Cập nhật nội dung chi tiết về Tất Tần Tật Kiến Thức Về Chức Năng Chronograph Trong Đồng Hồ mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH – BẤM GIỜ THẾ THAO
✦ Chức năng Chronograph (hay còn gọi là Stopwatch) là một chức năng bấm giờ để đo một khoảng thời gian, chức năng này có khả năng hoạt động riêng biệt với việc xem giờ của đồng hồ thông thường. Với một chức năng chronograph đơn giản sẽ sử dụng duy nhất. Đồng hồ phức tạp hơn có thêm chức năng bổ sung và kim giờ, kim phút thậm chí là kim 1/10s. Thêm vào đó các đồng hồ có chức năng chronograph sử dụng các bezels có thể di chuyển làm tachymeter để đo tốc độ hoặc khoảng cách
✦ Trước đây, người ta vẫn cho rằng nhà phát minh người Pháp Nicolas Rieussec(1821), chiếc đồng hồ bấm giờ của ông đã được thương mại hóa trên thị trường, Rieussec được vua Louis 18 giao nhiệm vụ phát minh ra cỗ máy có thể đo chính xác được các cuộc đua ngựa hết bao nhiêu thời gian. Đến năm 2013, lịch sử đã được chỉnh sửa lại khi phát hiện ra Louis Moinet pocket chronograph có khả năng đo thời gian trôi qua có cách hiển thị tương tự ngày nay do bậc thầy đồng hồ Louis Moinet chế tạo năm 1816.
Mẫu đồng hồ bỏ túi Louis Moinet có chức năng Chronograph đầu tiên
✦ Nhưng sau tất cả, theo Giáo sư B. Humbert của trường Horology của Bienne trong sách xuất bản năm 1990 của ông, The Chronograph, người được coi là “cha đẻ của đồng hồ Chronograph” lại là bậc thầy đồng hồ George Graham (1649-1751) khi ông đã phát minh ra một cơ chế có khả năng đo thời gian trôi qua trong đồng hồ.
✦ Tuy rằng Nicolas Rieussec không phải là người trước nhất phát minh ra ý tưởng đồng hồ đo thời gian nhưng về mặt lý thuyết chỉ có đồng hồ Chronograph của ông là đúng với ý nghĩa của cái tên “Chronograph” vì nó biểu thị thời gian trôi qua bằng cách in các chấm màu trên một đĩa xoay.
✦ Trên đĩa xoay có in sẵn các con số tượng trưng cho các khoảng thời gian, độ dài của cung tròn mà các dấu chấm màu tạo ra sẽ chỉ thị thời gian trôi qua. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên “chronograph” của đồng hồ thể thao Chronograph, và Nicolas Rieussec đã tạo ra nó cho cuộc đua ngựa Champ de Mars.
✦ Sau đồng hồ Chronograph của Nicolas Rieussec, các thợ đồng hồ đã không ngừng tạo ra nhiều biến thể mới với cơ chế hoạt động, tính năng nâng cao, kiểu dáng ngày càng đa dạng và tốt hơn. Sự tiến bộ của nhân loại của thời đại này cũng khiến cho đồng hồ Chronograph ngày càng phổ biến. Năm 1915, Gaston Breitling đã sản xuất chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên với kim giây nằm ở trung tâm và bộ đếm 30 phút. Sau đó, vào năm 1923, Gaston Breitling đã giới thiệu chiếc đồng hồ bấm giờ đầu tiên với bộ bấm(pusher) riêng biệt nằm ở góc 2h. Năm 1934, Willy Breitling đã phát triển hơn nữa khái niệm đồng hồ bấm giờ với việc bổ sung bộ bấm thứ 2 ở góc 4h. Kể từ đó, thiết kế đồng hồ 3 chấu đã được toàn bộ ngành công nghiệp áp dụng
✦ Dù phổ biến đến mức hầu như luôn hiện diện trong bất cứ thương hiệu đồng hồ nào nhưng chức năng Chronograph vẫn được xem là chức năng cao cấp đối với đồng hồ thạch anh và đặc biệt là đồng hồ cơ.
NHẬN BIẾT ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH
Đồng hồ Montblance Chronograph
■ Nhiều người sử dụng thường hay nhầm lẫn giữa Chronograph và Chronometer, trong khi Chronograph là một loại đồng hồ, chức năng đồng hồ, còn Chronometer nói đến độ chính xác của đồng hồ, được xác nhận bởi tổ chức COSC. Đồng hồ Chronograph có thể nhận được chứng nhận chronometer của tổ chức COSC nếu đảm bảo trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt của tổ chức này về độ chính xác của đồng hồ.
■ Các con số trên khung đo, số lượng các kim, tốc độ kim chạy nhanh chậm tùy thuộc vào mẫu mã, tuy vậy, khung đo giây có số/khoảng cách vạch càng nhỏ (ví dụ như 1/100, có nghĩa là đơn vị đo càng nhỏ) thì chứng tỏ Chronograph càng chính xác, tương tự khung đo giờ có số càng lớn thì thời gian Chronograph đo được càng dài.
PHÂN LOẠI ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH
◆ Dù vẫn có những chiếc đồng hồ chỉ có chức năng Chronograph mà không cho biết thời gian nhưng hầu hết đồng hồ Chronograph đều được đặt chung với đồng hồ cơ bản, tức vừa cho biết thời gian (giờ, phút, giây, lịch…) vừa cung cấp chức năng Chronograph, tối thiểu phải có Bấm Giờ Giây và Bấm Giờ Phút.
◆ Tất nhiên, đồng hồ Chronograph hiện đại có cả máy cơ lẫn máy thạch anh. Song song đó, chúng còn được phân loại theo cấp độ Chronograph:
– Đồng hồ Chronograph thường chỉ cho biết thời gian trôi qua giây, phút, giờ.
– Chronograph phức tạp (thường chỉ có trên đồng hồ cơ) sẽ đo thời gian theo nhiều cách khác nhau, điều này sẽ được đề cập ngay bên dưới trong phần 3 Loại Đồng Hồ Chronograph Phức Tạp sau đây.
3 LOẠI ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH CẤU TẠO PHỨC TẠP
Rattrapante Chronograph
hay còn gọi là Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Chia Giây ra đời năm 1923. Loại đồng hồ Chronograph này có hai kim Bấm Giờ Giây (được đặt chồng lên nhau trên cùng một vị trí) để đo hai sự kiện khác nhau bắt đầu cùng lúc.
Omega với chức năng Chronograph Rattrapante
Kim Rattrapante có thể được dừng lại một cách độc lập (dừng tạm thời) với kim giây chronograph để xem kết quả, khi kim này được kích hoạt lại, nó sẽ lập tức bắt kịp kim giây chronograph. Những chiếc đồng hồ Rattrapante Chronograph thường có thêm một nút bấm được đặt ở vị trí 10 giờ hoặc vị trí 8 giờ để khởi động lại hai kim về vị trí 0.
Flyback Chronograph
Là loại Chronograph vận hành nhanh trong lần đo thứ hai khi được loại bỏ bước Dừng Lại. Kim Giây Bấm Giờ đang chạy sẽ lập tức được Reset và thực hiện việc đo chỉ với 1 nút bấm mà không cần bấm dừng lại, tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác khi đo nhiều lần.
Maurice_Lacroix_Masterpiece với chức năng Flyback chronograph
Loại Chronograph này bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của Fly-back là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ.
Mono-Pusher Chronograph
Còn gọi là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút duy nhất (thường đặt trên núm chỉnh hoặc vị trí 2 giờ) là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng Bấm Giờ, vừa nâng cao tính thẩm mỹ vừa tối ưu hóa thao tác vận hành.
Mono Pusher Chronograph
CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG CHRONOGRAPH CƠ BẢN
▬ Hầu hết chức năng Chronograph hiện nay được điều khiển bởi 2 nút bấm đặt ở vị trí 2 giờ (Nút A) và 4 giờ (Nút B) nằm trên khung vỏ. Núm bấm có thể có khóa (phần có các khía, mục đích là chống nước) hoặc không, nếu có khóa, hãy vặn khóa ngược chiều kim đồng hồ thì nút mới bấm được.
▬ Mặt phụ có khung đo (60) giây thường ở vị trí trung tâm hoặc 6 giờ. Mặt phụ có khung đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 6 giờ hoặc 9 giờ hoặc 12 giờ. Mặt phụ có khung đo 6 giờ, 12 giờ hoặc 24 giờ nằm ở vị trí 9 giờ hoặc 12 giờ.
Cách đo thời gian cơ bản như sau:
Bước 1: Bấm Nút A để kích hoạt Chronograph (bắt đầu tính thời gian), bạn sẽ thấy kim giây Chronograph chạy ngay lập tức.
Bước 2: Bấm Nút A lần nữa để dừng lại Chronograph (dừng tính thời gian và xem kết quả), bạn sẽ thấy các kim Chronograph dừng ngay lập tức.
Bước 3: Bấm Nút B để Reset tất cả các kim về 0 (xóa kết quả), bạn sẽ thấy các kim Chronograph chạy trở về 0 tức vị trí 12 giờ ngay lập tức.
▬ Cứ lặp lại như thế mỗi lần muốn đo thời gian trôi qua của một sự kiện nào đó. Lưu ý là nếu thấy kim Chronograph đang chạy, bạn phải bấm Nút A rồi Nút B trước khi bắt đầu lần đo mới, nếu không sẽ tính sai giờ hoặc gây lỗi cho đồng hồ.
▬ Nếu các nút bấm có khóa, sau khi sử dụng Chronograph xong nên khóa lại bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ. Như vậy, đồng hồ sẽ đảm bảo khả năng chịu nước tốt hơn cũng như các nút không bị bấm, cấn ngoài ý muốn để không làm chronograph chạy quá nhiều sẽ nhanh hết pin hơn.
[Tổng:
1
Điểm Trung Bình:
5
]
Đánh giá bài viết
Tất Tần Tật Về Dòng Đồng Hồ Chronograph
Đồng hồ Chronograph là một trong những dòng đồng hồ rất được phái mạnh ưa chuộng, có cái gì đó rất có “chất” nam tính của riêng kiểu thiết kế đồng hồ này – trông chúng rất bắt mắt, rất “ngầu”, có cái vẻ chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rất thể thao.
Thật khó để không liên tưởng đến bảng số điều khiển của những chiếc xe đua thể thao hoặc bảng điều khiển buồng lái của chiếc máy bay phản lực khi đắm nhìn vào mặt đồng hồ Chronograph.
Nhưng thực sự, đồng hồ Chronograph ngày nay không những được ưa chuộng bởi nam giới mà còn rất được các phái nữ để ý quan tâm bởi các cức năng cực kì hữu dụng của chúng trong đời sống hằng ngày.
Có nhiều phiên bản Chronogrph phức tạp hơn (ví dụ, một chiếc Double Chronograph, sử dụng bộ đôi chức năng Chronograph) nhưng về cơ bản, nó không những là một công cụ để cập nhật thời gian hiệu quả mà còn có chức năng hỗ trợ đo lường, kiểm soát thời gian để bạn luộc trứng hoàn hảo , hay cho đến cả việc đo tốc độ chạy nước rút 100m của bạn.
Ra đời đã hơn 200 năm, nhưng các đồng hồ Chronograph trở thành một hiện tượng và là dòng đồng hồ cực kì nổi tiếng xuất phát từ cuối những năm 60, khi hầu hết các dòng đồng hồ Chronograph không chỉ được sử dụng trong những việc nhỏ hàng ngày như tính thời gian thay áo mất bao lâu mà còn được thiết kế cho các Phi hành gia Apollo qua mẫu Omega Speedmasters và mẫu Moonwatch của Bulova để có thể tính vận tốc, thời gian trên không trung vũ trụ, cũng như để hỗ trợ tính vận tốc, thời gian trong các cuộc đua xe công thức 1 bằng đồng hồ Chronograph của hãng Tag Heuer.
Chronograph là gì
Thường bị nhầm lẫn với Chronometer, nhưng thật ra ý nghĩa của Chronometer và Chronograph khác xa nhau, Chronometer chỉ ra tiêu chuẩn độ chính xác thời gian nghiêm ngặt mà chiếc đồng hồ phải đạt được để có thể có chứng nhận, còn Chronograph, chỉ đơn giản là dòng đồng hồ có thêm chức năng bấm giờ để đo lường, theo dõi thời gian trôi qua.
Đồng hồ Chronograph, hay ở Việt Nam gọi đơn giản là đồng hồ 6 kim, là loại đồng hồ dùng để đo thời gian (đo khoảng thời gian của một sự kiện nào đó), tên gọi khác là Stopwatch, đồng hồ Bấm Giờ.
Đồng hồ Chronograph hiện đại trông ra sao? Có bao nhiêu kiểu thiết kế Chronograph? Cách sử dụng đồng hồ Chronograph như thế nào?
Điều đầu tiên bạn sẽ dễ dàng nhận dạng đồng hồ Chronograph là trên mặt số đồng hồ Chronograph sẽ có các vòng đo thời gian đặc trưng, Chronograph có thể có 2-3 hoặc thậm chí 4 vòng đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ Chronograph 3 vòng đo sẽ được bố trí như sau:
Vòng số khu vực 10h hiển thị số phút đã trôi qua khi đã bấm thời gian đo(có thể có giới hạn từ 30 – 60 phút).
Vòng số khu vực 6h hiển thị số giây đang hoạt động (bạn có thể dễ dàng phân biệt vì vòng số này hiển thị số 60 và kim nhảy liên tục).
Vòng số khu vực 2h hiển thị số giờ theo bộ thời gian 24h giúp bạn dễ cập nhật là đang giờ buổi sáng hay giờ buổi tối.
Thêm nữa, bên cạnh của vòng vỏ ngoài của đồng hồ, ngoài núm vặn điều chỉnh ngày và giờ, còn xuất hiện nút ấn ở khu vực 2h để bấm đo và dừng thời gian, và nút ấn ở khu vực 4h để reset lại thời gian đo khi bạn đã bấm nút dừng ở khu vực 2h.
Ngoài kiểu Chronograph thông dụng kể trên, ta còn có 3 loại Chronograph khác có cách cấu tạo vận hành phức tạp hơn đôi chút là:
Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph: ra đời năm 1923. Loại đồng hồ Chronograph này có hai kim Giây phục vụ việc Bấm Giờ (được đặt chồng lên nhau trên cùng một vị trí) để đo hai sự kiện khác nhau.
Flyback Chronograph: là loại Chronograph vận hành nhanh trong lần đo thứ hai khi được loại bỏ bước Dừng Lại. Loại Chronograph này bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của Fly-back là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ. Chỉ với 1 nút bấm, Kim Giây đang đo đang chạy sẽ lập tức được Reset mà không cần bấm dừng lại, tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác khi đo nhiều lần.
Mono-Pusher Chronograph: còn gọi là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút duy nhất (thường đặt trên núm chỉnh hoặc vị trí 2 giờ) là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng Bấm Giờ, vừa tối ưu vật liệu, tối ưu thao tác hoạt động vừa nâng cao được tính thẩm mỹ cao cấp.
Bí quyết chọn mua đồng hồ Chronograph tốt
Xác định mục đích của bạn
Chronograph là một trong những chức năng cao cấp dành cho đồng hồ, nhưng bạn không cần tốn cả tháng lương để sở hữu một chiếc Chronograph khi bạn chỉ chọn mua vì lý do thời trang mà không quan tâm và có mục đích sử dụng nhiều đến chức năng đo giờ thì bạn có thể tham khảo những hãng nổi tiếng có sản xuất dòng Chronograph với giá rẻ như Caravelle, Timex, Micheal Kors, Casio, Fossil,…
Xét kĩ nhu cầu của bạn với tính năng, thông số của đồng hồ
Nếu bạn đam mê tốc độ và cần dòng đồng hồ có thể đo lường tốc độ chạy xe thì bạn có thể chọn kiếm các mẫu Chronograph có hiển thị thêm thước đo Tachymeters ở mặt viền trong mặt vòng ngoài vỏ, hay bạn là vận động viên và là người quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ, vóc dáng bản thân hơn thì bạn có thể tham khảo các mẫu Chronograph có đơn vị đo Pulsemeters đẻ có thể tự đo nhịp mạch của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như bạn có muốn đồng hồ Chronograph mình có thêm dạ quang để xem giờ trông bóng tối không, có độ chống nước tốt đến 5 bar, 10 bar để tha hồ được bơi lội với chúng không,
Nắm vững đặc điểm mỗi bộ máy khác nhau cho từng dòng đồng hồ Chronograph
Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể tuỳ ý lựa chọn dòng đồng hồ pin hay cơ tự động cho chức năng Chronograph. Theo quan điểm cá nhân của Tân Tân, Chronograph là dòng đồng hồ có chức năng đo lường giờ giấc, thế nên chúng cần có bộ máy hoạt động chính xác như kiểu máy pin thạch anh ( Quartz) và có thể hoạt động tự động lâu dài như bộ máy cơ tự động. Vì thế sự lựa chọn tối ưu nhất cho chức năng Chronograph sẽ là bộ máy Eco-drive độc quyền của Citizen.
Bộ máy Eco-drive sở hữu dòng công nghệ đi đầu về năng lượng ánh sáng hiện nay – bằng triết lý thiết kế “thiết lập và lãng quên” của hãng Citizen, bạn không cần phải mất thời gian, tiền bạc đi thay pin hoặc lâu lâu lại phải lên dây cót tự động định kỳ cho đồng hồ hoạt động, Eco-drive có thể tự động hấp thụ năng lượng của cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo để hoạt động – khi được sạc đầy, có thể chạy bền bỉ suốt 8 tháng trong tối mà độ chính xác vẫn rất cao, nếu biết cách bảo dưỡng tốt, thời gian sử dụng có thể lên đến 10 năm.
Bộ máy pin có độ hoạt động chính xác ổn định rất cao, nhưng hoạt động cho chức năng Chronograph rất mau tiêu hao năng lượng, nên tuổi thọ trung bình của pin dòng Chronograph chỉ từ 2-3 năm, còn để có thể sỡ hữu nhữn bộ máy pin tuổi thọ từ 5 năm trở lên cho chức năng Chronograph này thì bạn phải tốn ra khá nhiều tiền hơn cho bộ máy pin cao cấp hơn của những hãng nổi tiếng.
Còn bộ máy cơ tự động thì dĩ nhiên sẽ không có độ hoạt động chính xác ổn định như bộ máy pin, để có thể tạo ra được bộ máy cơ hoạt động chính xác phục vụ cho chức năng thì bộ máy cơ đó sẽ cực kì tinh vi và phức tạp, mà bô máy càng phức tạp thì lại càng mắc tiền. Vi thế Chronograph vẫn được xem là chức năng đặc biệt cao cấp đối với đồng hồ cơ.
3 mẫu đồng hồ Chronograph Citizen Eco-drive tiêu biểu tại Tân Tân.
Cách sử dụng đồng hồ Chronograph đúng cách để giữ gìn bền lâu
Trong một đoạn video clips, một người thợ của hãng Breitling làm việc tại của hàng Phố Bond hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tốt cho đồng hồ Chronograph:
“Đừng quên bấm nút tắt và reset lại bộ đo mỗi khi bạn sử dụng xong chức năng đo, nếu bạn quên và để hai kim giây hoạt đồng liên tục cùng lúc thì dự trữ năng năng của chúng sẽ tiêu hao nhanh chóng hơn gấp 2 lần vì chúng phải sử dụng gấp đôi năng lượng cho hai hoạt động song song cùng lúc.
Ngoài ra, bạn cũng nên thỉnh thoảng chạy chức năng đo giờ Chronograph, đặc biệt đối với dòng Chronograph cho đồng hồ cơ. Những viên ngọc tím trong bộ máy cơ tự động đã được bôi trơn bằng dầu và nếu bạn không sử dụng chức năng Chronograph thường xuyên, lớp dầu sẽ khô và dày lên khiến bộ máy sẽ không hoạt động trơn tru được nữa và có thể dẫn đến hỏng hóc, gãy nứt trong bộ máy.
Và đồng thời, cũng đừng quên hạn chế sử dụng nút ấn chronograph dưới nước vì nó sẽ dễ cho nước vào. Nếu bạn nhận thấy bộ máy hoạt động có bất cứ trục trặc nào, hãy nhanh chóng mang đến cửa tiệm sửa đồng hồ uy tín gần nhất.”
Lịch sử ra đời của đồng hồ Chronograph
Mặc dù trước đó, chiếc đồng hồ có khả năng đo lường được thời gian đã được sáng chế bởi Louis Moinet vào năm 1816 cho việc đo lường thiên văn; hay phát hiện gần đây nhất, theo Giáo sư B. Humbert của trường Horology của Bienne trong sách xuất bản năm 1990 của ông, The Chronograph, người được coi là “cha đẻ của đồng bấm giờ” lại là bậc thầy đồng hồ George Graham (1649-1751) khi ông đã phát minh ra một cơ chế có khả năng đo thời gian trôi qua trong đồng hồ.
Sau tất cả, người gắn liền với việc phát minh và được người sau nhớ tới gắn liền với đồng hồ Chronograph là một người Pháp tên Nicolas Mathieu Rieussec, là cha đẻ của chữ Chronograph cho các dòng đồng hồ bấm giờ sau này và là người đầu tiên chế tác ra đồng hồ bấm giờ mang tính phổ thông đại chúng.
Chiếc Chronograph đầu tiên của Nicolas Mathieu Rieussec ra đời năm 1821 khi vua Louis XVIII yêu cầu Rieussec tạo ra một chiếc đồng hồ có thể đo được thời gian trong cuộc đua ngựa.
Lời yêu cầu này của Vua XVIII đã làm thay đổi toàn bộ thế giới thể thao và công nghệ đo lường, mang tính cách mạng không những cho môn đua ngựa mà toàn thể các môn thể thao khác và cũng như khả năng bức phá giới hạn năng lực vận động của con người.
Và giờ đây, không còn là cuộc đua giành chiến thắng đơn giản bằng cách vượt qua giải băng đầu tiên, mà nhờ vào chronograph, các thành tích có thể được hẹn giờ, đo lường và ghi lại, tạo nên những kỷ lục liên tục để được thách thức, thi đua và phá vỡ bởi các thế hệ sau.
Ý nghĩa chữ Chronograph vốn xuất phát từ tiếng Hy Lạp, ghép từ “chronos” có nghĩa là thời gian và “graphos” có nghĩa là “đồ thị (được ghi, viết)”.
Chữ chronograph có thể hiểu nghĩa là ” Time Writer – người viết nên thời gian”. Điều này thường khiến nhiều người không hiểu về lý do tại sao nó có chữ “viết” được đặt cho tên dòng đồng hồ đo thời gian.
Điều này có thể lý giải qua phiên bản chronograph đầu tiên của Rieussec được vận hành bằng cách đánh dấu mặt đồng hồ với một cây bút nhỏ được gắn vào chỉ mục, và theo đó cây bút sẽ đánh dấu lại số thời gian đã trôi qua.
Sau chiếc đồng hồ Chronograph của Nicolas Rieussec, các thợ đồng hồ đã không ngừng cải tiến tạo ra các biến thể mới với cơ chế bộ máy được nâng cao và tốt hơn, kiểu dáng cũng ngày càng đa dạng.
Từ năm 1910, Chức năng Chronograph lần đầu tiên có mặt trên đồng hồ đeo tay, và đặc biệt, các dòng đồng hồ Chronograph đeo tay này đã chứng tỏ được được sự hữu ích của chúng và trở thành sự lựa chọn số một của các các phi công hàng không. Cũng trong thời gian đó, vòng đo tốc độ Tachymeter trên mặt vòng trước vỏ đồng hồ cũng trở thành một trong những tính năng chronograph phổ biến.
Từ những năm 70, một thời đại hoàng kim của đồng hồ Chronograph bùng nổ sau khi chúng đã cùng nhân loại đạt được những thành tựu to lớn,. đồng hồ Chronograph hiện đại đã dần được định hình, có cách hoạt động gần như hoàn hảo và không còn thay đổi gì nhiều.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cũng như những yêu cầu mới trong việc đo lường, xác định thời gian cũng khiến cho đồng hồ Chronograph ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ, phổ biến đến mức hầu như luôn hiện diện trong bất cứ thương hiệu đồng hồ nào.
Tất Tần Tật Kiến Thức Về Trạng Từ Tiếng Anh
5
(99.61%)
155
votes
Jack is always on time He seldom works hard.
My children learn rather little The champion has won the prize twice.
1. Định nghĩa về trạng từ tiếng Anh
Trạng từ là từ được sử dụng nhằm để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác hoặc cho cả câu.
Vị trí của trạng từ thông thường sẽ đứng trước từ hoặc mệnh đề mà trạng từ đó cần bổ nghĩa. Tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng cũng tùy từng tình huống câu nói mà người ta có thể đặt trạng từ đứng sau hay cuối câu.
Trạng từ tiếng Anh
2. Các loại trạng từ trong tiếng Anh
Trạng từ được phân loại theo nghĩa hay đồng thời theo vị trí của chúng trong câu, tuỳ vào ý nghĩa chúng diễn tả, có thể được phân thành các loại:
(Các loại trạng từ trong tiếng Anh)
1. Trạng từ chỉ thời gian (Time)
Miêu tả, diễn đạt thời gian sự việc cũng như hành động được thực hiện, sử dụng để trả lời với dạng câu hỏi When? (Khi nào?)
Các trạng từ chỉ thời gian thông thường sẽ được đặt ở cuối câu hay đầu câu (nếu bạn muốn nhấn mạnh một điều gì đó)
She wants to do the exercise now! Yuria came yesterday. Last Monday, we took the final exams.
Trạng từ chỉ tần suất được sử dụng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời cho dạng câu hỏi How often? Qua đó được đặt sau động từ “to be” hoặc trước động từ chính trong câu.
Johnny is sometimes on time. He seldom works hard
Trạng từ chỉ tần suất
3. Trạng từ chỉ cách thức (manner)
Được sử dụng để diễn đạt cách thức 1 hành động được thực hiện như thế nào? Đồng thời cũng được dùng để trả lời các câu hỏi với từ để hỏi là How?
He runs fast. John dances badly. I can sing very well
Vị trí của trạng từ chỉ cách thức: thường đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu câu đó có tân ngữ).
She speaks English well.
She can play the guitar well.
4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)
Trạng từ này sẽ dùng để diễn tả hành động diễn tả nơi nào, ra sao và ở đâu hoặc gần xa thế nào, sử dụng để trả lời cho câu hỏi Where?
1 số trạng từ chỉ nơi chốn phổ biến là here, there, out, away, everywhere, somewhere… above (bên trên), below (bên dưới), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), …..
I am standing here. Maria went out.
5. Trạng từ chỉ mức độ (Grade)
Biểu hiện mức độ, cho biết hành động được diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này sẽ được đứng trước những tính từ hay 1t trạng từ khác hơn là sử dụng với động từ:
This drink is very bad. She speaks English too quickly for me to follow. She can dance very beautifully.
– Đây là 1 số trạng từ dùng để chỉ mức độ phổ biến: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là), exactly (quả thật), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), rather (có phần).
6. Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)
Trạng từ này sẽ được sử dụng để diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai … lần…)
My class learn rather little The champion has won the prize twice.
7. Trạng từ nghi vấn (Questions)
Trạng từ nghi vấn là các trạng từ đứng đầu câu được sử dụng để hỏi, gồm: when, where, why, how. 1 số trạng từ sẽ là thể khẳng định, phủ định, phỏng đoán: certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), …
When is he going to take it?
8. Trạng từ liên hệ (Relation)
Trạng từ liên hệ là những trạng từ được dùng nhằm nối 2 mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hay có thể là lí do (why):
He remembers the day when he met Maria on the beach. That is the room where he were born
Trạng từ tiếng Anh
3. Cách hình thành trạng từ
Tính từ + -ly: Phần lớn trạng từ chỉ thể cách có hể được thành lập bằng cách thêm -ly vào tính từ:
Quick – quickly
Kind – kindly
Bad – badly
Easy – easily
[FREE]
Download Ebook Hack Não Phương Pháp –
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
4. Vị trí của trạng từ trong câu
1. Trước động từ thường (đặc biệt là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom….)
We often get up at 9 a.m.
2. Giữa trợ động từ và động từ thường
John has recently finished his homework.
He is very handsome
He speaks too slowly.
The teacher speaks slowly enough for his to understand.
Adam drove so fast that he caused an accident.
7. Đứng cuối câu
The doctor told me to breathe in slowly
8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)
Last spring I came back my home country
My mother had gone to bed when I got home.
9. Mỗi trạng từ bổ nghĩa cho những từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy. Quy tắc này thường được coi là Quy tắc “cận kề”.
He often says he visits his grandmother. (Often bổ nghĩa cho “says”). He says he often visits his grandmother. (Often bổ nghĩa cho “visits”)
10. Trạng từ chỉ thời gian thường đặt nó ở cuối câu
They visited their mother yesterday. She took the exams last week.
11. Trạng từ không được đặt hay sử dụng giữa Động từ và Tân ngữ.
He speaks English slowly. He speaks English very fluently.
12. Một khi có nhiều trạng từ trong một câu, vị trí của trạng từ nằm ở cuối câu sẽ có thứ tự ưu tiên như sau: [ Nơi chốn – Cách thức – Tần suất – Thời gian]
Chủ ngữ
Nơi chốn
Cách thức
Tần suất
Thời gian
động từ
địa điểm
by plane
everyday
yesterday
I went
to Bankok
by jet plane
once a week
last month
I walked
to the library
last year
He flew
to London
Chú ý: Những trạng từ chỉ phẩm chất cho cả một câu như Luckily, Eventually, Certainly hoặc Surely … thường được đặt ở đầu của mỗi câu.
5. Một số trạng từ có chung cách đọc và viết với tính từ
Nhiều tính từ và trạng từ trong tiếng Anh có cách viết tương tự do đó các bạn phải dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng để xác định xem từ đó dùng trong câu với mục đích là tính từ hay trạng từ.
Adjectives
Adverbs
fast
fast
only
only
late
late
pretty
pretty
right
right
short
short
sound
sound
hard
hard
fair
fair
even
even
cheap
cheap
early
early
much
much
little
little
6. Hình thức so sánh của trạng từ
Ví dụ: Peter ran as fast as his close friend. I’ve been waiting for her longer than you
Cũng như tính từ, Trạng từ cũng có hình thức so sánh kép:
Ví dụ: They are going more and more slowly. He is working harder and harder.
Chú ý: Trong so sánh khác với tính từ, trạng từ kết thúc bằng đuôi – ly (ending by – ly) sẽ được so sánh như tính từ đa âm (hai âm trở lên).
[FREE]
Download Ebook Hack Não Phương Pháp –
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
7. Bài tập trạng từ và đáp án
Adam is careful. He drives ………………….
The girl is slow. Julia walks……………………
Her English is perfect. She speaks English……….
Our father is angry. He shouts………
My sister is a loud speaker. She speaks ………
John Van De Beck is a bad writer. He writes……..
Julia is a nice guitar player. She plays the guitar ……….
Harry is a good painter. He paints ……………
He is a quiet boy. He does his job ……………..
This exercise is easy. She can do it ………………
Đáp án:
Adam is careful. He drives carefully.
The girl is slow. She walks slowly.
Her English is perfect. She speaks English perfectly.
Our father is angry. He shouts angrily.
My sister is a loud speaker. She speaks loudly.
John Van De Beck is a bad writer. He writes badly.
Julia is a nice guitar player. She plays the guitar nicely.
Harry is a good painter. He paints well.
He is a quiet boy. He does her job quietly.
This exercise is easy. She can do it easily.
Cùng tìm hiểu ngay cuốn sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh – sách học ngoại ngữ luôn nằm trong top những cuốn sách học ngoại ngữ bán chạy nhất.
Comments
Tất Tần Tật Kiến Thức Về Cấu Trúc Trực Tiếp Gián Tiếp
1. Cấu trúc câu trực tiếp gián tiếp
Trước tiên các bạn cần phải nắm vững lý thuyết câu trực tiếp gián tiếp tiếng Anh để có thể áp dụng thành thạo kiến thức này vào bài tập ngữ pháp cũng như .
– Câu trực tiếp là những câu tường thuật lại nguyên văn lời nói và ý nghĩa của người nói. Câu trực tiếp được trích dẫn trong dấu ngoặc kép ” … ”
Ví dụ: The mother says to the girl: “You should turn off the phone.” (Người mẹ nói với con gái: “Con nên tắt điện thoại đi.”
– Câu gián tiếp là những câu tường thuật lại nghĩa của người nói mà không cần phải giữ nguyên văn câu nói. Khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta phải bỏ dấu ngoặc kép.
Ví dụ: The mother says to the girl that she should turn off the light.
2. Quy tắc chuyển đổi câu trực tiếp gián tiếp
Một lý thuyết câu trực tiếp gián tiếp quan trọng khác là quy tắc chuyển đổi câu trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại. Quy tắc chuyển đổi này sẽ khiến thay đổi thành phần chủ ngữ, đại từ, địa điểm, trạng ngữ và thì của động từ trong câu.
Quy tắc chuyển đổi câu trực tiếp gián tiếp như sau:
– Biến đổi chủ ngữ và những đại từ nhân xưng trong câu trực tiếp để phù hợp với câu gián tiếp mới
– Biến đổi các đại từ chỉ định, địa điểm và trạng ngữ chỉ thời gian theo đúng quy tắc
– Lùi động từ của câu trực tiếp lại một thì so với ban đầu
– Nếu các động từ giới thiệu ở thì hiện tại đơn thì ta giữ nguyên thì khi chuyển sang câu gián tiếp
Ví dụ: Michael says: “I am a doctor” (Michael nói: “Tôi là một bác sĩ”)
– Nếu câu trực tiếp diễn tả 1 sự thật hiển nhiên thì ta giữ nguyên thì khi chuyển sang câu gián tiếp
Ví dụ: Teacher said: “Water boils at 100 degree” (Cô giáo đã nói: “Nước sôi ở 100 độ”)
Bảng chuyển đổi giới từ chỉ địa điểm, thời gian
Ngoài động từ, nếu trong câu trực tiếp có trạng ngữ, giới từ chỉ thời gian, địa điểm thì các bạn cũng phải chuyển đổi theo quy tắc sang câu gián tiếp. Cụ thể có bảng chuyển đổi giới từ như sau:
a/ Câu trực tiếp là câu hỏi
– Đối với câu hỏi “Có” hay “Không”: khi chuyển sang câu gián tiếp sẽ sử dụng if/whether
Ví dụ: “Does Mike like music?” she asked. (Cô ấy hỏi: “Mike thích âm nhạc không?”)
– Đối với câu hỏi có từ để hỏi (who, when, which, what, …): giữ nguyên từ để hỏi trong câu gián tiếp
Ví dụ: “What time is it?” he asked. (Anh ấy hỏi: “Mấy giờ rồi?”)
b/ Câu trực tiếp là câu mệnh lệnh/câu cảm thán
– Ví dụ 1: “Turn off the light, please!” my mom said. (Mẹ tôi nói: “Tắt điện đi!”)
– Ví dụ 2: “What a beautiful house!” she said. (Cô ấy nói: “Ngôi nhà đẹp quá!”)
4. Bài tập câu trực tiếp gián tiếp tham khảo
Bài tập: Chuyển các câu sau thành câu gián tiếp
a/ She asked me: “Can you play the badminton?”
b/ “Be careful with the dog!” she said
c/ “Where is my book?”, he asked me
d/ Teacher said: “The sun raises in the East”
a/ She asked me if could play the badminton. (Cô ấy hỏi tôi có biết chơi cầu lông không)
b/ She told me to be careful with the dog. (Cô ấy bảo tôi cẩn thận với con chó)
c/ He asked me where his book was. (Anh ấy hỏi tôi sách của anh ta đâu)
d/ Teacher said the sun raises in the East. (Thầy giáo nói mặt trời mọc đằng Đông)
Ghi nhớ đã khó, ghi nhớ cấu trúc câu còn khó hơn bởi sự đa dạng, phong phú của ngoại ngữ này. Tuy nhiên việc học sẽ không khó nếu bạn có phương pháp học đúng đắn và môi trường học thích hợp. Tham gia của English Town là một trải nghiệm tuyệt vời đối với những ai muốn cải thiện, nâng cao và tìm kiếm niềm đam mê với tiếng Anh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tất Tần Tật Kiến Thức Về Chức Năng Chronograph Trong Đồng Hồ trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!