Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Chức Năng Thay Thế mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chức năng Replace giúp bạn tìm kiếm và thay thế dữ liệu dễ dàng trong Word. Thử tưởng tượng, với một văn bản hàng chục trang, bị ghi sai tất cả các từ “word” và muốn sửa thành “Word”, bạn không thể đi tìm từng từ và thay thế như vậy được, rất mất thời gian và không đảm bảo chính xác 100%. Chức năng Replace sẽ giúp bạn làm việc này.
Vị trí thẻ Replace
Sau khi mở, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp Replace như sau:
Hộp thoại Find and Replace
Khi đã xuất hiện Replace, bạn tiến hành nhập từ khóa, thông tin cần thay thế và thông tin thay thế vào các hộp sau:
Hộp Find what: Thông tin cần được thay thế
Hộp Replace with: Thông tin thay thế
Như trong ví dụ ở đầu bài, ở Find what nhập “word”, còn Replace with nhập “Word”, kết quả là trong vài giây toàn bộ từ “word” trong văn bản biến thành “Word” như ý của bạn. Rất đơn giản và chính xác.
Chức năng thay thế là một trong những chức năng bạn cần biết và sử dụng phổ biến trong Word. Ngoài ra, bạn nên biết thêm các chức năng khác. Bạn tham khảo hướng dẫn sử dụng các chức năng này tại Blog chúng tôi Tại đây, bạn không chỉ được bổ sung những kiến thức về Word, mà còn các chương trình khác của Office như Excel, Power Point, giúp bạn có kho kiến thức đầy đủ về tin học văn phòng, hỗ trợ công việc của bạn.
Đánh giá bài viết này
Undo &Amp; Automation – Tìm Hiểu Chức Năng Undo Trong Illustrator
Undo & Automation. Điều tuyệt vời nhất về học Illustrator cs6 là khả năng undo và redo của bạn. Illustrator hỗ trợ một số lần undo không giới hạn, cho bạn sự linh hoạt mà bạn cần để thay đổi ý định chỉnh sửa.
Undo và redo
Hoàn nguyên
Một khi bạn lưu và đóng một File bộ nhớ undo – redo hay revert bị xóa. Tương tự như bạn mở một File và bạn bắt đầu với một trạng thái sạch.
Tác vụ của Ban Điều Hành
Muốn tăng tốc tiến trình lặp đi lặp lại. Illustrator đưa ra cả thư viện các Action được ghi bên trong Panel Actions. Một Action là một loạt các bước hoặc thao tác được ghi sẵn. Chẳng hạn như chọn một công cụ, một đối tượng, biến đổi đối tượng đó và tối ưu File dưới dạng một ảnh web. Mà có thể phát lại bằng cách ấn một nút.
Có thể sử dụng Panel Actions để phát cho Action hiện có cùng như ghi, phát, biên tập và xóa. Các Action có thể bao gồm các điểm dừng nơi bạn thực hiện các tác vụ cụ thể. Cũng như các model control để nhập các giá trị cụ thể vào một hộp thoại Ở quá trình phát lại.
Phát các Action
Chọn đối tượng trên Artboard để phát một Action. Nhấp Action mà bạn muốn trong Panel Actions. Rồi nhấp nút play ở dưới Panel để chạy Action. Các Action hiển thị một biểu tượng hộp thoại kế bên nó ở dialong của Panel sẽ tự động mở các hộp thoại đỏ. Để hỏi dữ liệu nhập của người dùng. Tùy chọn này có thể được mở hay tắt trong cột này.
Tạo một Action
Các bước đơn giản để tạo một Action tùy ý:
Bước 1: Nhấp nút create new set để tạo một new folder.
Bước 2: Đặt cho new folder một tên chẳng hạn như HE Actions rồi nhấp nút Ok.
Bước 3: Nhấp nút create new Action.
Bước 4: Gõ nhập một tên nào đó cho Action. Các Action thì nên đặt tên theo chức năng của chúng. Để dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như rotate 65 degrees. Rồi sau đó nhấp record. Bước 5: Chọn đối tượng trên arboard rồi thực thi Action. Bước 6: Sau khi hoàn tất, ta nhấp nút stop để ngừng ghi.
Xóa một Action
Rê và thả Action, step (bước) hoặc set vào biểu tượng thùng rác delete Selection nằm ở cuối Panel. Để xóa toàn bộ Action hay toàn bộ một set (folder).
Tìm Hiểu Về Kiểm Thử Chức Năng (Functionality Testing)
Kiểm thử chức năng là một trong số 4 loại kiểm thử chính thuộc level kiểm thử thứ 2- Kiểm thử tích hợp (Integration Test) trong kiểm thử phần mềm. Vậy kiểm thử chức năng có mục đích và vai trò như thế nào trong kiểm thử phần mềm? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây!
I, Định nghĩa:
Kiểm thử chức năng là một loại kiểm thử hộp đen (black box) và test case của nó được dựa trên đặc tả của ứng dụng phần mềm/thành phần đang test. Các chức năng được test bằng cách nhập vào các giá trị nhập và kiểm tra kết quả đầu ra, và ít quan tâm đến cấu trúc bên trong của ứng dụng.
Nó là một qui trình cố gắng tìm ra các khác biệt giữa đặc tả bên ngoài của phần mềm và thực tế mà phần mềm cung cấp. Với các đặc tả bên ngoài của phần mềm là đặc tả chính xác về hành vi của phần mềm theo góc nhìn của người dùng.
II, Mục đích
Với kiểm thử đơn vị ta phát hiện sự khác biệt giữa đặc tả giao tiếp của đơn vị và thực tế mà đơn vị này cung cấp.
Với kiểm thử hệ thống ta chỉ ra rằng chương trình không tương thích với các mục tiêu ban đầu của nó. Thì:
Với kiểm thử chức năng ta sẽ hoàn thiện nốt phần cần xác minh còn lại là chỉ ra rằng chương trình không tương thích với các đặc tả bên ngoài của nó.
Các lợi ích : ƒ tránh kiểm thử dư thừa. ƒ ngăn chặn sự quan tâm nhiều vào quá nhiều loại lỗi tại từng thời điểm.
III, Các kỹ thuật thường dùng trong kiểm thử chức năng:
Kiểm thử chức năng thường sử dụng 1 kỹ thuật kiểm thử hộp đen : ƒ Kỹ thuật phân lớp tương đương (Equivalence Class Partitioning). ƒ Kỹ thuật dùng các bảng quyết định (Decision Tables) ƒ Kỹ thuật kiểm thử các bộ thần kỳ (Pairwise) ƒ Kỹ thật phân tích vùng miền (domain analysis) ƒ Kỹ thuật dựa trên đặc tả Use Case (Use case)
IV, Các cách tiếp cận để kiểm thử chức năng phần mềm :
Kiểm thử chức năng khác với kiểm thử hệ thống, kiểm thử chức năng là “xác nhận – verify – một ứng dụng bằng cách kiểm tra nó dựa vào các tài liệu thiết kế hoặc đặc tả kỹ thuật”, còn kiểm thử hệ thống là “xác minh – validate – chương trình bằng cách kiểm tra nó dựa vào các yêu cầu của Người dùng hoặc hệ thống đã công bố” (Testing computer software – Kaner, Falk, Nguyen 1999, p. 52). Kiểm thử chức năng thường bao gồm 5 bước (trích dẫn các bước cần thiết):
Việc xác định các chức năng mà phần mềm mong muốn sẽ thực hiện
Việc tạo ra các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng
Việc xác định kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng
Việc thực hiện các trường hợp kiểm thử
Việc so sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn. Các kỹ thuật cụ thể gồm: ƒ User Navigation Testing ƒ Transaction Screen Testing ƒ Transaction Flow Testing ƒ Report Screen Testing ƒ Report Flow Testing ƒ Database Create/Retrieve/Update/Delete Testing
1. Kiểm thử khả năng duyệt chức năng của người dùng (User Navigation Test)
Các màn hình phục vụ duyệt thực hiện chức năng là màn hình log on/log off, menu bar và hệ thống cây phân cấp các option để thực hiện chức năng, toolbar, tất cả các mối liên kết từ màn hình này tới màn hình khác để thể hiện sự liên tục của hoạt động nghiệp vụ đang cần thực hiện.
khả năng người dùng login vào hệ thống với quyền hạn thích hợp.
di chuyển qua các màn hình “giao tác” mong muốn 1 cách đúng đắn và logout khỏi phần mềm.
2. Kiểm thử màn hình thao tác (Transaction screen Test)
Thiết kế testcase để xác thực hoạt động của mỗi field dữ liệu, list, option và button trên màn hình giao tác theo các yêu cầu nghiệp vụ, tài liệu người dùng và tài liệu người quản trị.
Nếu kết quả được hiển thị trên màn hình thao tác, thì kỹ thuật kiểm thử hộp đen với testcase gồm (data input, ouput kỳ vọng) sẽ được dùng để xác thực kết quả hiển thị.
3. Kiểm thử luồng thao tác (Transaction Flow Test)
Kiểm tra kết quả tổng hợp của nhiều màn hình thao tác theo thứ tự duyệt đúng có hoàn thành hoạt động nghiệp vụ tương ứng không ? Thí dụ nghiệp vụ cập nhật profile khách hàng gồm các màn hình thao tác sau : ƒ màn hình 1 cập nhật tên, địa chỉ, contact. Màn hình 2 cập nhật credit. Màn hình 3 cập nhật thông tin thanh toán và khuyến mãi. Màn hình 4 tổng kết profile và thực hiện cập nhật. Màn hình 5 để xem kết quả profile đã cập nhật. ƒ Kết quả cuối cùng của trình tự các màn hình là file hay database sẽ ₫ược cập nhật để chứa các thông tin mà người dùng ₫ã cập nhật thông qua các màn hình thao tác.
4. Kiểm thử màn hình report (Report screen Test)
Màn hình report cho phép tìm kiếm dữ liệu và hiển thị kết quả (không cần nhập dữ liệu như màn hình giao tác). Khó khăn trong kiểm thử màn hình report nằm ở chỗ có nhiều cách mà người dùng có thể đặc tả dữ liệu cần được tìm kiếm (tiêu chuẩn) và cách thức dữ liệu này ₫ược hiển thị (sắp xếp và định dạng).
chú ý đặc biệt vào dữ liệu tìm kiếm và hiển thị vì người dùng có thể chọn sai dữ liệu hay tệ hơn là không có kết quả nào được hiển thị.
5. Kiểm thử luồng report (Report Flow Test)
Kiểm thử các khác biệt giữa kết quả hiển thị trong màn hình report và các phương thức report khác (như máy in, file,..). Nhiệm vụ của người kiểm thử : ƒ Xác định xem phần mềm gởi cùng kết quả ra màn hình report và máy in ? ƒ Xác thực kết quả report trên tất cả phương thức báo cáo khác nhau được hỗ trợ bởi phần mềm. ƒ Xác định xem khả năng máy in có hỗ trợ font, vùng chọn được người dùng xác định trong màn hình report ?
6. Kiểm thử việc Create/Retrieve/Update/Delete database
V. Kết luận
Kiểm thử chức năng nhằm trả lời cho câu hỏi “người dùng có hay không làm được với tính năng cụ thể của chương trình”. Thông qua các kỹ thuật được giới thiệu ỏ trên thì việc trả lời câu hỏi này không còn là bài toán khó trong đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm nữa.
All Rights Reserved
Cpu Là Gì? Tìm Hiểu Về Chức Năng Của Cpu.
CPU là cụm từ xuất phát bởi Central Processing Unit, hiểu với nghĩa tiếng Việt là bộ xử lý trung tâm. Nhiệm vụ của CPU là xử lý tất cả các dạng thông tin và điều khiển sự hoạt động các thiết bị khác. CPU hiện đại có khả năng xử lý dữ liệu với tốc độ nhanh, đây cũng chính là nguồn gốc cơ bản để máy tính hoạt động trơn tru hơn.
Nhiều người vẫn cho rằng CPU là thùng case máy tính nhưng trên thực tế lại khác, CPU có hình dạng rất nhỏ được thiết kế ở vị trí bên trên Mainboard (bo mạch chủ của máy tính). Một số cái tên về CPU rất quan thuộc như Intel Core i7.
CPU bản chất là sự phối hợp của nhiều bóng bán dẫn được sắp xếp trên bảng mạch điện tử. Khu vực trung tâm gồm các bộ phận như:
– CU (Control Unit): bộ phận đảm nhiệm chức năng dịch mệnh lệnh nhận được sang ngôn ngữ lập trình máy tính.
– ALU: trực tiếp tham gia vào quá trình nhận thông tin từ CU chuyển tới ALU, thực hiện các phép tính toán logic và cho ra kết quả thông tin tới bộ nhớ.
– Bộ nhớ CPU: Các thanh ghi giống như RAM, công dụng chúng là lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Các thanh này dùng để chứa tạm thời nguồn thông tin dẫn từ ALU.
Hoạt động của CPU tỏa ra nhiều nhiệt, chính vì thế nếu không được làm mát kịp thời sẽ gây hiện tượng nóng máy, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới cháy nổ. Do đó người ta hay dùng kết hợp keo tản nhiệt để tra vào với mục đích giảm bớt nhiệt độ trên CPU. Công nghệ sản xuất hiện đại của tản nhiệt khí và tản nhiệt nước sẽ giúp máy tính trở nên “mát mẻ” hơn. Thường thì những CPU có nhiều bán dẫn sẽ sở hữu tốc độ xử lý nhanh hơn CPU ít bóng bán dẫn. Do đó chất lượng và tốc độ xử lý CPU sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần này.
Tốc độ CPU quyết định bởi điều gì?
Tốc độ CPU được tính dựa trên số xung nhịp của chip. Tốc độ xử lý của CPU càng nhanh khi số xung nhịp của chip càng cao.
Ngày nay, các CPU đều được hỗ trợ đa nhân. Nhiều dòng máy tính có số lượng CU, ALU hơn trước đó gấp bội. Từ đây, tốc độ xử lý được đẩy lên nhiều lần.
Khi bạn biết được mục đích sử dụng của bạn là gì thì bạn sẽ lựa chọn được CPU thích hợp với nhu cầu của bản thân. Kết quả chọn được CPU khỏe hay yếu cũng do bản thân chúng ta xác định từ nhu cầu của mình. Ví dụ như bạn muốn chơi game thì hãy tìm tới những dòng CPU mạnh, công suất đủ lớn để chạy “trơn tru” những ứng dụng “nặng” như game đồ họa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Chức Năng Thay Thế trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!