Đề Xuất 3/2023 # Tính Năng Suất Lúa Và Vẽ Đồ Thị Tình Hình Sản Xuất Lúa Nước Ta Trong Thời Gian 1990 # Top 6 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Tính Năng Suất Lúa Và Vẽ Đồ Thị Tình Hình Sản Xuất Lúa Nước Ta Trong Thời Gian 1990 # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tính Năng Suất Lúa Và Vẽ Đồ Thị Tình Hình Sản Xuất Lúa Nước Ta Trong Thời Gian 1990 mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cho bảng so liệu về diện tích lúa nước ta trong thời gian 1990- 2000 hãy tính năng suất lúa và vẽ đồ thị tình hình sản xuất lúa nước ta trong thời gian trên. Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét tình hình sản xuất lúa nước ta trong thời gian 1990- 2000.

Năm

Diện tích

(Nghìn ha)

Sản lượng

(Nghìn tấn)

Năm

Diện tích

(Nghìn ha)

Sản lượng

(Nghìn tấn)

Năm

Diện tích

(Nghìn ha)

Sản lượng

(Nghìn tấn)

1990

6042,8

19225,1

1994

6598,6

23528,2

1998

7362,7

29145,5

1991

6302,8

19621,9

1995

6765,6

24963,7

1999

7653,6

31393,8

1992

6475,3

21590,4

1996

7003,8

26396,7

2000

7666,3

32529,5

1993

6559,4

22836,6

1997

7099,7

27523,9

Hướng dẫn giải:

1- Xử lý số liệu và vẽ đồ thị.

Tính năng suất lúa từng năm theo công thức: Năng suất = Sản lượng/Diện tích (Tạ/ha/vụ). Tính giá trị gia tăng của sản lượng, diện tích và năng suất lúa lấy giá trị năm 1990 = 100. Kết quả như sau:

Năm

Diện tích

Sản lượng

NS(Ta/ha)

NS(%)

Năm

Diện tích

Sản lượng

TS(ta/ha)

Năng suất (%)

1990

100

100

31,8

100

1996

115,9

137,3

37,7

118,6

1991

104,3

102,0

31,1

98,0

1997

117,5

143,2

38,8

122,0

1992

107,2

112,3

33,3

104,7

1998

121,8

151,6

39,6

124,5

1993

108,5

118,8

34,8

109,4

1999

126,7

163,3

41,0

128,9

1994

109,2

122,4

35,7

112,3

2000

126,9

169,2

42,4

133,3

1995

112,0

129,8

36,9

116,0

Vẽ biểu đồ đô thị dạng giá trị gia tăng. Cả 3 biểu đồ được vẽ trong một hệ toạ độ.

2-Nhận xét.

Trong thời gian từ 1990 tới năm 2000, sản xuất lúa nước ta đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên tốc độ tăng của các yếu tố này khác nhau.

a-Diện tích.

Tăng 1,269 lần đây là mức tăng này là thấp.

Là do đất nông nghiệp thích hợp cho trồng lúa có hạn; dân số đông và tăng nhanh, việc chuyển mục đích sử dụng do công nghiệp hóa, đô thị hoá; do chuyển một bộ phận đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác.

b-Sản lượng lúa

Tăng rất mạnh, sau 10 năm tăng 1,692 lần, cao hơn nhiều so với diện tích.

Sản lượng lúa tăng lên là do tăng diện tích nhưng chủ yếu là do tăng năng suất lúa.

c- Năng suất lúa

Tăng lên liên tục trong thời gian trên, năm 2000 năng suất lúa đã tăng 1,333 lần so với năm 1990.

Năng suất lúa tăng đã quyết định mức tăng của sản lượng lúa

Năng suất lúa tăng nhanh là do: thuỷ lợi được coi trọng và đầu tư nhất là tại các vùng trọng điểm tại ĐBS Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các nguyên nhân khác…

Phương Án Điều Tra Năng Suất, Sản Lượng Cây Lúa

NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA

(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-TCTK ngày tháng 7 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

1. Mục đích điều tra, yêu cầu điều tra 1.1 Mục đích điều tra

Mục đích cuộc điều tra này nhằmxác định năng suất, sản lượng lúa thực thu theo từng vụ, cả năm, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, doanh thu, sản lượng lương thực bình quân nhân khẩu của cả nước và từng địa phương;

Cung cấp thông tin để đánh giá kết quả sản xuất lúa, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực từng địa phương và cả nước.

1.2. Yêu cầu điều tra

Yêu cầu của cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa là phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ, trung thực kết quả sản xuất lúa của tất cả các loại hình kinh tế trên lãnh thổ.

Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.

2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra 2.1 Phạm vi điều tra

Cuộc điều tra được tiến hành ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung làhuyện) có diện tích trồng lúa từ 100 ha trở.

Đối với những huyện có diện tích gieo cấy lúa dưới 100 ha thì kết hợp thu thập thông tin cùng “Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác” hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia để ước tính.

2.1. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra: Cây lúa.

2.3. Đơn vị điều tra

Các hộthực tế có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất tại địa bàn.

3. Loại điều tra

Cuộc điều tra áp dụng điều tra chọn mẫu các hộ gia đình có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất. Qui mô, phương pháp chọn mẫu được đề cập trong phụ lục 01 của phương án này.

4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra 4.1. Thời điểm điều tra

Cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa tiến hành theo từng vụ sản xuất: đông xuân, hè thu, thu đông/vụ 3 và vụ mùa. Tổ chứcđiều tra khi lúađã thu hoạch xong tạiđịa bànđiều tra.

4.2. Thời gian điều tra

Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày bắt đầu từ thời điểm điều tra.

4.3. Phương pháp điều tra

Cuộc điều tra kết hợp công tác thăm đồng dự báo năng suất và điều tra thực tế tại các đơn vị đều tra.

Dự báo năng suất: Đây là khâu đầu tiên cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương. Chi cục Thống kê cấp huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành của huyện và các xã tổ chức thăm đồng để dự báo năng suất, sản lượng lúa của tất cả các xã và tổng hợp báo cáo lên cấp trên. Để năng suất dự báo tiếp cận thực tế mùa màng và không sai lệch lớn so với kết quả điều tra, Thống kê cấp huyện cần dựa trên những căn cứ sau đây:

– Chủ động theo dõi sát diễn biến mùa màng, chú trọng tới các yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất cây trồng như: Thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống lúa, phân bón, tình hình sâu bệnh, chuột, khô hạn, úng,…

– Đối chiếu với nguồn số liệu lịch sử các năm để xác định xu hướng biến động và khả năng mùa màng vụ hiện tại, có giải thích rõ những nguyên nhân đột biến về diện tích và năng suất.

– Cục Thống kê tiến hành xem xét số liệu ước tính của tất cả các huyện để đảm bảo phản ánh đúng thực tế mùa màng chung toàn tỉnh trước khi báo cáo Tổng cục.

Điều tra trực tiếp: Ngay sau khi kết thúc thu hoạch, điều tra viên đến hộ được chọn điều tra để khai thác số liệu. Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong vụ, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng (thúng, bao, dạ,…). Điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị qui định chung (kg) để ghi vào phiếu thu thập thông tin. Một số điểm cần chú ý khi thu thập số liệu ban đầu:

– Tại hộ điều tra, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch và diện tích lúa, không thu thập số liệu về năng suất để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.

– Đối với số liệu phân theo giống lúa, cùng một giống nhưng giữa các địa phương có tên gọi khác nhau, nên trong quá trình tập huấn cán bộ thống kê phải thống nhất sử dụng chung tên một loại giống để thuận tiện cho việc ghi mã giống lúa về sau;

– Sản lượng của hộ đảm bảo khô, sạch lép, gồm cả sản lượng tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch, bán ngay tại ruộng (qui khô). Đối với một số tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán, người nông dân có thể bán ngay lúa phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt. Do vậy, hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm để có hệ số qui khô cho vùng, cho loại giống chủ yếu.

Hình Thể Học Và Sự Sinh Trưởng Của Cây Lúa

Bông lúa (panicle) là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa (spikelet).

7.1. Hình thái và cấu tạo: (Hình 5.21)

Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại phát hoa chùm gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié bậc nhất, bậc hai và đôi khi có nhánh gié bậc ba. Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từng nhánh gié này.

Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe (do các nhánh gié bậc nhất tạo với trục bông một góc nhỏ hay lớn), đóng hạt thưa hay dày (thưa nách hay dày nách), cổ hở hay cổ kín (cổ bông thoát ra khỏi bẹ lá cờ hay không) tùy đặc tính giống và điều kiện môi trường.

Hình 5.21. Hình thái và cấu tạo của một bông lúa

7.2. Quá trình phát triển của đòng lúa và sự trổ bông

Khi bông lúa chưa trổ còn nằm trong bẹ lá ta gọi là đòng lúa. Từ lúc hình thành đòng lúa đến khi trổ bông kéo dài từ 17 – 35 ngày, trung bình là 30 ngày. Các thời kỳ phát triển của đòng lúa có thể quan sát bằng các đặt trưng của hình thái như trình bày ở bảng 5.1 và hình 5.22

Bảng 5.1. Các giai đoạn phát triển của đòng lúa Nguồn: Matsushima, 1970

Hình 5.22. Các giai đoạn phát triển của đòng lúa (A) Sự giảm nhiễm xãy ra khi cổ lá cờ trùng với cổ lá dưới nó (B, hình giữa) (Suge, 1973)

Khi lá cờ xuất hiện thì đòng lúa dài ra nhanh chóng và hai lóng trên cùng cũng tăng nhanh, đẩy đòng lúa thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: Lúa trổ bông (flowering). Thời gian trổ dài hay ngắn tùy theo giống, điều kiện môi trường và độ đồng đều trong ruộng lúa. Những giống lúa ngắn ngày thường trổ nhanh hơn, trung bình từ 5-7 ngày. Những giống lúa dài ngày có khi trổ kéo dài 10-14 ngày

Thời gian trổ càng ngắn càng tránh được thiệt hại do tác động xấu của môi trường như, gió, mưa, nhiệt độ thấp… Một bông lúa khi bắt đầu xuất hiện đến khi trổ hoàn toàn mất 3-4 ngày hoặc lâu hơn (5-6 ngày) tùy giống và điều kiện môi trường. Trình tự phân hoá và phát triển đòng trên một bụi lúa được bắt đầu từ thân chính (bông cái), đến các chồi bậc nhất (chồi cấp 1), chồi bậc hai (cấp 2), chồi bậc 3 (cấp 3), v.v. (Hình 5.23).

Hình 5.23. Trình tự phát triển đòng trên một bụi lúa

Tính Năng Suất Thu Hoạch Thóc Thực Tế Và Chi Phí Sản Xuất Thóc Thực Tế

Tính năng suất thu hoạch thóc thực tế và chi phí sản xuất thóc thực tế được quy định tại Điều 6 Thông tư 77/2018/TT-BTC về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Tính năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch.

Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp số liệu thực tế từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; có thể kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất thóc với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

Đơn vị tính năng suất thóc thống nhất là: kg/ha.

2. Tính tổng chi phí sản xuất thóc thực tế (TC tt)

– TC tt là Tổng chi phí sản xuất thực tế (đồng/ha).

– C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng/ha).

– V là Chi phí lao động trên một ha (đồng/ha).

– P th là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi trên một ha (đồng/ha).

– P ht là các khoản được hỗ trợ (nếu có) trên một ha (đồng/ha).

a) Tính chi phí vật chất (C)

Chi phí vật chất (C) là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất thóc bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí dịch vụ thủy lợi, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí lãi vay từ các tổ chức tín dụng và chi phí khác. Cách xác định như sau:

– Chi phí giống

Chi phí giống (đồng) = số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).

Xác định số lượng giống: Tùy theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, và tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.

Xác định đơn giá giống: Tùy theo nguồn giống được sử dụng, đơn giá của từng loại giống được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua thực tế của hộ sản xuất; giá mua của hộ sản xuất khác; thông báo giá của các công ty giống, vật tư đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn địa phương; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.

– Chi phí làm đất

Chi phí làm đất là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất thóc theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở) phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất.

– Chi phí phân bón

Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)

Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất thóc qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thực mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

– Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Cách tính khấu hao tài sản cố định áp dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao theo hướng dẫn của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng cho doanh nghiệp.

Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cần tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tắc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác để phân bổ cho sản xuất thóc. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.

– Chi phí thuê đất

Chi phí thuê đất là toàn bộ chi phí thực tế hộ sản xuất thóc chi ra để thuê đất trong một vụ sản xuất thóc. Chi phí thuê đất được xác định thông qua hợp đồng hoặc thỏa ước giữa hộ sản xuất thóc đi thuê và tổ chức, cá nhân cho thuê.

Trường hợp hộ sản xuất thóc được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thì không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất thóc.

– Chi phí tưới, tiêu

Chi phí tưới tiêu là toàn bộ chi phí tưới, tiêu và chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có) thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất thóc đã chi ra để sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất thóc, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hoặc những nơi có hệ thống thủy lợi và được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nhưng vẫn phải chi trả chi phí bơm nước tưới tiêu, trong đó:

Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất thóc.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cần xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu hay chạy điện và xác định chi phí theo giá thuê máy chạy xăng hoặc máy chạy dầu hoặc máy chạy điện trên thị trường.

– Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ và thuốc khác) mà hộ sản xuất thóc đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.

– Chi phí dịch vụ thủy lợi: Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

– Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

Điều tra viên cùng hộ sản xuất thống kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm điều tra và phân bổ cho 02 vụ sản xuất thóc trong năm.

– Chi phí lãi vay từ tổ chức tín dụng là toàn bộ tiền lãi vay của tổng số vốn vay thực tế cho sản xuất thóc mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất.

Đối với trường hợp hộ sản xuất vay từ tổ chức tín dụng, tiền lãi vay tính căn cứ theo số tiền vay, lãi suất cho vay và thời gian vay tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa hộ sản xuất và tổ chức tín dụng mà hộ sản xuất vay vốn.

Trường hợp hộ sản xuất vay tiền từ tổ chức tín dụng để sử dụng vào mục đích khác, khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất thóc.

– Chi phí thu hoạch thóc là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh trong quá trình thu hoạch thóc (chi phí vận chuyển, phơi, sấy, bao bì…).

– Chi phí khác

b) Tính chi phí lao động (V)

Chi phí lao động (V) là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất – sửa bờ (cày, bừa, trục) để làm ruộng gieo mạ, ruộng cấy (đối với thóc cấy) hoặc ruộng gieo sạ; gieo mạ, nhổ mạ và cấy (đối với thóc cấy); gieo sạ (đối với ruộng gieo sạ), ngâm ủ giống, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, dặm thóc, phun thuốc, gặt – vận chuyển, suốt thóc, phơi thóc, sấy thóc, thăm đồng, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất thóc, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động.

Trường hợp hộ sản xuất thuê dịch vụ tưới, tiêu (thuê cả máy, nhiên liệu và công lao động), hoặc thuê khoán gọn dịch vụ bảo vệ thực vật (gồm thuốc, thuê máy và công phun) hoặc thuê máy gặt đập liên hoàn (gồm máy, công gặt, công tuốt thóc) và thuê vận chuyển thóc về nhà và đã hạch toán các khoản chi phí này vào mục Chi phí vật chất thì không tính vào mục Chi phí lao động.

Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công)

– Xác định ngày công cho từng loại công việc

Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn).

Phương pháp quy đổi như sau:

– V TC là ngày công tiêu chuẩn (ngày);

– V n là ngày công thực tế đầu tư (ngày);

– T t là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do hộ sản xuất hồi tưởng hoặc ghi chép (giờ);

– T Q là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công.

Ví dụ:

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 6 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 12 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

= 1,5 ngày công

Cách xác định số lượng ngày công thực tế để quy đổi như sau:

Trường hợp đã có định mức ngày công lao động trong định mức kinh tế – kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thì thực hiện theo định mức đó.

Trường hợp chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn thì căn cứ vào kết quả điều tra ngày công thực tế hộ sản xuất đã đầu tư, hoặc số liệu thống kê gần nhất.

– Xác định đơn giá tiền công:

Hộ sản xuất thóc đi thuê lao động sản xuất hoặc tự tiến hành các khâu công việc của sản xuất thóc, đơn giá công lao động tính theo giá thuê thực tế trên thị trường phù hợp từng khâu công việc tại thời điểm sản xuất thóc.

c) Tính giá trị sản phẩm phụ thu hồi P th (nếu có)

Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của thóc là rơm, rạ.

Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất thóc (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).

Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.

d) Tính các khoản được hỗ trợ P ht(nếu có)

Trường hợp hộ sản xuất được hỗ trợ cho sản xuất thóc theo các quy định của Nhà nước thì phải trừ đi khoản chi phí này để tính giá thành sản xuất thóc.

Hộ sản xuất không được hỗ trợ thì không tính để loại trừ.

Chúc sức khỏe và thành công!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tính Năng Suất Lúa Và Vẽ Đồ Thị Tình Hình Sản Xuất Lúa Nước Ta Trong Thời Gian 1990 trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!