Cập nhật nội dung chi tiết về Tác Dụng Của Đậu Bắp Với Bệnh Tiểu Đường mới nhất trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn hàng ngày một cách hiệu quả để tạo năng lượng, khiến lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Qua thời gian, cơ thể bạn sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh, … Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn quá trình này chỉ bằng đậu bắp. Hãy tìm đến tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường trước khi cơ thể mình lên tiếng.
Tác hại của bệnh tiểu đường
Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên bác sĩ Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai – Giám đốc phòng khám Nội tiết 133 Thái Hà cho biết, nếu 30 năm trước bệnh nhân đái tháo đường rất ít thì đến nay bệnh nhân này gia tăng nhanh chóng.
Với một thế hệ người trẻ mắc tiểu đường, xã hội không phải chỉ điều trị cho riêng tiểu đường mà còn kèm các bệnh khác như mỡ máu, huyết áp, các biến chứng mắt, biến chứng suy thận…
Một bệnh nhân tiểu đường phải tốn kém khoảng 5 đến 7 triệu đồng để điều trị bệnh. Dù được BHYT chi trả nhưng nếu bệnh nhân quá đông sẽ tốn kém khủng khiếp.
Chưa hết, những người bị tiểu đường có thể tăng nhồi máu cơ tim, đột quỵ từ 2- 4 lần; tuổi thọ giảm trung bình khoảng 10 năm. Thạc sĩ Cường cho biết, thông thường khi phát hiện ra bệnh tiểu đường có nghĩa là nó đã có trước đó 5 – 10 năm rồi. Nhưng trong thời gian đó, bệnh không hề có triệu chứng.
Ở phụ nữ, giai đoạn sớm có thể biểu hiện bất thường như mang thai to, đẻ con to; dễ viêm đường tiết niệu, viêm đường sinh dục vì đường máu cao. Một số người dễ viêm răng viêm lợi nhưng triệu chứng này không đặc hiệu, khá mờ nhạt có thể bị bỏ qua. Đến khi có các triệu chứng khát nước, phải uống nhiều, ăn nhiều vẫn gầy sút, có người sụt 5 -7 kg trong 1 tháng, là lúc bệnh đã nặng.
Làm cách nào để bệnh nhân tiểu đường vẫn sống khỏe?
“Quá nhiều axit béo tự do cản trở độ nhạy cảm insulin của các tế bào gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh là tránh chất béo bão hòa tối đa”
Nhà khoa học người Ấn Độ Manoj Bhat
Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường ra sao?
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.
Phân tích dược lý cho thấy quả đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Cách dùng đậu bắp để trị bệnh tiểu đường
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
Nếu chưa mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên uống nước đậu bắp vài lần trong tuần để ngăn chặn nguy cơ. Hoặc nếu bạn đang mắc căn bệnh này, có thể dùng ngay vì nó không gây phản ứng phụ nào.
Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị bằng thuốc tại các bệnh viện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh việc áp dụng nhiều phương pháp “chồng chéo” lên nhau và kiểm tra được phản ứng của cơ thể mình.
Những tác dụng khác của đậu bắp
Đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi nhuận.
Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.
Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày
Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguôi. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.
Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi
Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu lưu thông xuống bộ phận sinh dục.
Trái Đậu Bắp Trong Công Dụng Điều Trị Bệnh Tiểu Đường
Trái đậu bắp trong công dụng điều trị bệnh tiểu đườngQuỳnh Như, phóng viên RFA2011-02-25
Mới đây trên báo Sàigòn Tiếp Thị có đăng tải bài viết với nội dung “Uống nước đậu bắp trị tiểu đường?” Vấn đề này thực hư ra sao?
Screen capture fr. Youtube
Bệnh tiểu đường. Screen capture fr. Youtube
Gần đây trên mạng Internet có phổ biến một tài liệu giới thiệu về công dụng của trái đậu bắp trong việc điều trị Bệnh Tiểu đường. Ngay khi những thông tin này vừa được phổ biến, lập tức có rất nhiều người hưởng ứng và thực hành theo chỉ dẫn “chỉ cần uống nước ngâm của hai trái đậu bắp mỗi ngày, sau hai tuần sẽ chữa được căn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ hạ xuống mức bình thường.” Theo tài liệu nầy, lấy hai quả đậu bắp, cắt bỏ một tí ở khúc đầu và đuôi, rồi cắt đôi trái đậu bắp theo chiều dọc. Xong cho vào một ly nước uống để nguội đậy lại, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, vớt bỏ xác của hai trái đậu bắp, và uống hết ly nước ngâm đậu bắp trước khi ăn sáng.Tác dụng của trái đậu bắp
Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.
“chỉ cần uống nước ngâm của hai trái đậu bắp mỗi ngày, sau hai tuần sẽ chữa được căn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ hạ xuống mức bình thường.” ?
Trái đậu bắp có tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae, tiếng Anh còn gọi là Okra. Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặcCây đậu bắpCây đậu bắp. Source Wikipediabiệt không có cholesterol.
Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ xưa trong dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng rễ, thân, lá, và quả non của đậu bắp để trị một số bệnh trong đó có chứng tiểu khó, ho khan, viêm họng, giúp tiêu hoá tốt chữa trị loét dạ dầy, giúp cơ thể bài trừ độc tố bảo vệ gan.Lương Y Võ Hà, người có nghiên cứu một số cách chữa bệnh từ các loại hoa quả, thảo dược theo phương cách dân gian. Ông cho hay những thí nghiệm do Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành trên chuột thí nghiệm hồi gần đây cho thấy, chất cao được chế biến từ thân và lá của đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột trắng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết. Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên. Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.
từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người bệnh hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, Lương Y Võ Hà cũng rất dè đặt đưa ra kết luận về công dụng chữa trị bệnh tiểu đường của tất cả các loại thuốc dù thuốc Bắc, thuốc Tây, hay thảo dược đều chỉ có tác dụng giúp ổn định đường huyết trong nhất thời, mà không thể chữa dứt căn bệnh ngay tức khắc. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ, có gây ra những phản ứng phụ hay không, hoặc có đem lại tác dụng giúp cải thiện chức năng của các cơ quan, hoặc tăng cường sức đề kháng của cơ thể hay không. Việc chữa trị bệnh tiểu đường về lâu về dài cần phối hợp với việc thường xuyên vận động, sử dụng các thực phẩm tự nhiên có nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt và các loại thực phẩm chế biến sẳn.
Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả. Đông Y sĩ Hải Thước
Đề cập đến thông tin về công dụng chữa trị Bệnh Tiểu đường của trái đậu bắp, Đông Y sĩ Hải Thước cho biết:“Trước khi có đậu bắp, thì đã có cái gì?Trước đây không lâu thì người ta đồn với nhau là phải uống lá dưá, rồi trước lá dưá người ta đồn phải uống khổ qua, sau lá dứa và khổ qua thì người ta đồn phải uống hồ-lô-ba, đây là một loại hạt mà người Hy Lạp hay sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Trong mỗi thời khoảng khác nhau người ta sử dụng cái này hay cái kia do sự đồn đại, nói là uống vào sẽ hết Bệnh Tiểu đường.
Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả. Giả sử một bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường, nghe tôi bảo nấu khổ qua hoặc làmCây và trái mướp đắng. WikipediaCây và trái mướp đắng. Wikipediatrà khổ qua uống, thì lượng đường trong máu có thể giảm xuống nếu họ đi Tây Y để đo lượng đường. Nhưng chỉ một thời gian sau thì cho dù có ăn bao nhiêu, uống bao nhiêu khổ qua thì lượng đường vẫn cứ lên cao. Rồi đến hạt hồ-lô-ba, có lẽ trước khi tới Okra (đậu bắp) thì nó là cây quế, loại quế cay. Họ cũng đồn như thế, cũng có người uống và cũng có người bớt. Nhưng hiệu quả, như tôi nói chỉ là nhất thời mà thôi.”
Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả. Đông Y sĩ Hải Thước
Giải thích lý do của hiện tượng giảm đường huyết chỉ mang tính nhất thời, Lương Y Hải Thước cho biết:“Vì trong cơ thể con người có một phản ứng tự nhiên, đó là sự co cụm của cơ thể, như khi chúng ta rờ đến một vật nóng hay lạnh tự nhiên chúng ta co lại. Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả. Thật sự, như tôi đã trình bày, khổ qua, lá dưá, hạt hồ-lô-ba của Đông Y, rồi cây quế, và bây giờ là Okra, tất cả chỉ là sự đồn đại. Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường.Do đó muốn chữa Bệnh Tiểu đường, chúng ta phải nhìn thật rõ vào căn bệnh đó, xem xét nguyên nhân, có thể là do di truyền có thể là do ăn uống, rồi xem tạng phủ nào bị suy yếu thì chúng ta bồi bổ nó để quân bình lại cơ thể thì con người sẽ sống khoẻ mạnh. Chứ tôi không tin rằng, có một vị thuốc nào đơn độc để có thể chữa được một chứng bệnh mà cả Đông Y lẫn Tây Y đều đã gặp khó khăn trong việc chữa trị.” Cùng quan điểm với Đông Y sĩ Hải Thước, Lương Y Võ Hà nhấn mạnh rằng, “chúng ta không nên có ảo tưởng về một loại thực phẩm chức năng, một loại thảo dược hoặc một bài thuốc gia truyền nào có thể chữa dứt căn Bệnh Tiểu đường mà không cần cải thiện lối sống.” Thưa quí vị, cuộc sống công nghiệp bận rộn hiện nay, người ta có xu hướng hay sử dụng các thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, chất bột và chất béo, cung cấp dư thừa lượng calori cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó việc vận động luyện tập thể dục, thể thao cũng ít được chú ý, vì có ít thời gian do đó dễ khiến người ta mắc chứng bệnh tiểu đường. Bệnh này xảy ra ở người lớn tuổi và cả trung niên, thậm chí có khi là trẻ em nên đây là một vấn đề nan giải trong xã hội hiện nay. Ngoài vấn đề dinh dưỡng ra, yếu tố di truyền từ trong gia đình cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến Bệnh Tiểu đường. Việc điều trị bệnh này rất tốn kém, và đòi hỏi phải có sự quyết tâm và kiên nhẫn rất lớn ở người bệnh. Đông Y sĩ Hải Thước, hiện đang hành nghề tại Tiểu bang Virginia, Hoa kỳ giải thích Bệnh Tiểu đường theo quan niệm của y học cổ truyền như sau:
Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường. Đông Y sĩ Hải Thước
“Bệnh Tiểu đường là một chứng bệnh mà theo Đông Y gọi là bệnh Tiêu khát, gồm 3 phần: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Chữ Tiêu ở đây có nghiã là tiêu huỹ, tiêu đốt sẽ làm cho người bệnh bị khô khát, nếu phần bị ảnh hưởng là ở phiá trên thì gọi là thượng tiêu, gồm tim, phổi, xuống đến phần trung tiêu thì sẽ làm cho người ta đói gồm có bao tử, tụy tạng, tới phần hạ tiêu ở phiá dưới là thận, bàng quang. Nếu thận, bàng quang bị suy yếu hoặc có sự xáo trộn thì người ta sẽ bị đi tiểu nhiều lần.” Ông Hải Thước nói thêm:“Thành ra để chữa Bệnh Tiểu đường không thể dùng một độc vị thuốc là có thể chữa khỏi được, mà phải xem nguyên nhân của bệnh thuộc về thượng tiêu,hay trung tiêu bị ảnh hưởng, hoặc có khi cả thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đều bị ảnh hưởng hết, có người bị dương suy, có người bị âm suy, không giống nhau, thì cách điều trị khác nhau, cho nên Bệnh Tiểu đường có người mập, người ốm.”Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng ở đây. Cám ơn qúy vị đã theo dõi. Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.
Chỉ Dùng Đậu Bắp Không Thể Chữa Khỏi Bệnh Tiểu Đường
Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của đậu bắp đang khiến dư luận xôn xao nâng thứ rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày thành một loại thần dược. Vậy đâu là sự thật?
Đậu bắp còn có tên là Mướp tây, bắp chà. Tên khoa học là Hibiscus esculentus, họ Bông.
Trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.
Đứng về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là loại quả bổ dưỡng. Nhiều thành phần dinh dưỡng có mặt trong đậu bắp cao hơn trong các loại rau quả khác như canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha – linolenic.
Ngoài ra, đậu bắp còn rất giàu protein và hoàn toàn không có chứa cholesterol, vì thế nó rất có ích như những người mắc bệnh tim mạch, béo phì hoặc đơn giản là cần giảm cân.
1. Đậu bắp với bệnh tiểu đường:
Đậu bắp tuy là rau ăn nhưng có dược tính rất cao, thường được dùng để thanh nhiệt, giải khát, chữa bệnh táo bón… nhưng công dụng được biết đến nhiều nhất của loại quả này là dùng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu bắp rất giàu chất xơ, kể cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chỉ cần nửa bát đậu bắp nấu chín có thể cung cấp cho bạn 2g chất xơ. Nếu để ở dạng tươi, lượng chất xơ này còn nhiều hơn nữa.
Chất xơ trong đậu bắp mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ, giảm cholesterol trong máu nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, mồi máu cơ tim, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Riêng với bệnh tiểu đường, chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định đường huyết rất tốt.
Bên cạnh đó, đậu bắp còn có một lượng lớn chất nhầy. Chất nhầy trong đậu bắp có thể nhận biết dễ dàng bằng cách chọn quả non ngắt đôi sẽ thấy, hoặc khi luộc đậu bắp, càng đun lâu thì nước càng sánh do chất nhầy ra nhiều.
Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng, chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, chất nhày còn giúp hấp thu cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt quá ngưỡng cho phép và bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết.
Những thí nghiệm gần đây của các nhà khoa học cho thấy, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết.
Nếu dùng cao đậu bắp ở dạng lỏng, tác dụng của loại thảo dược này lên đường huyết chỉ cần thời gian từ 40 – 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,37% nồng độ đường huyết. Tất nhiên, tác dụng này chỉ có được ở liều chiết xuất cô đặc 30g/kg thể trọng cơ thể.
Đặc biệt, các nhà khoa học khẳng định, tuy tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp không mạnh bằng insulin nhưng nó an toàn hơn, không gây hạ đột ngột như insulin, giúp huyết áp ổn định hơn và không có nguy cơ tụt xuống dưới mức cho phép.
Đậu bắp là thực phẩm lành, giàu chất xơ, lại có nhiều dược tính
2. Thực hư bài thuốc chữa tiểu đường bằng 2 quả đậu bắp
Thời gian gần đây, người ta thường truyền nhau cách chữa tiểu đường chỉ bằng cách đơn giản là lấy 2 trái đậu bắp cắt bỏ đầu, cắt đôi theo chiều dọc rồi ngâm vào ly nước nguội để qua đêm.
Sáng hôm sau vớt đậu bắp rồi uống nước ngâm trước khi ăn sáng. Kết quả là đường trong máu sẽ xuống một cách không ngờ chỉ trong 2 tuần.
Bài thuốc này thực chất là bài thuốc truyền miệng, không phải là bài thuốc cổ phương được lưu truyền lại trong sách y văn, đồng thời cũng chưa có chứng nhận khoa học nào về tính hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của bài thuốc, cách ngâm đậu bắp mục đích là để lấy chất nhầy. Mà trong chất nhầy của đậu bắp chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan và nhiều hoạt chất quan trọng khác có tác dụng ổn định đường huyết.
Hơn nữa, với lượng đậu bắp được sử dụng không phải là nhiều, không gây độc hại nên người bệnh hoàn toàn có thể thử dùng.
Một cách sử dụng đậu bắp để điều trị tiểu đường khác là dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống.
Nhiều người đã dùng thử bài thuốc này và khẳng định bài thuốc có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt.
Tuy nhiên, việc sử dụng đậu bắp là chỉ là để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Người bệnh tuyệt đối không từ bỏ liệu trình điều trị do bác sĩ chỉ định để dùng đậu bắp hoặc bất cứ loại thảo dược nào vì điều đó rất nguy hiểm.
3. Một số công dụng của đậu bắp bạn nên biết:
– Tốt cho tiêu hóa, chống ung thư ruột kết: Đậu bắp có chứa nhiều chất xơ vô cùng tốt cho sức khỏe của ruột kết và quá trình tiêu hóa nói chung.
– Nâng cao khả năng miễn dịch: Bổ sung đậu bắp vào bữa ăn của những người mới ốm dậy giúp nâng cao hệ miễn dịch rất tốt bởi trong đậu bắp rất giàu vitamin C.
– Tốt cho tim mạch: Chất xơ pectin trong đậu bắp góp phần hiệu quả trong việc giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch thường gặp ở người cao tuổi.
– Tăng cường thị lực: Lượng vitamin A và vitamin C có nhiều trong đậu bắp cũng giúp tăng cường thị lực. Phòng ngừa các bệnh về mắt.
– Chống dị tật thai nhi: Đậu bắp rất giàu axit folic (vitamin B9), đây là loại vitamin cực kỳ có lợi cho mẹ và bé trong thai kỳ, đặc biệt là với bé. Vitamin B9 giảm nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, hỗ trợ sản xuất và duy trì các tế bào mới. Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh
– Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Một số nghiên cứu đã chứng minh các sợi của đậu bắp giúp ổn định lượng đường trong máu. Nó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và duy trì trạng thái cân bằng đường huyết với bệnh nhân tiểu đường.
– Giảm cân: Đậu bắp có nhiều chất xơ, trong khi chứa ít calorie, rất thích hợp cho những người muốn ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, những người bị lạnh bụng không nên ăn đậu bắp thường xuyên.
– Làm đẹp tóc: Chất nhầy và các dưỡng chất bên trong đậu bắp kết hợp với nước chanh sẽ giúp cho mái tóc của bạn trở nên chắc khỏe và bóng mượt hơn.
– Cải thiện sinh lý cho phái mạnh: Đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.
– Chữa táo bón: Đậu bắp có nhiều chất xơ, lượng chất xơ trong 100 gram đậu bắp bằng 10% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Do đó đậu bắp sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
– Giúp làm trắng và mịn da: Vitamin C và K trong đậu bắp cũng giúp giữ cho làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Xóm Làng – Xã Đại Yên – Huyện Chương Mỹ – TP Hà Nội
Thực Hư Đậu Bắp Trị Tiểu Đường
Có khá nhiều bài báo nhắc đến công dụng điều trị bệnh tiểu đường của đậu bắp. Vậy thực hư tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường như thế nào? Sử dụng đậu bắp có tốt không?
Đậu bắp điều trị bệnh tiểu đường?
Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, bắp chà là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình. Đậu bắp xào tỏi hay nấu canh giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu bắp rất giàu chất xơ, kể cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chỉ cần nửa bát đậu bắp nấu chín có thể cung cấp cho bạn 2g chất xơ. Nếu để ở dạng tươi, lượng chất xơ này còn nhiều hơn nữa. Chất xơ trong đậu bắp mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ, giảm cholesterol trong máu nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, mồi máu cơ tim, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Ngoài ra, chất nhày còn giúp hấp thu cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt quá ngưỡng cho phép và bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết.
Những thí nghiệm gần đây của các nhà khoa học cho thấy, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết. Nếu dùng cao đậu bắp ở dạng lỏng, tác dụng của loại thảo dược này lên đường huyết chỉ cần thời gian từ 40 – 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,37% nồng độ đường huyết. Tất nhiên, tác dụng này chỉ có được ở liều chiết xuất cô đặc 30g/kg thể trọng cơ thể. Đặc biệt, các nhà khoa học khẳng định, tuy tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp không mạnh bằng insulin nhưng nó an toàn hơn, không gây hạ đột ngột như insulin, giúp huyết áp ổn định hơn và không có nguy cơ tụt xuống dưới mức cho phép.
Chỉ nên sử dụng đậu bắp như một thực phẩm tốt cho người tiểu đường, giúp bổ sung dinh dưỡng và ổn định đường huyết. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân đái tháo đường nên xây dựng chế độ luyện tập, ăn uống khoa học theo đúng yêu cầu của lộ trình điều trị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tác Dụng Của Đậu Bắp Với Bệnh Tiểu Đường trên website Comforttinhdauthom.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!