Đề Xuất 3/2023 # Tính Toán, Lựa Chọn Máy Thổi Khí Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Tính Toán, Lựa Chọn Máy Thổi Khí Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tính Toán, Lựa Chọn Máy Thổi Khí Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TẠI SAO PHẢI CUNG CẤP KHÍ CHO BỂ BÙN HOẠT TÍNH ?

Chắc ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này đúng không nhỉ? Việc cung cấp khí thường xuyên cho bể sinh học nhằm các mục đích sau:

1. Nhằm tăng cường lượng khí oxi hòa tan và tăng cường quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Dưới tác dụng mạnh cúa máy thổi khí giúp cho nước thải được hòa trộn đồng đều với bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các cơ chất cần được xử lý.

2. Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxi dùng cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.

3. Tránh các vấn đề yếm khí, thiếu khí diễn ra sẽ sinh ra các khí gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí.

NHƯ VẬY, CUNG CẤP BAO NHIÊU LƯỢNG KHÍ LÀ PHÙ HỢP?

Trong bất kỳ công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí thì lượng Ô xy cần thiết cho vi khuẩn để thực hiện quá trình Ô xy hóa như sau:

Lượng Ô xy cần thiết = Lượng Ô xy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng Ô xy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng Ô xy ô xy hóa nội bào các chất hữu cơ

Trong thực tế, để Ôxy hóa hoàn toàn 1 kg BOD thì cần từ 1,5 đến 1,8 kg O2 (phụ thuộc vào đặc điểm hệ thống cấp và phân phối khí).

Đối với Aeroten, cường độ thổi khí nhỏ nhất (Imin) phụ thuộc vào độ sâu của hệ thống phân phối khí. Việc xác định Imin­ được tính theo TCXDVN 51:2006

       Hs (m) 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 3 4 5 6

   Imin (m3/m2.h) 43 42 38 32 28 24 4 3,5 3 2,5

Để không phá cấu trúc của bùn hoạt tính trong bể Aeroten thì Imin ≤ 100 m3/m2.h

Đối với quá trình làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học trước khi lắng. Lượng không khí được chọn là 0,5 m3 khí/m3nước thải. thời gian làm thoáng từ 15 – 20 phút

Đối với bể tuyển nổi, cường độ cấp khí là 40 – 50 m3/m2 mặt đáy bể trong 1 giờ

Đối với bể lắng cát thổi khí, cường độ cấp khí là 3 – 5 m3/m2 mặt bể trong 1 giờ

Đối với quá trình làm giàu ô xy cho sông hồ, để khắc phục hiện tượng phân tầng và ô xy hóa sinh hóa chất hữu cơ trong nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải đô thị, lượng không khí cần  cấp là 0,1 – 0,6 m3/1m3 nước nguồn.

Đối với các công trình XLNT bằng phương pháp sinh học hiếu khí, có thể tính toán lựa chọn các thiết bị cấp khí như sau:

1. Tính toán lựa chọn máy thổi khí Longtech – Đài Loan

Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức

                    Qk = Qtt.D (m3 khí/h)

Với Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h)

D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/  m3 nước thải)

Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức 

Với   Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m)

 Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau

Với QK – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h)

η – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 –     0,75)

Từ  các tính toán kỹ thuật như trên chúng ta lựa chọn Model máy thổi khí Longtech có các thông số về lưu lượng khí, áp lực máy, công suất điện năng, kích thước chi tiết của máy phù hợp thông qua Catalogue của nhà sản xuất.

2. Tính toán số lượng đĩa phân phối khí cần dùng

Để thực hiện việc phân phối khí ta có thể sử  dụng các đĩa phân phối khí sau:

Đĩa phân phối khí bọt mịn Lưu lượng: 0.02 – 0.2 m3/phút

Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí

= 30/0,1 = 300 cái

Lưu ý: Việc lựa chọn thiết bị phân tán khí phụ thuộc vào từng quy mô công trình. Đảm bảo cường độ khí phân tán phải đảm bảo lớn hơn giá trị tối thiểu để có thể tách cặn bẩn chui ra khỏi các lỗ và phải nhỏ hơn giá trị tối đa để vận tốc nổi không lớn, giữ được thời gian tiếp xúc của khí và nước.

Đối với các đĩa phân phối khí bọt mịn, kích thước bọt khí từ 1 – 6mm

Đối với hệ ống đục lỗ, đĩa khí thô thì kích thước bọt khí từ 2 – 10 mm

Quang Minh luôn hướng đến sự hoàn hảo nhằm phục vụ Quý khách hàng.

Liên hệ nhanh để được chào giá tốt nhất 🙂 🙂 🙂

Hotline: 091 88 55 089     Ms Trà My

Email: tramyngo.quangminh@gmail.com

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Chọn Máy Thổi Khí Cho Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

1) Chức năng, nhiệm vụ của máy thổi khí. 

Như đã nói qua ở trên, máy thổi khí làm nhiệm vụ cung cấp khí cho bể chứa bùn hoạt tính, việc cung cấp khí liên tục cho bộ phận này nhằm mục đích :

– Tăng cường lượng khí oxi hòa tan để đẩy nhanh quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Dưới tác dụng mạnh cúa máy thổi khí giúp cho nước thải được hòa trộn đồng đều với bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các cơ chất cần được xử lý.

- Giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo oxi dùng cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.

– Tránh các vấn đề yếm khí, thiếu khí diễn ra sẽ sinh ra các khí gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí.

2) Cách chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải.

Thông thường, hàm lượng DO phù hợp nhất trong bể hiếu khí được duy trì trong khoảng 1,5 – 4mg/L. Nếu ít hơn hay nhiều hơn con số này đều không được bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của các vi sinh vật, nếu nhiều quá thì gây lãng phí và phá vỡ cấu trúc của bùn hoạt tính. Do vậy lượng oxy lý tưởng nhất cung cấp cho bể chứa bùn hoạt tính được tính toán theo công thức sau :

Lượng Ô xy cần thiết = Lượng Ô xy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng Ô xy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng Ô xy ô xy hóa nội bào các chất hữu cơ.

Khi đó Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức.

    Qk = Qtt.D (m3 khí/h)

Với Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h)

D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/  m3 nước thải)

Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức

Với   Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m). 

 Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau

Với QK – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h)

η – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 –     0,75).

Từ  các tính toán kỹ thuật như trên chúng ta lựa chọn các loại máy thổi khí có các thông số về lưu lượng khí, áp lực máy, công suất điện năng, kích thước chi tiết của máy phù hợp thông qua Catalogue của nhà sản xuất.

3) Một số loại máy thổi khí chất lượng khuyên dùng. 

– Máy thổi khí Tsurumi : Tsurumi là một trong những thương hiệu có các sản phẩm thiêt bị phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thế giới hiện nay như máy thổi khí, Máy bơm chìm nước thải Tsurumi… Đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang đậm chất bản sắc của các sản phẩm đến từ Nhật Bản như tính ứng dụng cao , tuổi thọ cao và hoạt động vo cùng hiệu quả. 

– Máy thổi khí Longtech Đài Loan : Đây là thương hiệu máy thổi khí phổ biến nhất được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, Với chất lượng tốt cùng giá thành cạnh tranh nên rất nhiều công trình đã lựa chọn dòng máy thổi khí này. 

Xin trân trọng cảm ơn ! 

Cấu Tạo Hệ Thống Khí Thải (Xả)

Hệ thống thoát khí thải trên xe hơi ngày nay thường có dạng ống dẫn tiết diện tròn, gồm nhiều đoạn, kết nối với nhau và được đặt ở gầm xe kéo dài từ động cơ đến đuôi xe, tạo đường dẫn cho khí thải động cơ thoát ra theo hướng nhất định và kiểm soát áp suất thải của động cơ. Hệ thống có thể là dạng đơn ống hay nhiều ống dẫn, tùy thuộc vào thiết kế của động cơ và hệ thống.

Thông thường, khí thải sau khi ra khỏi động cơ phải đi qua các bộ phận : đầu xy-lanh (cylinder head), bộ gom khí thải (exhaust manifold), turbocharger (nếu có), bộ xử lý khí thải (catalytic converter, một hoặc hai bộ) để làm giảm lượng khí độc trong khí thải và cuối cùng là bộ giảm âm nhằm hạn chế tiếng ồn.

Đầu xy-lanh là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống phân phối khí. Nếu chỉ xét hệ thống thải khí, đầu xy-lanhlà nơi bố trí van xả của động cơ, điều khiển quá trình nạp/xả qua trục cam. Đầu xy-lanh cũng là nơi để cổ góp kết nối, tạo nên kết cấu cố định. Đây là vị trí kết nối cứng duy nhất trên toàn bộ ống xả. Các vị trí còn lại được treo trên các gối cao su tổng hợp.

Đây là bộ phận dẫn, gom khí thải (nếu là trên động cơ nhiều xy-lanh), nhằm đưa toàn bộ khí thải về một đường ống duy nhất. Bộ phận này có thể bao gồm các ống dẫn riêng biệt, hoặc có ống thống với nhau nhằm đảm bảo áp suất trên các đường ống khác nhau đều có áp suất gần bằng nhau.

Trên xe phổ thông, các cổ góp thường là gang đúc, nhôm đúc hay thép ống không gỉ. Các loại này thường có hình thức không đẹp, hiệu năng thải không cao (do bề mặt trong không láng mịn, dẫn đến thất thoát động năng của khí thải) và khối lượng khá nặng.

May mắn thay, các hãng sản xuất thứ 3 luôn có những giải pháp triệt để và hiệu quả cho mọi vấn đề của người tiêu dùng. Các bộ cổ góp đẹp, nhẹ và hiệu năng cao luôn sẵn sàng về đến tay người dùng. Các bộ này được thiết kế với các góc hợp lại khá nhỏ, nhằm tăng tối đa hiệu quả xả từ đó giúp tăng lượng hòa khí mới vào xy. Ngoài ra, với các vật liệu cao cấp như thép không gỉ, hay thậm chí là titannium, các bộ góp này giúp giảm thiểu trọng lượng toàn bộ xe, tăng khả năng giải nhiệt của bộ góp. Các bộ góp này thường được bán kèm theo với các hệ thống phía sau như bộ giảm âm và thường sẽ được loại bỏ đi bộ xúc tác khí thải (Catalytic converter). Giá thành, kiểu dáng và hiệu năng của các bộ góp phụ thuộc vào hãng sản xuất và giá thành hoàn thiện.

Đây là bộ phận quan trọng, sử dụng động năng của khí xả để làm quay các cánh quạt, giúp tăng áp suất khí sạch được nạp vào động cơ. Bộ phận này có thể có hoặc không tùy theo thiết kế của toàn bộ động cơ. Sau khi qua bộ phận này, động năng của khí thải bị giảm đi. Nhờ đó, công việc của bộ giảm âm được nhẹ nhàng hơn.

Đây là bộ phận chính và gần như là bắt buộc phải có trên các xe đời mới. Bộ phận này chứa đựng các chất xúc tác nhằm đưa các thành phần độc hại trong khí thải (như NOx, CO, PM, HC,…) tác dụng với vật liệu bên trong ( như vàng, bạch kim, Palladium,…) và chuyển hóa chúng thành những chất khác an toàn với môi trường hơn như nước, CO2,…

Với công suất động cơ ngày càng tăng, dẫn đến áp suất khí thải luôn ở mức cao, việc buộc phải trang bị bộ giảm âm là bắt buộc khi tiếng ồn tạo ra từ khí thải khá lớn cũng như việc ban hành các quy định về tiếng ồn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết cấu chung của bộ phận giảm âm khá đơn giản, theo nguyên tắc, khí thải càng có vận tốc thấp thì càng ít gây ra nhiều tiếng ồn. Chính vì thể, cấu tạo của bộ phận này thường là các ngăn zig zag nhằm buộc khí thải trải qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhều động năng hơn, từ đó khi thoát ra khỏi hệ thống xả, khí thải gần như không gây ra âm thanh rền rĩ nào.

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Tuần Hoàn Khí Thải Egr

Giảm nồng độ khí độc NOx trong khí thải là nhiệm vụ cơ bản của bất cứ nhà sản xuất ôtô nào. Khi bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác chưa khai sinh, các kỹ sư thường sử dụng một kỹ thuật tuần hoàn khí thải có tên gọi EGR (Exhaust Gas Recirculation). Ngày nay, EGR không còn phổ biến như bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác, nhưng trên các mẫu xe diesel hay xe đời cũ, nó vẫn là công nghệ có tác dụng tốt.

Mục đích của EGR

Hệ thống EGR được phát minh để kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường của xe hơi vào đầu những năm 1970, sớm hơn khoảng 2 năm so với hệ thống trung hòa khí thải bằng xúc tác. Mục tiêu của EGR là giảm nồng độ NOx bằng cách tuần hoàn khí thải trở lại hệ thống nạp động cơ trong điều kiện có tải.

Tác dụng của lượng khí thải này là làm giảm nhiệt độ cháy đoạn nhiệt hay làm giảm nồng độ oxy trong động cơ diesel. Ngoài ra, khí thải tuần hoàn còn làm tăng nhiệt dung riêng của hòa khí nên nhiệt độ cháy giảm xuống. Mục tiêu của việc hạ những thông số trên là để làm ngăn cản quá trình sinh NOx, giảm nồng độ chất này trong khí thải.

Trên thực tế, nhiệt độ càng cao, lượng NOx sinh ra càng nhiều (nitơ có trong không khí). Ngoài nhiệt độ, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hình thành NOx như áp suất buồng đốt, thời gian đánh lửa, hỗn hợp nhiên liệu, nhiệt độ khí nạp hay nhiệt độ chất làm lạnh. Chẳng hạn như việc giảm tỷ số nén và đánh lửa chậm ở những động cơ tính năng cao sẽ làm giảm lượng NOx sinh ra, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm công suất cực đại và tính năng của xe. Chính điều này đã thôi thúc các kỹ sư thiết kế nên EGR vào những năm 1970.

EGR ban đầu được thử nghiệm như một phương pháp giảm nồng độ NOx với điều kiện dễ ứng dụng, rẻ tiền và chỉ một vài hệ được lắp trên các mẫu xe đương thời. Thế nhưng sau đó, gần như tất cả ôtô đều trang bị hệ thống này.

Nguyên lý hoạt động

Những hệ EGR sử dụng đường ống nối giữa bộ góp xả với bộ góp nạp được gọi là tuần hoàn khí thải ngoài. Một van điều khiển sẽ đảm nhiệm việc điều chỉnh số lần mở và kiểm soát dòng khí. Khí thải tuần hoàn trước khi trộn với khí nạp được làm mát bởi nếu không, nó làm tăng nhiệt độ khí nạp, ảnh hưởng tới công suất động cơ.

Thời kỳ đầu, EGR rất đơn giản vì sử dụng bộ góp chân không để điều khiển van nên hiệu quả không cao. Với công nghệ điện tử ngày nay, van được điều khiển bằng máy tính nên EGR bắt đầu có những cải tiến đáng kể. Một trong số đó là khả năng nâng cao hiệu suất động cơ mà không ảnh hưởng tới tính năng vận hành.

EGR trên động cơ xăng

Trên các mẫu xe ôtô, khoảng 5-15% khí thải được đưa trở về buồng đốt thông qua EGR. Mức 15% là giới hạn để động cơ làm việc bình thường vì nếu nhiều khí thải, động cơ sẽ khó khởi động và làm việc không trơn tru. Mặc dù EGR làm chậm quá trình cháy nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh thời gian đánh lửa.

Trên động cơ diesel

Các động cơ diesel hiện đại, khí EGR được làm mát bằng thiết bị trao đổi nhiệt để tăng lượng khí tuần hoàn. Không giống động cơ xăng, trên các mẫu diesel các kỹ sư không giới hạn tỷ lệ khí tuần hoàn. Chẳng hạn có những động cơ dùng tới 50% khí thải để đưa về bộ phận nạp. Tác dụng chủ yếu của khí thải tuần hoàn ở động cơ diesel là tăng nhiệt dung riêng của hỗn hợp, qua đó giảm nhiệt độ cháy và giúp nâng cao hiệu quả và giảm tiêu hao nhiên liệu.

Nguyễn Nghĩa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tính Toán, Lựa Chọn Máy Thổi Khí Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!