Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Bản Và Cách Lên Dây Đàn Ukulele Đơn Giản mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
29/06/2018 1272
Đàn Ukulele là một nhạc cụ bộ dây và cũng như nhiều nhạc cụ bộ dây khác, dây đàn Ukulele được xem là một bộ phận khá quan trọng, quyết định đến chất lượng âm thanh và khả năng sử dụng của nhạc cụ bộ dây này.
Các loại dây đàn Ukulele được làm bằng Nylon.
Chất liệu làm dây đàn Ukulele
Trước đây, những cây đàn Ukulele đầu tiên được sử dụng chất liệu sắt, sau này chất liệu sử dụng để làm đàn Ukulele đã được thay thế bằng nylon và những cây đàn Ukulele đang được bán trên thị trường hiện tại hầu hết cũng được làm bằng chất liệu này.
Với từng loại chất liệu khác nhau, âm thanh của đàn phát ra cũng sẽ khác nhau. Thông thường để đảm bảo độ chắc chắn, độ căng và độ bền của dây, các nhà sản xuất thường sử dụng một lớp vỏ kim loại, nhôm hoặc bạc bên ngoài dây đàn. Song dây đàn vẫn có được sự mềm dẻo và không phải khó khăn trong quá trình tập chơi, bạn cũng sẽ không bị đau tay như chơi đàn Guitar.
Những cách lên dây sử dụng cho đàn Ukulele
Lên dây đàn Ukulele cho nhiều loại khác nhau.
Ukulele Soprano: với dòng đàn này, bạn sẽ có 2 cách lên dây đó là G C E A và A D F# B
Ukulele Concert: với dòng đàn Ukulele này, bạn sẽ có 3 cách lên dây để lựa chọn là G4 C4 E4 A4; A4 D4 F#4 B4 và G3 C4 E4 A4
Ukulele Tenor: đây là dòng đàn Ukulele có nhiều cách lên dây, một số cách bạn có thể tham khảo gồm G3 C4 E4 A4; G4 C4 E4 A4; A4 D4 F#4 B4 và D4 G3 B3 E4
Ukulele Baritone: đây là dòng đàn Ukulele có kích thước lớn, với dòng đàn này chỉ có một cách lên dây duy nhất giống với cách lên dây của đàn guitar đó là D3 G3 B3 E4
Như vậy, chúng ta cũng hoàn toàn nhìn thấy được sự đa dạng trong cấu trúc, thiết kế và kích cỡ của các cây đàn Ukulele.
Nên chọn loại dây đàn Ukulele nào?
Những dây đàn Ukulele có nhiều loại khác nhau và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh đàn.
Việc chọn lựa dây đàn Ukulele phù hợp khá quan trọng và được nhiều người quan tâm, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh Ukulele tạo ra và với mỗi người sẽ có cách lựa chọn, yêu cầu khác nhau đối với âm thanh của nhạc cụ bộ dây này.
Với những người yêu thích những giai điệu nhẹ nhàng, nghe vừa tai thì dây đàn Wound sẽ là một sự lựa chọn khá phù hợp. Với loại dây đàn Ukulele này, âm thanh sẽ nằm từ mức tầm trung đến âm bass, trầm bổng và mơ mộng. Song nhược điểm của dây đàn này là việc dây đàn cọ xát với phím nhựa khi sử dụng.
Với những bạn thích sử dụng những cây đàn Ukulele có âm thanh lớn thì có thể lựa chọn các dây đàn dày và có độ căng lớn hơn. Với những dây đàn này, trong quá trình sử dụng bạn sẽ không tránh được tình trạng đau tay cùng những vết chai để lại, nhất là với những người mới học đàn Ukulele đây sẽ là một cản trở.
Với ý kiến riêng của Việt Thương, đàn Ukulele có dây làm bằng thép bạn không nên lựa chọn, bởi với chất liệu này sẽ làm tăng được độ căng của dây đàn và áp lực lên phần ngựa đàn, dễ khiến mặt đàn bị cong vênh.
Đàn Ukulele Là Gì? Hợp Âm Ukulele Và Cách Chỉnh Dây Chi Tiết Nhất
Đàn ukulele là gì?
Đàn ukulele hay đàn guitar Hawaii 4 dây là loại đàn có thiết kế nhỏ, xinh xắn.
Tên gọi của đàn có nguồn gốc từ đặc điểm cấu tạo.
Bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 như một phiên bản Hawaii của đàn braguinha, cavaquinho, rajao. Sau đó dần phổ biến ở trên khắp thế giới.
Đặc điểm, phân loại
Cấu tạo gồm 6 bộ phận: Đầu đàn, cần đàn, bộ chỉnh, thân đàn, lưng và ngựa đàn, phím đàn.
Được sử dụng để đệm hát, có khi độc tấu.
Tiếng vang nhỏ nhưng nghe réo rắt bởi âm sắc đặc biệt.
Giai điệu, âm lượng của đàn ukulele phụ thuộc vào kích thước, cấu tạo mỗi loại. Vì thế giai điệu, âm lượng rất đa dạng.
Được chia thành 4 loại theo cấu tạo:
Soprano Ukulele: Phổ biến nhất, kích thước nhỏ nhất, có 12 – 14 phím.
Concert Ukulele: To hơn một chút, thân đàn to hơn, cần đàn rộng bản hơn, có từ 14 – 17 phím, âm thanh ấm hơn.
Tenor Ukulele: To hơn Concert Ukulele, có 17 – 19 phím. Được lên dây giống 2 loại trên là A-E-C-G.
Baritone Ukulele: Có kích thước lớn nhất, có 19 – 21 phím, lên dây là E-B-G-D. Âm thanh ấm và đầy đặn nhất.
Bên cạnh đó, đàn ukulele còn có một loại đặc biệt là U-Bass. Đàn được lên dây theo chuẩn đàn bass truyền thống là G-D-A-E. Âm đàn trầm, ấm và mang nét riêng cho U-Bass.
Biến thể của ukulele: Ukulele điện (Electric Ukulele), Ukulele cộng hưởng (Resonator Ukulele) và Banjo Ukulele.
Ưu, nhược điểm
Đàn ukulele nhỏ gọn, dễ điều khiển và rất tiện mang theo bên mình.
Có tính chất vui nhộn, màu sắc tươi trẻ mang lại cho người nghe cảm giác thích thú, hân hoan.
Tuy nhiên, nhỏ gọn cũng là hạn chế bởi chỉ thích hợp chơi các bản nhạc vui tươi.
Học đàn ukulele có khó không? Mất bao lâu
Học đàn ukulele có khó không, mất bao lâu là thắc mắc của nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu và có ý định học. Việc học bất cứ một loại đàn nào cũng cần phải đòi hỏi cả một quá trình luyện tập và lâu dài. Tự học đàn ukulele chính là thử thách sự kiên nhẫn của bạn. Trong giai đoạn đầu khi mới tập, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả và đặc biệt tốn thời gian nên nhiều người thường nản chí. Tuy nhiên, nếu như học chơi đàn ukulele đúng cách thì sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian, quá trình học trở nên hứng thú, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả hơn.
Sự khác nhau đàn ukulele và đàn guitar
Đàn ukulele nhìn qua giống với đàn guitar nên nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên hai loại đàn này lại có những đặc điểm riêng biệt. Bao gồm:
Kích thước
Giống nhau: Có nhiều kích thước.
Khác: Tất cả kích thước của đàn ukulele đều nhỏ hơn guitar. Có kích thước cố định, trong khi đó đàn guitar không có kích thước cố định.
Cách chơi
Ukulele: Đệm hát, có khi độc tấu.
Guitar: Cả đệm hát và solo.
Phân loại
Đàn ukulele có 4 loại: Soprano, concert, tenor và baritone. Một loại đặc biệt là U-Bass. Các biến thể khác như: Resonator ukulele, electric ukulele, banjo ukulele.
Đàn guitar có 2 dòng chính thống: Guitar cổ điển và Guitar nhạc nhẹ (guitar đệm hát). Guitar nhạc nhẹ có nhiều loại nên có thể hia guitar thành dòng guitar flamenco, guitar jazz, guitar rock. Xét về cấu tạo đàn guitar được chia thành: Guitar bass, guitar điện, guitar Hawaii, guitar acoustic, guitar phím lõm, guitar hai cần, guitar 4 dây, 7 dây và guitar 12 dây.
Chất liệu dây đàn
Đàn ukulele: Dây cao su, nilon.
Đàn guitar: Thép, nilon.
Mục đích sử dụng
Đàn ukulele: Nhạc cụ chơi cho vui và rất tiện lợi do kích thước nhỏ có thể mang đi dễ dàng. Sử dụng với những bài nhạc vui. Trừ khi lên chuyên nghiệp với điều chỉnh được phù hợp với ca khúc buồn.
Đàn guitar: Dùng để chơi cho vui và giảm stress. Có thể chơi những ca khúc vui hoặc buồn ngay từ khi mới tập luyện.
Số dây đàn
Đàn ukulele: 4 dây GCEA.
Đàn guitar: 6 dây EADGBE hoặc có thể nhiều hơn đến 12 dây.
Đối tượng chơi đàn
Đàn ukulele: Nhi đồng. Hiện nay được mở rộng từ trẻ nhỏ, thanh niên, người đã có tuổi.
Đàn guitar: Thanh niên, học sinh từ cấp 2 trở lên.
Học đàn ukulele và đàn guitar cái nào dễ hơn?
Đàn ukulele dùng 3 ngón tay rải. Hợp âm đầu cần đàn bấm dễ và dùng ít ngón hơn. Hợp âm giữa bấm tương tự guitar. Tiết tấu của đàn ukulele khó tạo tạo ra tiết tấu rõ ràng nếu đánh chưa quen. Accord là bass 2 dây giữa. Mức độ đa dạng, phong phú về nhạc điệu, giai điệu, âm thanh thiếu nốt trầm nên kém hơn.
Đàn guitar dùng 4 ngón tay rải. Hợp âm đầu cần đàn bấm khó hơn, hợp âm giữa bấm gần giống ukulele nếu bỏ 2 dây trên cùng. Tiết tấu rõ ràng, accord là bass 3 dây trên. Có âm thanh, giai điệu và nhạc điệu phong phú.
Hợp âm Ukulele là gì?
Hợp âm Ukulele là tập hợp tất cả các âm thanh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Mỗi một bài nhạc, hợp âm đóng vai trò như một gia vị hoặc một màu sắc để giúp bài nhạc được bay bổng hơn và mang đậm chất riêng. Mỗi hợp âm trong những biến thể khác nhau mang lại sự hấp dẫn cho bản nhạc đó. Hợp âm Ukulele và giai điệu ca khúc là yếu tố chính trong đệm hát.
21 hợp âm Ukulele cơ bản
Cấu trúc của đàn Ukulele có 4 dây và kí hiệu G, C, E, A, tương ứng là Sol, Đồ, Mi, Lá từ trên xuống dưới. Đánh hợp âm Ukulele dùng 4 ngón ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út.
Có nhiều hợp âm Ukulele nhưng cơ bản gồm 3 hợp âm chính là âm trưởng, âm thứ và hợp âm 7.
Hợp âm trưởng được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa. Kí hiệu: Đô trưởng: C, Rê trưởng: D, Mi trưởng: E, Fa trưởng: F, Sol trưởng: G, La trưởng: A, Si trưởng: B.
Hợp âm thứ kí hiệu bằng chữ cái in hoa và một chữ “m” bên cạnh. Kí hiệu: Cm: Đô thứ, Dm: Rê thứ, Em: Mi thứ, Fm: Fa thứ, Gm: Sol thứ, Am: La thứ, Bm: Si thứ.
Hợp âm 7 kí hiệu bằng chữ cái in hoa và số 7 bên cạnh. Kí hiệu: C7 – Đô 7, D7 – Rê 7, E7 – Mi 7, F7 – Fa 7, G7 – Sol 7, A7 – La 7, B7 – Si 7.
Cách chỉnh dây đàn ukulele
Sử dụng máy lên dây
Đây là cách lên dây đàn ukulele rất đơn giản. Bạn cần bỏ ra số tiền khoảng trên 100.000 đồng để mua được thiết bị bắt được tần số của dây đàn ukulele. Các loại máy lên dây đàn ukulele có thể sử dụng để lên dây cho nhiều loại nhạc cụ có dây.
Khi bật máy lên dây, màn hình máy hiển thị các chữ cái U, G, B… tương ứng với từng chế độ chỉnh âm của mỗi loại nhạc cụ.
Lên dây đàn ukulele bạn cần điều chỉnh màn hình hiển thị chữ U.
Kẹp máy lên dây vào phần đầu của đàn.
Thử từng dây đàn ukulele để xác định tần số, âm thanh của mỗi dây đã đạt chuẩn chưa.
Kim trong máy chỉ đúng vị trí của dây thì dây đó đã đạt chuẩn.
Kim chỉ lệch vị trí thì cần vặn lại núm chỉnh dây. Vặn chặt nếu tần số dây đang thấp hơn và nới lỏng nếu tần số dây đàn cao hơn.
Sau mỗi lần điều chỉnh chốt, bạn hãy kiểm tra lại và điều chỉnh đến khi âm đạt chuẩn.
Chỉnh dây đàn Ukulele bằng phần mềm
Cách chỉnh này lại kém chính xác hơn so với sử dụng phần mềm. Bởi chỉnh bằng phần mềm rất dễ bị lẫn tạp âm, nhất là ở nơi ồn ào. Tuy nhiên nếu để tiết kiệm chi phí thì chỉnh dây đàn ukulele bằng phần mềm miễn phí cũng là lựa chọn rất ổn.
Các phần mềm lên dây đàn ukulele hoạt động theo cơ chế thu lại âm thanh. Sau đó sẽ phân tích, hiển thị chính xác hoặc sai lệch của từng dây một.
Nếu dây nào bị sai lệch thì bạn tiến hành chỉnh lại giống như sử dụng máy lên dây. Đa số những phần mềm lên dây của đàn guitar cũng có thể điều chỉnh dây đàn ukulele. Phần mềm được sử dụng nhiều là Chromatic Guitar Tuner. Phần mềm này có thể dùng để lên dây cho nhiều loại nhạc cụ guitar, violin, ukulele, bass…
Sử dụng các nhạc cụ khác
Có thể sử dụng các loại nhạc cụ khác cho âm chuẩn như organ, piano để chỉnh dây cho đàn ukulele.
Chỉnh theo 1 dây
Để chỉnh dây đàn ukulele theo cách này thì bạn phải nghe âm chuẩn của một dây. Chỉnh dây đó chính xác về âm thanh, tần số. Cuối cùng chỉnh các dây còn lại của đàn ukulele theo dây đó.
Ví dụ cụ thể như sau:
Chỉnh dây G đầu tiên
Chỉnh dây A bằng cách bấm vào ngăn phím thứ 2 của dây G và đánh thử. Nếu dây G đạt chuẩn thì độ cao khi gảy sẽ khớp với độ cao của dây A.
Gảy dây A nếu trùng như chơi trên dây G khi bấm ngăn phím thứ 2 thì dây A đã đạt chuẩn. Nếu khác thì cần lên dây lại đến khi đạt chuẩn
Chỉnh dây E cần bấm ngón tay lên ngăm phím thứ 3 của dây thứ 2 từ dưới lên và gảy thử. Nếu âm thành trùng với khi gảy dây G thì dây E đã đạt chuẩn. Nếu khác thì cần điều chỉnh lại.
Chỉnh dây C bấm ngón tay lên ngăn phím thứ 4 dây thứ 3 từ dưới lên và gảy thử. Nếu nghe trùng khớp như chơi dây E thì đã đạt chuẩn, ngược lại chưa đạt cần phải điều chỉnh lại.
Cảm âm
Đây là một cách lên dây đàn ukulele mà người chơi đàn lâu năm hay sử dụng. Bởi khi chơi đàn ukulele trong thời gian dài thì bạn có thể phân biệt được rõ âm thanh, tần số của mỗi nốt nhạc. Nhờ vậy mà có thể điều chỉnh lại được độ cao của dây đàn mà không cần công cụ hỗ trợ.
Cấu Tạo Và Cách Chơi Đàn Ukulele
– Head – Đầu đàn: là nơi đặt bộ chỉnh đàn. – Tuning adjusters – Bộ chỉnh: gồm 4 khóa đàn được quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh dây. – Neck (fretboard) – Cần đàn: nơi đặt phím đàn và là nơi bạn chơi hợp âm và các nốt nhạc. – Frets – Phím đàn: là khoảng trống được chia bởi miếng kim loại hay gỗ mỏng trên cần đàn. – Body – Thân đàn: là nơi âm thanh tạo tiếng vang và có lỗ thoát âm ở giữa. – Saddle và Bridge – Lưng và Ngựa đàn: là nơi giữ dây đàn.
Sau khi đã chọn được loại đàn phù hợp với mình và tìm hiểu các bộ phận của đàn Ukulele, bây giờ bạn đã sẵn sàng để chơi đàn chưa nào?
1. Giữ Ukulele đúng cách: Nếu bạn đang ngồi, không nên quá siết chặt đàn với phần dạ dày và đùi trên. Giữ đàn một cách thoải mái, không nên đặt quá nhiều lực lên cơ thể. Nếu bạn thuận tay phải, đặt ngón tay cái bên tay trái lên phía sau cần đàn để các ngón tay khác chơi hợp âm và thay đổi phím dễ dàng, sử dụng tay phải để gảy dây đàn. Nên cắt móng tay khi chơi để tránh va chạm dây và làm xước cần đàn.
2. Lên dây đàn Ukulele: Bạn có thể sử dụng Tuner hay dụng cụ lên dây khác để chỉnh dây đàn. Là chính xá khi chúng chỉ G C E A, tức là 4 dây G – Sol, C – Do, E – Mi, A – La. Giữ Ukulele đúng cách và nhìn vào 4 dây. Dây gần bạn nhất là G, dây xa nhất là A.
4. Kỹ thuật Strumming Thư giãn bàn tay và trượt ngón tay lên, xuống các dây. Có nhiều các strumming cho bạn chọn thông qua các bài hát. Dể thực hành bạn có thể bắt đầu với phương pháp gảy dây xuống, xuống, xuống, xuống và lên, lên, lên, lên.
5. Học hỏi từ những người chơi khác Xem cách chơi Ukulele của những người chuyên nghiệp. Điều này giúp bạn học được nhiều phương pháp chơi thậm chí bạn có thể sáng tạo nhiều ý tưởng mới.
Nguồn Việt Thương
Đàn Nhị (Đàn Cò): Cấu Tạo, Âm Thanh, Cách Lên Dây Đàn Nhị Và Đàn Nhị Giá Bao Nhiêu
Đàn nhị còn có nhiều tên gọi như:
Người Kinh gọi là đàn líu
Người Mường gọi là Cò Ke
Còn người miền nam lại gọi đàn nhị bằng tên dân dã đàn Cò.
Đàn nhị gồm các thành phần: Ống nhị (bát nhị), cần nhị, trục dây, dây nhị, cử nhị, cung vĩ. Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làm bằng gỗ cứng. Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia xòe ra không bịt gì cả. Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.
Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắm xuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.
Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.
Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại. Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ hay dây nilon. Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ… nhưng phổ biến nhất là quãng 5 đúng.
Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới hai trục dây. Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗ khung này. Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh. Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2 dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn. nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽ phát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn. Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặn trục dây nữa.
Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa. Những lông đuôi ngựa nằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh. Do những lông đuôi ngựa mắc liền hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn. Ở Trung Quốc vẫn có một số loại đàn nhị và hồ cầm có cung vĩ rời.
Dùng đồi gối trái bịt một phần miệng loa xòe của bát nhị khi ngồi trên ghế đàn.
Sử dụng ngón chân cái chạm vào da của bát nhị nếu ngồi trên phản hoặc chiếu kéo đàn.
Khi đó, âm thanh của đàn nhị lại trở nên mơ hồ, xa vẳng, lạnh lẽ và tối tăm diễn tả rõ nét tâm trạng thầm kín…
Cách sử dụng: Tay trái giữ dọc nhị và bấm vào dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay. Tay phải cầm cung vĩ kéo đẩy để tạo ra âm thanh.
Có nhiều kỹ thuật đàn như ngón vuốt, ngón láy, ngón nhấn, ngón chuyền để cung vĩ ngắt, cung vĩ rung, cung vĩ rời, cung vĩ liền…
Có nhiều cách lên dây đàn nhị khác nhau như lên dây ở quãng 3, quãng 4, quãng 5, quãng 6. Cách phổ biến nhất là lên dây ở quãng 5. Ví dụ cử nhị đang nằm ở khoảng 1/3 cần đàn tính từ đầu đàn thì lên dây như sau:
Dây nhỏ (Dây ngoài): E5.
Dây lớn (Dây trong): C5.
Đàn nhị có âm vực nằm ở khoảng 3 quãng 8. Để chơi đàn nhị thường dùng cả hai tay phải và trái.
Là tay được sử dụng để cầm cung vĩ. Người chơi càng điêu luyện thì càng điều khiển được lựa chạm và kéo tạo ra âm thanh bay bổng, mềm mại hoặc mạnh mẽ, dứt khoát.
Có 4 kỹ thuật chơi đàn nhị, đó là cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung.
Cung vĩ liền: Cầm cung vĩ kéo những nốt nhạc quyện từ nốt này sang nốt khác như khi luyến láy giọng hát.
Cung vĩ rời: Cầm cung vi kéo những nốt nhạc, nốt nhạc này rời nốt nhạc kia. Điều này có nghĩa là không luyến.
Cung vĩ ngắn: Sử dụng cung vĩ kéo các nốt nhạc gãy gọn và dứt khoát.
Cung vĩ rung: Sử dụng cung vĩ kéo đi kéo lại liên tục một nốt thường để diễn tấu những đoạn cao trào, khẩn cấp và vui vẻ.
Dùng tay trái bấm ngón tay vào dây đàn để tạo tạo ra các nốt nhạc. Tuy nhiên cần phải bấm như thế nào để tạo ra các âm sắc khác nhau? Đó là sử dụng các kỹ thuật ngón rung, ngón vuốt, ngón nhấn, ngón lay và bật dây.
Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây đàn để tạo độ ngân rung mềm mại.
Ngón vuốt: Vuốt từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên dây đàn. Âm vuốt có tác dụng làm tiếng đàn trở nên mềm mại, uyển chuyển gần giống như giọng hát.
Ngón nhấn: Giúp âm thanh cao lên 1 cung.
Ngón láy hay ngón vỗ: Sử dụng ngón cái bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏ thì ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái. Sử dụng kỹ thuật ngón láy để diễn tả sự quyến luyến, bịn rịn, ngậm ngùi không nỡ chia xa.
Bật dây: Người dây không dùng cung vĩ, thay vào đó là dùng ngón tay khều khều dây đàn để tạo ra âm thanh.
Ví trí của đàn nhị trong các dàn nhạc
Nhờ sự mượt mà, uyển chuyển của đàn nhị mà đã tạo vị thế quan trọng trong các dàn nhạc. Sự mượt mà, uyển chuyển là chất keo kết nối các nhạc cụ khác hòa quyện với nhau.
Vậy đàn nhị giá bao nhiêu?
Thông thường, tùy vào dòng đàn nhị và chất lượng của đàn mà giá đàn nhị khác nhau.
Đàn Nhị 1 Việt Nam TMN01 (Đàn Cò) Sản phẩm này có giá trung bình khoảng : 600.000 vnđ
Đàn Nhị 2 Việt Nam TMN02 (Đàn Líu) Giá đàn nhị 2 TMN02 được bán với giá: khoảng 800.000 vnđ
Đàn Nhị Đôn Hoàng Thượng Hải Trung Quốc 01A Giá đàn nhị 01A được bán với giá khoảng 1.200.000 vnđ.
Đàn Nhị Đôn Hoàng Thượng Hải Trung Quốc 01B Giá đàn nhị 01B hiện nay bán với giá là khoảng 1.400.000 vnđ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Bản Và Cách Lên Dây Đàn Ukulele Đơn Giản trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!