Cập nhật nội dung chi tiết về Thiên Văn Học Và Khoa Học Công Nghệ. Những Triển Vọng Của Việt Nam ? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thiên văn học là một trong những ngành khoa học hình thành vào bình minh khoa học của nhân loại. Cuối thế kỷ XX và đầu thiên niên kỷ XXI, ngành khoa học này đã có những bước tiến nào ? Khoa học thiên văn phải dựa vào các công nghệ nào để phát triển và nó có những đóng góp gì cho các ngành khoa học công nghệ khác ?
Một sao siêu mới (điểm sáng chỉ bằng mũi tên) bùng nổ năm 2006 trong thiên hà Messier 100 (Hình ESO).
Kính thiên văn vô tuyến đường kính 100 m cuả Viện Max Planck tại Effelsberg (Đức) (Hình Max Planck Institut für Radioastronomie).
Sự phát triển công nghệ sản xuất vật liệu bán dẫn và siêu dẫn cũng giúp các nhà thiên văn làm thiết bị để chụp hình và thu tín hiệu vô tuyến cuả các thiên thể. Những kính thiên văn hiện đại đều được trang bị thiết bị CCD để thay thế những tấm kính và phim ảnh như trong máy ảnh số hiện nay, bởi vì CCD có độ nhạy cao hơn kính và phim ảnh nhiều. CCD chữ viết tắt cuả Charge Coupled Device là một linh kiện điện tử có khả năng biến đổi ánh sáng thành điện, theo nguyên tắc hiệu ứng quang điện, nên được dùng để ghi hình các thiên thể.
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong nghiên cứu vũ trụ. Các nhà thiên văn đã có những đề án quan sát đại trà để phát hiện những thiên hà xa xôi. Những mô hình lý thuyết được dùng để mô phỏng quá trình hình thành những cấu trúc như những chùm thiên hà trên diện rộng trong vũ trụ. Các nhà thiên văn phải lập ra những mô hình lý thuyết và giải những bài toán rất phức tạp, trong đó có hàng chục tỷ đối tượng tượng trưng các thiên hà tương tác với nhau qua lực hấp dẫn. Để thực hiện những công trình nghiên cứu này, họ phải sử dụng những siêu máy tính hiện đại nhất chạy liên tục trong hàng tháng mới đạt được kết quả. Chương trình phát hiện tín hiệu vô tuyến phát ra bởi những nền văn minh trong vũ trụ cũng cần nhiều máy tính để xử lý nhanh chóng số liệu.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các kỹ sư trước kia đã từng làm nghĩa vụ quân sự phòng không và phát hiện tàu chiến trên biển bằng ra-đa, nay trở thành những nhà khoa học tiên phong xây những ăng-ten và máy điện tử để thu tín hiệu vô tuyến trong vũ trụ. Ngành thiên văn vô tuyến đã được phát triển, chính là nhờ những nỗ lực của các chuyên gia kỹ thuật radar. Nhiều khám phá thiên văn quan trọng, như sự phát hiện bức xạ phông vũ trụ, một bằng chứng thiết yếu củng cố thuyết Big Bang, đã được thực hiện trên bước sóng vô tuyến. Sự cộng sinh giữa khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của ngành thiên văn hiện đại.
RFI : Sự phát triển khoa học thiên văn cần đến nhiều phương tiện kỹ thuật, công nghệ, vậy ngược lại, các kết quả nghiên cứu của ngành thiên văn có thực sự có ích lợi trực tiếp cho các ngành khoa học và công nghệ khác không ? Xin giáo sư cho biết một số ý kiến của giáo sư về vấn đề này ?
Ông Nguyễn Quang Riệu : Có ý kiến cho rằng kinh phí dành cho nghiên cứu thiên văn đáng lẽ phải được dùng để giải quyết những vấn đề mà nhân loại quan tâm đến nhiều hơn. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, bầu trời vẫn là một đối tượng huyền bí mà nhân loại vẫn muốn quan sát và tìm hiểu. Ngày nay, ngành thiên văn có ảnh hưởng cụ thể đến đời sống thường ngày. Nhờ có những tính toán dựa trên những định luật cơ bản cuả Newton trong lĩnh vực cơ học mà các vệ tinh mới được phóng thành công vào không gian.
Vệ tinh cũng được dùng trong công nghệ vô tuyến truyền thông để truyền tín hiệu TV và điện thoại di động. Công nghệ phóng vệ tinh đang phát triển để phục vụ nhân loại trong công việc bảo vệ môi trường, dự đoán quá trình tiến hoá của khí hậu và khai thác tài nguyên.
Tôi xin kể ra một số ứng dụng của thiên văn học hiện đại trong công nghiệp. Các nhà thiên văn đã tìm thấy trong dải Ngân hà một loại phân tử gồm có những chuỗi dài nguyên tử cacbon và họ muốn tìm hiểu trong phòng thí nghiệm cơ chế hình thành những phân tử hữu cơ này. Họ tình cờ chế ra được một loại phân tử rất kỳ lạ, gồm có 60 nguyên tử cacbon sắp xếp trên bề mặt một cái lồng tương tự như một quả bóng đá vi mô, mà họ đặt tên là fullerene. Sự phát hiện ra loại phân tử fullerene đã mở đường cho sự chế tạo vật liệu vi mô thường được dùng trong công nghệ nano.
Kỹ thuật phục hồi hình các thiên thể cho sắc nét đã được áp dụng trong ngành y để chẩn đoán bệnh trong võng mạc ở đáy mắt. Hình cuả những thiên thể chụp bằng kính thiên văn phóng lên không gian thường rất sắc nét. Nhưng đối với những kính thiên văn đặt trên mặt đất, thì ánh sáng phát từ vũ trụ phải truyền qua khí quyển hỗn loạn nên hình thiên thể không còn được rõ nét nữa. Các nhà thiên văn phải chế ra một thiết bị quang học để loại trừ hiện tượng nhiễu do khí quyển gây ra. Muốn quan sát võng mạc bằng kính hiển vi, bác sĩ cũng phải nhìn qua một môi trường hỗn loạn trong nhãn cầu, cũng như các nhà thiên văn nhìn qua màn khí quyển. Với thiết bị phục hồi hình trong ngành thiên văn, những chi tiết chỉ nhỏ bằng những tế bào trong võng mạc xuất hiện sắc nét qua kính hiển vi và giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Thiên văn học cũng tham gia vào công việc bảo vệ môi trường. Bầu khí quyển trên những đô thị thường bị ô nhiễm bởi những chất thải công nghiệp. Những tia laser được phóng vào không gian để thăm dò khí quyển. Những chất hóa học ô nhiễm trong khí quyển hấp thụ ánh sáng của tia laser. Ánh sáng lại được tái phát và thu trong kính thiên văn và phân tích bằng máy quang phổ để xác định bản chất cuả những chất ô nhiễm.
Nghiên cứu vũ trụ còn giúp các nhà khoa học tìm hiểu cơ chế phát năng lượng từ những phản ứng tổng hợp hạt nhân như trong mặt trời và các ngôi sao. Nếu nhân loại cũng khống chế được những phản ứng tổng hợp hạt nhân trên trái đất thì họ sẽ có một nguồn năng lượng lớn vô cùng. Đề án quốc tế ITER xây một lò thí nghiệm tổng hợp những hạt nhân nhẹ như deuterium và tritium với nhau đang được tiến hành. Lò tổng hợp hạt nhân có lợi thế hơn so với những lò nguyên tử hiện có. Bởi vì không giống như những lò nguyên tử phân hạch này, làm vỡ những nguyên tử uranium và để lại nhiều chât thải phóng xạ, lò tổng hợp hạt nhân giải phóng nhiều năng lượng hơn và không để lại chất thải. Đây là ưu điểm cuả phản ứng tổng hợp hạt nhân. Tuy nhiên, chính nhiên liệu tritium cũng là chất phóng xạ, nên khi có sự cố nổ lò như ở Fukushima tại Nhật Bản thì cũng có thể gây ra tai biến.
Không gian vũ trụ còn là nơi để có được tầm nhìn tổng quát nhằm đề phòng những mối đe dọa đến từ bên ngoài trái đất, chẳng hạn như sự cố trái đất va chạm với thiên thạch.
Tóm lại, các nhà thiên văn không những sử dụng những kỹ thuật hiện đại sẵn có mà còn đòi hỏi những thiết bị ngày càng tối tân để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học. Mối quan hệ hai chiều giữa thiên văn học và kỹ thuật là động lực dẫn đến sự phát triển công nghệ. Thiên văn học đã có những bức tiến bộ nhờ những phát minh công nghệ hiện đại, ngược lại nghiên cứu vũ trụ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ.
RFI : Là người nhiều năm quan tâm và hỗ trợ ngành thiên văn học non trẻ tại Việt Nam, theo giáo sư, Thiên văn học tại Việt Nam cho đến nay đã phát triển ra sao và triển vọng của ngành khoa học này hiện tại như thế nào ?
Ông Nguyễn Quang Riệu : Hiện nay ở Việt Nam, sự chấn hưng nền giáo dục và khoa học là điều cần thiết và đã được bàn đến rất nhiều trong cộng đồng các nhà khoa học trong và ngoài nước. Khoa học cơ bản nên được phát triển song song với khoa học thực nghiệm và ứng dụng. Tách rời những lĩnh vực này mà chỉ quan tâm đến phát triển công nghệ có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng khiến cho sự phát triển khoa học phải phụ thuộc vào nước ngoài. Một số thành công rực rỡ của ngành toán học Việt Nam có thể là động cơ phát triển ngành khoa học vũ trụ.
Trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với Đại học Paris, Pierre và Marie Curie, và Đài Thiên văn Paris, chúng tôi đã tổ chức vào đầu tháng 11 năm 2010 một hội thảo về môn khoa học vũ trụ và khí hậu học tại Việt Nam, nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Các nhà khoa học đầu ngành của Pháp trình bày những kết quả mới nhất thu được bằng kính thiên văn đặt trên mặt đất và phóng lên không gian, cùng khả năng phát triển thiên văn học tại Việt Nam. Các nhà khoa học nhận định rằng khí thải công nghiệp làm Trái Đất ngày càng nóng lên và có khả năng biến thành một hành tinh khô cằn. Kỹ thuật thám hiểm vũ trụ cũng được dùng để tiên đoán những diễn biến của khí hậu.
Việt Nam không nhất thiết phải xây những đài thiên văn đắt tiền và những kính thiên văn lớn để quan sát vũ trụ. Các nhà thiên văn toàn cầu là một cộng đồng không biên giới. Trong thời gian đầu chưa có thiết bị, các nhà thiên văn Việt Nam có thể cộng tác với đồng nghiệp nước ngoài và sử dụng những kính thiên văn sẵn có trên thế giới. Họ không cần phải đến tận đài quan sát, nhưng có thể theo dõi những buổi quan sát từ xa trên máy tính và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm trong nước. Họ cũng có thể dùng máy tính để lập ra những mô hình lý thuyết nhằm giải thích những kết quả thu được.
Điều cốt yếu là đào tạo đủ chuyên gia để thành lập được một đội ngũ thiên văn đầu ngành. Chúng tôi đã vận động để sinh viên Việt Nam sang Đại học Paris 6 và Đài Thiên văn Paris thực tập và làm luận án tiến sĩ về môn vật lý thiên văn. Những sinh viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Paris đã trở về nước công tác. Việt Nam cũng có dự án thành lập một bộ môn khoa học vũ trụ trong trường đại học đẳng cấp quốc tế Việt – Pháp tại Hòa Lạc ở ngoại thành Hà Nội.
Những cuộc thí nghiệm khoa học đơn giản và những buổi trình diễn thiên văn dưới vòm nhà chiếu hình vũ trụ là những biện pháp để phổ biến khoa học cho quảng đại quần chúng. Đã có một đề án Việt – Pháp để xây tại thủ đô Hà Nội một Cung khoa học trong đó có nhà chiếu hình vũ trụ, nhằm phổ biến khoa học cho quảng đại quần chúng. Cùng một số các nhà khoa học trong nước, chúng tôi đã tham gia hoạt động tích cực trong nhiều năm nhằm thực hiện đề án này. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay, công trình xây dựng Cung khoa học vẫn hãy còn tồn tại dưới dạng đồ án thiết kế.
RFI : Ban Việt ngữ đài RFI xin trân trọng cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho Tạp chí hôm nay.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế
Download_on_the_App_Store_Badge_VN_RGB_blk_100217
google-play-badge_vi
Thiên Văn Học Ở Việt Nam: Xa Xỉ Và… Cần Thiết
Nhưng nếu t oán học hay vật lý lý thuyết còn may mắn được đầu tư ít nhiều, thì vị trí của thiên văn học ở ta lại vô cùng khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể.
Tháng 12/2011, trong lần gần nhất trở lại Việt Nam, GS. Trịnh Xuân Thuận – nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt tại ĐH Virginia – đã nhận xét thẳng thắn: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam chưa có ngành thiên văn học. Việt Nam chưa có cái kính thiên văn nào có thể khảo cứu được bầu trời, quan sát được toàn bộ vũ trụ.”
“Bạn đồng hành” của GS. Trịnh Xuân Thuận là dịch giả Phạm Văn Thiều – Phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam, là người nỗ lực chuyển ngữ và phổ biến các tác phẩm thiên văn học của GS. Thuận và nhiều nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới đến Việt Nam. Ông Thiều chia sẻ: “Nói thiên văn học xa xỉ với Việt Nam thì không hoàn toàn đúng, nhưng ta chưa có điều kiện. Có muốn cũng chẳng làm gì được. Ví dụ bây giờ có ai nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này đâu mà bảo phát triển thiên văn học.” Ông đưa ra một thực tế hiển nhiên: muốn nghiên cứu, ít nhất phải có đài thiên văn, mà ở Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có đài nào. Ngoài các yếu tố như khí hậu – thời tiết, địa điểm (cần nơi ở trên cao, bầu trời trong, xa ánh điện thành phố để không làm nhiễu loạn ánh sáng của các ngôi sao), thì việc xây đài thiên văn còn cần một điều kiện tối quan trọng là tiền.
Người Việt Nam vốn có tố chất đam mê khoa học, trong đó có vật lý thiên văn. Điều đó rất dễ hiểu, bởi vì tưởng như là một ngành khoa học xa vời, nhưng thực chất, thiên văn học rất gần gũi và có sức lay động mạnh mẽ đến khát khao khám phá của con người. Không phải chỉ trong các đài thiên văn hay cơ quan hàng không vũ trụ, người ta mới đặt ra những vấn đề về chuyển động của các hành tinh, bản chất của các ngôi sao hay nguồn gốc của các thiên hà.
Con người quan sát thấy vũ trụ hàng ngày, hàng đêm và nhận thức rõ mối liên hệ giữa bản thân mình với vũ trụ. Âm lịch và chiêm tinh học là những ví dụ điển hình và thô sơ nhất để khẳng định mối bận tâm to lớn của con người trước các hiện tượng trong vũ trụ. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của vũ trụ cũng là niềm đam mê bất tận của con người từ cổ đại đến nay. Mối bận tâm và đam mê này, có lẽ còn lâu đời và phổ biến hơn cả các khoa học cơ bản khác. Việt Nam đã có cơ hội kiểm chứng một cách hoàn hảo tính chất “ngòi nổ” của thiên văn học vào ngày 24/10/1995, khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ở nước ta và tạo thành một cơn sốt ở khắp mọi miền. Được sự cổ vũ của ngành giáo dục và truyền hình quốc gia, lần đầu tiên trong lịch sử, những kiến thức thiên văn học đơn giản về nhật thực đã được cập nhật hết sức nhanh chóng đến một bộ phận cư dân rộng lớn, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên. Một phong trào nghiên cứu thiên văn học đã khởi phát nhờ hiệu ứng từ sự kiện đó mà biểu hiện là sự ra đời của hàng loạt các câu lạc bộ và website nghiên cứu thiên văn nghiệp dư.
Việc cuốn sách “Lược sử thời gian” của Stephen Hawking được tái bản tới 10 lần trên thị trường sách Việt Nam cũng là một ví dụ cho thấy sự quan tâm của người đọc tới vũ trụ và thiên văn học. Dịch giả Phạm Văn Thiều không giấu niềm vui khi những cuốn sách phổ biến khoa học (trong đó có vật lý thiên văn) của ông được nhiều bạn trẻ tìm đọc. Ông chia sẻ, “Tôi dịch những tác phẩm này để mượn câu chuyện khoa học cổ vũ niềm đam mê khoa học và tinh thần sáng tạo. Xét cho cùng, niềm đam mê, sự tò mò của con người đối với tự nhiên là bản chất của con người từ thời cổ đại cho đến nay, không hề thay đổi. Chỉ có điều làm sao khuấy động nó lên.”
Cạnh tranh về công nghệ vũ trụ: cuộc chiến đấu mới
Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, nghiên cứu thiên văn học đã giúp các nước phát triển đưa được các phương tiện truyền dẫn, quan trắc lên quỹ đạo Trái Đất. Hiện nay, có đến 5.000 vệ tinh nhân tạo của con người có mặt trên quỹ đạo nhưng chỉ có 1 vệ tinh của Việt Nam. Điều đó đương nhiên dẫn đến sự phụ thuộc của Việt Nam vào hệ thống truyền dẫn, quan trắc của nước ngoài, trong đó có những hạng mục đặc biệt quan trọng như viễn thông và khí hậu.
Sức mạnh của các nước phát triển cũng đã được xác lập trên khoảng không vũ trụ, với hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và trong tương lai sẽ là Nga và NATO. Dù còn là một ý tưởng dài hơi nhưng xu hướng mở rộng quyền lực quân sự để chiếm lĩnh các vị trí xa hơn trong vũ trụ là có thực. Lực lượng phòng không vũ trụ cũng đã được một số cường quốc quân sự như Hoa Kỳ, Nga,… thành lập để phục vụ cho mục đích an ninh này.
GS. Trịnh Xuân Thuận khẳng định: “Đúng là nghiên cứu khoa học cơ bản, trong đó có thiên văn học, không đem lại lợi ích tức thì trong ngắn hạn. Nhưng có một thực tế là các nước muốn phát triển, muốn thịnh vượng, thì đều phải đầu tư và đều phải có nền khoa học cơ bản phát triển: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là các ví dụ. Nước láng giềng của ta là Trung Quốc cũng hiểu thực tế đó, và chính vì hiểu nên họ đổ rất nhiều tiền vào khoa học vũ trụ.”
Sự cạn kiệt những nguồn năng lượng truyền thống trên Trái Đất cũng đặt ra bài toán đi tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng từ vũ trụ, với giải pháp hấp thụ nguồn năng lượng Mặt trời từ vũ trụ và truyền về Trái Đất thông qua các vệ tinh đặc biệt. Đây cũng đang là mục tiêu tìm kiếm dài hạn của các cơ quan nghiên cứu thiên văn học trên thế giới. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tiếp tục phụ thuộc vào các nước phát triển trong lĩnh vực then chốt, mang tính chiến lược là năng lượng.
Những ứng dụng phục vụ cho các lợi ích chiến lược quốc gia có tiền đề từ nghiên cứu thiên văn học vẫn còn quá nhỏ bé so với các kết quả nghiên cứu của ngành này. Tuy nhiên, xu hướng giành giật các lợi ích trong vũ trụ là không thể phủ nhận và lợi thế thuộc về những quốc gia đi tiên phong trong nghiên cứu thiên văn học. Để hạn chế bị phụ thuộc vào các cường quốc trong dài hạn, Việt Nam cần cân nhắc đến việc phát triển việc nghiên cứu thiên văn học như một cách giữ được thế chủ động của mình trong tương lai.
Ngay từ khi Việt Nam phóng vệ tinh VINASAT-1 lên vũ trụ, đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng thật khó để VINASAT-1 có thể được các chuyên gia Việt Nam quản lý nếu chúng ta không có một đội ngũ nhà thiên văn học có năng lực thực sự. Chúng ta cũng sẽ bất lực hoàn toàn khi muốn tham gia các liên minh phòng thủ không gian hay chia sẻ với các quốc gia khác những nguồn năng lượng khai thác được từ vũ trụ trong tương lai. Không vươn tới những chuẩn mực và lĩnh hội những tri thức thiên văn học của thế giới, việc tụt hậu xa hơn là hậu quả có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng ngay từ khâu chuyển giao công nghệ.
Ttrong cuốn “Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao” (cuốn sách phổ biến khoa học mới nhất của ông, do dịch giả Phạm Văn Thiều chuyển ngữ, NXB Tri Thức ấn hành năm 2011), GS Trịnh Xuân Thuận đã viết: “Lịch sử đã chứng minh một điều rằng ngay cả các lý thuyết trừu tượng nhất cũng chắc chắn dẫn đến các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.” Những trăn trở về việc nghiên cứu một ngành khoa học hết sức tốn kém như thiên văn học là có thật, nhưng cũng cần thiết phải đặt ra những bài toán chính sách phù hợp để phát triển thiên văn học ở Việt Nam, như một giải pháp đầu tư cho những lợi ích to lớn trong tương lai.
Cách Mạng Khoa Học – Công Nghệ Và Tác Động Của Nó Đến Con Người Và Xã Hội Việt Nam*
PGS.TSKH. LƯƠNG ĐÌNH HẢI,
Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Cách mạng khoa học – công nghệ (CMKHCN) hiện nay là một trong những đặc điểm căn bản của thế giới từ những năm 1950 đến nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư), được đề cập với tần suất khá cao trong hơn một năm gần đây[1], về thực chất, là sản phẩm của cuộc CMKHCN, diễn ra từ giữa thế kỉ XX cho đến nay. CMKHCN đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nền tảng khoa học của cuộc cách mạng này trước hết là những phát minh vĩ đại trong lĩnh vực vật lí và hóa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tạo ra cơ học lượng tử và các khoa học hiện đại sau này. CMKHCN hiện đại là sự hòa nhập, kết hợp thành một quá trình duy nhất các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kĩ thuật, trong công nghệ và tác động mạnh mẽ đến công nghiệp, trong đó quá trình cách mạng trong khoa học đi trước, giữ vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình kĩ thuật, công nghệ, công nghiệp và do đó cũng có vai trò dẫn đường và quyết định định hướng, quy mô, tốc độ phát triển sản xuất. Nghiên cứu khoa học được công nghiệp hóa, tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sản xuất trở thành nơi thực hiện thực tiễn các tri thức khoa học. Tri thức khoa học trở thành cơ sở lí luận cho sản xuất, quản lí và phát triển xã hội ở các cấp độ vi mô lẫn vĩ mô và cả ở quy mô toàn cầu. Chính nhờ đó tốc độ phát triển của công nghiệp, của sản xuất và xã hội ngày càng phát triển với quy mô và nhịp độ nhanh hơn.
Trong CMKHCN hiện nay, các phát minh kĩ thuật, công nghệ và cả các ngành công nghiệp hiện đại đã được sinh ra từ các phòng nghiên cứu, thí nghiệm[2]. Việc rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ và việc thực hiện thực tiễn chúng trong sản xuất là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cuộc CMKHCN hiện nay, và là một trong các tính quy luật của tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay[3]. CMKHCN tạo ra sự tích hợp không chỉ trong khoa học mà còn trong cả kĩ thuật, công nghệ và sản xuất. Nếu trước đây khoa học đứng bên ngoài, bên cạnh kĩ thuật và công nghệ, đứng cách xa sản xuất thì ngày nay chúng hòa lẫn, thâm nhập vào nhau trở thành một khối thống nhất. Nhiều công nghệ sản xuất mới gắn liền các phát minh trong các khoa học cơ bản, các phát kiến công nghệ trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm.
Cách mạng khoa học – công nghệ làm xuất hiện những ngành khoa học mới, tạo ra cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 với nhiều ngành công nghiệp mới và làm chúng phát triển nhanh chóng, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền công nghiệp và đời sống xã hội. Nó cũng làm biến mất nhiều ngành công nghiệp đã được tạo ra trước đây, đã từng thống trị, chi phối nền sản xuất. Cùng với việc sử dụng các công nghệ tổ hợp đa thành phần trong cùng một chu trình sản xuất thay cho phương thức công nghệ một thành phần, nó đang tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển các lực lượng sản xuất, tạo ra hai cuộc cách mạng công nghiệp, và do vậy, nó đang cải biến toàn bộ nền sản xuất xã hội nói chung.
Cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độ nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức không thể kịp nhận đoán “hình dạng” của ngày mai. Nó thể hiện đồng thời, đồng loạt, cộng hưởng, đột biến, bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội, quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đây trong sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
Thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành động lực của sự phát triển của cả sản xuất, con người và xã hội. Cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra môi trường xã hội đặc biệt. Đó là môi trường thông tin, trong đó lao động thể lực được thay thế bằng lao động trí tuệ với những phẩm chất và năng lực tinh thần, đòi hỏi tính chất sáng tạo, độc đáo, cá nhân hóa. Thông tin, tri thức khoa học trở thành điều kiện, môi trường, nhân tố cấu thành và nội dung thiết yếu của quá trình sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận, là nguồn lực đặc biệt của sự phát triển con người và xã hội.
Cách mạng mạng khoa học – công nghệ tạo tiền đề cho nền sản xuất xã hội ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 3.0 vượt qua trình độ sản xuất đại trà, đặc trưng của nền sản xuất cũ trước đây, theo nghĩa là sản xuất đại trà không còn có thể thống trị, phổ quát. Nền sản xuất giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hướng theo các nhu cầu cá nhân – cá thể, đơn nhất, đặc thù. Nó đang làm chuyển dịch dần nền sản xuất xã hội ở quy mô toàn cầu vận hành theo những nguyên tắc mới: phi tiêu chuẩn hóa, phi chuyên môn hóa, phi đồng thời hóa, phi tập trung hóa, phi tối đa hóa và phi trung tâm hóa (A. Toffler, 1992: Burlaxki F.M., 2009).
Xuất hiện từ giữa thế kỉ XX, cho đến nay cuộc CMKHCN trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến những năm 1970. Giai đoạn này vẫn thường được gọi là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, giai đoạn từ những năm 1980 đến nay được gọi là cách mạng khoa học và công nghệ. Hiện nay ở một số nước, ở một số học giả[4], thuật ngữ cách mạng khoa học – kĩ thuật vẫn được dùng để hàm chứa cả giai đoạn hai của cuộc CMKHCN đã phân tích ở trên. Vì thế, họ không sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ hay cách mạng khoa học – công nghệ, mà sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học – kĩ thuật để chỉ những diễn biến cách mạng trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ từ giữa thế kỉ XX đến nay. Ở nước ta, thuật ngữ cách mạng khoa học và kĩ thuật được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1976, từ năm 1976 đến năm 1991 thì sử dụng khái niệm cách mạng khoa học – kĩ thuật, từ năm 1991 đến nay sử dụng khái niệm cách mạng khoa học và công nghệ. Chúng tôi cho rằng nên thống nhất sử dụng khái niệm cách mạng khoa học – công nghệ bởi nó tạo ra cả hai cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và cách mạng công nghiệp 4.0, khi nó bao hàm các quá trình cách mạng trong cả khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp không tách rời nhau.
Cách mạng khoa học – công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới đương đại. Các biến đổi của đời sống xã hội và con người đều gắn liền với CMKHCN. Tốc độ phát triển con người và phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia, cũng như của các khu vực và thế giới, phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự phát triển của CMKHCN. Nó chi phối ngày càng nhiều, ngày càng mạnh các biến đổi của đời sống xã hội và của con người (tuổi thọ, bệnh tật, sức khỏe, làm đẹp,…) trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Sức mạnh quân sự, quy mô và tốc độ của các cuộc chiến tranh, sức mạnh tấn công và phòng thủ của các quốc gia phụ thuộc ngày càng lớn vào CMKHCN. Cuộc cách mạng đó quyết định các chiều hướng phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, quan hệ quốc tế, giáo dục đào tạo, y tế và việc làm,… ở quy mô toàn cầu cũng như trong từng quốc gia riêng lẻ.
Cách mạng khoa học – công nghệ cũng tác động ngày càng mạnh mẽ đến những vấn đề toàn cầu. Một mặt, nó là công cụ, phương tiện hữu hiệu để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày một thêm căng thẳng đối với nhân loại. Mặt khác, nó cũng lại làm tăng thêm mức độ căng thẳng của một số vấn đề toàn cầu, thậm chí theo một số học giả, có thể làm xuất hiện những vấn đề toàn cầu mới. Những hậu quả tiêu cực do việc sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, vũ khí hủy diệt hàng loạt,…) đe dọa sự tồn vong và tương lai của mỗi con người và nhân loại nói chung.
Cách mạng khoa học – công nghệ đóng vai trò đặc biệt trong việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới, nhưng đồng thời nó lại trở thành một trong những thách thức khó vượt qua được đối với các nước đang phát triển bởi những nước phát triển có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh, có thể đi vào tương lai với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nước có tiềm lực khoa học và công nghệ yếu kém hơn. Bằng cách đó nó gây ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển con người trong các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển.
Cách mạng khoa học – công nghệ, một mặt tác động trực tiếp vào đời sống xã hội và con người. Bằng cách gián tiếp hơn, nhưng lại mạnh mẽ hơn, nhanh chóng và sâu rộng hơn, nó tác động đến con người và xã hội thông qua cách mạng công nghiệp. Thông qua công nghệ, thông qua các sản phẩm trực tiếp của cách mạng công nghiệp thì những phát minh khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới đi vào sản xuất và đời sống con người. Khoa học thực sự trở thành động lực của sự phát triển sản xuất và xã hội, nó tạo nên các sản phẩm và công nghệ mới, thúc đẩy sản xuất, con người, xã hội phát triển nhanh chóng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sản phẩm trực tiếp của cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay. Cách mạng công nghiệp là kết quả của sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Trong cách mạng công nghiệp hiện nay những sản phẩm mới, công nghệ mới được tạo ra với tốc độ nhanh, mang tính cách mạng và được áp dụng ngay vào sản xuất, đời sống con người và xã hội, nhanh chóng tạo nên những thay đổi to tớn, những biến đổi cách mạng trong các lĩnh vực đó. Nền tảng kiến thức của cách mạng công nghiệp hiện đại chính là cách mạng trong khoa học và công nghệ.
Lịch sử nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ khi có đầu máy hơi nước của Jame Watt vào giữa thế kỉ XVIII, kéo dài cho đến giữa thế kỉ XIX với nền tảng công nghệ là các phát minh cơ bản như máy hơi nước và công nghệ cơ khí như: máy kéo sợi, máy dệt, các lò luyện thép, tàu thủy, tàu hỏa chạy bằng hơi nước, sử dụng than đá. Nó diễn ra chỉ ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dựa trên nền tảng của các phát minh về động cơ đốt trong, sử dụng dầu mỏ, động cơ diezen, ô tô, máy bay, máy phát điện và động cơ điện, sóng điện từ. Nền tảng công nghệ là các công nghệ điện từ. Nó diễn ra chủ yếu ở các nước Châu Âu và Bắc Mĩ, cụ thể là Tây Âu, Hoa Kì, Liên Xô và Nhật Bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra mạnh mẽ từ cuối những năm 1950 với các phát minh cơ bản trong nhiều lĩnh vực như máy vi tính, robot, các vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng, polime, năng lượng nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, tàu du hành vũ trụ, máy bay siêu thanh và hàng loạt các công nghệ mới như công nghệ vi sinh, công nghệ gen, công nghệ thông tin, công nghệ số. Nền tảng công nghệ rộng lớn hơn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai, nhưng căn bản và chủ yếu là công nghệ điện từ, công nghệ sinh học, công nghệ số. Nó tạo ra được những bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ nhất đời sống con người và xã hội.
Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các lực lượng sản xuất của xã hội có những bước phát triển nhảy vọt, khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn, vòng đời các công nghệ và do đó, vòng đời các sản phẩm cũng được rút ngắn. Khối lượng thông tin và kiến thức tăng theo cấp số nhân. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị xóa bỏ dần dần nhưng các ngành công nghiệp mới lại xuất hiện nhanh chóng hơn, và được ra đời không phải trực tiếp từ sản xuất mà là từ các phòng thí nghiệm, các lí thuyết khoa học. Công nghệ laze, công nghệ nano, công nghệ số,… là những ví dụ điển hình. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba con người tiếp tục được giải phóng khỏi các chức năng thực hiện, gồm vận chuyển, năng lượng, công nghệ. Việc giải phóng con người khỏi chức năng quản lí có những bước tiến đột phá thực sự, do nó tạo ra các loại rô bốt, các dây chuyền sản xuất tự động hóa khác nhau. Việc giải phóng con người khỏi chức năng logic cũng đã được bắt đầu từng bước khi các hệ thống máy tính xuất hiện, đặc biệt khi Internet và các thiết bị thông minh ra đời.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng và theo đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, trên nền tảng giai đoạn phát triển mới của CMKHCN, nó nảy sinh với các công nghệ mới và các thiết bị mới, mà trước hết là trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ tự hành, thiết bị đầu cuối “All in One”, internet vạn vật, điện toán đám mây – dữ liệu lớn, các công nghệ sinh học liên kết thế hệ mới, công nghệ vật liệu cao cấp, công nghệ tự động hóa robot thế hệ mới có “trí tuệ”,… Nền tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và trí tuệ nhân tạo. Ở các giai đoạn tiếp theo nền tảng công nghệ của nó có thể được bổ sung. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những đột phá mới trong việc giải phóng con người khỏi các chức năng thực hiện, chức năng quản lí và sẽ tạo nên những bước nhảy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Nó thực sự biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách mạng khoa học – công nghệ ở giai đoạn phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần loại con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, biến họ trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới, đang được gọi bằng nhiều tên khác nhau, đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển mới cũng với những tên gọi khác nhau (Kinh tế số, kinh tế mềm, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội tri thức,…).
Cách mạng khoa học – công nghệ đang là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển không chỉ của công nghiệp, của sản xuất mà của cả con người lẫn xã hội. Trong thời đại ngày nay, quốc gia nào có được tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh mẽ thì sẽ có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt, có điều kiện và cơ hội để phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhân loại. Do sự phát triển của CMKHCN, không chỉ các lí luận cụ thể trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kĩ thuật thay đổi, mà hàng loạt lí thuyết về xã hội và con người cũng buộc phải thay đổi theo. Chẳng hạn, trước đây trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung chỉ vận dụng lí luận ưu tiên phát triển khu vực I (sản xuất tư liệu sản xuất) so với khu vực II (sản xuất tư liệu tiêu dùng) nên chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Nhưng trong thời đại CMKHCN, thế giới đã chuyển sang vận dụng cả lí luận khu vực I (sản xuất con người) quyết định khu vực II (sản xuất vật chất); Lí luận về vai trò quyết định trong phát triển quốc gia của giáo dục và đào tạo và nhiều lí luận khác. “Sản xuất con người” bao hàm hai nội dung: Thứ nhất là tạo ra con người với sức khỏe và thể trạng tốt, không bệnh tật, tức thể lực tốt. Điều này phụ thuộc vào quá trình nuôi dưỡng từ khi bào thai, thậm chí cả sức khỏe tiền hôn nhân của bố, mẹ. Thứ hai là tạo ra con người có kĩ năng, kĩ xảo lao động, có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đạo đức, là trí lực và tâm lực trong lao động và hoạt động nói chung. Điều này phụ thuộc vào quá trình giáo dưỡng gồm giáo dục và đào tạo theo nghĩa rộng. Việc nuôi dưỡng và giáo dưỡng thế hệ hôm nay ra sao sẽ quyết định quy mô, nhịp độ, định hướng, chất lượng phát triển sản xuất và phát triển xã hội trong 20 – 30 năm sau. Vai trò của nguồn lực con người, của giáo dục, đào tạo trong thời đại CMKHCN chính là ở chỗ đó. Vì thế trong thời đại CMKHCN ngày nay giáo dục, đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải là động lực cơ bản, là quốc sách hàng đầu của các quốc gia.
Trong cách mạng khoa học – công nghệ, cả ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ ba lẫn thứ tư, vòng đời các công nghệ sản xuất ngày càng rút ngắn, do vậy vòng đời các sản phẩm cũng phải rút ngắn theo. Tốc độ phát triển của công nghệ, công nghiệp, của sản xuất, đặc biệt của các lực lượng sản xuất được thể hiện qua vòng đời công nghệ. Vòng đời công nghệ sẽ là một trong những thang đo tốc độ phát triển của công nghiệp và của các lực lượng sản xuất. Vòng đời công nghệ càng rút ngắn, thì tương ứng vòng đời các sản phẩm cũng bị rút ngắn, tốc độ vận động của đời sống xã hội và con người cũng tăng nhanh. Điều đó lại làm đảo lộn hàng loạt các giá trị, các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những xáo trộn này trong đời sống xã hội và trong văn hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ, thậm chí có thể tạo nên những cú “shock” văn hóa trên chính mảnh đất đang bắt đầu sử dụng các thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư. Điều này cần được hết sức lưu ý trong công tác quản lí, tạo dựng và hoàn thiện các thể chế văn hóa, xã hội.
Cách mạng khoa học – công nghệ không chỉ tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà điều quan trọng là nó làm cho sự phát triển của các lĩnh vực đó diễn ra với những gia tốc khác nhau, trong các lĩnh vực và các quốc gia, các khu vực khác nhau. Một mặt, nó vừa tạo ra cơ hội để các quốc gia đang phát triển có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển, nếu họ tận dụng được các thành tựu của CMKHCN, biến nó thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã hội và con người. Nhưng nó sẽ là một thách thức cực kì khó vượt qua, làm tăng thêm nhanh chóng khoảng cách tụt hậu vốn đã có sẵn của các nước đang phát triển, bởi các quốc gia phát triển có tiềm lực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp mạnh mẽ sẽ đi vào tương lai với tốc độ ngày càng nhanh. Các nước đang phát triển khó có được những tiềm lực như vậy trong thời gian ngắn. Nghịch lí “rùa, thỏ chạy đua” trở thành một thực tế ngày càng khắc nghiệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Cách mạng khoa học – công nghệ vì những điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội đã không nảy sinh ở Việt Nam, do vậy các cuộc cách mạng công nghiệp cũng không xuất hiện trong lịch sử phát triển ở đất nước ta. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Châu Âu khi nước ta đang nằm dưới chế độ phong kiến với ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo xem nhẹ khoa học, kĩ thuật và công, thương nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng diễn ra ở Châu Âu, khi nước ta đang nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, chỉ có một vài sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp này được thực dân Pháp đưa vào nước ta phục vụ cho bộ máy cai trị thực dân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên thế giới khi đất nước đang phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, không có các điều kiện để tiếp nhận và thúc đẩy cách mạng công nghiệp. Vài thập kỉ gần đây, chúng ta đã xem cách mạng khoa học – kĩ thuật, sau đó là cách mạng khoa học và công nghệ là then chốt, là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội, con người. Nhiều thành tựu và sản phẩm của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước, con người. Tiềm lực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp được từng bước nâng lên và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế, xã hội và con người.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mà con đẻ mới nhất của nó là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang bắt đầu diễn ra trên thế giới là một thách thức và cơ hội lớn đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta lại có những điều kiện và tiền đề thuận lợi như hiện nay cả về phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, nhân lực và cả các quan hệ quốc tế để có thể vận dụng và thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu chúng ta biết tận dụng tối đa và có hiệu quả những điều kiện và tiền đề đang có thì không chỉ cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng mà cả cách mạng khoa học – công nghệ nói chung, có thể được triển khai và mang lại những hiệu quả tích cực ở nước ta trong những thập kỉ tới, có thể biến nó trở thành công cụ quyết định trong việc rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới.
Khoảng ba thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả các thành tựu của CMKHCN hiện đại, của cách mạng công nghiệp 3.0 mà các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo và vùng lãnh thổ Đài Loan đã có những bước phát triển ngoạn mục. Ấn Độ hiện cũng đang là một trong những quốc gia có nhiều thành công trong việc tiếp nhận và vận dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại để phát triển một số lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp phần mềm, công nghiệp ô tô, công nghiệp văn hóa,… Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra chính là đã không biết vận dụng và phát triển được CMKHCN hiện đại trong ba thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX.
Nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội do CMKHCN hiện đại tạo ra để phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguy cơ tụt hậu xa hơn, bị đẩy ra vùng ngoại biên của sự phát triển toàn cầu. Đây là một nguy cơ hiện thực và ngày càng trầm trọng, ngày càng khó vượt qua đối với nước ta trong vài thập kỉ tới. Cuộc CMKHCN hiện đại, theo một ý nghĩa nhất định, đang tạo ra hố ngăn cách ngày càng sâu rộng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trước hết về trình độ công nghệ và trình độ các lực lượng sản xuất. Từ đó nó cũng tạo nên những vấn đề xã hội to lớn và khó giải quyết trong các nước đang phát triển cũng như trong quan hệ giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nếu nước ta không chú trọng một cách nhất quán, lâu dài và có hiệu quả đối với CMKHCN nói chung và cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nói riêng, thì thách đố này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường cho nhiều thế hệ con người và cho tất cả mọi thành viên của xã hội. Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại sẽ phải là cứu cánh cho đất nước và dân tộc ta trong xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xóa bỏ khoảng cách tụt hậu với thế giới phát triển.
Nhân tố quyết định trong việc vận dụng và phát triển CMKHCN hiện đại không phải là nguồn lực tài chính, không phải là hệ thống máy móc thiết bị, cũng không phải là điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, mặc dù chúng vẫn đóng vai trò quan trọng, mà đó là nguồn lực con người và thể chế. Tuy nhiên, khi nói đến nguồn lực con người thì đó không phải là nguồn lực con người nói chung mà chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ, quản lí và kinh doanh. Đó là những lực lượng đầu tàu, vừa giữ vai trò định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao trong những lĩnh vực đó thì không thể vận dụng có hiệu quả các thành tựu của CMKHCN, càng không thể tiếp nhận CMKHCN hiện đại vào nước ta. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này không phải là những người có bằng cấp cao hoặc có chức vụ quản lí trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà là những chuyên gia đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình, có năng lực, có tài năng đã được thực tiễn xác nhận, có đóng góp cho sự phát triển của khoa học, công nghệ và công nghiệp. Đây là đội quân chủ lực của CMKHCN, của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đang đến.
Tuy nhiên, việc sử dụng, bao gồm tuyển dụng, đãi ngộ, sắp xếp nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp, lại phụ thuộc vào thể chế khoa học, công nghệ và công nghiệp của đất nước. Nhưng thể chế lại phụ thuộc vào nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lí mà cụ thể ở đây là quản lí khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức hoạt động và ứng dụng khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Họ là những người xây dựng các quy trình, quy tắc, luật pháp, chính sách và trực tiếp điều hành việc vận dụng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ của các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở đào tạo, bệnh viện, đơn vị sản xuất, dịch vụ,… Thể chế cho hoạt động khoa học, kĩ thuật và công nghệ đóng vai trò quyết định cả về định hướng lẫn quy mô, tốc độ phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp của quốc gia. Đây là một loại thể chế đặc biệt vừa mang tính chất thị trường vừa mang tính chất phi thị trường. Tính cực đoan trong tạo dựng và áp dụng thể chế, hoặc nghiêng quá về phía thị trường, hoặc nghiêng quá về phía phi thị trường đều không có tác dụng thúc đẩy, mà lại có tác dụng kìm hãm, thậm chí phá hoại tiềm lực khoa học, kĩ thuật và công nghệ của đất nước.
Ở nước ta hiện nay, qua nhiều thập kỉ phát triển, một mặt, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã được xây dựng và phát triển đông đảo chưa từng có. Nhiều thành tựu khoa học, kĩ thuật và công nghệ to lớn, thúc đẩy sự phát triển đất nước gắn liền với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Nhưng, trên nhiều bình diện, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đó vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới hiện nay của CMKHCN, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đến.
Mặt khác, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đòi hỏi bước chuyển thể chế quản lí phải đồng bộ và thích hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp. Thêm nữa, chính CMKHCN cũng đòi hỏi phải thường xuyên hoàn thiện thể chế quản lí thì mới có thể vận dụng các thành tựu và thúc đẩy CMKHCN phát triển. Không cải cách và hoàn thiện thể chế thường xuyên thì không thể thúc đẩy khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp phát triển liên tục. Điều đó cho phép nhận định rằng trong thời đại CMKHCN, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hoạt động khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển cách mạng công nghiệp và CMKHCN. Đồng thời, chính việc vận dụng tốt các thành tựu và thúc đẩy sự phát triển của CMKHCN sẽ thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của con người và xã hội. Cách mạng khoa học – công nghệ đang mang cơ hội đến với đất nước và con người Việt Nam, nhưng nếu không tích cực, chủ động, tận dụng cơ hội và không nắm bắt được cơ hội thì cơ hội sẽ không lặp lại, tàu tốc hành của nhân loại với đầu máy CMKHCN và cách mạng công nghiệp sẽ bỏ qua chúng ta, con người và đất nước ta sẽ tụt hậu xa hơn.
A. Toffler. 1992. Làn sóng thứ 3. H: Nxb. Thông tin lí luận.
Burlaxki F.M. 2009. Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ trong cải cách của chúng ta. M. Nxb. Chính trị.
“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam”; Tài liệu Hội thảo Khoa học ngày 25/11/2016 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Kinh tế TW và Tổ chức Liên hợp quốc tại Hà Nội.
Klaus Schwab. 2016. The Fourth Industrial Revolution; Geneva: WEF.
Lương Việt Hải. 1997. Hiện đại hóa xã hội trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật; Matxcơva: Tủ sách lí luận.
Lương Việt Hải. 2001. Hiện đại hóa xã hội – một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.
http://cafebiz.vn/ba-pham-chi-lan-canh-bao-cuoc-cach-mang-viet-nam-40-se-chi-la-ao-tuong-neu-chung-ta-van-thieu-nhung-yeu-to-nay-20170410175620015.chn.
https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in-the-fourth-industrial-revolution/19 Jan 2016.
[2] Ví dụ các công nghệ laze, vi sinh, công nghệ gen, công nghệ nhiệt độ thấp, công nghệ bán dẫn, công nghệ số, công nghệ nano,… đều được sinh ra từ phòng thí nghiệm và xu hướng sẽ ngày càng có nhiều ngành công nghệ và công nghiệp mới được ra đời từ các phòng nghiên cứu, thí nghiệm.
[3] Ở thế kỉ XVIII – XIX, khoảng cách này trung bình là 60 – 70 năm, ở thế kỉ XX là khoảng 30 năm, từ những năm 1990 đến nay trung bình khoảng 3 năm. Với ý tưởng telephone phải mất 74 năm, với radio 38 năm, với tivi 13 năm, với internet 3 năm.
[4] Ví dụ ở nước Nga, nhiều học giả xem rằng cả hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nói trên về mặt bản chất, các phát minh khoa học nền tảng mà cuộc cách mạng này dựa vào vẫn chưa có gì thay đổi, nên họ không sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ, mặc dầu vẫn sử dụng khái niệm cách mạng công nghệ, họ chỉ sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học – kĩ thuật. Ngay cả bộ từ điển Triết học mới gồm 4 tập được xuất bản năm 2011 vẫn không có khái niệm cách mạng khoa học và công nghệ mà chỉ có khái niệm cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Nguồn : Tạp chí Nghiên cứu con người số 5(92), năm 2017
Sơ Lược Đặc Điểm Văn Học Trung Đại Việt Nam
Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam. Các giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.
Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam
a. Lấy văn học dân gian làm nền tảng: Khi nền văn học Việt Nam mới ra đời, các tác giả đều hướng về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian là cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết.
b. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền tảng văn học Trung Quốc, Ấn Độ và các nước lân cận.
+ Trung Quốc:
Văn tự: Chọn chữ Hán làm công cụ sáng tác văn học
Chữ Hán văn ngông, đọc âm Hán Việt, trường từ ngữ và lối phát âm khong phụ thuộc
Sáng tạo chữ Nôm ghi âm tiếng Việt
Thể loại: Các thể văn hành chính: chiếu, cáo, hịch, biểu,… lễ nghi: văn tế, câu đối…
Văn học nghệ thuật: Việt hóa phú và thơ Đường, từ đó sáng tạo lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói; Văn xuôi biến đổi về ND, diễn đạt
Cách biểu hiện: Hệ thống điển tích điển cố, thi liệu, văn liệu
+ Ấn Độ: Hệ tư tưởng Phật giáo
c. Gắn bó với vận mệnh đất nước, số phận con người Việt Nam:
· Buổi đầu dựng nước: Tập trung khẳng định sự trường tồn và tất thắng của người Việt
+ Chứng minh lịch sử Việt Nam có từ lâu đời, văn minh phong phú: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục
+ Phản ánh cuộc đấu tranh chính nghĩa: Chống PKTQ/ Chống Pháp
+ Phản đối nội chiến: Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí
+ Vẻ đẹp non sông
· Số phận con người:
+ Cảm xúc tinh tế của con người
+ Số phận, khát vọng của nhân dân
d. Không ngừng tự đổi mới để đảm nhiệm ngày càng tốt hơn trọng trách lịch sử giao phó:
+ Tiếp thu từ văn học dân gian, văn học viết: Đề tài, hình thức nghệ thuật
+ Tự đổi mới:
Nội dung: Biến đổi cách viết phù hợp với phản ánh hiện thực dân tộc
Thể loại: Sáng tạo ra thể loại mới
Các giai đoạn phát triển:
a. Thế kỉ X-XIV:
· Đặc điểm lịch sử, xã hội:
+ Dân tộc vừa thoát khỏi ách thống trị ngoại bang sau gần 1000 năm nô lệ
+ Vừa phải dẹp thù trong giặc ngoài, vừa phải tái thiết đất nước
ð Nhiệm vụ của văn học: khôi phục nền văn hiến đã mất, động viên nhân dân đứng lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
· Vai trò của giai đoạn: đặt nền móng vững chắc và toàn diện cho văn học TĐ:
+ Đặc điểm:
Văn tự: hiện tượng song ngữ
Thể loại:
Hệ thống thể loại mang tính chức năng hành chính và lễ nghi (chiếu, biểu, văn bia, văn tế…) được tiếp thu, tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Dụ chư tì tướng hịch văn, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp kí…
Thơ chữ Hán: thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… viết theo loại tứ tuyệt, bát cú hay trường thiên, các thể ca, hành, từ khúc, từ phú
Văn xuôi tự sự: Sử kí, truyện truyền kì
Thơ Nôm đường luật: Hàn Thuyên và Trần Nhân Tông (Cư trần lạc đạo)
+ Tác phẩm nổi bật:
Quốc tộ, Nam quốc sơn hà, Thiên đô Chiếu, Dụ chư tì tướng hịch văn, Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục
b. Thế kỉ XV-XVII: dân tộc hóa
· Văn tự:
+ Chữ Hán dùng để trước tác tất cả các thể loại văn học
+ Chữ Nôm ngày càng chuẩn hóa và hoàn thiện, làm cơ sở cho văn học Nôm phát triển.
· Thể loại:
Chữ Hán
+ Văn học chức năng hành chính, lễ nghi ngày càng phát triển: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập…
+ Văn bình sử, sử kí, từ phú, thơ ca… tăng trưởng về số lượng và chất lượng.
+ Truyện truyền kì đạt tới độ trưởng thành: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
Chữ Nôm: phát triển mạnh
+ Thơ Nôm đường luật: có những biệt tập với quy mô vài trăm bài: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ 2 thể thơ lục bát và song thất lục bát phát triển mạnh: Thiên Nam minh giám, Thiên nam ngữ lục, Tứ thời khúc vịnh
+ Truyện Nôm: hình thành và xuất hiện: Lạc Xương phân kính quốc ngữ truyện (Nguyễn Thế Nghi), truyện thơ Vương Tường, Tô Công phụng sứ
+ Vịnh, vãn: Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sỹ Khải), Ngọa Long cương vãn (Đào Duy Từ)
+ Phú Nôm
+ Thơ hát nói
· Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập
c. Thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX:
· Đặc điểm lịch sử, xã hội:
+ Đất nước có nhiều biến cố lớn lao
+ Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng
+ Nhà Nguyễn thống nhất đất nước
· Vai trò giai đoạn: gđ văn học cổ điển
· Văn tự: chữ Hán được Việt hóa, ngôn ngữ văn học tiếng Việt trưởng thành vượt bậc
· Thể loại:
+ Văn học chữ Hán: vẫn trên đà phát triển, mang đậm dấu ấn cá nhân
Thơ: Mang nặng suy tư trăn trở về đời
Văn xuôi tự sự:
Kí, truyền kì: đỉnh cao (Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ)
Truyện ngắn: chuyển hướng sáng tác, lấy cuộc sống làm mục đích, đối tượng
+ Văn học Nôm: nở rộ
Thơ luật Đường: Hồ Xuân Dương, Bà Huyện Thanh Quan
Truyện Nôm: Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Lưu Bình- Dương Lễ
Đoạn trường tân thanh
Khúc ngâm STLB: Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)
· Chủ nghĩa nhân đạo được đề cao
· Đặc điểm LS-XH:
+ Phong kiến đi xuống
· Văn tự: chữ quốc ngữ ngày càng chiếm ưu thế
· Thể loại: các thể văn học Hán Nôm vẫn duy trì
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
( Nguồn Internet)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thiên Văn Học Và Khoa Học Công Nghệ. Những Triển Vọng Của Việt Nam ? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!