Đề Xuất 3/2023 # Thanh Quản Nằm Ở Đâu Và Hoạt Động Thế Nào? # Top 5 Like | Comforttinhdauthom.com

Đề Xuất 3/2023 # Thanh Quản Nằm Ở Đâu Và Hoạt Động Thế Nào? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thanh Quản Nằm Ở Đâu Và Hoạt Động Thế Nào? mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thanh quản giống hình tháp, có 3 mặt, dài khoảng 44mm ở nam, 36mm ở nữ. Đường kính ngang 41-43mm, đường kính trước sau 26-36mm.

Thanh quản bao gồm phần lớn các sụn được gắn với nhau và với các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc bởi các thành phần mô sợi và đàn hồi.

Cấu tạo của thanh quản từ các sụn và được nối lại với nhau bằng các khớp, dây chằng, các cơ và các màng.

Sụn thanh quản

Được cấu tạo bởi 2 loại sụn là

Sụn đơn

Sụn giáp: có một sụn gồm hai mảnh, nối tiếp nhau ở phía trước tạo thành góc sụn giáp, ở nam giới góc này nhọn nên, ở nữ là góc tù.

Sụn nhẫn: Hình vòng giống như nhẫn mặt vuông, nằm dưới sụn giáo. Gồm hai phần: phần trước là cung giáp nhẫn tiếp với sụn giáp, phần sau là mặt nhẫn, phẳng và tiếp với sụn phễu. Ở dưới sụn nhẫn tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên.

Sụn nắp thanh môn: hình chiếc lá, nằm ở phía sau lưỡi xương móng và phía trước thanh môn.

Sụn liên phễu nối hai sụn phễu với nhau.

Sụn kép hay sụn đôi

Sụn sừng nằm phía trên đỉnh sụn phễu.

Sụn chêm nằm trên dây chằng phễu nắp thanh hầu.

Sụn thóc nằm ở bờ sau ngoài vùng giáp móng.

Sụn vừng nằm ở đầu dưới dây thanh âm và bờ ngoài sụn phễu.

Sụn phễu: Ở phía sau tiếp khớp với bờ trên của mặt nhẫn. Sụn phễu hình tháp tam giác, giống cái phễu, có 3 mặt trước, sau, trong. Đỉnh ở phía trên, đáy ngồi trên sụn nhẫn có hai mỏm là mỏm thanh âm ở trước trong, có dây thanh âm bám dưới. Mỏm cơ ở sau ngoài có nhiều sơ bám vào.

Các sụn được nối vào các cơ lân cận hoặc nối với nhau bởi các dây chằng và các khớp thanh quản

Các màng thanh quản

Màng giáp móng: căng từ sụn giáp đến xương móng

Màng nhẫn giáp: dày và chắc có cơ nhẫn giáp che phủ

Màng tứ giác căng từ nếp tiền đình đến nếp phễu nắp

Màng nhẫn thanh âm còn gọi là nón đàn hồi: căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn.

Màng nhẫn khí quản là nơi mở khí quản

Các dây chằng

Dây chằng giáp móng: bắt đầu từ sụn giáp đến xương móng

Dây chằng nhẫn giáp: nối từ sụn phễu đến sụn giáp

Dây chằng phễu nắp thanh hầu: từ sụn phễu đến sụn nắp thanh hầu

Dây chằng nhẫn hầu: đi từ mảnh sụn nhân ra sau tới đường giữa, tận hết trong niêm mạc của hầu

Dây chằng nhẫn phễu là dây chằng của khớp nhẫn phễu, đi từ mặt sau ra gần bờ trên mảnh sụn nhẫn tới bờ sau của đáy sụn phễu.

Dây chằng thanh âm trên là tổ chức xơ sợi đi từ góc sụn giáp đến sụn châm

Dây chằng âm dưới là tổ chức cơ sợi đi từ mỏm thanh am của sụn phễu đến góc sụn giáp. Dây chằng âm dưới là dây phát âm chính của thanh quản, rộng hơn dây thanh âm trên nên khi soi thanh quản thấy rơ hai dây thanh âm dưới.

Các dây chằng của nắp thanh môn: dây chằng móng nắp thanh môn, dây chằng lưỡi nắp thanh môn, dây chằng giáp nắp thanh môn.

Các khớp

Các cơ thanh quản

Các cơ thanh quản có tóc dụng đến các sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước của thanh môn và độ thanh âm để hô hấp và phát âm. Được chia thành 3 nhóm chính

Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: có tác dụng làm hẹp hai dây thanh âm dưới

Cơ nhẫn phễu bên: hay dây thanh âm là mỏm phát âm xoay vào trong.

Cơ giáp phễu: từ mặt trong của mảnh sụn giáp rồi đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ của sụn phễu.

Cơ phễu chéo và ngang: Khi hai phễu lại gần nhau làm cho hai dây thanh dưới khép lại.

Cơ phễu nắp thanh hầu: khi bị co lại làm hẹp lỗ vào của thanh quản dẫn đến làm đóng nắp thanh quản khi nuốt.

Nhóm cơ làm rộng nắp thanh môn

Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm

Tuyến Giáp Nằm Ở Đâu Và Có Vai Trò Như Thế Nào?

1. Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp nằm ở đâu?

là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, giữ nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Vậy tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể con người?

Theo bản đồ y khoa, tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1, có hình dạng giống con bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Trọng lượng tuyến giáp khoảng 10-20 gram, cấu tạo gồm 2 thùy phải và thùy trái và 1 eo tuyến nối 2 thùy lại với nhau.

Hình ảnh vị trí của tuyến giáp trong cơ thể con người

Do kích tố của tuyến giáp chủ yếu là chất tyrosine được hình thành từ tyrosin và iot nên tuyến giáp sẽ đảm nhiệm những vai trò quan trọng như:

Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.

Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, kích thích sự sinh trưởng phát dục.

Tác động đến sự phát triển và hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.

Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.

Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.

Ngoài ra, tuyến giáp còn đóng vai trò điều tiết lượng photpho và canxi trong máu, luôn duy trì nồng độ 1%.

2.1 Hạch tuyến giáp

Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt.

Đôi khi các hạch tuyến giáp có thể tạo ra các hóc môn dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh… Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.

2.2 Bướu giáp đơn thuần

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, biểu hiện thành một khối lớn bên dưới cổ. Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.

2.3 Bệnh cường giáp do tăng sản xuất hóc môn giáp

Các biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp như: tăng thân nhiệt, giảm cân nhanh chóng, khó ngủ, da nóng và ẩm, sợ nóng, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, khó tập trung… Đặc biệt có thể sờ thấy tuyến giáp đang to ra.

2.4 Bệnh suy giáp do tuyến giáp giảm bài tiết 2 hóc môn T3 và T4

Bệnh suy giáp biểu hiện thường gặp như: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, tiểu ít, táo bón, cơ thể chậm chạp, giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, chức năng sinh dục suy giảm…

2.5 Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: sưng hạch bạch huyết ở cổ và gây đau, khàn giọng, khó thở cũng như khó nuốt.

Hình ảnh khối u ở tuyến giáp

Như vậy, ngoài việc biết tuyến giáp nằm ở đâu, chức năng của tuyến giáp là gì, bạn nên ghi nhớ những triệu chứng bệnh lý về tuyến giáp để có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh trường hợp phát hiện bệnh muộn, có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn nghi ngờ cơ quan tuyến giáp của mình không ổn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết tuyến giáp nằm ở đâu và tư vấn cách điều trị chính xác. Bên cạnh việc điều trị các phương pháp y tế, bạn cũng cần thay đổi lối sống khoa học hơn để tuyến giáp luôn khỏe mạnh.

3. Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc môn tuyến giáp

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến giáp bắt nguồn từ chính chế độ dinh dưỡng nghèo nàn của bạn. Để giữ hệ thống báo hiệu tuyến giáp tốt nhất, bạn cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm sau:

I-ốt: I-ốt chính là một khối xây dựng rất quan trọng trong hóc môn tuyến giáp. Nạn nên bổ sung muối hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt như: hải sản, các loại rau xanh đậm. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ i-ốt quá mức sẽ gây phản tác dụng và cản trở hoạt động của tuyến giáp.

Cá hồi: loại hải sản rất tốt để hỗ trợ tăng cường chuyển hóa. Trong cá hồi có chứa axit béo omega-3, giúp tăng cường các thuộc tính chống viêm, ngoài ra còn giúp giảm cân hiệu quả.

Dầu oliu: chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như ung thư, loãng xương và làm tăng serotonin trong máu.

Gừng: giúp giảm đau khi mắc các bệnh mãn tính và giảm nguy cơ bệnh lý do tuyến giáp suy yếu hay tim mạch hoạt động kém.

Xương Quay Nằm Ở Đâu?

1. Vị trí của Xương quay

Xương quay là xương nằm ở chi trên được kéo dài từ mặt bên khớp khuỷu đến cạnh ngón cái của cổ tay. Xương quay nằm về mặt bên của xương trụ, vốn có kích thước và chiều dài nhỏ hơn xương trụ. Xương quay là một xương dài, hình lăng trụ, hơi cong theo chiều dài. Xương quay khớp với chỏm con của xương cánh tay, rãnh xương quay và đầu xương trụ.

2. Cấu tạo của Xương quay

Xương quay gồm có thân và 2 đầu. Thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.

Mặt trước: ở trên có cơ dài gấp ngón cái bám, ở dưới có cơ sấp vuông bám, ở giữa có lỗ dưỡng cốt.

Mặt sau: tròn ở 1/3 trên có cơ ngửa ngắn bám. Lõm thành rãnh ở dưới, có cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.

Mặt ngoài: tròn, ở giữa có diện gồ ghề cho cơ sấp tròn, ở trên có cơ ngửa ngắn bám.

Đầu dưới: to hơn đầu trên, bè ra hai bên và dẹt từ trước ra sau, trông như hình khối vuông có 6 mặt, ở mặt trên dính vào thân xương; mặt dưới có 2 diện tiếp khớp với xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt); ở mặt ngoài dưới có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cột. Mặt trong hơi lõm (hõm trụ xương quay) để khớp với chỏm xương trụ; ở mặt trước có cơ sấp vuông bám; mặt ngoài có 2 rãnh để cho gân cơ dạng dài, gân cơ duỗi ngắn ngón cái và hai gân cơ quay lướt qua; mặt sau có nhiều rãnh từ ngoài vào trong để cho gân cơ dài duỗi ngón cái, gân cơ duỗi riêng ngón trỏ và gân cơ duỗi chung ngón tay lướt qua.

3. Chức năng của Xương quay

Vận động khớp khuỷu thông qua khớp cánh tay quay

Chỏm xương quay đóng vai trò như một yếu tố giữ vững thứ phát chống lại sự vẹo ngoài của khuỷu và chống bán trật ra sau khi khuỷu gấp

Chỏm quay chịu xấp xỉ 30% chống vẹo ngoài của khuỷu, đặc biệt trong trường hợp có tổn thương dây chằng bên trong (MCL) , vai trò của chỏm quay càng quan trọng hơn

Giữ vững cho trục dọc của cẳng tay cùng với màng liên cốt và các dây chằng của khớp quay trụ dưới

Chịu lực: chỏm quay chịu 60% lực qua khớp khuỷu . Lực này nhiều hơn khi khuỷu ở tư thê duỗi và sấp. Trong một số trường hợp, lực truyền qua chỏm quay có thể lên đến 90% trọng lượng cơ thể.

4. Những điều cần lưu ý

Không thể ngăn chặn việc bạn bị gãy xương, nhưng có thể giữ cho xương của bạn được khỏe mạnh để ít gặp tổn thương hoặc có khả năng chống chịu tốt. Để duy trì sức khỏe của xương, hãy ăn uống chế độ bổ dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều quan trọng là tập luyện thể dục thường xuyên. Các bài tập thể dục đặc biệt hữu ích cho việc duy trì độ bền xương. Ví dụ như đi bộ, đi bộ đường dài, chạy, khiêu vũ.

Bổ sung vitamin D: Bổ sung nhiều canxi được cho có thể dẫn đến tích tụ cặn lắng có hại xung quanh tim, làm tăng nguy cơ đau tim. Hơn nữa, bổ sung canxi thường không cần thiết nếu bạn không có nguy cơ cao bị loãng xương. Thay vào đó, để xương luôn khỏe mạnh, chuyên gia khuyến nghị chúng ta mỗi ngày bổ sung khoảng 10 micrôgram vitamin D – chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ canxi. 90% nhu cầu vitamin D được tổng hợp qua da khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng, 10% còn lại đến từ chế độ ăn uống (như cá béo).

Phòng tránh té ngã: Nguy cơ lớn nhất khi bị yếu xương là gãy xương. Người lớn tuổi một khi bị té và gãy xương hông có thể không bao giờ phục hồi khả năng đi, đứng. Do đó, một trong những điều hữu ích nhất mà bạn có thể làm cho người thân lớn tuổi là chủ động kiểm tra những mối nguy tiềm tàng như các chướng ngại vật, thảm hoặc sàn nhà trơn trượt.

Nguồn: Vinmec

Vùng Chậu Là Vùng Nào? Nằm Ở Đâu, Cấu Trúc Và Chức Năng

Các xương vùng chậu là một bộ phận nằm ở dưới cơ thể, nằm giữa bụng và đùi. Vùng xương chậu của con người bao gồm xương chậu, khoang chậu (không gian được bao bọc bởi khung xương chậu), cơ hoành, bên dưới khoang chậu và tầng sinh môn. Vùng xương chậu bao gồm xương cùng, xương cụt và một cặp xương hông .

Hai xương hông nối cột sống với các chi dưới. Chúng được gắn vào xương cùng phía sau và kết hợp với hai xương đùi ở khớp hông . Khoảng trống được bao bọc bởi khung xương chậu, được gọi là khoang chậu, là phần cơ thể bên dưới bụng và chủ yếu bao gồm các cơ quan sinh sản (cơ quan sinh dục) và trực tràng , trong khi tầng sinh môn ở đáy khoang hỗ trợ các cơ quan của bụng.

Ở động vật có vú, xương chậu có một khoảng trống ở giữa, ở nữ lớn hơn đáng kể so với nam.

Bộ xương chậu được hình thành ở phía sau bởi xương cùng và xương cụt và một cặp xương hông. Mỗi xương hông bao gồm 3 phần, xương ilium, xương ischium và xương mu. Khi nhỏ, các phần này là xương riêng biệt, được nối với sụn khớp . Ở tuổi dậy thì, chúng hợp nhất với nhau để tạo thành một xương duy nhất.

Tầng sinh môn có hai chức năng vốn đã mâu thuẫn nhau:

Một là đóng các khoang chậu và bụng và chịu tải trọng của các cơ quan nội tạng

Hai là để kiểm soát các lỗ mở của các cơ quan trực tràng và niệu sinh dục xuyên qua tầng sinh môn và làm cho nó yếu hơn.

Để thực hiện được cả hai nhiệm vụ này, tầng sinh môn bao gồm một số lớp cơ chồng chéo và các mô liên kết.

Sự khác biệt chính giữa xương chậu nam và nữ

Bởi vì vùng chậu rất quan trọng đối với cả quá trình vận động và sinh nở, chọn lọc tự nhiên đã phải đối mặt với hai yêu cầu mâu thuẫn: kênh sinh nở rộng và hiệu quả vận động, một cuộc xung đột được gọi là “tình trạng khó xử sản khoa”. Xương chậu nữ, hay xương chậu phụ khoa, đã phát triển đến chiều rộng tối đa của nó để sinh con. Một xương chậu rộng hơn sẽ khiến phụ nữ không thể đi lại. Ngược lại, xương chậu của con người không bị hạn chế bởi nhu cầu sinh con và do đó được tối ưu hóa hơn cho cơ địa hai chân.

Xương chậu nữ lớn hơn và rộng hơn xương chậu nam

Các đầu vào nữ là lớn hơn và hình bầu dục, trong khi ở nam giới có hình trái tim

Các cạnh của xương chậu nam hội tụ từ đầu vào đến đầu ra, trong khi các cạnh của xương chậu nữ rộng hơn.

Các mào chậu cao hơn và rõ rệt hơn ở nam giới, làm cho xương chậu giả của nam sâu hơn và hẹp hơn so với ở nữ giới.

Xương cùng của nam dài, hẹp, thẳng hơn và có một vùng xương cụt rõ rệt. Xương cùng nữ ngắn hơn, rộng hơn, cong hơn về phía sau.

Xương vùng chậu nối cột sống với xương đùi. Chức năng chính của nó là chịu trọng lượng của phần thân trên khi ngồi và đứng, chuyển trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung ruột thừa dưới khi đứng và đi, và mang đến sự cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh. So với dầm vai, xương chậu do đó khỏe và cứng hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thanh Quản Nằm Ở Đâu Và Hoạt Động Thế Nào? trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!