Cập nhật nội dung chi tiết về Thanh Quản Là Gì, Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Cấu Tạo mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thanh quản là bộ phận có chức năng phát âm và dẫn truyền hơi thở của con người. Thanh quản nằm ở phía cổ trước, nối giữa hầu và khí quản. Thanh quản được cấu tạo từ các sợi dây chằng, sụn và các cơ. Các dây thần kinh ở thanh quản làm nhiệm vụ điều khiển các cơ thanh quản hoạt động, tạo ra âm thanh.Thanh quản là gì?
Thanh quản (Larynx) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tạo ra âm thanh, tiếng kêu của một số loài động vật như loài lưỡng cư, loài bò sát, nhóm thú (trong đó có con người).
Ở cơ thể người, thanh quản có hình dạng ống dây dài, tham gia vào hoạt động tạo ra tiếng nói. Thanh quản giúp luồng hơi lưu thông từ phổi ra bên ngoài. Thanh quản là đường ống tạo ra âm thanh, không phải là thực quản.
Thanh quản của nam và nữ có kích thước khác nhau. Nam giới sẽ có kích thước thanh quản lớn hơn của nữ giới. Cụ thể như sau:
Về chiều dài: Nam có chiều dài thanh quản là 44mm, trong khi đó, chiều dài thanh quản của nữ là 33mm;
Đường kính ngang: Ở nam có kích thước 43mm, ở nữ có kích thước 41mm;
Đường kính trước sau: Nam có kích thước khoảng 36mm, nữ có kích thước 26mm.
Những chênh lệch về kích thước này sẽ dẫn đến sự khác biệt trong giọng nói của nam và nữ. Nam sẽ có giọng nói trầm hơn, nữ sẽ có giọng nói cao hơn, trong trẻo hơn.
Thanh quản nằm ở đâu?
Thanh quản nằm tại vị trí phía trước thanh hầu. Thanh quản nằm dọc theo đốt sống CIII đến đốt sống CVI. Thanh quản là bộ phận nối giữa hầu với khí quản.
Khi chúng ta cúi đầu, ngẩng lên, nuốt,… thanh quản sẽ có những thay đổi về kích thước, căng ra hoặc co lại.
Giải phẫu cấu tạo thanh quản
1. Cấu tạo
Thanh quản được cấu tạo từ các tổ chức cơ, sợi và sụn. Sụn của thanh quản liên kết rất chặt chẽ với dây chằng và các tổ chức cơ.
Sụn của thanh quản là loại sụn đơn và sụn kép, có vai trò tạo hình cho thanh quản. Các tiểu bộ phận của thanh quản được cấu tạo từ sụn là: sụn nắp thanh quản, sụn nhẫn, sụn giáp, sụn thóc, sụn liên phễu, sụn sừng, sụn chêm, sụn vừng.
Các sợi dây chằng và các khớp đảm nhiệm vai trò nối kết các tiểu bộ phận lại với nhau.
Thanh quản còn được cấu tạo từ các cơ sau: cơ phễu, cơ nhẫn phễu sau, cơ nhẫn giáp, cơ giáp, nắp thanh môn,… Các loại cơ này có chức năng điều khiển thanh quản căng, chùng để tạo ra âm thanh.
2. Các mạch máu và dây thần kinh ở thanh quản
Cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể, thanh quản bao bọc rất nhiều dây thần kinh và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch).
Ở thanh quản, có hai dây thần kinh quan trọng hoạt động là dây thần kinh thanh quản trên và dây thần kinh thanh quản dưới. Chúng giúp điều khiển các cơ thanh quản hoạt động.
3. Cơ chế tạo ra âm thanh
Khi con người nói năng, cần phải có sự hòa hợp giữa toàn bộ các bộ phận như thanh quản, khí quản, mũi, lưỡi, răng,… thì mới có thể tạo ra một phát âm hoàn chỉnh.
Thanh quản có nhiệm vụ vận chuyển luồng khí thở từ phổi đến các nếp thanh âm. Luồng hơi va đập vào các nếp thanh âm, tạo ra âm thanh.
Một số bệnh lý về thanh quản
Thanh quản là bộ phận tiếp giáp với hầu, khoang miệng. Đây là bộ phận tạo ra âm thanh, dẫn truyền hơi thở và cũng tiếp xúc với thức ăn, nước uống hàng ngày.
Viêm thanh quản cấp tính;
Viêm thanh quản mãn tính;
Ung thư thanh quản.
1. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị tổn thương, nhiễm trùng, dẫn đến sưng viêm. Người bệnh viêm thanh quản sẽ có cảm giác đau rát ở cổ họng khi nói, nuốt thức ăn. Viêm thanh quản có thể gây ra tình trạng khàn tiếng.
Giới y khoa chia viêm thanh quản ra thành hai dạng: viêm thanh quản mãn tính và viêm thanh quản cấp tính.
Viêm thanh quản cấp tình là tình trạng viêm sưng kéo dài trong khoảng vài ngày (khoảng 5 – 7 ngày), sau đó có thể khỏi ngay. Còn viêm thanh quản mãn tính là tình trạng viêm diễn ra nhiều ngày, nhiều tuần, thường xuyên tái phát.
Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản thường là do thanh quản bị virus tấn công, khói bụi gây tổn thương, nói lớn tiếng khiến dây thanh quản bị kích thích, tổn thương,…
Viêm thanh quản có thể điều trị được. Người bệnh cần điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng như viêm loét, ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, giao tiếp, tắc nghẽn đường hô hấp,…
Người bệnh viêm thanh quản có thể điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà để bệnh mau khỏi.
2. Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là tình trạng thanh quản xuất hiện các khối u. Ban đầu, các tế bào đột biến sẽ xuất hiện ở trong mô của thanh quản. Tuy nhiên, các tế bào khác thường này sẽ không tự hủy diệt. Chúng phát triển và gia tăng nhiều hơn, tạo thành các khối u.
Một số triệu chứng của ung thư thanh quản là:
Ho dai dẳng, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần;
Khàn tiếng;
Khó thở;
Đau rát khi nuốt thức ăn, nước uống;
Khó nuốt.
Ung thư thanh quản có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến đường máu, ảnh hưởng đến phổi,…
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư thanh quản là gì.
Phương pháp điều trị ung thư thanh quản hiện nay đó là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, kết hợp với dùng thuốc.
Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ thanh quản
Thanh quản đảm nhận vai trò quan trọng trong cơ thể đó là hô hấp và tạo ra âm thanh, tiếng nói. Do đó, chúng ta cần ý thức trong việc bảo vệ thanh quản, tránh để thanh quản bị tổn thương, dẫn đến mắc các bệnh lý như viêm, sưng đau.
Để bảo vệ thanh quản, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau:
Hạn chế uống nước lạnh, ăn thức ăn lạnh;
Uống nước ấm, uống nước đầy đủ hàng ngày;
Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt;
Tránh ăn thức ăn cay nóng, chiên xào, khô cứng,… vì có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản;
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ môi trường xung quanh thấp;
Nói vừa đủ nghe, tránh nói quá lớn, la hét, nói quá lâu;
Hạn chế hút thuốc lá;
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm;
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày để sát khuẩn, loại trừ các mầm mống vi khuẩn gây bệnh cho thanh quản và vùng họng;
Ăn uống đầy đủ chất, điều này giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp kháng lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Xương Chậu Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Xương Chậu
Xương chậu nằm ở vị trí phần cuối cột sống thắt lưng, nằm ở dưới thắt lưng bao quanh phần đoạn dưới của xương cột sống.
Ở một góc độ khác thì xương chậu nằm trên phần xương đùi, đan xen giữa xương hông với phần đầu của xương đùi.
Vùng xương chậu chính là phần diện tích từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh phần hông, dưới eo và bao trọn cả vùng hông đến đùi.
Xương chậu được tạo thành bởi 3 xương là xương mu (ở phía trước) với xương cánh chậu (ở phía trên) và xương ngồi (ở phía sau). Xương chậu có cấu tạo gồm 2 mặt với 4 góc và 4 bờ.
Hai mặt xương chậu
Cấu tạo 2 mặt bao gồm mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong gồm 1 gờ nhô lên và chia mặt sau thành 2 phần. Trong đó phần trên có lồi chậu, phía sau còn diện nhĩ còn phần dưới có diện vuông và lỗ bịt. Còn ở mặt ngoài thì phần giữa có ổ cối khớp và chỏm xương đùi. Dưới ổ cối có bịt 1 lỗ hình vuông hoặc hình tam giác. Phía trước mặt ngoài là xương mu còn phía sau là xương ngồi. Trên cùng là vùng xương cánh chậu.
4 bờ xương chậu
Cấu tạo 4 bờ của xương chậu bao gồm bờ trên, bờ dưới, bờ trước và bờ sau. Bờ trên còn được gọi là mào chậu là phần từ vùng gai chậu phía trước đến vùng gai chậu phía sau trên. Bờ dưới còn gọi là ngành ngồi được cấu tạo bởi xương ngồi và xương mu. Bờ trước gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược và gai mu. Bờ sau gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi và gai ngồi. Bờ trước và bờ sau đều đều có hình dáng lồi lõm từ trên xuống dưới.
4 góc xương chậu
Cấu tạo 4 góc xương chậu gồm góc trước dưới ứng với gai mu (củ mu), góc sau dưới ứng với ụ ngồi, góc trước trên ứng với gai chậu ở phía trước trên và góc sau trên ứng với gai chậu ở phía sau trên.
Xương chậu được ví như là nền móng của một ngôi nhà khi coi cơ thể chính là một ngồi nhà. Như vậy chúng ta có thể thấy là nó có chức năng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đây là bộ phận có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương chậu có chức năng chính và chức năng phụ.
Chức năng chính là chống đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng và ngồi, giúp cân bằng cơ thể và chịu được lực của các tư thế mạnh và các cơ vận động.
Các bệnh thường gặp ở xương chậu
Xương chậu có cấu tạo khá phức tạp nên nếu bị tổn thương thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu bất thường. Một số vấn đề thường gặp ở xương chậu phải kể đến như sau:
ở vùng xương chậu kèm theo tình trạng tê cứng ở vùng chân.
Đau nhức âm ỉ và dai dẳng ở vùng chậu hồng giữa 2 mông. Kèm theo đó là xuất hiện dấu hiệu bị teo mông.
Chân to và mông bị xệ do chân vòng kiềng nhiều. Khoảng cách giữa 2 chân với nhau mà lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu.
Khi cử động mạnh thấy đau hoặc không thể xoay người, nghiêng người hoặc gặp khó khăn trong việc vận động.
Đau tức ở phía dưới đùi và xuất hiện tình trạng teo cơ ở khu vực đùi và mông.
Đau âm ỉ và dai dẳng ở vùng bụng dưới. Khi đi đại tiện, xuất hiện cảm giác đau, có mùi lạ và bị ra máu.
Xuất hiện cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
Người choáng váng, rét run hoặc bị sốt.
Đau tê cứng vùng khớp xương chậu và lan xuống đùi, chân với cẳng chân.
Gãy xương chậu
Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn và vừa sức.
Có thể dùng khăn ấm để chườm khi xuất hiện đau nhức ở vùng xương chậu để giảm bớt cơn đau.
Thực hiện châm cứu hoặc mát xa để giảm đau.
Kết hợp uống thuốc với vật lý trị liệu.
Xương Bánh Chè Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Xương Bánh Chè
Xương bánh chè hình tam giác, hơi tròn là một đoạn xương nhỏ nằm ở vị trí trước khớp gối, nằm ở đầu gối, trước đầu dưới của xương đùi. Đây là một loại xương vừng lớn nhất trong cơ thể đóng vai trò bảo vệ khớp gối, giúp đầu gối co duỗi.
Xương bánh chè dễ bị tổn thương do tai nạn trong sinh hoạt, lao động hoặc khi tham gia giao thông.
Xương bánh chè khi mới sinh ra cấu trúc là sụn, đến năm 3 – 4 tuổi cốt hóa thành xương. Xương bánh chè phát triển trưởng thành bên trong là xương xốp, bao bọc bên ngoài là xương đặc.
Cấu trúc giải phẫu xương bánh chè gồm: 2 mặt xương, 2 bờ xương bánh chè và 1 nền trên, 1 đỉnh dưới.
Hai mặt xương bánh chè
Mặt trước xương bánh chè không nhẵn, xù xì, hơi lồi, nhiều khía rãnh để cho gân cơ tứ đầu bám vào thuận lợi hơn. Nếu xương bánh chè bị mất thì cơ tứ đầu không có nơi bám làm cho khả năng duỗi của gối bị yếu đi.
Mặt sau của xương bánh chè hay mặt khớp: 4/5 diện tích mặt sau là diện khớp, còn lại là khớp và diện bánh chè xương đùi. Bề mặt khớp được sụn bao phủ, có diện tích khoảng 12cm2 (người trường thành). Sụn khớp xương bánh chè dày nhất trong những sụn khớp có ở trên cơ thể người, dày nhất là 6mm ở chính giữa trung vào vào độ tuổi 30. Có một gờ chia diện khớp thành 2 phần diện trong và diện ngoài. Diện trong có 1 diện nhỏ (mặt lẻ), còn diện ngoài sâu, rộng hơn so với diện trong.
Bờ xương bánh chè
Bờ xương bánh chè gồm hai bờ: Bờ trong và bờ ngoài. Đây là nơi gân cơ tứ đầu đùi, sợi lưới ở bên ngoài, bên trong xương bánh chè bám vào.
Nền trên xương bánh chè
Nền trên của xương bánh chè đóng vai trò là nơi để gân cơ tứ đầu đùi bám vào.
Đỉnh xương bánh chè
Nằm ở dưới và có các dây chằng bánh chè bám vào.
Hiếm gặp hơn là biến thể xương bánh chè. Đó là xương bánh chè bị khiếm khuyết 1 mảnh hoặc xương bánh chè đôi. Xương bánh chè đôi thường gặp ở nam giới nên cần có chẩn đoán phân biệt với gãy xương.
Như vậy, có thể thấy xương bánh chè có chức năng bảo vệ mặt trước của khớp gối, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống duỗi gối, hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi hiệu quả hơn.
Các bệnh thường gặp ở xương bánh chè
Một số bệnh có thể xảy ra ở vị trí xương bánh chè gồm có:
Phổi Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Phổi Là Gì?
Phổi là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm hô hấp cho con người. Nó cũng đóng vai trò quyết định sự sống trong cơ thể. Chúng ta có thể không ăn một ngày nhưng không thể ngừng thở quá vài phút. Cùng tìm hiểu cấu tạo của phổi và chức năng hoạt động trong bài viết này.
Phổi nằm ở đâu?
Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài. Vị trí của phổi là nằm bên trong lồng ngực. Phổi có tính chất đàn hồi, mềm và xốp giúp đưa oxy trong không khí vào tĩnh mạch, đồng thời đưa khí cacbon dioxit từ động mạch ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn có một số khả năng thứ yếu như là giúp lọc bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa các chất sinh hóa học. Phổi cũng có khả năng lưu trữ máu bên trong.
Trong cơ thể chia cấu tạo của phổi thành 2 buồng phổi được xương sườn, xương ức, các gân cơ bao bọc xung quanh, phía bên dưới có cơ hoành ở giữa phổi và các cơ quan khác trong ổ bụng. Khí quản nằm ở giữa hai buồng phổi có cấu trúc là ống dẫn khí chính. Bên cạnh đó hơi chếch về bên trái là quả tim. Để nắm rõ hơn về cấu tạo của phổi, chúng ta sẽ thực hiện giải phẫu phổi theo hình thể bên ngoài và bên trong, vi thể phổi.
Hình thể bên ngoài
Nhìn từ bên ngoài, phổi có hình dạng giống một nửa chiếc nón có ba mặt, một đỉnh và hai bên bờ. Mặt bên ngoài của phổi hơi lồi và áp vào thành ngực, mặt bên trong có giới hạn là trung thất. Mặt bên dưới thì áp vào cơ hành được gọi là đáy phổi.
Cấu tạo bên trong
Trong buồng phổi phía bên trái có hai thùy và ba thùy ở bên phải và mỗi bên có một phế quản chính, 2 tĩnh mạch và 1 động mạch. Các ống dẫn động mạch và tĩnh mạch chia làm nhiều nhánh giống như một cây lớn với chi chít nhánh nhỏ ở giữa ngực và cực nhỏ ở bên ngoài cùng buồng phổi. Ở đây luôn kèm theo các mạch bạch huyết và dây thần kinh.
Cấu tạo vi thể của phổi
Phổi được cấu tạo bởi các đơn vị tiểu thùy phổi. Tiểu thùy phổi là những khối hình tháp bé với thể tích 1cm khối. Chúng được hình thành bởi các sự phân nhánh của các động mạch, tĩnh mạch phổi, động mạch tĩnh mạch phế quản và các sợi thần kinh, các mô liên kết đàn hồi.
Trong tiểu thùy phổi, phế quản tiểu thùy phân chia thành các ống nhỏ với tên gọi là tiểu phế quản tận dẫn đến khoảng nhỏ tiền đình. Từ tiền đình tỏa ra các ống dẫn phế nang đưa đến thùy phễu. Thùy phễu có cấu tạo bởi các nang bé có đường kính 0,1 – 0,2 mm giống tổ ong. Người trưởng tành có khoảng 400 – 500 triệu phế nang giúp bề mặt hô hấp tăng lên gấp nhiều lần. Thành của phế nang nhiều sợi đàn hồi và rất mỏng được bao bọc nhờ lưới mao mạch dày đặc. Ở đây thực hiện quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí bên ngoài. Máu sẽ thải CO2 và biến sắc đỏ thẫm thành đỏ tươi.
Theo cấu tạo của phổi, màng phổi gồm hai lá: Lá thành và lá tạng được hình thành bởi mô liên kết xơ mỏng. Đồng thời chúng được lợp bởi lớp trung biểu mô với nhiều mạch bạch huyết và mao mạch máu xung quanh.
Màng phổi thành: Lá thành của màng phổi nằm bao quanh mặt trong của cơ hoành và thành ngực được chi phối bởi dây thần kinh hoành và dây thần kinh liên sườn.
Màng phổi tạng: Lá tạng bao quanh mặt phía ngoài của phổi và được dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm kiểm soát.
Ổ màng phổi: Hai lá này áp sát và nối tiếp với nhau tại phần rốn phổi nên tạo thành khoang màng phổi. Những tình trạng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi có thể làm cho hai lá này tách rời nhau tạo thành khoang thực chứa dịch hoặc khí.
Chức năng của phổi
Như chúng ta đã biết, các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động được đều là nhờ vào việc vận chuyển oxy từ phổi vào các tế bào. Do đó, phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Nên phổi dễ dạng bị môi trường tác động gây lây nhiễm bệnh. Do đó, ở phổi có nhiều chức năng cản phá lại những nguy hại từ tác nhân bên ngoài.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của lá phổi với sự sống của con người. Nếu bạn đã nắm được cấu tạo của phổi cũng như chức năng phổi thì điều tiên quyết cần làm chính là có chế độ bảo vệ nó. Cụ thể như tránh không tiếp xúc với không khí độc hại, khói bụi, môi trường hóa chất, từ bỏ thuốc lá. Giữ ấm cơ thể không để bị nhiễm lạnh, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên tới các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để kiểm tra việc hoạt động của phổi.
Cập nhật lần cuối
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thanh Quản Là Gì, Nằm Ở Đâu? Giải Phẫu Cấu Tạo trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!