệu đạo gây nên.

Chức năng của các cơ quan sinh dục nam

Hệ thống cơ quan sinh dục ở nam giới có các chức năng sau đây:

Sản xuất, dự trữ và vận chuyển tinh trùng (tế bào sinh sản nam) và chất lỏng để bảo vệ tinh trùng gọi là tinh dịch.

Phóng tinh trùng vào cơ quan sinh dục nữ trong quá trình giao hợp

Sản xuất và tiết ra các hormone chịu trách nhiệm cho việc suy trì sức khỏe sinh sản ở nam giới

Hiểu rõ cấu tạo và chức năng sinh dục nam giới

Hệ thống cơ quan sinh dục nam vận hành như thế nào?

Toàn bộ các cơ quan sinh dục nam đều hoạt động dựa trên các hormone – các hóa chất có chức năng điều tiết hoạt động của rất nhiều tế bào và cơ quan nội tạng khác nhau. Các hormone chính tham gia vào hoạt động của hệ thống cơ quan sinh dục nam là hormone kích thích nang, hormone hoàng thể hóa và testosterone.

Hormone kích thích nang đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng (sinh tinh), còn hormone hoàng thể hóa lại kích thích quá trình sản xuất ra testosterone.

Testosterone chịu trách nhiệm cho việc phát triển các đặc tính của nam giới như cơ bắp và sức mạnh, phân bổ mỡ, phát triển khung xương, mọc râu, vỡ giọng và ham muốn tính dục. Loại hormone này cũng rất cần thiết cho quá trình sinh tinh.

Cấu Tạo Và Cơ Chế Hoạt Động Của Cơ Quan Sinh Dục Nam (Dương Vật)

lớn lên cả bề ngang lẫn bề dài, thường cũng sẫm màu hơn trước. Cùng với sự phát triển ấy, lông mọc lên quanh cơ quan sinh dục, lúc đầu lơ thơ vài sợi, sau mọc nhiều hơn, quăn hơn.

Dương vật là cơ quan đặc biệt củaGiữa dương vật có một đường

bộ phận sinh dục nam. Đây là bộ phận đa năng, vừa dùng để tiểu tiện vừa có chức năng sinh dục. Dương vật rất nhạy cảm đặc biệt là ở quy đầu (đầu dương vật) tập trung số dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Bình thường dương vật chưa cương cứng dài khoảng 5,5 đến 9cm. Khi cương cứng, kích thước trung bình của dương vật khoảng 12 đến 19cm. Tuy nhiên, có một số người kích thước dương vật nhỏ hơn kích thước trung bình của dương vật thì cũng là bình thường, nó không ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục cũng như khả năng có con của bạn.

Ngoài cùng là da, ở phần đầu dương vật có một đoạn da mỏng bảo vệ, gọi là bao quy đầu. Bao quy đầu của bé trai hẹp, nhưng nó giãn ra khi tới tuổi dậy thì. Nếu một người đã trưởng thành mà bao quy đầu không giãn, không lộn ra sau được thì người đó nên đến bệnh viện cắt bao quy đầu để thuận tiện cho việc vệ sinh và phòng ngừa ung thư dương vật. Hơn nữa việc hẹp bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như gây đau hoặc khó khăn cho quan hệ tình dục.

ống gọi là niệu đạo, cả nước tiểu và tinh dịch đều thoát ra khỏi cơ thể người đàn ông bằng đường này, nhưng không bao giờ thoát ra cùng một lúc (khi tinh dịch đang được phóng ra khỏi cơ thể thì lối thoát dành cho nước tiểu bị đóng lại).

Niệu đạo được lót bằng một lớp mô đặc biệt gồm hai thể hang và một thể xốp, thể hang và thể xốp được cấu tạo bởi mô liên kết cơ, chứa nhiều hốc máu và nhiều động mạch lò xo. Mô đặc biệt này được gọi là mô cương, trong các tiểu động mạch cũng như tĩnh mạch đều có những cấu trúc hãm tạo thành các van.

Lúc bình thường khi dương vật mềm ở thể hang, các hốc máu có hình chữ V, H, X, Y. Khi dương vật bị kích thích hoặc bởi tác nhân cơ học (sờ, nắn, đụng chạm tại chỗ) hoặc bởi các yếu tố tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) thì khi đó sợi cơ trơn của các tiểu động mạch co lại, kéo các vòng chun giãn ra làm cho máu từ các tiểu động mạch tràn vào các hốc máu do vậy dương vật to, dài ra và cứng.

Cơ chế cương cứng dương vật

là hiện tượng tự nhiên. Khi còn nhỏ, một bé trai đã có những lúc cương cứng và đến khi bước vào tuổi dậy thì, hiện tượng cương cứng này xuất hiện dễ dàng vì đủ mọi lý do như: khi thoáng nghĩ đến bạn gái, khi sợ hãi, lo lắng, khi muốn đi tiểu, khi ngủ dậy buổi sáng hay bất cứ lúc nào mà chẳng vì lý do gì cả. Bạn đừng lo lắng quá, khi trưởng thành dương vật sẽ không “bất trị” như thế nữa, nó sẽ nghe theo sự điều khiển của ý thức của bạn và thường chỉ cương cứng khi có ham muốn tình dục.

Dương vật cương cứng có nhiều hình vẻ khác nhau, có cong vòng lên, cong vòng xuống và mức độ dựng cao, thấp cũng khác nhau.

Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục cho dù có tác động trực tiếp hay không trên dương vật, thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu, tín hiệu này từ não bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống và làm cho nó hoạt động . Sau đó tín hiệu sẽ gởi tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của các sợi thần kinh thể hang. Kết quả là:

Làm giãn nở các động mạch thể hang, các động mạch nhỏ, kể cả động mạch xoắn, do đó máu sẽ được bơm dồn vào các hang mạch máu.

Các cơ trơn quấn quanh động mạch hang cũng như quấn quanh các hang mạch máu giãn ra sẽ tạo thành một lực hút làm cho máu đến các hang mạch máu nhiều hơn. Sự giãn của các cơ trơn này là một yếu tố chính trong việc gây cương hay xìu dương vật.

Sự giãn nở của các hang mạch máu làm cho một số lượng máu dồn lại càng ngày càng nhiều hơn do đó làm tăng áp lực trong các hang, các hang này đè và ép lên các tĩnh mạch vốn có thành mạch máu rất mỏng làm cho nó xẹp xuống, như thế máu sẽ ứ lại không thoát ra trở về được nên đã gây cương cứng. Ðó là cơ chế gây cương do tĩnh mạch bị chèn ép.

Trong khi dương vật cương, lối thoát của nước tiểu bị đóng lại và một chất dịch được tiết ra từ 2 tuyến nhỏ đặc biệt (tuyến hành – niệu đạo) được xối vào niệu đạo để dọn sạch dấu vết nước tiểu còn đọng lại trước khi phóng tinh.

Lương máu bị ứ lại trong các hang nếu thoát dần ra được sẽ làm dương vật bớt cứng và xìu xuống. Hiện tượng này là do hoạt động co thắt hệ thần kinh giao cảm, hệ này được kích thích sau khi con người đạt được cực khoái và xuất tinh.

Khi khoái cảm lên tới cực điểm thì có hiện tượng phóng tinh do các cơ nội hang và các cơ thành hang co thắt nhịp nhàng.

Sau khi phóng tinh các bó cơ giãn ra, máu thoát đi bằng đường tĩnh mạch, dương vật mềm trở lại.

Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, nằm trong bìu. Mỗi cơ thể nam có hai tinh hoàn, có cấu tạo hình trứng, kích thước 4,5 x 2,5 cm. Ở người lớn thể tích của tinh hoàn trung bình là 18,6  4,8ml. Chúng được bảo vệ ở bên trong một chiếc túi nhỏ bằng da chùng và nhăn nheo, túi da đó gọi là bìu, được treo ở gốc dương vật. Bìu (bao tinh hoàn) có tính co giãn, khi gặp nhiệt độ nóng thì hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm, cũng là để duy trì nhiệt độ đó. Tinh hoàn cũng kiêm việc tạo ra chất nội tiết sinh dục của giới nam, quyết định các đặc tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.

Trong mỗi tinh hoàn được chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, trong mỗi thuỳ lại có nhiều ống nhỏ ngoằn nghèo được gọi là ống sinh tinh. Mỗi tinh hoàn có khoảng 900 ống sinh tinh, mỗi ống dài 5m, tiếp nối với ống sinh tinh là ống mào tinh hoàn. Ống này có chiều dài 6m và được tiếp nối bởi ống dấn tinh.

Hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng mỗi ngày. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng.

Ngoài sản sinh tinh trùng, tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là Testosteron.

Từ mỗi mào tinh có một đường đi lên là ống dẫn tinh. Theo hai ống dẫn tinh, tinh trùng ra khỏi mào tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi, tinh trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt.

Túi tinh và tuyến tiền liệt tiết ra các chất dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. Các chất dịch này hoà với tinh trùng tạo thành chất có tên là tinh dịch. Tinh dịch có màu trắng đục như sữa.

Niệu đạo nằm trong dương vật, là đường đi ra ngoài của tinh dịch và nước tiểu

Xuất tinh: là một động tác đặt dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh giao cảm nó có thể xảy ra trong bất cứ tình huống nào, lúc tỉnh cũng như lúc mê, lúc thức cũng như ngủ, lúc thủ dâm, lúc giao hợp, di chuyển, sinh hoạt và ngay cả trước lúc chết.

1/ Giải thoát tinh dịch: là kết quả của sự co thắt các ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh do các kích thích càng ngày càng gia tăng tinh trùng được tích trữ trong mào tinh theo ống dẫn tinh đi lên, tinh dịch tiết ra từ ống dẫn tinh, bóng tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt càng lúc càng nhiều, áp suất trong niệu đạo ở khoảng tuyến tiền liệt căng phồng lên như củ hành với một số lượng tinh dịch tiết ra gấp nhiều lần, áp suất vượt qua giới hạn cho phép làm cho đầu phía dưới bị bịt kín phải bung ra.

2/ Giai đoạn xuất tinh: Với sự bung ra của cơ vòng phía dưới, các cơ của nền đáy chậu như cơ hành hang, cơ ngồi hang, các cơ nền trong tuyến tiền liệt, các cơ nằm trong thành túi tinh, ống tinh đồng loạt co bóp lại tạo ra một sức đẩy cực kỳ mạnh làm cho toàn bộ tinh dịch được bắn ra ngoài từng đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng trên dưới một giây, có khoảng từ 3 đến 10 đợt như vậy trong một lần xuất tinh.

Trong 2-4ml tinh dịch tiết ra mỗi lần giao hợp, có trung bình 500 triệu tinh trùng. Một người đàn ông suốt đời sản xuất được trung bình 17 lít tinh dịch hoặc gần 1.500 tỷ tinh trùng.

Tổng Quan Về Chức Năng Não

Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt:

Thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh và thùy chẩm bao phủ gần hết bề mặt não (xem Hình: Các thùy não.); thùy đảo nằm ở sâu dưới rãnh Sylvian. Thùy viền (hệ viền) là một khu vực hình chữ C ở sát bờ phía trong của mỗi bán cầu đại não; nó bao gồm một số phần của các thùy lân cận.

Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thùy, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu. Ví dụ, mặc dù thùy chẩm là cần thiết để xử lý hình ảnh thị giác, nhưng các phần của thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy trán ở cả hai bên cũng xử lý các kích thích thị giác phức tạp.

Các thùy não.

Vỏ nãoxem Hình: Các vùng của não.) chứa

Vùng cảm giác sơ cấp

Vùng vận động sơ cấp

Các vùng của não.

Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp.

Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp.

Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não. Các vùng liên hợp đa thức ở thùy trán, thùy thái dương, và thùy đỉnh phiên giải dữ liệu cảm giác, phản hồi vận động và các thông tin khác với những trí nhớ bản năng và thu được. Sự phiên giải này tạo thuận cho học tập và tư duy, cách diễn đạt và hành vi.

Thùy trán

Các thùy trán nằm ở trước rãnh trung tâm. Chúng rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế. Có một số vùng chức năng riêng biệt ở thùy trán:

Vỏ não vận động sơ cấp là phần sau nhất của hồi trước trung tâm. Vỏ não vận động sơ cấp ở một bên kiểm soát tất cả các cơ quan vận động ở phía đối diện của cơ thể (thể hiện trên một bản đồ không gian được gọi là homunculus -xem Hình: Homunculus.); 90% sợi vận động từ mỗi bán cầu bắt chéo qua đường giữa tại thân não. Do đó, tổn thương vỏ não vận động của một bán cầu sẽ gây ra yếu hoặc liệt chủ yếu ở phía đối diện của cơ thể.

Vỏ não trán trong (đôi khi được gọi là khu vực trước trán trong) rất quan trọng đối với ý thức và vận động. Nếu tổn thương ở vùng này rộng và kéo dài đến phần trước nhất của vỏ não (cực trán), bệnh nhân đôi khi trở nên mất ý thức (thờ ơ, mất chú ý và đáp ứng chậm).

Vỏ não trán ổ mắt (đôi khi được gọi là vùng trước trán ổ mắt -xem Hình: Các vùng của não.) giúp điều chỉnh hành vi xã hội. Bệnh nhân có tổn thương ở vùng trán ổ mắt có thể có cảm xúc không ổn định, thờ ơ với những tác động từ hành động của họ, hoặc cả hai. Các biểu hiện háo hức, lạc quan, thiếu tế nhị và thờ ơ với các hoạt động xã hội có thể diễn ra xen kẽ nhau. Chấn thương cấp tính hai bên ở khu vực này có thể làm cho bệnh nhân hoạt ngôn mãnh liệt, bồn chồn, và xâm phạm bừa bãi trong hoạt động xã hội. Mất ức chế và hành vi bất thường có thể xảy ra khi lão hóa và trong nhiều thể sa sút trí tuệ có thể là kết quả của sự thoái hoá của thùy trán, đặc biệt là vỏ não trán ổ mắt.

Vỏ não trán sau dưới bên trái (đôi khi được gọi là vùng Broca hoặc vùng trước trán sau dưới-xem Hình: Các vùng của não.) kiểm soát chức năng biểu đạt ngôn ngữ. Tổn thương vùng này gây ra thất ngôn (suy giảm khả năng biểu đạt từ ngữ).

Vỏ não trán lưng bên (đôi khi được gọi là vùng trước trán lưng bên) điều khiển các thông tin mới thu được – hay còn được gọi là trí nhớ ngắn hạn. Tổn thương vùng này có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (ví dụ như đánh vần ngược lại các từ hoặc thay đổi giữa chữ và số theo tuần tự).

Homunculus.

Các vùng của vỏ não điều khiển các chức năng vận động và cảm giác cụ thể ở phía đối diện của cơ thể. Lượng không gian vỏ não kiểm soát một bộ phận cơ thể là khác nhau; ví dụ, vùng vỏ não điều khiển bàn tay lớn hơn vùng điều khiển vai. Bản đồ của các vùng này được gọi là homunculus (“người thu nhỏ”).

Thùy đỉnh

Một số vùng ở thùy đỉnh có các chức năng cụ thể.

Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp, nằm ở sau rãnh Rolando (hồi sau trung tâm) ở thùy đỉnh trước, tích hợp các kích thích cảm giác thân thể để nhận biết và nhớ lại hình dạng, kết cấu và trọng lượng. Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp ở một bên nhận được tất cả các thông tin đầu vào cảm giác thân thể từ phía đối diện của cơ thể (xem Hình: Homunculus.). Tổn thương thùy đỉnh trước có thể gây ra khó nhận ra vật thể qua xúc giác (mất nhận thức xúc giác).

Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động. Những vùng này cũng đóng vai trò trung gian cho cảm giác bản thể (nhận thức về vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian).

Thùy thái dương

Các thùy thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. Bệnh nhân bị tổn thương thùy thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). Tổn thương thùy thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ.

Thùy chẩm

Thùy chẩm có chứa

Vỏ não thị giác sơ cấp

Các liên hợp thị giác

Tổn thương ở vỏ não thị giác sơ cấp dẫn tới một dạng mù vỏ não; được gọi là hội chứng Anton, bệnh nhân không thể nhận ra vật thể bằng cách nhìn và không nhận thức được sự thiếu hụt này của bản thân, thường mô tả bịa đặt về những gì họ nhìn thấy.

Thùy đảo

Thùy đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thùy đảo. Thùy đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác.

Thùy viền

Thùy viền (hệ viền) bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc). Tổn thương ảnh hưởng đến hệ viền thường gây ra nhiều dạng thiếu sót.

Bệnh nhân có các ổ sinh động kinh ở các phần hệ viền – phần cảm xúc phía trong của thùy thái dương thường có cơn động kinh cục bộ phức tạp, đặc trưng bởi cảm giác không kiểm soát được và rối loạn thần kinh tự chủ, nhận thức hoặc cảm xúc. Đôi khi, những bệnh nhân như vậy có những thay đổi về tính cách, đặc trưng bởi không biết đùa, tôn thờ triết học và ám ảnh. Bệnh nhân có thể có ảo giác khứu giác và viết vô độ tâm thần (thôi thúc viết không thể dừng).

Sinh lý bệnh

Rối loạn chức năng não có thể là cục bộ hoặc toàn bộ. Các quá trình cục bộ và toàn bộ có thể biểu hiện như các thiếu sót hoặc trở thành ổ hoạt động động kinh. Những quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dưới vỏ, làm thay đổi ý thức (ví dụ: gây sững sờ hoặc hôn mê) hoặc tích hợp suy nghĩ (ví dụ: gây sảng).

Rối loạn chức năng cục bộ thường do

Các bất thường về cấu trúc (ví dụ: khối u, áp xe, đột quỵ, chấn thương, dị dạng mạch, tăng sinh tế bào đệm, mất myelin)

Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của tổn thương. Tổn thương có đường kính < 2 cm hoặc tiến triển rất chậm có thể không có triệu chứng. Các tổn thương lớn hơn, các tổn thương tiến triển nhanh (qua nhiều tuần hoặc hàng tháng thay vì hàng năm) và các tổn thương ảnh hưởng đến cả hai bán cầu nhiều khả năng là có triệu chứng. Các tổn thương khu trú trong chất trắng có thể làm tổn thương kết nối giữa các vùng của não và gây ra hội chứng mất kết nối (không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của ≥ 2 vùng não, mặc dù giữ được các chức năng cơ bản của mỗi vùng).

Rối loạn chức năng toàn bộ là do

Bệnh lý chuyển hóa – ngộ độc (thường gặp)

Viêm lan tỏa

Bệnh mạch máu

Chấn thương

Ung thư di căn

Rối loạn chức năng toàn bộ cũng có thể xảy ra do những bệnh lý trong một khu vực cụ thể của não bộ (ví dụ áp xe, khối u, chấn thương), nếu chúng làm tăng áp lực nội sọ hoặc gây thoát vị.

Những bệnh lý này ảnh hưởng nhiều mặt chức năng của não.

Phục hồi

Phục hồi sau chấn thương não phụ thuộc một phần vào các đặc điểm sau của não:

Tính mềm dẻo của phần não còn lại

Sự dư thừa

Tính mềm dẻo (khả năng của một vùng não có thể thay đổi chức năng của nó) của não ở mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sức khoẻ chung. Tính mềm dẻo thể hiện rõ nhất ở độ tuổi đang phát triển. Ví dụ: nếu các khu vực ngôn ngữ của bán cầu ưu thế bị tổn thương nghiêm trọng trước 8 tuổi, thì bán cầu đối diện thường có thể đảm bảo chức năng ngôn ngữ gần như bình thường. Mặc dù khả năng phục hồi sau tổn thương não là đáng kể sau thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, nhưng tổn thương nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu sót vĩnh viễn. Tái tổ chức lại chức năng não sau khi bị tổn thương ở người lớn là ít gặp, mặc dù sự mềm dẻo vẫn có ở một số vùng nhất định của não trong suốt cuộc đời.

Sự dư thừa đề cập đến khả năng nhiều vùng não, thay vì một vùng thực hiện cùng một chức năng.

Các hội chứng rối loạn chức năng não

Các hội chứng đặc hiệu bao gồm

Mất ý thức

Mất trí nhớ (bao gồm mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua)

Thất ngôn

Thất dụng

Các bệnh lý tâm thần (ví dụ: các bệnh lý trầm cảm, loạn thần, lo âu) đôi khi có các triệu chứng tương tự. Nói khó, bệnh lý thần kinh vận động, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thất ngôn.

Chẩn đoán

Đánh giá lâm sàng

Các bài kiểm tra thần kinh – tâm lý

Nói chung, chẩn đoán rối loạn chức năng não là một chẩn đoán lâm sàng, thường được hỗ trợ bởi test thần kinh tâm lý.

Chẩn đoán nguyên nhân thường cần các xét nghiệm (xét nghiệm máu và đôi khi là xét nghiệm dịch não tủy), chẩn đoán hình ảnh thần kinh, có thể là cấu trúc (CT, MRI) hoặc chức năng (PET, SPECT).

Hình Ảnh Cấu Tạo Cơ Quan Sinh Dục Nữ Chi Tiết

Các cơ quan sinh dục nữ, trong đó có âm đạo, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao hợp và sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mơ hồ về cấu tạo và chức năng của bộ phận này gây nên nhiều hiểu lầm không đáng có. Chính vì thế, việc quan sát một số hình ảnh cấu tạo âm đạo chi tiết sẽ giúp nữ giới có thể hiểu hơn, để quan tâm và chăm sóc cơ quan nhạy cảm này.

Âm đạo là một bộ phận hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung bên trong. Các mô cơ thành âm đạo có khả năng co giãn rất tốt. Âm đạo nằm bên trong âm hộ, thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Đây là nơi đón nhận dương vật khi giao hợp, là đường thoát kinh nguyệt, khi người mẹ chuyển dạ, âm đạo và cổ tử cung có khả năng giãn ra rất nhiều lần để đưa thai nhi đón chào thế giới.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CẤU TẠO ÂM ĐẠO CHI TIẾT CỦA NỮ GIỚI

Chị em có thể thông qua một số hình ảnh sau để có thể nắm bắt rõ hơn về cấu tạo của âm đạo:

Âm đạo nằm giữa bàng quang, niệu đạo, trực tràng, là một cơ quan hình ống có tính đàn hồi. Nó có nhiều chức năng trong quá trình sinh sản của con người, là cầu nối giữa tử cung và âm hộ. Miệng âm đạo nằm ở khe hở hình thoi nằm giữa hai môi nhỏ, lỗ âm đạo nếu nhỏ hẹp thường gây đau khi quan hệ tình dục.

Theo các chuyên gia, hình ảnh cấu tạo âm đạo là phần mô cơ và ống rỗng có màu hồng đỏ, co giãn tốt, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung, dài từ 7-10cm. Bao phủ bên ngoài là lớp lông mu, âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, môi lớn, môi nhỏ, màng trinh.

Thành âm đạo là cấu tạo cơ lưới, trơn, có 2 lớp cơ: lớp cơ tròn nội mô yếu và lớp chiều dọc bên ngoài mạnh hơn. Trên các thành cơ chứa nhiều dây thần kinh và các mô collagen. Số dây thần kinh này phân bố nhiều trên thành trước, ở 1/3 chiều dài âm đạo từ cửa vào, gọi là “điểm G”.

Khi bị kích thích tình dục, mạch máu ở âm đạo sẽ sưng phồng, thúc đẩy quá trình tiết dịch bôi trơn và tăng khoái cảm cho nữ giới.

Phần dưới cửa âm đạo có các tuyến Bartholine tiết ra chất nhờn âm đạo mỗi khi nữ giới bị kích thích tình dục, giúp bôi trơn âm đạo để dương vật dễ chui vào cửa mình người phụ nữ.

Cuối ống âm đạo phía trong là cổ tử cung. Cổ tử cung là bộ phận giống nút chai tròn hình nấm với một lỗ tròn ở giữa ăn thông với bên trong tử cung. Nó được xem như một nơi chống mọi tác nhân bên ngoài xâm nhập vào tử cung. Lỗ trong và lỗ ngoài tử cung được nối với nhau tạo thành ống cổ tử cung, hai lỗ cổ tử cung này trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có hai lần mở ra để máu kinh có thể thoát ra ngoài và đón tinh trùng vào giữa chu kỳ trứng rụng.

Những phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục có màng trinh che âm đạo, tuy nhiên nó không che kín hoàn toàn mà còn các lỗ nhỏ trên màng để thoát kinh nguyệt. Màng này là một liên kết vững chắc, chứa dây thần kinh và mạch máu, màng trinh ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục có màu đỏ nhạt.

Hình dạng, kích thước, độ dày của màng trinh mỗi người mỗi khác. Thông thường, lỗ màng trinh của gái trinh có dạng vòng, dạng sàng, dạng vách… Kích thước to nhỏ không giống nhau, có người lỗ màng trinh nhỏ đến mức không thể chui lọt một ngón tay, có người to đến mức hai ngón tay cũng lọt.

Màng trinh thông thường dày khoảng 2mm, đa phần đều rách ở lần quan hệ tình dục đầu tiên, nhưng cũng có không ít trường hợp, màng trinh quá mỏng có thể bị rách trong khi vận động quá mạnh, chấn động hay đặt băng vệ sinh tampon.

Trường hợp bạn bị rách màng trinh ngoài mong muốn mà không muốn ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai thì hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Đức An, chúng tôi sẽ giúp bạn vá lại màng trinh an toàn, kín đáo, vẹn nguyên như xưa.

Nếu âm đạo của bạn rộng hãy tiến hành thu hẹp âm đạo để có cuộc sống tự tin hơn

Hình ảnh cấu tạo âm đạo tuy giống nhau ở phụ nữ, nhưng độ rộng âm đạo của mỗi người mỗi khác, âm đạo của gái còn trinh khá chặt, cơ âm đạo có tính đàn hồi. Độ rộng trung bình của âm đạo phụ nữ theo từng giai đoạn có khác nhau, thông thường là 2,3 cm và khi sinh nở có thể giãn tới 10cm. Sau khi sinh con qua đường âm đạo, hầu hết “lối vào” của các chị em đều bị rộng ra. Rất nhiều người không có hiểu biết về vấn đề này khiến cho gia đình lục đục, cuộc sống hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm.

Đa Khoa Đức An sẽ giúp bạn gái giải quyết vấn đề trên bằng cách thu hẹp âm đạo, làm tăng khoái cảm vợ chồng khi giao hợp, lấy lại giai đoạn vàng son thời xuân sắc.

Mọi thông tin cần trợ giúp xin liên hệ về địa chỉ Phòng Khám Đa Khoa Đức An, địa chỉ 23 Thái Nguyên, P. Phước Tân, Nha Trang, Khánh Hòa. Bạn cũng có thể gọi đến số Hotline: (0258) 625 5555 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời và miễn phí.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Chức Năng Cơ Quan Sinh Dục Nam Giới trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!