Cập nhật nội dung chi tiết về Thời Báo Ấn Độ Đưa Tin Về Lợi Ích Của Pháp Luân Công mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số hình ảnh cho thấy đông đảo người dân Ấn Độ, ởMở đầu bài báo viết: “Nếu để ý, bạn có thể thấy ở công viên, trường học hay trong các khu nhà, nhiều người đang luyện các động tác chậm rãi, hay ngồi thiền theo tiếng nhạc an hòa”.
“Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ 20 ở Trung Quốc, đã được truyền rộng ở hơn 114 quốc gia. Tại Ấn độ, cũng có khá đông người theo tập Pháp Luân Công, chỉ tiếng riêng ở Nagpur đã có hơn 25 điểm luyện công”.
Bài báo cũng đề cập đến Hội giao lưu Pháp Luân Đại Pháp diễn ra trong 3 ngày tại Hội trường Ambedkar, Chhatrapati Nagar với hơn 100 học viên từ 15 thành phố đến tham dự.
Tại hội giao lưu, các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và giao lưu chia sẻ những trải nghiệm mà họ có được thông qua việc đọc sách của Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên đã tổ chức diễu hành từ Hội trường Ambedkar đến Samvidhan Chow, thắp nến tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết.
Bài báo giải thích về việc Pháp Luân Công đã bị chính quyền Cộng sản đàn áp vào năm 1999, khi số lượng học viên lên tới 70 triệu người, sau đó bài báo cũng nhấn mạnh: “Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và nhiều quốc gia khác đang lên án việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp”.
Bài báo viết: “Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp”, và rằng ông Lý Hồng Chí đã truyền xuất môn này ra công chúng vào năm 1992 ở Trung Quốc: “Ông Lý Hồng Chí từng 3 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ở Ấn Độ từ năm 2000, đầu tiên ở New Delhi”.
Marc Luburic, một người Úc, đang điều hành một công ty quản lý tài năng ở Mumbai, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 4 năm. “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không chỉ là luyện các bài công pháp, mà chủ yếu là cần đề cao tâm tính”, anh nói.
Luburic nhớ lại thời gian trước khi anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mỗi khi căng thẳng anh thường tiêm thuốc gây nghiện popping, hoặc uống rượu để giảm áp lực. Anh nói, trong vòng 1 tuần sau khi luyện các bài công pháp, anh không còn thèm rượu cũng như các chất khác nữa.
Anh chia sẻ, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp anh khỏe mạnh và mọi bệnh tật của anh đã biến mất.
Bài báo cũng dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ là Suren Rao, một nhà văn tự do ở Kolkata: “Hướng nội là trọng điểm tu luyện của Pháp môn. Không chỉ trích người khác, chúng ta cần thật sự hiểu rằng sai lầm là ở chính bản thân chúng ta thì mới có thể giải quyết nó”.
mọigiai tầng đều đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp:
Ích Lợi Của Pháp Luân Công
Năm 1999 khi Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc, hàng chục triệu học viên từ đủ mọi tầng lớp trong xã hội vẫn đang tập luyện môn này. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra câu chuyện một số nhà trí thức cấp cao và việc họ đã giữ vững đức tin của mình trong suốt cuộc bức hại kéo dài 19 năm như thế nào.
Hiệu trưởng trường đại học
Giáo sư Tạ Côn, nguyên Hiệu trưởng và Giám đốc Thư viện trường Đại học Dầu mỏ Tây An, đã nhập viện nhiều lần vì bệnh thận. Nhịp tim của ông đập nhanh nhưng huyết áp lại thấp và năm 1985 ông đã suýt chết vì bị tắc ngẽn động mạch vành. Ngoài ra ông còn bị đau dạ dày, viêm túi mật, u nang gan, suy nhược thần kinh và bệnh trĩ. Sức khỏe của ông là tệ nhất trong số hơn 2000 công nhân viên chức trong trường. Ông thường phải uống 7 loại thuốc khác nhau và nhập viện hai năm một lần.
Một buổi sáng tháng 7 năm 1997, ông Tạ nhìn thấy một nhóm người đang tập thể dục cùng nhau trong công viên. Tối hôm đó ông được mời xem các video bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, và ông thấy ấn tượng với môn tập luyện dạy người ta trở nên tốt hơn và biết quan tâm đến người khác này.
Điều đầu tiên mà những người quen của ông nhận thấy đó là ông đã không còn thiếu kiên nhẫn nữa. Ông Tạ đã từng rất khắt khe và nóng tính. Giờ đây, ông trở nên bao dung hơn và rất hòa hợp với gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp. Ông sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai khi cần, dù ở nhà hay ở nơi làm việc.
Sức khỏe của ông đã cải thiện đáng kể. Vì bị viêm dạ dày nên ông rất kén thức ăn và thường bị đau bụng. Tất cả đều biến mất kể cả chứng mất ngủ lẫn các căn bệnh khác.
Suốt một năm kể từ khi bắt đầu tập Pháp Luân Công đều đặn, tất cả các chỉ số sức khỏe của ông đều trở về bình thường. Từ đó ông hoàn toàn khỏe mạnh và cũng không cần đến bất cứ thứ thuốc nào trong hơn hai mươi năm nay.
Dù đã gần 80 nhưng ông trông như đang ở độ tuổi 60. Mặc cho những lời tuyên truyền phỉ báng và sức ép nặng nề từ phía chính quyền, ông biết rằng Pháp Luân Công đã thay đổi cuộc sống của ông và chẳng điều gì có thể khiến ông từ bỏ đức tin của mình, kể cả bị tù giam hay phải chịu tẩy não.
Giáo sư Y khoa
Bà Đường Húc Trân là Phó giáo sư chuyên khoa Giải phẫu ở Đại học Y khoa Tứ Xuyên. Mặc dù là một chuyên gia y tế nhưng bà lại mắc hơn mười căn bệnh mãn tính từ viêm dạ dày do nấm cho đến viêm gan, viêm túi mật và viêm thận. Năm 1996, bà được chẩn đoán bị ung thu vòm họng, nó khiến bà nhai và nuốt rất khó khăn.
Chán nản và thất vọng, bà Đường hoàn toàn mất hết niềm tin. Sau khi biết về Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1996, bà đã bắt đầu bước vào luyện tập. Trong vòng ba ngày, bà bị mất gần 600ml máu.Sau đó, bà không còn bị chảy máu mũi nữa và bệnh ung thư khỏi hẳn. Không lâu sau đó, những căn bệnh khác của bà cũng biến mất một cách kì diệu.
Bên cạnh việc được phục hồi sức khỏe, bà Đường còn nhận ra rằng nguyên lý Chân Thiện Nhẫn đã giúp bà trở nên rộng lượng, chân thành và tốt bụng hơn. Để giúp các bệnh nhân đến từ những vùng xa có được kết quả xét nghiệm sớm hơn, bà thường làm việc tăng ca mà không cần tiền phụ cấp thêm. Sự cống hiến và tài năng của bà khiến các chuyên gia, thành viên hội đồng y khoa và bệnh nhân vô cùng tín nhiệm. Thậm chí sau khi về hưu, cấp trên vẫn thuê bà làm việc lại.
Chúng ta có thể biết thêm được nhiều điều từ những trải nghiệm của bà Đường. Khi người ta bị bệnh, họ thường đi đến bác sĩ để điều trị. Nhưng những kiến thức y tế của bà Đường đã không thể giúp bà khỏi bệnh mà thậm chí cũng chẳng còn hi vọng để cứu chữa. Chính Pháp Luân Đại Pháp đã giúp bà tái sinh và cho bà hi vọng. Đó là lý do tại sao bà sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin của mình cho dù có bị bức hay đi chăng nữa.
Đó chỉ là hai trong số nhiều những ví dụ tương tự khác. Vì cuộc đàn áp, nhiều nhà tri thức đã buộc phải rời khỏi chức vụ hay bị cấp trên sa thải. Đây là một tổn thất to lớn đối với những người tu luyện và với xã hội nói chúng. Hơn nữa, nếu Pháp Luân Công không bị cấm đoán ở Trung Quốc cách đây 19 năm, thì có đến hàng trăm triệu người đã được thân tâm thụ ích từ việc luyện tập.
Giáo sư Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh trông trẻ hơn nhiều so với tuổi của bà
Bà Cao Thục Phân, giáo sư Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1994. Hai tháng sau, bà không còn cần kính lão (hơn 3 đi-ốp) khi đọc nữa. Thị lực của bà được cải thiện tới 20/13 bên mắt trái và 20/16 ở mắt phải – bà thậm chí có thể nhìn tốt hơn cả cháu gái của bà.
Giáo sư Cao, lúc đó 66 tuổi, đã trải nghiệm sự thay đổi màu nhiệm khi những nếp nhăn trên mặt bà biến mất không lâu sau khi bà bắt đầu tu luyện. Da của bà trở nên mềm mại, và khuôn mặt bà tỏa sáng. Khi 87 tuổi, bà trông vẫn như vậy dù tóc bà đã bạc trắng.
Hầu hết mọi người bị viễn thị khi tuổi cao, cũng như Giáo sư Cao. Nhưng sau hai tháng tu luyện Pháp Luân Công, bà lại có thể nhìn gần mà không cần kính. Viễn thị không phải là bệnh mà y học hiện tại có thể chữa được, nhưng với học viên Pháp Luân Công thì không có gì kỳ lạ khi đọc mà không cần kính lão.
Nhiều học viên thấy thị lực của họ được cải thiện sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều người bị cận thị cũng hồi phục. Một học viên ở tuổi 60 bắt đầu mắc chứng viễn thị khi bà 40 tuổi. Bà đã phải đổi ba cặp kính. Thị lực của bà giờ đã trở lại bình thường ngay sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Giáo sư và chồng phục hồi sức khỏe
Bà Vương Trúc Hồng, một phó giáo sư đã về hưu của Trường Đại học Điện tử và Công nghệ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang sống ở Boise, Idaho, Mỹ. Bà mắc bệnh lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, và bị đau ở gan, tỳ vị, và dạ dày. Bà không thể ngủ ngon vào mùa đông do bị đau cánh tay.
Hơn 20 năm qua, bà uống rất nhiều thuốc. Chồng bà, ông Hà Chánh Quyền, mắc bệnh sốt rét từ khi còn học cấp ba, do đó bị nóng can và tỳ vị. Một phần gan của ông bị cắt bỏ do bệnh sơ gan năm 1965. Sức khỏe của ông nói chung là kém, và cuộc sống của vợ chồng họ rất khó khăn.
May mắn thay, bà Vương và ông Hà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1996. Cơn đau gan và sự uể oải của ông Hà sớm biến mất. Bà Vương cũng trở nên khỏe mạnh. Họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và cố gắng trở thành người tốt hơn. Họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa mới.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhà họ đã bị lục soát hai lần. Bà Vương bị giam 13 ngày và bị buộc tham gia nhiều phiên tẩy não trong 160 ngày.
Sau khi nhận ra vấn đề, bà nghi là bà bị đầu độc trong hai lần bị giam ở trung tâm tẩy não. Dưới áp lực của Phòng 610, sếp của chồng bà đã sa thải ông ấy.
Họ cuối cùng đi thăm cháu gái ở Mỹ. Mặc dù phải rời nhà nhưng vợ chồng họ lại có thể luyện Pháp Luân Công mà không phải lo sợ về an toàn cá nhân.
Cặp vợ chồng ở đại học tìm hiểu ý nghĩa của sinh mệnh
Phó giáo sư Tống Chiêu Hà của Trường Đại học Cát Lâm và chồng bà là ông Vương Duyệt Kiện, cựu giảng viên cùng trường, đã cảm động trước những nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Công. Họ đã bắt đầu tu luyện khi còn là sinh viên cao học trẻ khỏe và Pháp Luân Công còn phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc.
Ông Vương bắt đầu tu vào tháng 4 năm 1996 khi còn là sinh viên cao học ngành Toán tại Trường Đại học Cát Lâm. Ông thấy các video bài giảng của Sư phụ Lý và cảm thấy những câu hỏi ông hằng tìm kiếm cả đời đều được giải đáp. Ông có một thế giới quan mới và hiểu ra vì sao nhân loại phải chịu thống khổ và vì sao cần phải coi danh lợi thật nhẹ.
Bà Tống là một sinh viên ngành Sinh học tại Trường Đại học Giáo dục Đông Bắc lúc bấy giờ. Thấy ông Vương trở nên cởi mở hơn và biết quan tâm đến người khác hơn từ khi ông tu luyện Pháp Luân Công, bà tò mò, muốn học.
Bà nói với sinh viên tại một điểm luyện công nhóm và biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, hướng nội khi đối diện với xung đột, để nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và trở nên vô tư vô ngã.
Bà ấn tượng khi thấy Pháp Luân Công như miền tịnh thổ giữa một thế giới ô trọc, chỉ coi trọng đồng tiền và sự giàu có về vật chất. Sau hơn một năm học và suy nghĩ, bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1997.
Thấy sự thay đổi tích cực của hai vợ chồng họ, hai người mẹ của họ cũng học Pháp Luân Công không lâu sau đó. Mẹ ông Vương mắc bệnh hen và bệnh tim trong nhiều năm. Mẹ bà Tống mắc bệnh viêm khớp và bệnh tim nhiều năm. Họ phải chịu đựng rất nhiều. Không lâu sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, bệnh tật của họ đều biến mất, và họ đã trở nên khỏe mạnh.
Bối cảnh
Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào năm 1992. Gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc mau chóng bước vào tu luyện sau quá trình trải nghiệm những cải biến cả về sức khỏe lẫn tâm tính. Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phát triển ngày càng rộng của pháp môn này như là một mối đe dọa với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và đã ban hành lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Minh Huệ Net đã xác định những cái chết của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trong cuộc bức hại suốt 18 năm qua; con số thực tế được cho là lớn hơn nhiều. Nhiều người bị cầm tù và tra tấn chỉ vì đức tin của họ. Bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ những học viên bị giam giữ, họ bị giết hại trong thời gian giam giữ và bị biến thành nguồn cung nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, với quyền hạn vượt trên lực lượng công an và hệ thống tư pháp, với nhiệm vụ chuyên biệt là bức hại Pháp Luân Công.
Tác giả Chính Tín Theo chúng tôi Pháp Luân Đại Pháp đang ở cõi người.Gần hay xa đều là Duyên Phận!
Lợi Ích Xã Hội Của Pháp Luân Công (Phần 1)
[MINH HUỆ 09-10-2018] Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thụ ích cả về tinh thần lẫn thể chất từ môn tu luyện tự thân này, họ được hưởng lợi ích về sức khỏe, đồng thời nhân sinh quan thay đổi theo hướng tích cực. Họ là những người thiện lương và biết suy nghĩ cho người khác, gia đình thuận hòa, và toàn xã hội đều được thụ ích.
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập pháp môn đã giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Bác sỹ Hoàng Lợi Bình, chủ nhiệm Khoa lâm sàng phụ khoa
Bác sỹ Hoàng Lợi Bình, hiện đã gần 80 tuổi, nguyên là chủ nhiệm Khoa lâm sàng phụ khoa và là giáo sư của Bệnh viện Trung Tây y kết hợp Vũ Hán. Bà từng bị bắt giữ và đưa vào trại tẩy não trong hơn ba tháng vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Bà đã đệ đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vào tháng 7 năm 2015.
Bà thường xuyên được khen ngợi trên truyền thông bởi các thành tích nổi bật của bà trong việc điều trị vô sinh. Bởi nhu cầu chữa trị cao, nên bà thường làm việc nhiều giờ mỗi ngày. Theo thời gian, sức khỏe của bà dần xấu đi, và bà bắt đầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng đau nhức đầu, đục thủy tinh thể, viêm xoang, viêm bàng quang, và viêm khớp.
Tồi tệ hơn cả là bà bị thoái hóa đốt sống cổ, khiến bà bị đau nghiêm trọng ở cổ, vai và tay. Bà đã thử qua nhiều phương pháp điều trị bằng Trung, Tây y, nhưng đều không có tác dụng.
Tháng 12 năm 1995, bác sỹ Hoàng biết đến hiệu quả trị bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công qua các bệnh nhân của bà, và bà đã bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Trong vòng ba tháng, bà có thể nhìn rõ mà không cần mang kính, và mọi bệnh tật của bà đều khỏi hoàn toàn.
Hơn nữa, Pháp Luân Đại Pháp dạy bà chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để làm một người tốt và suy nghĩ cho người khác trước, đồng thời nhân sinh quan của bà có sự thay đổi to lớn.
Trước khi tu luyện, bà luôn theo đuổi danh, lợi. Vì danh, bà không màng sức khỏe và thường thức khuya để viết luận văn đăng trên tạp chí y học các cấp trong cả nước. Vì danh, bà mang tất cả các giấy chứng nhận, bằng khen, cờ thi đua treo đầy tường phòng khám và bệnh nhân biếu gì bà cũng nhận.
Sau khi tu luyện, bà đã hạ toàn bộ những thứ đã treo đó xuống và không còn nhận quà biếu nữa. Khi miễn cưỡng phải nhận quà, bà sẽ tặng lại bệnh nhân một món quà để đáp lại. Bà cũng trả lại bệnh nhân những đồ vật giá trị mà bà đã nhận trước kia.
Mặc dù hiện tại bà đã nghỉ hưu và không còn treo biển hành nghề, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn theo lời truyền miệng mà đến gặp bà thăm khám chữa trị. Bà luôn nhiệt tình tiếp đãi, nghiêm túc chẩn đoán bệnh, tử tế kê đơn thuốc cho họ, không đưa ra những dược phương đắt tiền. Trong xã hội chỉ biết đến lợi như hiện nay thì người như vậy thật có kiếm.
Chính là Pháp Luân Đại Pháp đã khiến bà Hoàng trở thành một bác sỹ tài đức vẹn toàn, có thể bảo trì y đức cao thượng.
Ông Bàng Hữu, nguyên là trưởng phòng kế hoạch của thị xã
Ông Bàng Hữu là trưởng phòng của Phòng Kế hoạch Thị xã Oa Lý ở Bắc Kinh. Sau này ông tiếp nhận vị trí quản lý của một công ty bất động sản ở Bắc Kinh. Ông từng bị bắt và cầm tù hai lần vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Ông được tha bổng sau lần bắt giữ thứ ba vào năm 2015.
Chị gái ông Bàng tình cờ thấy cuốn sách và đọc nó, cảm thấy nội dung cuốn sách vô cùng tuyệt vời, từ đó bà bước vào con đường tu luyện.
Lúc này mẹ ông Bàng bị bệnh bạch cầu thể lympho mãn tính, bác sỹ các bệnh viện lớn đều nói rằng đây là “án tử hình”, chỉ có thể dựa vào hóa trị liệu để duy trì sinh mệnh. Các phản ứng phụ trong quá trình điều trị khiến bà ngày càng yếu đi.
Thấy tình cảnh này, chị gái ông Bàng khuyên mẹ hãy luyện Pháp Luân Công. Mẹ ông Bàng không biết chữ nên chỉ có thể nghe băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý ở Tế Nam.
Chỉ mới như vậy, kỳ tích đã xuất hiện! Trong quá trình nghe băng tiếng các bài giảng Pháp, mẹ ông Bàng đã có thể xuống giường đi lại một chút. Một tuần sau, bà có thể đi lại thản nhiên như bình thường, và có thể tự chăm sóc bản thân.
Chứng kiến biến hóa của mẹ, ông Bàng vừa sợ vừa ca ngợi. Sau đó đến đơn vị chủ động tìm vị quản lý xây dựng kia hỏi thêm. Người quản lý này đã kể với ông rất nhiều câu chuyện về người tu luyện Pháp Luân Công xuất hiện kỳ tích, cũng bảo ông Bàng rằng Pháp Luân Công lấy tu tâm làm then chốt, và để đạt được mục đích thì cần phải học Pháp. Ông Bàng tìm được một điểm luyện công và học Pháp của Pháp Luân Công ở gần Viện Khoa học Môi trường Trung Quốc.
Mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xong, ông Bàng lại đi bộ cùng mẹ khoảng 20 phút đến điểm học Pháp. Mỗi lần, trong quá trình đọc Pháp, thân thể ông lại xuất hiện những triệu chứng được thanh lý giống như trong sách miêu tả, ví dụ “miệng nôn trôn tháo”. Sau lần đó, bệnh dạ dày, viêm túi mật, bệnh mất ngủ, v.v, đều khỏi từ lúc nào không hay. Lần đầu tiên ông Bàng cảm nhận được sự tuyệt vời của một thân thể vô bệnh.
Thông qua từng bước từng bước liễu giải, ông biết rằng Pháp Luân Công yêu cầu người tu luyện phải nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, gặp mâu thuẫn thì “hướng nội tìm”, ở đâu lúc nào cũng nghĩ cho người khác, nỗ lực đề cao cảnh giới đạo đức của bản thân. Ông cũng minh bạch được ý nghĩa chân chính của kiếp nhân sinh là phản bổn quy chân.
Ông bắt đầu trong công tác, sinh hoạt chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà quy phạm bản thân. Đầu tiên là ông cai rượu, ăn nhậu chơi bời, cùng hàng loạt hành vi vô đạo đức. Đồng thời, làm việc gì cũng trước tiên nghĩ cho người khác, vô tư vô ngã. Sau đó, vô luận là ông đàm phán hay là làm việc gì, tỷ lệ thành công đều vô cùng cao, cũng rất được đối phương hoan nghênh. Rất nhiều người nhận thấy ông Bàng ngày càng thiện lương, khoan dung hơn, chân thành hơn, không hám tiền, không nhận đút lót.
Ông Trương Minh Quý, cán bộ thị xã
Ông Trương Minh Quý, ngoài 60 tuổi, nguyên là cán bộ chính quyền thị xã Trại Phô, huyện Đường Hà, tỉnh Hà Nam. Ông từng bị bắt giữ ba lần và giam giữ tổng cộng hơn năm năm. Ông bị cơ quan sa thải. Ngày 24 tháng 7 năm 2015, ông đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân Tối cao.
Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 9 năm 1997. Sau khi tu luyện Đại Pháp, ông trở nên khỏe mạnh và trở thành một cán bộ liêm khiết.
Trước kia, cuộc sống của ông Trương là một thảm họa. Kinh tế và nhà ở gặp khó khăn, công tác không vừa ý cùng mâu thuẫn gia đình không ngừng leo thang, khiến ông cảm thấy cuộc sống ảm đạm, công tác cũng vô cùng tiêu cực, cả ngày cùng đồng nghiệp đến nông thôn công tác (thực tế chính là đi rượu chè). Ông Trương lại dính vào cờ bạc, cả ngày đầu óc mê man, toàn thân mệt mỏi rã rời. Lúc này ông mất đi niềm tin vào cuộc sống, cảm giác nhân sinh mịt mù, sống quá mệt mỏi, thậm chí muốn xuất gia làm hòa thượng hoặc là tự sát.
Sau khi tu luyện, ông bắt đầu hiểu ý nghĩa nhân sinh và lý do vì sao ông đến thế giới này. Ngày ông đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tự nội tâm ông nhận thấy những việc này là bất hảo, liền tự nhiên bỏ hoàn toàn thuốc lá, uống rượu, đánh bạc.
Thân thể ông cũng trở nên vô cùng khỏe mạnh, luôn cảm thấy nhẹ nhàng. Mười mấy năm tu luyện, ông không mắc bất kỳ bệnh tật gì, cũng không cần tiêm hay uống thuốc.
Không chỉ thân thể khỏe mạnh, Đại Pháp còn ban cho ông một cuộc sống sung túc và an định. Sau khi tu luyện, nhà ông mở một quán ăn nhỏ và buôn bán phát đạt, kinh tế cũng khá giả, và mua được một căn nhà rộng 160 mét vuông giữa trung tâm thành phố.
Cuộc sống của ông không còn mơ hồ nữa, ông đã có mục tiêu mới và khát khao được quay trở về với sinh mệnh chân chính, ban đầu của mình. Ông làm việc chăm chỉ và đối xử tử tế với người nhà, gia đình ông vô cùng thuận hòa!
Vợ ông cao hứng và thường nói với mọi người: “Sau khi chồng tôi tu luyện Pháp Luân Công, ông ấy trở thành một người tốt thực sự. Cán bộ chính quyền nơi ông ấy công tác đều công nhận ông ấy là người tốt. Họ biết ông ấy là cán bộ tốt, thanh liêm, chính trực.”
Ông Trương chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt. Ông hướng nội tìm nguyên nhân ở bản thân mỗi khi gặp chuyện. Ông không tranh đấu với người khác và xem nhẹ danh lợi. Ông trả lại tiền dù là nhiều hay ít nếu nó không phải là của ông.
Cô Giang Tiểu Bình, biên tập viên tin tức của đài truyền hình
Cô Giang Tiểu Bình là một biên tập viên của Đài truyền hình Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cô bị giam giữ lần đầu ở trại tạm giam trong năm ngày vì lên tiếng cho đức tin của mình năm 1999, bị đặt dưới diện quản chế tại nhà trong một năm. Sau đó, cô bị bắt và đưa tới Trại tẩy não Kham Gia Ky ba lần.
Mặc dù còn trẻ, sức khỏe của cô rất kém bởi áp lực công việc. Cô bị chứng tăng huyết áp, đau nửa đầu, đau lưng, bệnh lao, viêm phế quản, và bệnh trĩ. Cô cảm thấy cuộc sống thật khổ sở.
Lúc đó, cô Giang đã may mắn trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ngay ngày đầu tiên cô thử luyện công, cô đã có trải nghiệm kỳ diệu. Trong khi luyện bài công pháp số hai, ” Pháp Luân Trang Pháp”, mồ hôi của cô vã ra như tắm, và sau đó, mọi bệnh tật của cô đều hoàn toàn biến mất. Cô không phải uống thuốc trong hơn 20 năm qua. Cô trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc.
Cô Giang tận tụy công tác trên cương vị bí thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh Hồ Bắc. Cô không mong ai phải đền đáp cũng không nhận quà biếu. Vô luận là bao nhiêu tiền qua tay cô, cô cũng đều ghi chép rõ ràng rành mạch, hết thảy mọi người đều thấy. Đồng nghiệp thường ca ngợi sự chính trực của cô.
Có một năm, khi bình bầu và xét khen thưởng các chương trình truyền hình, nhiều đài truyền hình của các huyện đến nộp các chương trình của mình kèm theo hồng bao có chứa tiền hối lội. Cô Giang kiên quyết từ chối và nói: “Tôi là người luyện Pháp Luân Công. Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt. Công việc của tôi là phục vụ các bạn. Tôi không thể nhận bất kỳ quà cáp nào của các bạn. Tôi sẽ đánh giá chương trình của các bạn một cách công bằng.”
Các quản lý đài truyền hình đều hài lòng với những gì cô Giang nói. Họ nói rằng nếu người dân Trung Quốc ai ai cũng tu luyện Pháp Luân Công thì tốt biết mấy.
Bà Hầu Nguyệt Bình, phụ trách phòng tài vụ của cục
Bà Hầu Nguyệt Bình, nguyên là phụ trách tài vụ của Cục Cứu trợ Nam Hải thuộc Bộ Giao thông. Đầu tháng 3 năm 2010, bà bị bắt và giam giữ trong Trại Lao động nữ Sán Đầu ở Quảng Châu trong hai năm. Năm 2015, vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, bà bị sách nhiễu và uy hiếp. Bà cũng bị giáng chức và phân tới một văn phòng ở vùng sâu vùng xa cách nhà bà gần 300km.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cuộc sống của bà Hầu vô cùng ảm đạm. Bà luôn cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực. Căn hộ của bà ở tầng tám, nên mỗi ngày tan sở về nhà, với bà mà nói là một cực hình. Mỗi lần lên đến tầng bốn, là bà lại phải lê từng bước và cứ nửa tầng lại nghỉ một chút rồi mới có thể đi tiếp. Bà còn mắc bệnh phụ khoa, và hết lần này đến lần khác đi khám chữa nhưng không có tiến triển.
Bà không phải là một người biết cách xử lý các mối quan hệ giữa người với người nên các mối quan hệ thường khiến bà căng thẳng, và khiến các cơn đau của bà càng tồi tệ hơn.
Tháng 5 năm 2006, có người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với bà, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có khả năng chữa bệnh kỳ diệu, nên bà liền thử. Ngay khi vừa bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, bà vô cùng chấn động khi thấy bà như thay da đổi thịt, khoảng một tuần sau, bệnh phụ khoa của bà biến mất.
Bà tràn đầy sức lực và không hề cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Bà đi bộ nhẹ nhàng như gió, cảm giác như có ai đó đẩy phía sau. Bà có thể dễ dàng đi lên tầng tám nhà mình. Bà thực sự được trải nghiệm trạng thái “thân thể vô bệnh.”
Pháp Luân Đại Pháp cũng khiến tâm trí bà rộng mở và nghĩ cho người khác nhiều hơn. Khi xảy ra mâu thuẫn, bà Hầu thường không trách người khác, mà thay vào đó hướng nội tìm thiếu sót của bản thân. Bà cũng giúp đỡ người khác và ngày càng dung hòa với người thân, đồng nghiệp và hàng xóm láng giềng.
Tại nơi làm việc, bà Hầu được lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng và tín nhiệm. Bà được thăng chức từ kế toán viên thành trưởng phòng tài vụ năm 2008, hai năm sau khi bà bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2018/10/28/173033.html
Đăng ngày 10-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Ước Mong Của Học Viên Mới Muốn Chia Sẻ Lợi Ích Của Pháp Luân Công
[MINH HUỆ 5-9-2018] Kể từ mùa hè năm 2016, các học viên Pháp Luân Công ở Luân Đôn đã tập trung tại Công viên Alexandra ở South Harrow vào mỗi sáng Chủ Nhật để luyện công tập thể. Đây là ý tưởng của Lily, một học viên Pháp Luân Công mới, để hướng dẫn những người muốn tập các bài công pháp của Pháp Luân Công.
Lily và Kathy đang luyện công tại Công viên Alexandra
Lily bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2016. Chỉ vài ngày sau khi cô đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cô đã rất vui mừng khi thấy các vấn đề sức khỏe của mình đã được chữa khỏi. Tập luyện Pháp Luân Công khiến cô cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Lilly bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công cho các khách hàng trong tiệm làm đẹp của cô. Nhiều khách hàng của cô cũng muốn học Pháp Luân Công, vì vậy cô quyết định hướng dẫn họ luyện công tại Công viên Alexandra vào mỗi sáng Chủ Nhật.
Lily và một số học viên Pháp Luân Công khác sống gần đó bắt đầu luyện công cùng nhau tại địa điểm mới này. Tại đây, họ thay phiên nhau tình nguyện giúp đỡ và hướng dẫn người mới tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Có lúc, hơn 10 người muốn học đến công viên vào Chủ Nhật. Và đôi khi, không có ai đến. Tuy nhiên, Lily và các đồng tu của cô không bao giờ bỏ lỡ các bài luyện công trong công viên vào mỗi sáng Chủ nhật, cho dù họ có bận rộn đến đâu.
Các học viên luôn đặt một bảng trưng bày giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công và để sẵn các tờ rơi nói về môn tu luyện và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Bất kỳ ai ghé qua đều có thể nhận được một tờ rơi giới thiệu.
Lily đã tận mắt chứng kiến khách hàng của mình đã được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công như thế nào. Cô ấy nói: “Tôi thường xuyên mở các video giới thiệu về Pháp Luân Công trên TV tại cửa hàng của mình. Một ngày nọ, một khách hàng tên là Christie đã lấy tờ rơi về Pháp Luân Công. Sau đó, cô đã mua cuốn Chuyển Pháp Luân và xem video hướng dẫn luyện công. Sáu tháng sau, cô ấy trở lại và nói với tôi rằng: ‘Tôi đã đọc sách. Tôi cảm thấy rất thoải mái. Tôi từng có ba viên sỏi thận. Hai trong số đó đã thoát ra khỏi cơ thể tôi theo đường tiết niệu. Tôi nghĩ viên cuối cùng cũng sẽ ra ngoài. Tôi có thể cảm nhận được năng lượng trên đỉnh đầu khi đọc cuốn sách. Mọi người nên đọc nó. Đó là một cuốn sách tuyệt vời!'”
Một khách hàng khác tên là Angela bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Cô ấy đến cửa hàng của tôi một ngày sau khi hóa trị. Trông cô rất yếu. Tóc cô rụng gần hết. Móng tay của cô trông thật khủng khiếp. Tôi đưa cho cô ấy một cuốn Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Anh và nói với cô ấy: “Angela, tôi không thể giúp bạn nhiều, nhưng cuốn sách này đã mang lại cho tôi, gia đình tôi và nhiều người khác rất nhiều lợi ích. Tôi hy vọng bạn sẽ thử đọc nó. Nếu bạn thích, bạn có thể giữ cuốn sách. Nếu không, bạn có thể mang trả lại cho tôi.” Angela đã đọc cuốn sách đó.
Một ngày nọ, cô ấy đến cửa hàng của tôi và nói với tôi: “Tôi không cần phải đi bệnh viện nữa!” Một năm sau, cô ấy quay trở lại. Tôi nhìn móng tay cô và biết rằng sức khỏe của cô đã được phục hồi. Angela nói với tôi rằng cô ấy đã tải cuốn Chuyển Pháp Luân lên iPad của mình và đọc hàng ngày.” Tôi cũng khuyến khích Angela luyện công cùng với nhóm chúng tôi trong công viên.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/5/373404.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2018/9/10/171833.html
Đăng ngày 19-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thời Báo Ấn Độ Đưa Tin Về Lợi Ích Của Pháp Luân Công trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!