Cập nhật nội dung chi tiết về Thanh Quản: Vị Trí, Cấu Trúc Và Vai Trò mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dây thanh quản chính là một bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ tạo ra âm thanh giúp con người nói, phát âm, thở và bảo vệ không cho thức ăn xâm nhập qua. Thanh quản chính là một phần của hệ hô hấp nối liền yết hầu và khí quản.
Vị trí của thanh quản nằm ở đâu
Thanh quản có vị trí nằm ở phía trước thanh hầu, nằm dọc theo đốt sống C3 đến đốt sống C6.
Thanh quản là bộ phận kết nối giữa hầu với khí quản.
Khi chúng ta có những động tác như ngẩng đầu, cúi đầu hoặc nuốt thì thanh quản sẽ có sự thay đổi về kích thước, chúng sẽ căng ra hoặc co lại.
Cấu trúc của dây thanh quản
Ở cơ thể con người thì dây thanh quản có hình ống dây dài chúng góp phần tham gia vào hoạt động để tạo ra tiếng nói.
Phần lớn thanh quản bao gồm các sụn được gắn kết với nhau cùng các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc các phần mô sợi có khả năng đàn hồi. Các cơ này mang tên: Cơ nhẫn phễu sau, cơ phễu, cơ giáp, cơ nhẫn giáp, cơ thanh môn
Cấu tạo của thanh quản từ các sụn được nối lại với nhau bằng các phần khớp, dây chằng cơ và các màng liên kết: Sụn của thanh quản được cấu tạo từ sụn đơn và sụn kép có vai trò tạo hình cho thanh quản. Những bộ phận của thanh quản được cấu tạo từ sụn là: Sụn nhẫn, sụn nắp thanh quản, sụn thóc, sụn giáp, sụn sừng, sụn phễu, sụn vừng, sụn chêm,…
Khi đó hai dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua dây thanh tạo thành tiếng nói của chúng ta.
Bên trong thanh quản được bao phủ bởi phần niêm mạc hầu và niêm mạc khí quản giúp các xoang cộng hưởng với nhau để tạo ra âm thanh.
Cấu trúc của thanh quản
Dây thanh quản ở nam và nữ có kích thước rất khác nhau cụ thể như sau:
Kích thuớc thanh quản lớn hơn của nữ giới.
Chiều dài 44mm.
Đường kính ngang 43mm.
Đường kính trước sau 36mm.
Kích thuớc thanh quản nhỏ hơn của nam giới.
Chiều dài 33mm.
Đường kính ngang 41mm.
Đường kính trước sau 26mm.
Chính vì sự khác biệt về kích thước thanh quản giữa nam và nữ này đã dẫn đến sự khác biệt trong giọng nói của hai giới. Giọng của nam giới sẽ trầm và khàn hơn. Giọng của nữ giới sẽ cao và trong hơn.
Vai trò của dây thanh quản
Vai trò hay còn được gọi là chức năng. Thanh quản không chỉ có chức năng để tạo ra âm thanh mà bên cạnh đó còn có nhiều những chức năng khác mà có thể bạn chưa biết đến.
Chức năng về hô hấp
Hệ hô hấp chính là chức năng tối quan trong với sự sống của con người và mọi loài động vật. Chức năng này giúp mở vùng thanh môn do cơ nhẫn và phễu sau đảm nhận. Khi vùng thanh môn không mở rộng được hoặc bị bít tắc do một lý do nào đó sẽ dẫn đến tình trạng khó thở thanh quản gây nguy hiểm đến tính mạng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời làm khai thông đường thở nguy hiểm hơn cần phẫu thuật gấp để mở khí quản.
Chức năng phát ra âm thanh
Đây là chức năng rất quan trọng giúp con người có được giọng nói để giao tiếp và làm việc, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm vậy nên nó có ý nghĩa rất lớn về sự truyền đạt và về mặt xã hội, giúp con người hiểu nhau hơn và cuộc sống hoàn thiện hơn.
Dây thanh quản có vai trò giúp con người phát ra âm thanh khi nói. Thanh quản giúp luồng hơi lưu thông từ phổi ra bên ngoài. Thanh quản mới chính là đường ống tạo ra âm thanh chứ không phải thực quản như nhiều người từng hiểu lầm.
Thanh quản có vai trò tạo ra âm thanh nguồn với tần số cơ bản hay cao độ cụ thể, là nơi điều chỉnh âm lượng và cao độ trong giọng nói. Âm thanh nguồn sẽ thay đổi khi đi qua đường hô hâp, chúng được cấu hình khác nhau dựa trên vị trí của môi, miệng, lưỡi, răng và vùng hầu họng.
Vì vậy nếu dây thanh quản bị viêm hoặc sưng tấy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nói gây ra hiện tượng khàn tiếng, mất tiếng, giọng nói lúc này có thể bị bóp méo hoặc thều thào rất khó nghe.
Chức năng ho và hắt hơi
Thanh quản còn giúp bảo vệ đường hô hấp dưới do vai trò quan trọng của thanh quản chính là phòng ngừa dị vật xâm nhập vào phổi bằng cách ho hoặc một số hành động phản xạ khác như hắt xì nhằm đẩy dị vật ra ngoài chứ không đưa chúng vào cơ thể. Khi thanh quản được mở rộng rồi đóng cùng với việc nâng cao asplwcj bên trong của lồng ngực rồi mở ra tức thì sẽ làm cho luồng không khí đẩy mạnh trở lại giúp tống các loại dị vật và bụi bẩn ra ngoài.
Những bệnh lý về thanh quản thường gặp
Một số biện pháp giúp bảo vệ thanh quản và giọng nói
Kiểm soát tốt giọng nói bằng việc không nói to, không nói quá nhiều và tuyệt đối không nên la hét.
Uống nước ấm mỗi ngày và uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Không uống nước đá lạnh hoặc đồ uống chứa cồn như bia, rượu.
Nói không với thuốc lá để bảo vệ niêm mạc thanh quản và sức khỏe toàn diện.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.
Hạn chế ăn đồ ăn khô cứng, cay nóng hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Nên ăn thêm những loại đồ ăn mềm dễ nuốt.
Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường.
Vệ sinh răng miệng và tay thật sạch sẽ mỗi ngày.
Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi thất thường.
Hàng ngày súc miệng với nước muối ấm 2-3 lần.
Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang có bệnh về đường hô hấp.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và giặt chăn, ga, gối sạch sẽ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian sống đủ độ ẩm cần thiết.
Sau khi sử dụng điều hòa nên mở hết cửa và xả quạt cho không khí trong phòng được lưu thông.
Vai Trò Của Thanh Quản Và Polype Thanh Quản Có Triệu Chứng Nào?
Vai trò của thanh quản và Polype thanh quản có triệu chứng nào?
04-12-2009
Gần đây tôi bị khàn tiếng, mỗi khi nói lâu thì cảm thấy rất khó thở, khó chịu, nuốt có cảm giác đau đau. Xin bác sĩ cho tôi hỏi đó có phải là polype thanh quản không? Điều trị sẽ như thế nào, mong bác sĩ tư vấn giúp? (T.T)
Trả lời: Chào bạn, chúng tôi xin được trao đổi cùng bạn một số ý như sau :
Thanh quản là một phần của cơ quan hô hấp, thanh quản có cấu trúc giống như một ống hình lăng trụ tam giác, được tạo thành bởi sụn giáp và sụn nhẫn. Ở lỗ trên của ống có nắp đậy bảo vệ thanh quản, không cho đồ ăn, thức uống rơi xuống phổi, gọi là thanh thiệt. Ở 1/4 dưới của ống có một chỗ hẹp tạo ra bởi hai thanh đai ở hai bên (còn gọi là dây thanh) gồm có niêm mạc, cân và cơ. Nó là một bộ phận di động, khép lại khi phát âm, mở ra khi ta hít thở. Lỗ dưới của thanh quản tương ứng với sụn nhẫn, nối với sụn khí quản. Thanh quản có chức năng
– Tham gia vào chức năng hô hấp: Dẫn không khí ra vào phổi. – Chức năng bảo vệ đường hô hấp: Tạo phản xạ ho, sặc khi có vật lạ rơi vào thanh quản, nhằm tống vật lạ ra ngoài. – Chức năng phát âm: Khi dây thanh bị thương tổn, sẽ gây khàn tiếng hoặc có khi mất hẳn tiếng.
Polype thanh quản là những u cứng hoặc mềm, màu hồng nhạt, to bằng hạt gạo hoặc hạt ngô, mọc ở thanh đai hoặc băng thanh thất. Thường thấy ở những người hút thuốc nhiều hoặc lạm dụng giọng nói. Triệu chứng chính là :
- Khàn tiếng: Là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, khàn tiếng ngày càng tăng. Khối u ngày càng to, người bệnh mau mệt, câu nói ngắn hơn. Khi khối u to, dây thanh bị cố định, thanh môn bị hẹp thì tiếng nói trở nên khàn đặc, mất hết âm sắc, không nói to và nói lâu được, có thể ảnh hưởng đến những người làm nghề ca hát, giảng dạy, bán hàng…
– Khó thở: Khối u lớn dần làm khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Do đó lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), về sau khó thở ngày càng tăng và trở nên liên tục.
– Nuốt đau: Chỉ xuất hiện khi khối u đã lan ra vùng hầu họng
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt polype để xác định chẩn đoán loại trừ nguyên nhân những khối u ác tính. Bạn có thể phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn hoặc các bệnh viện có khoa Tai mũi họng.
Thân ái !
BS. HOÀNG NGỌC ĐỨC
Chuyên khoa Tai mũi họng – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Dược Phẩm Là Gì? Vị Trí, Vai Trò Và Đặc Điểm Của Dược Phẩm
Dược phẩm hay còn gọi là thuốc bao gồm hai thành phần cơ bản là thuốc Tân dược và thuốc Y học cổ truyền. Thuốc phải đảm bảo được độ an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt.
Cùng tìm hiểu về khái niệm Dược phẩm là gì và vai trò của dược phẩm trong bài viết sau đây của Luận Văn 1080.
+ Định nghĩa, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược
+ Mẫu Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành dược chuẩn nhất
Dược phẩm là gì?
1. Dược phẩm là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO dược phẩm được hiểu chung như sau: Dược phẩm hay còn gọi là thuốc bao gồm hai thành phần cơ bản là thuốc Tân dược và thuốc Y học cổ truyền. Thuốc phải đảm bảo được độ an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt được quy định thời hạn sử dụng và sử dụng theo liều lượng hợp lý. Tại Việt Nam trước khi Luật dược ra đời vào 6/2005 khái niệm dược phẩm là gì cũng đã được đưa ra trong nhiều văn bản của Bộ Y tế trong đó các văn bản gần nhất quy định như sau
Theo quy định của “Quy chế đăng kí thuốc” ban hành kèm theo quyết định 3121/QĐ-BYT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: “Thuốc là những sản phẩm dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán bệnh và hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất để lưu thông, phân phối và sử dụng. Nguyên liệu làm thuốc là những chất có hoạt tính (hoạt chất) hay không có hoạt tính (dung môi, tá dược) tham gia vào thành phần cấu tạo của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Dược phẩm là gì
– Thuốc tân dược bao gồm:
+ Nguyên liệu hoá dược và sinh học dùng làm thuốc
+ Thành phẩm hoá dược và sinh học Thuốc cổ phương là thuốc được sử dụng đúng như sách cổ (y văn) đã ghi về: số vị thuốc, lượng từng đơn vị, phương pháp bào chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định dùng thuốc.
Thuốc mới là thuốc mà công thức bào chế có hoạt chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các hoạt chất hoặc thuốc có dạng bào chế mới, chỉ định mới, đường dùng mới…” Theo Thông tư số 07/2004/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người thì dược phẩm bao gồm:
+ Nguyên liệu, phụ liệu và bao bì tá được dùng trong sản xuất thuốc
+ Thuốc thành phẩm đã được cấp số đăng kí tại Việt Nam
+ Thuốc thành phẩm chưa có số đăng kí ở Việt Nam nhưng cần cho nhu cầu điều trị
Bên cạnh đó, khái niệm dược phẩm theo các văn bản trên không bao gồm các loại văcxin phòng bệnh, một số hoá chất điều trị, sinh phẩm y tế…do Vụ trang bị Y tế hay Vụ Y tế dự phòng quản lí. Xuất phát từ quan điểm đó của Cục quản lí dược Việt Nam
– Cơ quan quản lý Nhà nước về dược phẩm thuộc Bộ Y tế nên các số liệu thống kê về sản xuất và nhập khẩu dược phẩm cho đến hết năm 2005 thường không chính xác do đó quản lí của Nhà nước với hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thống nhất. Theo Luật dược ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 thì dược phẩm được hiểu như sau:
+ Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất sử dụng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh các chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, văcxin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
Như vậy nhìn chung có thể hiểu khái niệm dược phẩm ở Việt Nam như sau: Dược phải là những sản phẩm dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, có công dụng thành phần chỉ định, chống chỉ định rõ ràng. Dược phẩm bao gồm thành phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc, văcxin, sinh phẩm y tế.
Khái niệm dược phẩm ở Việt Nam có những nét khác biệt so với khái niệm dược phẩm của một số nước phát triển khác như Mỹ và EU. Tại các nước này họ xem các thiết bị y tế (dụng cụ tránh thai), một số sinh phẩm và hoá chất trị liệu cũng là dược phẩm và thống nhất một cơ quan quản lý Nhà nước.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến dịch vụ xử lý dữ liệu SPSS để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này? Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
2. Vị trí, vai trò của dược phẩm
Từ xa xưa cho đến nay, sử dụng thuốc trong phòng, chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ đã trở thành một nhu cầu tất yếu quan trọng đối với đời sống con người. Theo sự phát triển của ngành dược, nhiều loại thuốc mới đã được tìm ra và nhiều loại dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo đã được khắc phục. Ngày nay thuốc đã trở thành một vũ khí quan trọng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh của con người nhằm chống lại bệnh tật tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu sử dụng thuốc có hiệu quả và sản xuất các loại thuốc mới đã và đang trở thành một lĩnh vực đặc biệt thu hút sự áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất nhằm mục đích giúp con người tìm ra các liệu pháp chống lại sự phát triển của bệnh tật có xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt trong những năm gần đây, vai trò của thuốc trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân không những đã được các nhà hoạch định chính sách y tế quan tâm, mà còn được đông đảo người bệnh và cộng đồng nhân dân nói chung đặc biệt chú ý.
Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo thuốc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn thế giới đánh giá về mức sống của một quốc gia. Việc đảm bảo thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp gắn liền với việc cứu sống hoặc tử vong của con người. Việc thiếu hụt thuốc men có thể gây nên tâm lí lo lắng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị – xã hội, bởi vậy vẫn đề đảm bảo thuốc còn là vấn đề xã hội nhạy cảm mà lãnh đạo của bất kì quốc gia nào đều quan tâm.
Vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Dược đối với con người
Trong thời điểm nào, người Dược sĩ cũng có một vai trò hết sức quan trọng. Bởi người Dược sĩ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Người Dược sĩ không chỉ có vai trò trong việc chuẩn đoán, kê toa, hướng dẫn cho người bệnh mà người Dược sĩ cũng cần phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp. Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Danh y nổi tiếng đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công. Người Dược sĩ phải luôn luôn cố gắng trao dồi trình độ chuyên môn, kiến thức; kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, cố gắng phấn đấu để trở thành Dược sĩ của nhân dân.
Vị trí, vai trò của dược phẩm
3. Đặc điểm của dược phẩm là gì?
Dược phẩm cũng là một loại hàng hoá vì thế trong nền kinh tế thị trường nó cũng mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hoá, giá cả của thuốc tuân thủ theo đúng quy luật cung – cầu trên thị trường. Việc sản xuất cung ứng dược phẩm luôn bị các quy luật kinh tế hàng hoá chi phối chặt chẽ như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,…
Bên cạnh đó dược phẩm cũng mang những nét đặc trưng rất riêng: Có tính xã hội cao: Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Vì vậy nó đòi hỏi phải sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các Bộ ngành trong việc nghiên cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối nhằm đảm bảo tính xã hội và tính nhân đạo trong việc tiêu dùng thuốc chữa bệnh.
Có hàm lượng chất xám cao và trình độ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến: Để có một loại thuốc mới ra đời người ta phải sử dụng đến thành tựu của nhiều ngành khoa học (hoá học, sinh học, vật lý học,…và ngày nay là cả tin học – thiết kế các phần tử thuốc mới nhờ mô hình hoá bằng máy vi tính điện tử), các thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và sản xuất. Chi phí khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển: Thời gian trung bình để phát minh ra một thuốc mới và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, với chi phí khoảng 250 – 300 triệu USD.
Xác suất thành công khoảng từ 1/10.000 đến 1/1000. Thuốc mới cần được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người. Vì vậy việc nghiên cứu các loại dược phẩm mới hầu hết tập trung ở các nước phát triển có kinh phí lớn. Các nước đang phát triển chủ yếu chỉ xuất khẩu dược liệu và mua lại bản quyền sản xuất thuốc từ các hãng dược phẩm nước ngoài hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm để tiêu thụ trong nước.
Là ngành kinh doanh có tính độc quyền cao và mang lại nhiều lợi nhuận: Các loại thuốc mới lưu hành trên thị trường thường gắn liền với sở hữu độc quyền công nghiệp của các hãng dược phẩm đã đầu tư chi phí vào nghiên cứu sản xuất. Thông thường các thuốc mới xuất hiện lần đầu thường có giá độc quyền rất đắt giúp cho các hãng dược phẩm độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch có thể nhanh chóng thu lại chi phí đầu tư nghiên cứu đã bỏ ra.
Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng của mỗi quốc gia và thế giới: Quy định chung điều chỉnh dược phẩm ở các nước khác nhau là khác nhau. Các tiêu chuẩn này đặc biệt khắt khe ở các nước phát triển như Mỹ, EU. Tuy nhiên dược phẩm ở tất cả các nước muốn vươn ra tầm thế giới phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về dược phẩm bao gồm các tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice
– Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt), GLP (Good Laboratory Practice
– Tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc tốt), GSP (Good Storage Practice
– Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt), GDP (Good Distribution Pratice
– Tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt) và GPP (Good Pharmacy Practice
– Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc) của Tổ chức Y tế thế giới WHO.
Thị trường thuốc cũng có tính chất đặc biệt so với thị trường các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Nhìn chung người có vai trò quyết định trong việc mua thuốc là thầy thuốc chứ không phải là người sử dụng (bệnh nhân) trong khi đối với các hàng hoá tiêu dùng khác người tiêu dùng tự quyết định về loại hàng hoá họ cần mua, ở nhiều nước người bệnh (người tiêu dùng thuốc) cũng không phải là người trả tiền cho thuốc mà họ sử dụng mà là bảo hiểm y tế ngân sách Nhà nước chi trả. Đối với hàng hoá thông thường, tính chất và giá trị sử dụng là hai tính chất cơ bản để trên cơ sở ấy người tiêu dùng lựa chọn và quyết định.
Đối với thuốc, rõ ràng chỉ có nhà chuyên môn mới có điều kiện để đánh giá hai tính chất này. Việc tiêu dùng thuốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội, của mức sống, lối sống và mô hình bệnh tật đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển. Thực tế tình hình phát triển dược phẩm trên thế giới hiện nay đã chứng minh rõ điều này: Những khác biệt về kinh tế xã hội, mức sống của người dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất và phân phối dược phẩm không đồng đều ở các nước.
Thuốc chủ yếu được tập trung sản xuất và phân phối ở các nước phát triển ở 3 khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản nơi người dân có mức sống cao mặc dù dân số của các nước này chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Ngược lại các nước còn lại ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi chiếm một lượng dân số đông đảo thì lượng thuốc sản xuất, phân phối đến lại chỉ chiếm một phần rất ít ỏi trong tổng doanh số dược phẩm sản xuất, phân phối.
Người dân tại các nước đang phát triển cũng rất ít có cơ hội được tiếp cận với các loại thuốc mới do giá của các loại thuốc này là quá cao so với thu nhập bình quân của họ. Những khác biệt trong mô hình bệnh tật cũng tác động không nhỏ đến việc tiêu dùng thuốc ở các nước. Đối với các nước công nghiệp phát triển tiêu dùng thuốc đa phần là các loại thuốc tim mạch, tâm thần – thần kinh, bệnh đường tiêu hoá và bệnh đường tiết liệu. Trong khi đó các nước đang phát triển như Việt Nam, tiêu dùng thuốc chủ yếu gắn với các bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng… Với bài viết “Dược phẩm là gì? Vị trí, vai trò và đặc điểm của dược phẩm ” hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về dược phẩm.
Thanh Toán Quốc Tế Và Vai Trò Của Thanh Toán Quốc Tế
Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.
Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển.
Đối với ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng.
Trong thanh toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là một điều kiện rất quan trọng. phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau, cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi, người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance), phương thức uỷ thác thu (Collection), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)…
Trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia(người mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong nội dung tiếp theo em xin đề cập sâu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thanh Quản: Vị Trí, Cấu Trúc Và Vai Trò trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!